Chọn thương mại điện tử làm nghề tay trái cho các KSXD như thế nào ?

  • Người khởi tạo Người khởi tạo dolien1356
  • Ngày gửi Ngày gửi

dolien1356

Thành viên cơ bản
31/5/17
3
0
Chủ đề: Chọn thương mại điện tử làm nghề tay trái cho các KSXD như thế nào ?

Nội dung:
Chuyện là vậy, mình đang quá trình già, con còn nhỏ, vài năm nữa phải nghỉ chăm nom tụi nó học hành. Công việc hiện tại cũng lai rai đủ sống, mình tính khởi 1 cái nghiệp nho nhỏ bán hàng online xem có cửa nẻo gì không.
Hàng gì tính sau,
clear.png

cái quan trọng là mình đang mù tịt về những thứ "cần" phải có (kiểu như mặt bằng, con người trong thế giới thật á).
clear.png

Mời các ACE cá mập, cá kiếm, cá lòng tong vào giải ngố.
clear.png
 
Năm 2019 nếu anh không rành kỹ thuật thì cứ thuê gian hàng rồi bán ... thuê thì có nhiều chổ thuê (ví dụ Lazada), rồi anh đưa mặt hàng lên, chạy quảng cáo (nếu có tiền) rồi ngồi chờ order.

Nhưng một quản trị gia thuộc hạng chỉ yêu cầu trả lời được câu hỏi này thì sẽ thành công "Vấn đề là giữa trăm ngàn người bán, tại sao người ta sẽ mua của mình"

Nhân tiên thì tìm đọc luôn:
Electronic commerce
from vision to fulfillment
https://openlibrary.org/books/OL3685180M/Electronic_commerce
Có bản dịch tiếng Việt ... dịch theo kiểu của NXB GD. Đầy ngoài nhà sách.
 
Năm 2019 nếu anh không rành kỹ thuật thì cứ thuê gian hàng rồi bán ... thuê thì có nhiều chổ thuê (ví dụ Lazada), rồi anh đưa mặt hàng lên, chạy quảng cáo (nếu có tiền) rồi ngồi chờ order.
Kiểu bán nhỏ qua facebook và chạy google gu ghiếc gì đó thôi .... tập bò trước đã.
 
Kiểu bán nhỏ qua facebook và chạy google gu ghiếc gì đó thôi .... tập bò trước đã.
Bán qua Facebook anh phải có nhiều Fan rồi có hot girl cởi áo câu view.
Anh tập livestrem trước đi ...
Cả nhà ơi hôm nay em xeo xập xàn nè...
Chia sẽ giùm em nha cả nhà....
Rồi game không đồng này nọ nữa.

Và cái anh cần là đi học TK và làm clip cho lung linh vào rồi hãy bán online.
 
Kiểu bán nhỏ qua facebook và chạy google gu ghiếc gì đó thôi .... tập bò trước đã.
Bán mấy món ăn vặt nhà làm đi, có thể tham khảo các trang FB khác đang bán.

Vợ chồng thằng bạn ở chung cư thấy không làm gì lập trang FB bán mấy món ăn vặt tự làm + nhập ở ngoài về bán vậy mà nó mới mua thêm 1 căn kế bên dùng để chế biến món ăn, mới mua thêm con Phò tủn đời mới... mỗi lần giao hàng thấy nó đẩy 1 xe to xuống sảnh có 3-4 thằng xe ôm tức trực đi giao.
24249aa9-7afe-4fa3-93cd-dad6d47786f2-png.1707169.png


Mà giờ theo trend U23 nè anh, anh cởi truồng thắt cà vạt nhảy cổ động U23 là FB nổi như cồn, follow tăng vọt tha hồ bán hàng.
 
Kiểu bán nhỏ qua facebook và chạy google gu ghiếc gì đó thôi .... tập bò trước đã.
Bán đồng hồ fake, super fake...đi anh, giá rẻ mà chất lượng thấy rất ngon, lời nhiều lắm ... bán hàng online, nhất là hàng TQ đang là nghề tay trái của dân công sở .

Hoặc bán các phụ kiện linh tinh ((gọi chung là necessaries) làm dịch vụ cho bọn China, ship kiểu Standard Express chỉ 40k, cái này họ chỉ cần bỏ thời gian ra dịch tiếng Việt và lấy hình ảnh món hàng up lên, rồi sau khi có đơn hàng thì đặt qua bên kia ship về ... không vốn không mặt bằng.

Hehe chỉ có điều phần lớn nghề tay trái này là ĂN CẮP THỜI GIAN của công ty hay cơ quan ... tất nhiên không phù hợp những nơi quy định mà cấm buôn bán online trong giờ làm, nếu buôn bán thì đuổi cổ.
 
Đang nghiên cứu là bán hàng do VN sản xuất, chứ còn nhập về bán thì nghĩ rằng không đáng công sức , thời gian bỏ ra ... vì đám hành chính kế toán giờ trở thành các chuyên gia bán hàng qua Amazon , Adayroi rồi.

Chắc bán mấy cái tủ, cái ghế ...đơn giản thì bán trên FB rất dễ

Đang tính xem liên hệ với các xưởng sản xuất nội ngoại thất, liên kết với họ để mở cửa hàng online là hướng đi khá hay ... hoặc liên kết với nhiều của hàng nào lớn như của anh @dogogiakho để người mua cảm giác không bị lừa đảo, sau đó bán thêm các mặt hàng khác.
 
Đang tính xem liên hệ với các xưởng sản xuất nội ngoại thất, liên kết với họ để mở cửa hàng online là hướng đi khá hay ... hoặc liên kết với nhiều của hàng nào lớn như của anh @dogogiakho để người mua cảm giác không bị lừa đảo, sau đó bán thêm các mặt hàng khác.

Tính bán bàn ghế, giường tủ...hay bán thiết bị (bồn tắm, bồn cầu...)? Bán hàng tự thiết kế rồi sản xuất hay bán hàng nhập Tung của...?
Thường showroom nội thất họ đã gắn liền với công ty thiết kế thi công chứ họ không khơi khơi sản xuất rồi mở ra bán đâu vì giá thành không cạnh tranh nổi với hàng China
clear.png
.
 
Kiểu bán nhỏ qua facebook và chạy google gu ghiếc gì đó thôi .... tập bò trước đã.
Anh làm nhỏ thì cứ tạo trang 1 web sau đó chạy ads FB và GG trước, chứ chưa cần tới việc thuê influence. Cả FB ads và GG ads đều có black và white, a muốn chạy loại nào, white là chạy đàng hoàng chính thống, black là chạy hàng cấm, chạy bùng tiền, chạy hàng trademark, chạy chiết khấu...

Đa số người dùng ở VN bây giờ đều xài FB nên kênh FB ads sẽ hiệu quả hơn, FB ads thì lại có: PPE, Traffic, Conversion, Message, Leads.. tùy mục đích mà anh muốn tiếp cận audience. GG ads cũng tương tự vậy thôi, cái cần nữa là trang đích hoặc trang website của anh phải có API để gắn pixel của FB và GG ads vào, từ đó a mới tạo dc tệp KH đã truy cập hoặc click vào đâu đó trên trang web hoặc mẫu quảng cáo của a, sau đó Re-target họ (nôm na là quảng cáo bám đuôi) kiểu anh lỡ dại click vào 1 quảng cáo nào đó là suốt ngày a chỉ thấy quảng cáo đó hoặc người đó có nhu cầu thật sự click vào xem nhưng vì vấn đề gì đó nên ngay lúc đó họ chưa quyết định mua thì mình tiếp tục quảng cáo lại cho họ. Còn nhiều lắm nào là content, trend, viral các thứ... anh muốn làm E-commerce thì a nên nắm cơ bản về Digital Marketing cái đã.

Tuy nhiên muốn nói thêm với anh mấy lời, nhưng đọc đi đọc lại thấy anh cho cái đề khó bỏ mẹ,
giống như hỏi: Giờ làm sao để giàu? Trong khi trên răng dưới rái còn không có.

Cái tối thiểu bán cái gì còn không biết thì mần ăn gì trời.
 
Tính bán bàn ghế, giường tủ...hay bán thiết bị (bồn tắm, bồn cầu...)? Bán hàng tự thiết kế rồi sản xuất hay bán hàng nhập Tung của...?
Thường showroom nội thất họ đã gắn liền với công ty thiết kế thi công chứ họ không khơi khơi sản xuất rồi mở ra bán đâu vì giá thành không cạnh tranh nổi với hàng China
clear.png
.
Nếu là đồ gỗ xịn thì thì có quảng cáo trên FB cũng không hiệu quả vì đối tượng mua mấy thứ này không còn trẻ để chơi FB nhiều. Còn đồ gỗ công nghiệp thì đa số đều đặt qua các công ty thiết kế thi công kiểu dáng đa dạng hơn, mà các đơn vị này cũng quảng cáo nhan nhản trên FB, nếu chỉ đơn giản là cửa hàng thôi thì cạnh tranh quảng cáo cũng không lại.

Nếu bản lẻ thì mặt bằng nằm trên mấy con đường lớn chuyên về nội thất thì hiệu quả hơn vì đồ nội thất khách thường đi một vòng lựa chọn, tận mắt nhìn thấy, đo kích thước... rồi mới mua nên quảng cáo FB chắc không hiệu quả. Bán hàng này giờ không có thương hiệu cũng khó, trước Vincom Thảo điền có khu đồ nội thất, đồ đầy đủ mẫu mã cũng đa dạng, giá cũng ngang với giá đặt làm... vậy mà cũng dẹp tiệm rồi ...

Nhớ một thời có cái công ty thằng bạn
Công ty Nội thất Đẹp A&W được thành lập tại Việt Nam vào năm 2007 chuyên sản xuất các mặt hàng ghế và sofa cao cấp. Những sản phẩm sang trọng, hiện đại và tinh tế mang phong cách Bắc Âu của Nội thất Đẹp A&W được tạo nên từ đội ngũ các nhà thiết kế Đan Mạch có truyền thống trên 55 năm kinh nghiệm
Sản phẩm nội thất cao cấp của A&W được xuất khẩu qua 25 quốc gia trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam các sản phẩm của A&W được bán tại hệ thống cửa hàng và showroom.
website http://www.awfinefurniture.com/
có cái xưởng hoành tráng, giờ cũng dẹp rồi.

Còn kinh doanh nội thất nhập khẩu thì số tiền đòi hỏi cũng lớn .... rồi còn mặt bằng, nhân viên, vòng đời sản phẩm của bác, hàng tồn, bù lỗ ... nhưng nếu nhập hàng có chất lượng thì cũng OK vì dù có sao chép clone thì chất lượng cũng không bao giờ bằng hàng nhập, nhưng không phù hợp với chủ đề thớt này.

Bán hàng TQ cũng vậy, phải thông qua các đầu nậu ... nếu tự đánh hàng cũng phải có số má, cũng không phù hợp với chủ đề thớt này.

Ví dụ của @dongthitophuong
https://www.facebook.com/anvatsimi/
chắc bán kèm ma túy quá.
Kiểu bán nhỏ qua facebook và chạy google gu ghiếc gì đó thôi .... tập bò trước đã.
Nếu TMĐT (chưa biết bán hàng gì ?!) thì cũng tập bán trên trang cá nhân trước, sau đó tự khắc biết mình sẽ làm gì. Còn digital marketing tạm thời gác qua một bên, chưa tới lúc phải nghĩ tới nó. Cứ không phải có fanpage, có chạy quảng cáo là có khách hàng, không khéo mất tiền còn mang cục tức.

Nhất định phải bán trên trang cá nhân trước để biết mình bán có đúng món thiên hạ cần không, giá phù hợp không, cần khắc phục chỗ nào,... rồi sau đó mới đánh đại chúng.

Chia sẻ của một kẻ nhảy vào làm hồ bơi mấy năm nay đang xất bấc xang bang
 
Quảng cáo trên FB chỉ hiệu quả khi có showrom đủ lớn, lúc đó FB là kênh thu hút khách hàng đến showroom trải nghiệm và chốt tại showroom. Omni channel đang là xu hướng.

Tuy nhiên tư vấn online rất quan trọng khi hứng sales, phải làm tốt khâu này thì mới hiệu quả được. Hiện có tất cả các công cụ để đo lường hiệu quả của online để xây kpis cho đội tư vấn.
 
Nếu FB là chính thì showroom cũng không cần phải hoành tráng ở mặt tiền lớn (bán hàng nhập thì không nặng vấn đề thương hiệu).
Mua đồ nội thất thì khách cũng có kế hoạch trước chứ không tuỳ hứng thấy FB quảng cáo đẹp là mua, thường họ sẽ search Google nhiều hơn là FB. Đa số khách mua đồ nội thất search Google xong vào Web xem kiểu rồi đến cửa hàng (nằm trong hẻm hoặc đường nhỏ) xem chất lượng rồi đặt đóng theo kích thước ... họ cũng cảm nhận được như vậy giá sẽ rẻ hơn ra showroom hoành tráng.
 
Nếu FB là chính thì showroom cũng không cần phải hoành tráng ở mặt tiền lớn (bán hàng nhập thì không nặng vấn đề thương hiệu).
Mua đồ nội thất thì khách cũng có kế hoạch trước chứ không tuỳ hứng thấy FB quảng cáo đẹp là mua, thường họ sẽ search Google nhiều hơn là FB. Đa số khách mua đồ nội thất search Google xong vào Web xem kiểu rồi đến cửa hàng (nằm trong hẻm hoặc đường nhỏ) xem chất lượng rồi đặt đóng theo kích thước ... họ cũng cảm nhận được như vậy giá sẽ rẻ hơn ra showroom hoành tráng.
Đúng rồi anh, nhưng mình có thể tiếp cận họ qua nhiều kênh. Search là khi họ đã có nhu cầu còn face là kênh tạo nhu cầu. Nếu có tiền thì chạy đa kênh còn không tiền thì test kênh và chọn. Google nó sẽ có những chỉ số hiệu quả khác chứ không hẳn là click web. Ví dụ họ vào web xem và gọi đến cửa hàng anh cũng phải đo lường được. KH đến cửa hàng từ face hay google anh cũng phải đo được. Mà thường mấy món hàng giá trị cao, thời gian cân nhắc lớn thì họ vào nhiều kênh lắm. Ví dụ:
CG49bmH.jpg
 
Anh nào mà có vợ lanh chọn cách kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên quá chuẩn ... Lá House là điển hình ... thị trường mỹ phẩm còn rất nhiều tiềm năng.
 
Anh nào mà có vợ lanh chọn cách kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên quá chuẩn ... Lá House là điển hình ... thị trường mỹ phẩm còn rất nhiều tiềm năng.
Đừng đùa, dù sản phẩm chất lượng tốt mà phân phối và marketing kém là ăn đòn liền. Hàng tốt mấy mà không có kênh phân phối rộng thì cũng không phát triển được, đầu tư kênh phân phối khá tốn kém.

Ai cũng nghĩ rằng mỹ phẩm bán được qua điểm hòa vốn thì cực lời ... nhưng đâu biết chi phí branding và phân phối thì nặng cỡ nào .... lỗ sặc máu trước điểm hòa vốn.

Sơ bộ thế này Gross margin trên 40% thì P&L (Profit & Loss Statement) mới tạm ổn. 50% càng tốt. Gross margin này tính trên giá bán ra cho Distributors chứ không phải giá consumer mua. Chi phí cho kênh phân phối khoảng 20-25%. Còn lại chi cho overhead + marketing. Nuôi sale khoảng 70-80 người. Doanh thu được khoảng 100t/năm thì bắt đầu hòa vốn.
 
Cách của @xaydunghoboi là brand chứ không phải shop , đang nói shop nhé .... từ cái shop cũng có thể phát triển thành cái brand.

Nếu có sản phẩm tốt cũng không hẳn cần kênh phân phối riêng, hợp tác với một distributor có sẵn kênh phân phối.

Anh vào các điểm bán hàng tìm hiểu xem công ty nào đang phân phối hàng cùng chủng loại. Đặt vấn đề hợp tác chiến lược với họ. Chia cho nhà PP khoản margin cao cao chút và cho họ độc quyền PP hàng của anh trong kênh thế mạnh của họ (ít nhất vài năm đầu), tất nhiên có điều kiện nếu không tăng trưởng sale như kế hoạch thì anh có quyền cắt hợp đồng trước thời hạn.

Chi phí phân phối của họ thấp hơn anh tự phân phối, vì họ có sẵn sale, nhân viên giao hàng, kho bãi ... nay chỉ mở rộng thêm mặt hàng.

Phần marketing anh phải tự làm (chủ yếu online) và trưng bày tại điểm bán (hợp tác với nhà PP).

Nếu anh không cam kết làm marketing ở một mức độ nào đó thì nhà PP sẽ không mặn mà việc nhận hàng của anh.

Đừng lo distributor không nhận, đối với sản phẩm mới ... các nhà phân phối rất tham ... miễn là đảm bảo:
- niềm tin vào sản phẩm của anh.
- mức lợi nhuận % và cam kết độc quyền
- cam kết của anh về các hoạt động marketing hỗ trợ nhà pp.
- niềm tin vào năng lực và tư cách của đội ngũ lãnh đạo cty anh.

Ơ mà lạc hành ... lạc đề rồi.
 
Năm 2019 nếu anh không rành kỹ thuật thì cứ thuê gian hàng rồi bán ... thuê thì có nhiều chổ thuê (ví dụ Lazada), rồi anh đưa mặt hàng lên, chạy quảng cáo (nếu có tiền) rồi ngồi chờ order.

Nhưng một quản trị gia thuộc hạng chỉ yêu cầu trả lời được câu hỏi này thì sẽ thành công "Vấn đề là giữa trăm ngàn người bán, tại sao người ta sẽ mua của mình"

Nhân tiên thì tìm đọc luôn:
Electronic commerce
from vision to fulfillment
https://openlibrary.org/books/OL3685180M/Electronic_commerce
Có bản dịch tiếng Việt ... dịch theo kiểu của NXB GD. Đầy ngoài nhà sách.
Ví dụ anh có hàng cần bán, anh chạy fb ad, anh vận dụng đủ kiểu chạy ad với đủ hình ảnh khác nhau của sản phẩm để cuối cùng anh có đơn hàng. Vậy là anh đang làm digital sales hay anh đang làm digital marketing?

Tại mình thấy rất nhiều nơi tuyển digital marketing mà trong yêu cầu toàn là target số sale, mình bị rối não ko biết nên hiểu như thế nào là đúng về ngành này

Anh giúp mình phân biệt tính chất công việc của digital marketing & digital sales trong môi trường bán lẻ online.
 
Đang nghiên cứu là bán hàng do VN sản xuất, chứ còn nhập về bán thì nghĩ rằng không đáng công sức , thời gian bỏ ra ... vì đám hành chính kế toán giờ trở thành các chuyên gia bán hàng qua Amazon , Adayroi rồi.

Chắc bán mấy cái tủ, cái ghế ...đơn giản thì bán trên FB rất dễ

Đang tính xem liên hệ với các xưởng sản xuất nội ngoại thất, liên kết với họ để mở cửa hàng online là hướng đi khá hay ... hoặc liên kết với nhiều của hàng nào lớn như của anh @dogogiakho để người mua cảm giác không bị lừa đảo, sau đó bán thêm các mặt hàng khác.
Anh nên đọc qua trang này, dù cách viết câu lỗ liệu về thiết kế website, nhưng xem ra còn tử tế hơn hàng chục website khác có nội dung tương tự
https://www.vso.com.vn/goi-y-mo-hinh-kinh-doanh-noi-that-online-695-26.html

Vấn đề là anh bán gì trên website để mọi người còn tương tác, chứ hàng ngàn người ghé mà chỉ bán được vài đơn hàng thì cũng vứt.
Chua chát lắm
 
Ví dụ anh có hàng cần bán, anh chạy fb ad, anh vận dụng đủ kiểu chạy ad với đủ hình ảnh khác nhau của sản phẩm để cuối cùng anh có đơn hàng. Vậy là anh đang làm digital sales hay anh đang làm digital marketing?

Tại mình thấy rất nhiều nơi tuyển digital marketing mà trong yêu cầu toàn là target số sale, mình bị rối não ko biết nên hiểu như thế nào là đúng về ngành này

Anh giúp mình phân biệt tính chất công việc của digital marketing & digital sales trong môi trường bán lẻ online.

ngắn gọn thì là marketing vs sale vai trò khác nhau thế nào thì digital marketing vs digital sales khác nhau y như thế. bỏ chữ digital đi. digital marketing thì là chạy marketing online (digital) và digital sales là tư vấn viên giao tiếp digital thay vì face to face. Digital thì khác biệt với traditional ở chỗ đôi khi digital marketing click phát là thành order luôn (sale) không cần tư vấn viên, trong khi truyền thống luôn có sales để close.

có thể 1 position khi quảng cáo dù không nói rõ nhưng kiêm nhiệm 2 vị trí cả marketing (chủ yếu là post bài, chạy ads,...) và sale (tư vấn, đóng deal) nên thấy yêu cầu target sale (cho khía cạnh sale). với công ty lớn, hàng phức tạp, thì 2 vị trí này thường rạch ròi, marketing tạo lead rồi mới chuyển qua tư vấn viên (digital sale), còn công ty nhỏ, bán hàng đại chúng (như quần áo, mỹ phẩm, vv....) thì thường merge luôn.

Lưu ý là online chỉ môi trường internet còn digital rộng hơn: thêm sms, wifi marketing,...
 
@ebksoftcom123
Như vậy khi anh tuyển dụng, anh sẽ tìm người có kinh nghiệm gì (ngoài trừ kiến thức chung về digital)? Dân làm marketing? Dân làm sale? Dân chuyên chạy performance trên digital?
đang đặt vào context cty lớn nhé chứ ko phải cty nhỏ nhỏ kiểu 1 thằng ôm từ sale đến mkt kiêm luôn bảo vệ.
 
Vấn đề là bán gì, như một người quen là KTS có bà xã có cái https://www.facebook.com/littleparisboutique ... mỗi tháng ném ít nhất 30 triệu cho FB ....tất nhiên kinh doanh hiệu quả nên giờ chỉ chạy quảng cáo nhận thức về thương hiệu hoặc số người tiếp cận. .... nhưng đâu biết rằng là Hotgirl hay ca sĩ mặc đồ bên bà xã anh này nhiều, rất nhiều chương trình trên tivi (bạn muốn hẹn hò, chuyện đêm muộn...) xin tài trợ đồ để MC và người chơi mặc, rồi quảng cáo cũng mượn để quay (mới nhất là quay Samsung note...). Rồi tài trợ cho các trường trung học và ĐH thường tổ chức Prom cuối năm, rồi chi phí xuất hiện trên các tạp chí về thời trang, kệnh 14, ngôi sao .... liên hoàn cước nghe ong cả thủ luôn.

À ngoài ra còn có 2 Stores tại 2 mặt bằng vị trí khủng, tiền thuê 2 stores này chắc cũng phải 70tr-100tr / tháng ...

Đừng dưa bở bán hàng online nhé.
 
Chạy FB thì nhiều nhiều mảng chạy FB giờ không hiệu quả, nuốt tiền kinh quá ... vì toàn nick clone. Giờ chính ra đánh video youtube là hiệu quả cho dân xây dựng nhất.
 
  • Like
Reactions: hongcogai
Dân xây dựng thấy mọi người làm youtube giới thiệu sản phẩm là tốt nhất. vì link youtube sẽ tồn tại mãi mãi và view sẽ tiếp tục tăng
 
  • Like
Reactions: hongcogai
Dân xây dựng thấy mọi người làm youtube giới thiệu sản phẩm là tốt nhất. vì link youtube sẽ tồn tại mãi mãi và view sẽ tiếp tục tăng
Rất khó kiếm tiền trên Youtube, để kiếm được thì phải theo trend của người xem, chứ không phải cái mình có (những thông tin kỹ thuật khô khan). Quảng bá qua đây hoặc trên Facebook chủ yếu là một kênh truyền thông để kéo người xem tìm đến sản phẩm hay dịch vụ cần bán.

Hướng cộng tác viên bán hàng là cách tốt nhất của những người làm xây dựng.
 
  • Like
Reactions: ToanGiaPhatCons
Dân xây dựng cứ mơ mang Youtuber thì sao khá nổi, tại sao không dùng chính chuyên môn của mình để kiếm sống ?
 
Sàn TMĐT của Trung Quốc không thiếu bất cứ thứ gì , nên ai muốn làm tay trái lên đó mở mấy gian hàng mà bán, vấn đề bán ai mua thôi.
 
Rất khó kiếm tiền trên Youtube, để kiếm được thì phải theo trend của người xem, chứ không phải cái mình có (những thông tin kỹ thuật khô khan). Quảng bá qua đây hoặc trên Facebook chủ yếu là một kênh truyền thông để kéo người xem tìm đến sản phẩm hay dịch vụ cần bán.

Hướng cộng tác viên bán hàng là cách tốt nhất của những người làm xây dựng.
Cộng tác viên là một nghề mà người làm việc là người tự do, không thuộc nhân viên chính của công ty. Nghề cộng tác viên được coi là một nghề tay trái, nghề phụ và thời gian làm việc không phải gò bó, không gian và thị trường rất rộng. Bạn có thể chủ động kinh doanh rất nhiều dòng sản phẩm từ thời trang đến công nghệ mà không cần phải lo lắng nhiều về số vốn phải bỏ ra.Công việc cộng tác viên không nhất thiết phải đến công ty làm việc có thể làm việc tại nhà , làm việc lúc rảnh rỗi, không bị ràng buộc ..... và không chỉ có người làm công việc này "chẳng mất gì" mà các chủ cửa hàng cũng tiết kiệm rất nhiều chi phí khi muốn tăng doanh số mà không phải đầu tư thêm vốn.

Nhưng thực tế, các cộng tác viên chưa được tận mắt, tận tay nhìn và “sờ” vào sản phẩm, chỉ nghe những lời giới thiệu từ chủ cửa hàng nên dễ gặp phải tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”. Rồi cho là hàng đúng cam kết thì còn vướng chuyện không chủ động được hàng hóa, nhận đơn hàng của khách nhưng khi báo về chủ cửa hàng thì lại nhận được tin là hết loại hàng đó, lại phải lóc cóc đi xin lỗi khách hàng, đen đủi gặp khách khó tính lại ăn luôn quả phốt tương lên facebook hay mạng xã hội nữa ăn đủ luôn, chủ cửa hàng dĩ nhiên sẽ phủi tay với cộng tác viên.

Chưa nói muốn bán được hàng, buộc phải cậy facebook, zalo .... đăng trên các trang rao vặt hay mở gian hàng trên các sàn TMĐT thì còn tuổi tép ... vậy là mỗi ngày phải đăng rất nhiều bài trên trang cá nhân để thu hút khách hàng, việc đó là bắt buộc với mỗi cộng tác viên bán hàng nhưng vô hình chung khiến mất thiện cảm với bạn bè và người thân khi họ đọc được quá nhiều "rao vặt".

Nếu xem phương án cộng tác viên chẳng qua là chọn để làm nháp đánh giá khả năng bán hàng thôi, sau này đủ tuổi nhảy ra bán luôn, ờ làm chủ sẽ phải ôm hàng và bị om vốn khá nhiều, và nếu muốn có giá gốc phải mua số lượng lớn.
 
Chạy FB thì nhiều nhiều mảng chạy FB giờ không hiệu quả, nuốt tiền kinh quá ... vì toàn nick clone. Giờ chính ra đánh video youtube là hiệu quả cho dân xây dựng nhất.
Facebook Marketplace cũng là hướng đi hay, dùng face cá nhân để đưa sản phẩm dịch vụ lên
Tuy nhiên cũng lưu ý là TMĐT giai đoạn này mà hông có bù lỗ khuyến mãi, tặng phí shipping thì có mà bán được vào mắt ... nên sẽ nghi ngờ Facebook Marketplace cũng sẽ sớm chết toi mà thôi ===> tương lại thì Facebook hay Amazon sẽ trở thành chợ bán đồ đểu như Alibaba .

Một hướng nữa là thạm gia các Group Facebook đông đảo để chào bán dịch vụ sản phẩm
Sàn TMĐT của Trung Quốc không thiếu bất cứ thứ gì , nên ai muốn làm tay trái lên đó mở mấy gian hàng mà bán, vấn đề bán ai mua thôi.
Sàn TMĐT TQ không cẩn thận thì dính hàng gian hàng đểu ===> mua hàng trên Lazada, thực ra là hàng Trung Quốc. Vì mục đích chính của Alibaba khi mua lại Lazada để tuồn hàng trực tiếp từ nội địa đại lục sang các nước Đông Nam Á. Alibaba đã setup các kho hàng ở biên giới làm buffer: hàng đặt ở đây, khi có order thì bắt đầu ship → thời gian ship giảm chỉ còn 2-3 ngày. Nguyên tắc giống như content provider đặt POP ở các nhà mạng. Lazada giờ hầu hết thương nhân Trung Quốc trực tiếp bán.
 
  • Like
Reactions: 01626576219
Có viết ở bên này,
Sinh lời từ môi giới bán hàng trên sàn TMĐT hơi bị chua, chi phí vận hành + shipping + marketing + tech > doanh thu 1 đơn hàng mang về cho 1 sàn TMĐT, vì đơn giản chỉ thu được tầm từ 5-10% commission từ mỗi đơn hàng.

TMĐT hiện nay thì nói chung vẫn đang giai đoạn đốt tiền, ông nào mạnh tay hơn ăn chết ông kia, tầm 5 - 7 năm nữa sẽ ra mèo nào cắn mỉu nào ở thị trường mình. Hiện nôm nay là TIKI vs. Lazada vs. Adayroi vs. Sendo vs. Shoppee là 2 ông China, 1 ông Vietnam, 2 ông Nhật Bản nội chiến với nhau, đại gia TMĐT từ Hoa kỳ chống tay nhìn.

Mấy trò mèo nói xu hướng TMĐT là tất yếu là XL, ở Việt Nam người tiêu dùng mua hàng TMĐT là vì nó chiết khấu, nó rẻ hơn so với mua trực tiếp, chứ không phải vì nó tiện lợi hơn mua hàng trực tiếp. Cho nên sau này dù có 1 mình 1 ngựa thì cũng phải chịu lỗ nếu muốn có khách hàng.

Thắng sẽ chỉ là Alibaba và các công ty con vì thu lời từ việc bán hàng Trung Quốc trực tiếp đến người tiêu dùng. Các hàng này đóng thuế đầy đủ với Việt Nam thì vẫn bóp chết mấy ông thương nhân Việt đi mua đồ Tàu về bán.

Còn hệ sinh thái thì chẳng lẽ là bán Data ? Data nghe có vẻ kinh khủng, bán cho ai được? Tầm cá nhân bán thì được tí tiền, chứ tầm công ty thì tiền đó chắc đủ mua văn phòng phẩm. Dường như đang có lẫn lộn giữa eComerce và Fintech ! Còn để các liên kết các chuỗi GTGT thì thấy Adayroi chết ngỏm củ tỏi rồi đó.
Nay bổ sung thêm, TMĐT chẳng qua đơn thuần chỉ là có một chút ít thay đổi trong phương thức giao tiếp và thanh toán chứ ... quan trọng là bán cái gì ? giá bao nhiêu ?
 
Thời buổi nhà nhà bán hàng trên Facebook, Viber, Zalo và có thêm các trang web riêng ... với một đội ngũ “nhà nhà bán hàng” hàng triệu người có quy mô nhỏ lẻ .... nếu không có tiền nuôi các chuyên gia quảng cáo mạng chạy quảng cáo trên Facebook, Google thì phải sắp xếp thời gian “lai trym” , nhưng liệu cái mẹt có long lanh để “lai trym” hay không ?

Vậy chỉ còn nước mở cửa hàng trên mấy trang Lazada, Shopee, Tiki, Sendo... tuy tổng chi phí phải trả dao động từ 15-20% giá trị mặt hàng (bao gồm vận chuyển) nhưng có dễ đâu, phải qua các bước
  1. Có công ty / Hộ Kinh Doanh
  2. Xuất được hoá đơn
  3. Đàm phán chuyển khoản với (các) sàn
  4. Đàm phán chi phí đổi trả với (các ) sàn
  5. Công tác Logistic (quản lý hàng)
  6. Chất lượng nguồn hàng ổn không
  7. Lợi thế cạnh tranh có không
  8. Chi phí đổi trả
  9. Chụp hình sản phẩm
  10. Marketing
Rồi phải đảm bảo các yếu tố sau:
  1. Sản phẩm phải có sẵn ( vì xác nhận đơn hàng xong là trong ngày sẽ có giao nhận đến lấy, hoặc phải ký gửi hàng ở kho của sàn )
  2. Đóng gói -vận chuyển ( cái này cực kỳ quan trọng vì bên giao nhận quăng thẩy tá lả, rất dễ hư hỏng và đặc biệt là nông sản)
Nhưng đời đâu đơn giản là nhà bán hàng chỉ cần ngồi nhà, in phiếu đóng thùng đợi shipper tới rồi giao (nếu có kho tại nhà), nếu đăng tin lên chờ người đến mua thì còn khuya mới bán được hàng nếu không mua gói quảng cáo của các sàn, hoặc phải biết chạy quảng cáo như chạy quảng cáo bán hàng trên Facebook, nôm na cũng kiểu thuê mướn mặt bằng - nhưng ở đây thuê mướn mặt bằng online, không quảng cáo thì ma nó biết shop của mình.

Kinh doanh Vật Liệu Xây Dựng trực tuyến kiểu nhỏ lẻ thì quên đi cho nhanh, các mặt hàng điện máy điện tử cũng thế, chỉ còn nông sản thực phẩm thi ôi thôi nông sản thực phẩm là mặt hàng có hạn sử dụng thấp, tỉ lệ hư hỏng khi giao hàng là rất cao, vì bên giao hàng họ có theo cái giờ giấc nào, vui vui họ tới giao cho khách ví dụ là lúc 10h sáng đi, đơn giản là khách nói không có nhà, chiều ghé đi, đợi đến chiều thì rau củ nó còn gì nữa, giao tới khách nói không tươi không nhận, bom hàng, shop ăn hành ngập mặt.

Nôm na là quên khái niệm nghề tay trái đi, muốn làm là phải chuyên nghiệp và hy sinh cả tình cảm thân hữu gia đình cho sự nghiệp online, chưa nói bán được hàng hay không thì còn phụ thuộc vào mặt hàng, thương hiệu, giá cả, hình ảnh..v.v ..cả 1001 yếu tố liên quan ... tuy nhiên nếu ai muốn thử thì khuyên nên chơi với Lazada do tương đối thoáng và linh động cho chủ shop - tất cả ăn thua vào chủ shop muốn làm ăn lâu dài hay chụp giật, còn tiki thì quá là khó khăn - nhưng nếu muốn làm chuyên nghiệp thì chọn Tiki - Tiki thì yêu cầu đóng gói kỹ nhưng mà cũng vì vậy mà phí cao (25k + 1%), nếu khách không mua trả hàng thì hao mòn hàng và phải mất phí 5k, nếu như lớ ngớ hết hàng hay trễ tí là phạt 300k cho 1 đơn hủy, trong khi nếu khách mua hủy thì không sao.

Ưu điểm là Tiki có 2 mô hình vận hành, hàng giao tại kho Tiki hoặc tại kho người bán hàng, mỗi ngày định kỳ 2-3 lần ( tùy mùa thấp hay cao điểm) sáng -chiều-tối nhân viên của Tiki đến tận kho người bán hàng để lấy hàng.

Như đã nói, không thể là tay trái, ai muốn thì có thể Google thêm


Bán hàng trên Lazada có ưu điểm như sau:
  • Một trong các sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập. Theo số liệu công bố của Lazada vào năm 2014, sàn TMĐT này đang chiếm 36,1% thị phần.
  • Phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí. Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 5% cho sản phẩm điện tử – công nghệ, 10% với sản phẩm thời trang, 8% cho các sản phẩm khác.
  • Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng.
  • Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin mua sắm cho khách hàng.
  • Dễ dàng đồng bộ dữ liệu để bán hàng đa kênh, có thể kết nối trực tiếp với Netsale để bán hàng dropshipping.
Tuy nhiên, bán hàng trên Lazada cũng gây nhiều trở ngại như:
  • Các chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao.
  • Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp, phải hoàn thành khóa học online của Lazada và khai báo ảnh CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh,… để mở gian hàng.
  • Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.
  • Chỉ là kênh tăng doanh thu, khó phát triển và mở rộng bởi chính sách tập trung vào người mua và các qui định khắt khe với người bán hàng.

Khi bán hàng trên Shopee, bạn có thể tận dụng các ưu thế sau:
  • Số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ tăng lên mỗi ngày từ Shopee. Tập khách hàng khá trẻ, dễ thích nghi với các sản phẩm mới mẻ.
  • Quy trình mở gian hàng đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần xác minh email, số điện thoại.
  • Phí mở gian hàng miễn phí, phí hoa hồng kinh doanh 0% hiện tại với shop thông thường.
  • Chính sách ưu đãi, trợ phí vận chuyển cực tốt, khuyến khích mua hàng cao.
  • Liên kết với những đối tác vận chuyển lớn, thời gian giao hàng nhanh từ 2 – 5 ngày với các đơn hàng tiêu chuẩn.
  • Tương tác tốt với khách hàng dễ dàng qua khung chat.
  • Tính kết nối các nền tảng bán hàng khác cao, có thể đồng bộ dữ liệu với Netsale và bán hàng dropshipping trên Shopee.
Tuy vậy, bán hàng qua Shopee cũng có nhiều nhược điểm sau:
  • Mức độ cạnh tranh rất cao do có quá nhiều người bán hoạt động trên Shopee.
  • Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm soát chất lượng sản phẩm nên có thể gây hoang mang cho khách hàng.
  • Quy định kiểm duyệt sản phẩm ngày càng khắt khe, thời gian kiểm duyệt lâu và thường xuyên kiểm duyệt lại với các sản phẩm cũ.
  • Điều kiện trợ phí vận chuyển khá cao, giá trị đơn hàng từ 200.000/shop rất khó đáp ứng với các shop bán hàng giá trị thấp.

Người bán hàng trên Tiki sẽ có những lợi thế sau:
  • Chính sách bán hàng khắt khe: Các gian hàng được kiểm định kĩ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Vì vậy, niềm tin mua sắm trên Tiki của người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn thương mại điện tử khác.
  • Tỉ lệ đổi trả, hoàn hàng thấp dưới 1% (Theo công bố của Tiki).
  • Chiết khấu cho mặt hàng sách khá cao, có thể tới 30%- 35%.
  • Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.
  • Chính sách giao hàng ưu đãi, tạo động lực mua sắm cho khách hàng
  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Cũng như Shopee và Lazada, bán hàng trên Tiki cũng có nhiều khó khăn sau:
  • Khó mở gian hàng trên Tiki, yêu cầu cho người bán là doanh nghiệp và phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Các mặt hàng còn ít, chưa đa dạng.
  • Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 4-10 ngày làm việc với các đơn hàng tiêu chuẩn), tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.
  • Người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng khi bán hàng.


Bán hàng trên Sendo với các ưu thế sau:
  • Là sàn thương mại điện tử tạo uy tín nhờ ăn theo thương hiệu FPT
  • Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ
  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt.
  • Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đổi trả sản phẩm theo quy định cho phép.
Nhưng bạn cũng có thể gặp khó khăn như sau:
  • Các gian hàng mở trên Sendo là hoàn toàn miễn phí, nhưng lại bán các gói marketing và sử dụng các gói này cũng chưa chắc đã hiệu quả.
  • Cơ chế quản lý người bán chưa tốt nên vẫn có tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Hiện tượng hoàn hàng khá cao có thể tới 20%. Cơ chế quản lý người mua cũng không được quan tâm đúng mức nên tồn tại rất nhiều đơn hàng ảo.
  • Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người mua. Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo.
  • Tương tác với khách hàng hạn chế.

Muốn ăn thì phải lăn vào bếp, chứ đừng nghiệp dự
 
  • Like
Reactions: MoiGioiBatDongSan
Nhu cầu tay trái cho KSXD trong lĩnh vực TMĐT chỉ có là Môi Giới Bất Động Sản, Môi Giới Vật Liệu Xây Dựng, Quản Lý Dự Án, Giám Sát Thi Công, Thiết Kế
Freelancer tiếc rằng chưa có đất sống tại Việt Nam,

ví dụ vào đây thử rất ế và rất ế


không có công việc nào


đi kiếm việc làm từ xa cho Tây cũng không có


Vậy làm mấy cái nghề MoiGioiBatDonfSan nói ở đâu ngoài đến các công ty môi giới BĐS gọi điện thoại quấy rầy, spam email, lên Facebook hay các diễn đàn đăng tin rác ????
 
  • Like
Reactions: VinhECSC
Freelancer tiếc rằng chưa có đất sống tại Việt Nam,


Mình đang kỳ vọng với cái tin này


Sẽ có việc làm cho anh em xây dựng bác ợ, ,mình đang tìm vào cộng đồng xây dựng, nhưng tiếc là không có chỗ giao dịch mấy trò này
 
Mình đang kỳ vọng với cái tin này


Sẽ có việc làm cho anh em xây dựng bác ợ, ,mình đang tìm vào cộng đồng xây dựng, nhưng tiếc là không có chỗ giao dịch mấy trò này
Congdongxaydung sẽ triển khai lại (trước đây đã có) những đã tắt -
- Cổng giao dịch freelancer
- Cổng giao dịch các sản phẩm thiết kế mẫu, phần mềm ....
 
  • Like
Reactions: TanDienBDS