Đánh giá về loại hình căn hộ kinh doanh khối đế chung cư ? Pháp lý và các vướng mắc tồn tại khi mua bán các căn hộ kinh doanh khối đế chung cư ?

dongktc

Thành viên cơ bản
8/3/16
10
2
Mình thấy dạo này đang nổi lên loại hình căn hộ kinh doanh khối đế chung cư. Nhờ các anh chị phân tích ưu, nhược điểm của loại hình này.
Mình đặc biệt quan tâm đến các ý kiến phản biện, đó mới thực sự là giúp nhau để có cách nhìn tổng quát, cho anh em kịp dừng lại trước khi quá phiêu lưu...
Nhân tiện là em cũng cần mua 1 căn shophouse dạng này. Tiêu chí: sổ đỏ lâu dài, ưu tiên đã hoàn thiện cho thuê được rồi, hoặc có tiềm năng cho thuê thật sự, giá thuê đảm bảo trên 5%/năm (được 10 hay 15 thì tốt, nhưng đã cam kết phải có ràng buộc), địa bàn loanh quanh Hà Nội thôi, và tổng thiệt hại khoảng 20 tỉ.

Đặc biệt là tính pháp lý, hiện tại thì được biết là thì đang khá là mơ hồ về pháp lý khi phần diện tích kinh doanh chỉ có sở hữu 50 năm ?
 
Shophouse khối đế chung cư theo mình biết thì không có sổ lâu dài đâu. Shophouse đa phần bây giờ là loại hình để cho thuê kinh doanh là chính, theo mình nghĩ tiêu chí để chọn một căn shophouse tốt là:

1. Cộng đồng cư dân xung quanh phải đông đảo và năng động, có nhu cầu mua bán cao. Vì nếu shophouse mở ra mà không có người mua hoặc người mua quá ít, không có đủ doanh thu để chi trả tiền thuê nhà thì sớm muộn, khách họ cũng sẽ không thuê nữa.

2. Vị trí đẹp, dễ nhìn vì nếu shop mà lại ở tận trong cùng dãy hay bị khuất thì cũng chả có khách nào vào mua hàng cả

3. Chủ đầu tư uy tín: Bác nào mua của mấy ông tiềm lực yếu, đến cả tỷ năm mới được nhận bàn giao nhà thì sẽ hiểu được tầm quan trọng của cái này.

Ý kiến chủ quan của mình là thế, mời các anh chị đóng góp thêm
 
  • Like
Reactions: thuynbtq

thuynbtq

Thành viên cơ bản
22/7/19
4
6
50
Sự thật thì nhà mình đã từng mắc kẹt khi đầu tư vào Shophouse, đúng như những bài báo này càng đề cập, càng đọc mới càng buốt ruột đồng tiền đã lỡ ném vào đây
Shophouse - miếng bánh không ngon như kỳ vọng


Ế ẩm shophouse khối đế chung cư
spacer.gif



Shophouse và mặt bằng bán lẻ chung cư “ế ẩm”


Mặt bằng bán lẻ tại chung cư TP. HCM: Nghịch lý trong nghịch lý

Shophouse gọi đúng phải là cửa hàng, cơ sở thương mại dịch vụ, không phải là nhà ở, nên không thể gọi là “house”. Khách hàng có thể ngộ nhận họ có thể vừa kinh doanh vừa sử dụng để ở, nhưng thực tế thì không thể.

Shophouse: Miếng bánh ngon... nhưng khó nuốt

....
Thực sự thực tế trước đây tại các nhà tập thể (chung cư) thấp tầng cũ, do thiếu hầm để xe thì đúng là những phòng (căn hộ) ở tầng một (tầng trệt) luôn có ưu thế về sử dụng, cũng thuận tiện để làm thương mại dịch vụ. Đến khi hình thành các chung cư cao tầng, nghĩ rằng sẽ có sức hút nhất định. Tuy nhiên sau một thời gian mới xét thấy là Shophouse là đứa con quái dị nhất sinh ra sau này kèm theo băng offficetel trong mặt bằng chung cư.

Phần lớn kinh doanh ế ẩm vì không biết bán cho ai mua. Mặt bằng shophouse lớn không lớn, nhỏ không nhỏ. Người nào xác định lượng khách là dân cư thì ăn cám hết. người bên ngoài thì tưởng ngon lắm muốn nhảy vào, người đang thuê thì mếu máo, người chủ thì cũng méo mặt tìm người thuê vì bị trả mặt bằng liên tục.

Vâng sai lầm lớn nhất của những người kinh doanh Shophouse là nhằm vào phân khúc cư dân chung cư, tuy nhiên thói quen của cư dân chung cư đã bấm thang máy lên nhà là ở lì trên đó, rất ít khi đi bộ xuống hưởng thụ tiện ích nội khu (may ra có đi bộ và bơi), còn lại thì toàn tót xuống hầm leo lên xe 4b đi ra bên ngoài. Shophouse chỉ hiệu quả khi móc túi được cư dân bên ngoài khu chung cư với điều kiện thuận lợi cho xe 2 bánh tiếp cận.

Tuy nhiên dù có tiếp cận được bên ngoài thì vướng lớn nhất vẫn là chỗ để xe 2b.
 
7/4/17
90
7
Cũng tùy vào từng dự án mà phán xét về Shophouse, Shophouse phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, theo mình thì một yếu tố khá quan trọng đó chính là mức độ tiếp cận Shophouse có dễ dàng đối với cư dân bên ngoài, đi xe gắn máy hay không?

Nếu ở TP.HCM thì theo mình khu Shophouse mà thấy tương đối dễ tiếp cận và có những điểm khá tương đồng đối với nhà phố kinh doanh đó là các Shophouse dọc trục Nguyễn Đức Cảnh, hoặc đường Nguyễ Văn Linh khúc Phú Mỹ Hưng, khu Sky Garden... vì mức độ tiếp cận rất dễ cho xe gắn máy, tấp vào là mua được liền, các trục giao thông lại quá tiện lợi.

Tuy nhiên không hẳn là nếu chung cư đó MỞ để hy vọng bán buôn với cư dân ở bên ngoài (vì chỉ nhằm vô cư dân chung cư thì cạp đất mà ăn) thì Shophouse ở Vinhome Central Park Tân Cảng lại thất bại nặng nề vì không phù hợp với văn minh 2 bánh là chỉ đến những nơi gạt chân chống cái là tọt thẳng vô.

Một ví dụ nữa là Shophouse bên Sunrise, thiết kế khối đế shophouse của chung cư khá to, hoành tráng khiến khách vãng lai ngại tạt xe vào, và giữ xe cũng không thuận tiện lắm. Cộng thêm việc phải đối diện với Lotte Mart và cạnh tranh trực tiếp với dãy nhà Him Lam sau đó nên có vẻ khá thất bại.

Một ví dụ nữa là Shophouse mấy chung cư cao cấp mà người nước ngoài ở đông như Masteri Thảo Điền quận 2 kinh doanh rất thuận lợi, dĩ nhiên là ngon thì giá không rẻ do người nước ngoài thích sử dụng tiện ích nội khu.
 
Khi mà shophouse thuê tiền PR nhan nhản kiểu này thì là thời kỳ mạt rồi

Không ai khùng đi đọc báo mạng để đầu tư vô BĐS cả
 
  • Like
Reactions: rubycityct3

rubycityct3

Thành viên cơ bản
Sự thật thì nhà mình đã từng mắc kẹt khi đầu tư vào Shophouse, đúng như những bài báo này càng đề cập, càng đọc mới càng buốt ruột đồng tiền đã lỡ ném vào đây
Shophouse - miếng bánh không ngon như kỳ vọng


Ế ẩm shophouse khối đế chung cư
spacer.gif



Shophouse và mặt bằng bán lẻ chung cư “ế ẩm”


Mặt bằng bán lẻ tại chung cư TP. HCM: Nghịch lý trong nghịch lý

Shophouse gọi đúng phải là cửa hàng, cơ sở thương mại dịch vụ, không phải là nhà ở, nên không thể gọi là “house”. Khách hàng có thể ngộ nhận họ có thể vừa kinh doanh vừa sử dụng để ở, nhưng thực tế thì không thể.

Shophouse: Miếng bánh ngon... nhưng khó nuốt

....
Thực sự thực tế trước đây tại các nhà tập thể (chung cư) thấp tầng cũ, do thiếu hầm để xe thì đúng là những phòng (căn hộ) ở tầng một (tầng trệt) luôn có ưu thế về sử dụng, cũng thuận tiện để làm thương mại dịch vụ. Đến khi hình thành các chung cư cao tầng, nghĩ rằng sẽ có sức hút nhất định. Tuy nhiên sau một thời gian mới xét thấy là Shophouse là đứa con quái dị nhất sinh ra sau này kèm theo băng offficetel trong mặt bằng chung cư.

Phần lớn kinh doanh ế ẩm vì không biết bán cho ai mua. Mặt bằng shophouse lớn không lớn, nhỏ không nhỏ. Người nào xác định lượng khách là dân cư thì ăn cám hết. người bên ngoài thì tưởng ngon lắm muốn nhảy vào, người đang thuê thì mếu máo, người chủ thì cũng méo mặt tìm người thuê vì bị trả mặt bằng liên tục.

Vâng sai lầm lớn nhất của những người kinh doanh Shophouse là nhằm vào phân khúc cư dân chung cư, tuy nhiên thói quen của cư dân chung cư đã bấm thang máy lên nhà là ở lì trên đó, rất ít khi đi bộ xuống hưởng thụ tiện ích nội khu (may ra có đi bộ và bơi), còn lại thì toàn tót xuống hầm leo lên xe 4b đi ra bên ngoài. Shophouse chỉ hiệu quả khi móc túi được cư dân bên ngoài khu chung cư với điều kiện thuận lợi cho xe 2 bánh tiếp cận.

Tuy nhiên dù có tiếp cận được bên ngoài thì vướng lớn nhất vẫn là chỗ để xe 2b.
Theo em thì người đầu tư theo mục đích như nào mới quan trọng nếu để lâu dài cho thuê , kể cả giá cho thuê thấp đi nữa thì với vị trí đẹp, đất ít người càng đông, giá shophouse ngày càng gia tăng theo thời gian.
 
Theo em thì người đầu tư theo mục đích như nào mới quan trọng nếu để lâu dài cho thuê , kể cả giá cho thuê thấp đi nữa thì với vị trí đẹp, đất ít người càng đông, giá shophouse ngày càng gia tăng theo thời gian.
shophouse chỉ ngon khi "ăn cắp" được tiện ích của nội khu, ví dụ như khu Linh Đàm của anh Thản điếu cày
chứ như Vin Tân Cảng ở Sài Gòn thì sưng mỏ
 
  • Like
Reactions: rubycityct3

LeBaoNgocBDS

Thành viên cơ bản
Căn hộ chung cư (Condo) là một lựa chọn rất lý tưởng cho những người mua không ngại sống chung với các cư dân khác ở các tầng trên, dưới và bên cạnh họ. Bởi vì các tòa nhà chung cư thường có diện tích nhỏ hơn cho nhiều nhà ở riêng lẻ, những khách hàng mua có xu hướng ưa chuộng ở giữa các khu vực nhộn nhịp và đông đúc của một thành phố, như nơi có rất nhiều cửa hàng, nhà hàng, các doanh nghiệp, công ty,... Nhà phố thương mại (Shophouse = Shop + House) và nhà phố (Townhouse = Town + House) lại khác biệt hơn, nó mang đến có người sở hữu một cảm giác nhà ở riêng tư thật sự. Mặc dù người sở hữu cũng có thể có những hàng xóm, tuy nhiên không bị làm phiền bởi những tiếng ồn hay phải gặp mặt nhau thường xuyên như các hàng xóm ở một căn hộ chung cư.

Lợi ích rõ nét nhất của việc sở hữu nhà phố thương mại và nhà phố (nôm na gọi là bất động sản thấp tầng sở hữu quyền sử dụng đất riêng) so với căn hộ chung cư là hoàn toàn sở hữu tài sản, có thể đưa ra quyết định quan trọng về việc nâng cấp và bảo trì nhà của mình. Nếu ở chung cư, thường có những quy định cứng nhắc về những quyết định này và người sở hữu bị mắc kẹt trong một nhóm sở hữu lớn hơn, người sở hữu không thể đưa ra bất kỳ quyết định thực sự nào về ngoại thất của đơn vị khi thay thế , nâng cấp và bảo trì cho chính ngôi nhà của mình. Ngược lại, nhà phố (house) hay mang đến cho người sở hữu một bàn tay tự do hơn mà không phải trả chi phí cao khi duy trì nhà ở của một gia đình. Theo một cách khác, một nhà phố có thể mang đến những điều tốt nhất. Về chi phí, vì căn hộ chung cư có xu hướng nhỏ hơn nhà phố, nên chúng có thể rẻ hơn. Về vị trí, các căn hộ chung cư, đặc biệt là các căn hộ cao tầng, thường tập trung ở trung tâm thành phố. Trong khi các khu nhà phố có xu hướng xây dựng trên nhiều đất hơn, nên chúng cũng có thể được định vị ở các thị trấn, ngoại ô, vùng ven biển hay đảo,...

Tuy nhiên mọi người cần phân biệt được vai trò của nhà phố thương mại và nhà mặt phố, tuy có thể gọi chung là nhà phố do giao tiếp mở với các trục đường chính nay nội bộ - nôm na là có mặt tiền nhà tiếp giáp với các trục đường, nếu là các trục phố chính ở các khu dân cư mở thì gọi là nhà mặt phố, tuy nhiên nhà phố thương mại thường nằm trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh, và tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị. Trong các khu đô thị bài bản thì nhà phố được quy hoạch chỉ để ở.

Khi đầu tư nhà mặt phố hay nhà phố thương mại nhà đầu tư đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Nhưng danh mục dịch vụ kinh doanh của nhà mặt phố có tính đa dạng hơn rất nhiều so với nhà phố thương mại. Những dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau giữa nhà mặt phốnhà phố thương mại là các dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận như kinh doanh bán nhà hàng ăn, thời trang, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, kinh doanh hàng nhu yếu phẩm.

Nhược điểm đầu tiên của nhà phố thương mại là thiết kế xây dựng của nhà phố thương mại là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc. Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. Điều này làm cho nhà mặt phố có thể dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn nhà phố thương mại đối với những dịch vụ kinh doanh có tính chuyên môn cao như tòa nhà văn phòng, khách sạn… miễn là khu đất đó đủ diện tích xin cấp phép quy hoạch và xây dựng.

Nhược điểm tiếp theo do nhà phố thương mại có tính đặc thù gắn với quy hoạch của khu đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố bên ngoài các dự án đô thị trong các hoạt động kinh doanh cần sự chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, hoặc các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính quần thể hoặc địa phương. Các dịch vụ cung cấp bởi nhà phố thương mại đa phần hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị đó, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị hạn chế hơn do đặc thù quy hoạch và thiết kế. Đối với nhà mặt phố với đặc thù nằm trên mặt phố nhiều người đi lại và dễ tiếp cận nên ngoài khách hàng trong khu vực lân cận, nhà mặt phố còn hấp dẫn một lượng lớn đối tượng khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố đó do thuận lợi từ việc tiếp cận dịch vụ.

Còn thuật ngữ Shophouse khối đế chung cư nên đưa về đúng nghĩa, tuy vai trò thương mại của nó thì cũng gần giống với nhà phố thương mại, nhưng không thể gọi là Shophouse được - Shophouse khối đế chung cư chẳng qua là tên gọi doanh nghiệp tự đặt - gọi đúng phải là cửa hàng, cơ sở thương mại dịch vụ, không phải là nhà ở, nên không thể gọi là “house”. Khách hàng có thể ngộ nhận họ có thể vừa kinh doanh vừa sử dụng để ở, nhưng thực tế thì không thể. Vì vậy, người mua shophouse phải cân nhắc, vì sẽ không được phép đăng ký tạm trú, tạm vắng ở những căn shophouse này. Chưa kể, loại sản phẩm này không được sở hữu lâu dài, mà chỉ là sở hữu có thời hạn. Những shophouse tại khối đế của các tòa nhà chung cư hiện vẫn là dòng sản phẩm chưa rõ ràng về tính chất pháp lý, bởi thông thường, các sản phẩm đó chỉ có hợp đồng mua bán với thời hạn 50 năm
 
Cũng không biết nên nói như thế nào về loại hình căn hộ kinh doanh ở khối đế chung cư nữa, thông thường loại căn hộ này có 2 tầng, tầng trên để ở thì có pháp lý giống bất kỳ căn hộ chung cư nào, tầng dưới dùng để kinh doanh nên chỉ được sở hữu 50 năm. Do pháp lý về loại hình "Đất Ở Không Hình Thành Đơn Vị Ở " hiện không phải mơ hồ không rõ ràng như báo chí đã nêu, thực sự là khái niệm lách luật để bán hàng, vì nếu là đơn vị ở thì sẽ phát sinh diện tích ở dẫn đến hoặc là phải đầu tư thêm tiện ích nội khu hoặc là vi phạm quy hoạch. Nếu là căn hộ kinh doanh không được ở thì phải gọi đúng tên nó là condoshop giống như condotel hay officetel, nhưng các chủ đầu tư thêm chữ house vào để dễ bán hàng hơn.

Tuy nhiên khi đầu tư kinh doanh mà có xu hướng tiêu cực về officetel hay shophouse chỉ sở hữu 50 năm mà không thấy mặt tích cực của nó thì không phải là nhà đầu tư BĐS đích thực, cứ xem đơn giản nó như căn hộ chung cư có ưu điểm được phép kinh doanh nhưng chỉ trong vòng tối đa 50 năm, hay có thể xem như giống như việc thuê nhà 50 năm trả tiền một lần. Khi mua loại hình này thì cần quan tâm và đọc kỹ các điều khoản nổi bật như: Thời hạn bàn giao căn hộ thương mại dịch vụ, chi phí quản lý vận hành sau này khi đưa vào kinh doanh, vật liệu và điều kiện bàn giao chi tiết, quy định và điều khoản các ngành hàng cấm và hạn chế kinh doanh tại căn hộ thương mại dịch vụ đó ... Tốt nhất là mua loại căn hộ 2 tầng (condoshop), tầng trên để ở (condo), tầng dưới là kinh doanh dịch vụ (shop).

Muôn thưở thì đầu tiền vẫn phải điều tra chủ đầu tư là ai ? Chủ đầu tư có bùng nửa chừng hay không ? Như bất kỳ dự án BĐS nào, rủi ro lớn nhất với căn hộ thương mại dịch vụ là tiến độ bàn giao, nhưng rủi ro thiệt hại lớn hơn nhiều so với căn hộ để ở. Rủi ro về tiến độ bàn giao đối với dòng sản phẩm căn hộ thương mại dịch vụ gây hậu quả nặng nề cho nhà đầu tư dài hạn. Với việc mặt bằng kinh doanh bị chủ đầu tư chậm tiến độ bàn giao vài tháng có thể khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề về chi phí duy trì mặt bằng thay thế, lợi nhuận kinh doanh hoặc cho thuê. Do đó hãy tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án về tiềm lực tài chính, chất lượng công trình... nghiên cứu kỹ những dự án trước đây mà chủ đầu tư này đầu tư. Có dự án nào chậm tiến độ bàn giao không? Thời gian chậm là bao lâu? Cam kết tiến độ như thế nào?

Và với bất động sản nào cũng vậy, khẩu quyết Vị trí, Vị trị, Vị trí ... Căn hộ thương mại có vị trí tốt là các căn nằm tại vị trí góc của tòa nhà, mặt đường lớn, vị trí gần cổng chính khu đô thị, các lô có vỉa hè và sân vườn rộng, khoảng view đẹp nhìn ra hồ, công viên… Nói chung nên chọn đầu tư những căn đẹp nhất của dự án đó. Sau này sẽ dễ bán dễ cho thuê và dễ chuyển nhượng hơn các căn hộ thương mại khác. Nếu là nhà đầu tư lướt sóng thì thời gian khai thác không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu đầu tư đường dài, hãy đọc kỹ cam kết của chủ đầu tư, vì một số dự án chủ đầu tư cam kết tiếp tục gia hạn thêm 20 năm thời gian sử dụng.

Và dưới góc độ khác, rất nhiều nhà đầu tư mua căn hộ thương mại dịch vụ đúng thời điểm, không sử dụng và cho thuê, nhưng nay giá trị giao dịch trên thị trường gấp 3 và có thể gấp 5 sau thời gian khoảng 5 năm kể từ ngày đặt cọc mua bán.
 
  • Like
Reactions: ebayland
Về cái Condo hay Apartment hay Flat hay Loft chẳng qua là thuật ngữ tiếng Anh để dễ dàng Maketing - không có pháp lý nào thừa nhận loại tên tiếng Anh này, giống như tên thương mại là Vinhomes Grand Park nhưng tên của nó là Khu dân cư và Công viên Phước Thiện, và nó cũng không liên quan gì đến VinGroup về mặt pháp lý khi cư dân căng băng rôn, vì nó thuộc về Công ty CP phát triển Thành Phố Xanh dù hiện VinGoup đang nắm cổ phần chi phối nhưng buồn buồn vào ngày đẹp trời anh Vượng nổi hứng sạch cổ phần VinGroup thì sao, cho nên dù là cổ phần chi phối nhưng cư dân tương lai của khu dân cư Phước Thiện hãy bỏ ngay ý định căng băng rôn phản đối VinGoup.

Lòng vòng đánh võng tí, túm lại là sổ hồng cấp cho phần thương mại dịch vụ là sai và hợp đồng mua bán căn hộ thương mại dịch vụ không thuộc phạm vi luật Nhà Ở, chỉ duy nhất là thuộc luật dân sự. CĐT và nhà đầu tư chỉ ràng buộc nhau duy nhất bởi thỏa thuận dân sự theo luật dân sự. Các căn hộ dịch vụ thương mại núp bóng dưới cái tên tiếng Anh như ShopHouse, CondoTel, OfficeTel không phải là sản phẩm "bất đông sản bình thường" mà là "mặt bằng thương mại dịch vụ" được thiết kế giống như căn hộ. Khi tư vấn cho khách hàng, ebayland luôn tư vấn rõ cho khách hàng về loại hình căn hộ dịch vụ thương mại rằng nó thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư, nhà đầu tư chỉ thuê trả tiền một lần với thời hạn sử dụng 50 năm.

Ngoài rủi ro về mặt tiến độ bàn giao như MinhTuyenSD đề cập thì rủi ro lớn nhất là hậu vận hành, CĐT hoặc BQL tòa nhà chung cư có thể ra những chính sách đối xử bất thường với vì số phận nửa dơi nửa chuột của căn hộ thương mại dịch vụ, gần đây nhất là vụ căng băng rôn tại Cộng Hòa Garden, phải nói là rủi ro cực lớn. Hầu hết cư dân chung cư rất ghét "shophouse" và "officetel", tại các cuộc họp chung cư họ luôn tìm cách gây khó dễ loại hình này. Nói chung đã đến lúc hết thời gian lận nhau như đề cập ở bên này, hãy trả về đúng nghĩa Shophouse là nhà phố thương mại, đừng gian lận hay xảo ngôn với nhau nữa.
 
  • Like
Reactions: QuanHaNoiLand
Rất buồn cười, mỗi sản phẩm BĐS có phẩm chất và chức năng riêng, khi mua bán thì phải tìm hiểu kỹ chứ, rồi hàng bán ở chợ trời thì khác chợ nhà lồng và khác siêu thị ... Mua ShopHouse, CondoTel, OfficeTel tại chung cư mà đòi sổ thì có quá đáng với nhau không ?

Còn chọn Shophouse đúng nghĩa thì thường chủ đầu tư sẽ dồn hệ số sử dụng đất cao hơn. Ví dụ cao 5 tầng, không khoảng lùi, có thang máy để đáp ứng nhu cầu Văn phòng Công ty, sử dụng đa năng, và thường chọn vị trí trục chính dự án. Townhouse có hệ số sử dụng đất thấp hơn, lùi trước, sau, thấp tầng hơn, thường 2 lầu + tum, vậy thì ai cũng biết giá cả Shophouse đúng nghĩa rồi.

Việc chọn đầu tư vào Shophouse ở khối đế chung cư để cho thuê và mong thu hồi vốn từ đây đúng là chuyện viển vông, mua Shophouse ở khối đế chung cư chỉ có 2 việc: hoặc sang tay kiếm lời hoặc dùng để tự doanh. Shophouse mà ở các chung cư trong ngõ hẻm thì chỉ phù hợp làm văn phòng, kinh doanh bán buôn ế ẩm là chắc chắn, ăn uống thì tùy vía gia chủ. Ngay cả khu đô thị tấp nập, trong một quần thể chung cư thì chỉ may ra 2/10 shophouse kinh doanh được, còn lại sẽ ế ẩm. Rất đơn giản như nhiều người đã phân tích, , Shophouse chỉ phục vụ chủ yếu cư dân, giá nhà cao đẩy giá thuê cao nên giá hàng hóa cũng không thể cạnh tranh, trong khi bước chân ra ngoài mấy bước là đầy đủ tiện ích chợ búa hàng quán vây quanh nên thua.