Dấu hiệu của một nhà quản lý tồi

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Là chủ một doanh nghiệp hay là người giám đốc điều hành, vai trò của bạn không chỉ dừng ở việc giao, theo dõi, kiểm tra công việc của các nhân viên dưới quyền, mà còn nhiều hơn thế

Vị trí của người lãnh đạo doanh nghiệp đòi hỏi ở bạn khá nhiều tố chất mà nếu không thường xuyên tự rèn giũa, bạn có thể trở thành một người sếp chưa tốt trong mắt của các nhân viên. Hãy tự kiểm tra lại bản thân bằng cách so sánh suy nghĩ và hành vi của mình với những dấu hiệu của một nhà quản lý tồi dưới đây.

Chỉ hứa suông
Những người sếp yếu kém luôn sử dụng chiêu thức hứa hẹn đủ kiểu với nhân viên, từ việc thăng chức, thành công và tương lai tươi sáng, nhưng rất ít khi thực hiện cam kết của mình. Họ còn thường xuyên sử dụng các chiêu “dỗ ngọt” nhân viên và lấy mục tiêu phấn đấu, hoài bão của nhân viên làm mồi nhử nhân viên tuân theo mình.

Muốn trở thành một người sếp tốt, bạn phải hình dung được những hệ quả mà lời hứa của bạn ảnh hưởng đến cấp dưới như thế nào và cân nhắc kỹ trước khi hứa. Nếu bạn cam kết với các nhân viên điều nào đó nhưng không thực hiện được thì tất nhiên họ sẽ nghĩ không hay về bạn và dù bạn có thúc đẩy họ làm việc nhiệt tình thì cũng chẳng thể đạt đến mục đích quan trọng nhất.

Không quan tâm đến các công việc cụ thể


Những nhà quản trị kém thường không hiểu rằng nhân viên rất cần đến người dẫn dắt họ khi họ phải đối mặt với những vấn đề nan giải, không tự giải quyết được. Nhiều sếp thường “quên” theo dõi tiến độ công việc vì cho rằng điều đó không thật sự quan trọng, vả lại đã có người khác làm thay mình.

Quán xuyến mọi việc diễn ra trong tổ chức là một trách nhiệm quan trọng của nhà quản trị. Các nhà quản trị giỏi đều rất nhạy bén với sự biến đổi của tình thế, với những diễn biến ngầm trong nội bộ doanh nghiệp nhưng họ giữ kín suy nghĩ của mình, khi cần mới chỉ ra khiến cấp dưới phải sững sờ.

Do đó, đừng vì những việc quan trọng khác mà bạn tỏ ra chểnh mảng khâu theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch sản xuất hay đề án của doanh nghiệp.

Trốn tránh trách nhiệm

Những người sếp tồi luôn lảng tránh việc đối diện với thực tế, với thử thách, với trách nhiệm ra quyết định vì thiếu kiến thức chuyên môn hoặc ngại va chạm. Họ muốn đẩy trách nhiệm về phía nhân viên nhưng có thành công thì nhận là của mình, còn nếu thất bại thì đổ lỗi cho nhân viên. Điều mà lẽ ra họ phải làm là tập trung vào việc xác định thật chính xác những mục tiêu cụ thể trong từng sự hợp tác, từng giao dịch hay từng phần việc mà họ tham gia.
Bằng cách đó, khi có bất kỳ sai sót nào xảy ra, mọi người đều biết ngay nguyên nhân bắt nguồn từ đâu và ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Sợ người khác chê trách. Thừa nhận mình kém cỏi hay sai lầm luôn là điều mà các sếp yếu kém luôn tránh xa.

Họ không chịu học tập để nâng cao trình độ, cũng không chịu khó động não để trực tiếp giải quyết những tình huống khó khăn nên đành chọn chiến thuật “dĩ hòa vi quý” để lấy lòng nhân viên. Cung cách lãnh đạo như thế chẳng những khiến họ không tiến bộ, mà doanh nghiệp cũng bị tụt hậu.
Tốt nhất là khi đã ngồi ở vị trí lãnh đạo, bạn hãy cảnh giác với bốn dấu hiệu đã nêu trong bài viết này và luôn tự hỏi rằng mình có chủ quan với chính bản thân hay không.


GIA TRỊNH theo Entrepreneur
 
5 dấu hiệu của người sếp tồi
Hãy nghĩ kỹ lại. Nếu có một trong những biểu hiện sau thì cấp dưới đang mong bạn thay đổi để trở thành người “sếp” tuyệt vời hơn.

1. E-mail một chữ

Hầu hết các “sếp” không nhận ra rằng mình tệ thế nào khi trả lời e-mail của nhân viên cộc lốc chỉ bằng một từ “Ừ” hoặc “Không”. Các chuyên gia đánh giá đó là hội chứng thói quen xấu khi dùng di động: giao tiếp ngắn gọn tối đa đến mức bất lịch sự lúc nào không hay. Các “sếp” không nhận thức được rằng chỉ thêm một tiếng “Cám ơn” cũng đủ làm mát lòng mát dạ nhân viên.

Ví dụ trường hợp của chị Christina Marcus. Một lần, chị gửi e-mail trình bày ý tưởng dự án cho cấp trên. Anh này trả lời duy nhất một chữ “Y”. Trong tiếng Anh, Y có thể mang ý nghĩa “Why?”, tại sao. Thế là chị Marcus ngồi 20 phút viết bức e-mail thật dài giải thích ý tưởng. Hóa ra, ý của vị sếp kia là “Yes”, đồng ý. Không lâu sau đó, Marcus rời công ty.

2. “Sếp” hiếm khi nói chuyện trực tiếp với nhân viên
Ngày nay, các “sếp” thường lợi dụng công cụ kỹ thuật số để giao tiếp, và tránh thảo luận trực tiếp với nhân viên về những vấn đề nhạy cảm. Theo các chuyên gia, thì chẳng ai muốn gây xung đột, chạm trán trực diện, tạo mâu thuẫn, nhưng, làm “sếp” thì phải dũng cảm và có khả năng đương đầu khó khăn. Gặp gỡ và đối thoại trực tiếp mới tạo được sự tín nhiệm của nhân viên.

3. Nhân viên thường xin nghỉ ốm
Nhân viên thường giả bệnh để né “sếp”. Nhưng trên thực tế, “sếp” không tuyệt vời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên. Theo khảo sát của Thụy Điển công bố năm 2008 sau khi nghiên cứu 3.000 người trong 10 năm, thì những người không hài lòng về “sếp” sẽ tăng nguy cơ đau tim hơn bình thường 20% – 40%.

4. Nhân viên làm việc thâu đêm suất sáng nhưng vẫn không hoàn thành dự án đúng hạn
Đây là lỗi lầm mà hầu hết những vị “sếp” trẻ thường mắc phải. Họ đưa ra những yêu cầu vô lý như: ít người là nhiều việc, ít thời gian nhiều kế hoạch. Ban đầu, nhân viên làm việc không dưới 15 tiếng một ngày, nhưng rồi dần kiệt sức và tháo chạy khỏi “nhiệm vụ bất khả thi”.

5. “Sếp” sư tử
Theo chuyên gia thì cho dù không gào thét ầm ĩ tức giận mà chỉ hơi lớn tiếng thôi, thì “sếp” cũng làm giảm nhuệ khí, giết chết sức sáng tạo của tập thể. Nhân viên sẽ sợ hãi và lẩn tránh “sếp” nếu có bất cứ sơ sót nhỏ nào.


Nguồn WSJ - dịch HẢI ĐƯỜNG
 
Đề nghị phải mổ từng vị trí Sếp ra ... chứ chung chung thì chán quá

Vai trò của các sếp bự trong công ty theo lý thuyết như vậy nè

CEO - làm gia tăng giá trị của nguồn vốn góp i.e. giá cổ phiếu hoặc net book value. Chỉ phải lo bợ đỡ thằng chairman và board thôi.

CFO - tận dụng tối đa nguồn vốn có sẵn i.e. tiền vay và tiền vốn góp để ra hiệu suất sử dụng vốn cao nhất và chi phí vốn bình quân rẻ nhất. Cu này cần bợ đỡ CEO và đống bank, thỉnh thoảng hỏi thăm anh kế toán trưởng.

COO- tăng hiệu quả sản xuất và năng suất lao đông i.e hiệu quả sử dụng các nguồn lực trừ tiền ra. Chuyên lo hôn mông thằng CEO và khè ra lửa với những thằng khác.
 
Mình luôn tâm niệm "What Made You Successful Won't Make You Successful" hoặc "What made you successful in the past, may not in the future" , nghĩa là thành công trong quá khứ có thể không giúp bạn tiếp tục thành công trong tương lai, thành công là hội tụ của may mắn và tài năng vào một thời điểm thích hợp , thành công trong quá khứ chỉ giúp cho việc sắp xếp cơ hội trong tương lai, do vậy không báo giờ dám ngủ quên trên chiến thắng.

Một nhà quản lý không nhận ra được điều mà mình nói trên là dấu hiệu của một nhà quản lý tồi.
 
Mình làm việc mấy đời CEO người Việt và người nước ngoài ( Singapore, Nhật) có nhận xét như sau:
1. CEO người Việt ậm ờ, xảo, nay nói vầy, mai nói khác, hay có tính lừa phỉng người khác để được việc mình.
CEO người nước ngoài: Rỏ ràng, dứt khoát, nói sao làm vậy, hứa là làm, không gạt, lừa bẫy người khác để được việc của mình.


2. CEO người nước ngoài tầm nhìn xa, họ chú tâm mang lại lợi nhuận bằng chiến lược phát triển cho ngày mai, đi đầu trong công nghệ, kinh doanh.
CEO người Việt tìm lợi nhuận bằng các trò nhỏ nhen: dè xẻn từng đồng lương của nhân viên, tiết kiệm từng đồng, bắt chẹn hoặc lừa đối tác. Tầm nhìn hẹp và hầu như không muốn mang lại lợi nhuận cho cty bằng phát triển công nghệ mới, hình thức kinh doanh mới.


3. CEO người nước ngoài thường trọng nhân viên, họ cần người làm việc.
CEO người việt, xem người làm phải cần họ.

4.CEO người Việt hay thích xen vào những việc nhỏ nhặc. Khi cấp dưới làm sai, có khi rất lớn, năn nỉ là họ bỏ qua.
CEO người nước ngoài thường không xen vào chuyện của các cấp dưới mình, giao quyền cho cấp dưới tự quản lý đơn vị của họ. Nhưng nếu phát hiện làm sai, dù rất nhỏ họ đuổi ngay.

5. CEO người Việt làm việc bằng cảm tính, do họ tự nghĩ ra
CEO người nước ngoài làm việc theo những nguyên tắc quản trị.

Đó là một số nhận xét của mình qua vài đời CEO.