Góc nhìn nào về VinaCapital và những thương vụ đầu tư tai tiếng !

  • Người khởi tạo Người khởi tạo TuVanDauTu
  • Ngày gửi Ngày gửi

TuVanDauTu

Thành viên cơ bản
27/7/18
26
8
Chị Ba Huân và VinaCapital dậy sóng quá, thử liệt kê
Ba Huân muốn hủy hợp tác với VinaCapital
TPO - Đại diện công ty Ba Huân cho biết, trong chiều nay (7/8), Vina Capital sẽ tiếp tục đàm phán với công ty để đưa ra thông báo chung.
Được biết, đại diện VinaCapital đã ngồi lại với Ba Huân trong chiều ngày 7/8 nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. “Dự kiến chiều nay, 2 bên sẽ tiếp tục đàm phán để hủy bỏ thỏa thuận. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ thông báo chính thức trên các phương tiện truyền thông” – đại diện công ty Ba Huân cho biết.
Trong 2 ngày 6-7/8, PV báo Tiền Phong đã nhiều lần liên hệ với đại diện VinaCapital nhưng đơn vị này vẫn không nghe điện thoại, không hồi âm!
https://www.tienphong.vn/kinh-te/ba-huan-muon-huy-hop-tac-voi-vinacapital-1310112.tpo

Ba Huân có bị VinaCapital lừa góp vốn?
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ba-huan-co-bi-vinacapital-lua-gop-von-990643.html
“Thay vì mục tiêu hợp tác cùng phát triển, hỗ trợ Ba Huân xây dựng thương hiệu quốc tế như ban đầu thì VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ Công ty cổ phần Ba Huân, chiếm đoạt “thương hiệu Ba Huân” đã được xây dựng gần 50 năm ở Việt Nam thông qua những đề nghị vô lý và có biểu hiện không tôn trọng pháp luật Việt Nam”, bà Phan Thị Huân ký văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hồi đầu tháng 7.

Từ vụ Ba Huân nhìn lại các thương vụ đầu tư của Shark Linh: Cam kết đầu tư 4 deal, cổ phần phải chi phối từ 45 - 51%, nhưng chưa rót vốn trường hợp nào
http://cafebiz.vn/tu-vu-ba-huan-keu...-rot-von-truong-hop-nao-20180807142716263.chn
Shark Linh là Giám đốc chiến lược & vận hành Quỹ đầu tư VinaCapital, đã cam kết đầu tư vào 4 Startup trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 1, cổ phần hoán đổi luôn ở mức 45% - 51%.
Từ vụ Ba Huân kêu cứu, nhìn lại các thương vụ đầu tư của Shark Thái Vân Linh - Giám đốc chiến lược & vận hành Quỹ đầu tư VinaCapital trong Shark Tank Việt Nam mùa 1, thì cổ phần hoán đổi của các thương vụ này đều ở mức 45% - 51%.

Kết thúc mùa 1, bốn Startup được Shark Linh cam kết rót vốn gồm Gcalls, Transformation Studio, Khu vườn của mẹ và Vườn rau nhà mình.

Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi đến cuối tháng 6 năm nay, Shark Linh chưa rót vốn cho startup nào trong 4 trường hợp nêu trên.
infonet.vn/vinacapital-tu-vu-ba-huan-nhin-lai-su-dang-ngat-cua-ong-chu-bv-hoan-my-...
VinaCapital: Từ vụ Ba Huân, nhìn lại sự "đắng ngắt" của ông chủ BV Hoàn Mỹ
Thành lập vào năm 2003, VinaCapital là một trong những quỹ đầu tư chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam với tổng số vốn đã rót vào các doan

Mời mời chém gió

Theo mình đây là cuộc chơi sòng phẳng mà. Bên nào khôn thì thắng theo mục đích của mình. Nó có dí súng vô đầu kêu lý HĐ đâu.
Tuy nhiên, đa số quỹ đầu tư lớn là những thằng đầu có sạn, nên DN khó mà thắng nó.

Nhưng nghĩ cũng akay vụ tay chủ BS bệnh viện Hoàn Mỹ, bị ép bán, bán xong còn bị còn bị chơi lòn đằng sau quất cho hơn 200 tỏi tiền Thuế TNCN. Vừa mất sản nghiệp vừa bị cấu thêm tiền thuế .
 
Sửa lần cuối:
Thằng tư vấn vụ này cùng phe với Vina capital chắc luôn. Có thể hiểu là Vina Capital hỗ trợ tiền 32 triệu $. Kèm với hỗ trợ công tác quản trị. Với điều kiện hoặc là lấy 51% cổ phần hoặc là nhận lại 32 triệu với khoản lãi 22%(Chưa biết trong bao lâu). Vấn đề phát sinh có lẽ là các giới hạn kinh doanh trong thỏa thuận trói "Ba Huân" và "chi phí hợp tác" ngoài khoản 32 triệu kia (ví như thù lao cho hỗ trợ kỹ thuật, phí tư vấn .... Làm cho Ba Huân cảm thấy quá thiệt. Chơi với bọn cá mập mà không tỉnh thì tốt nhất không chơi. Ba Huân xuất thân nông dân, sao lắm mưu mẹo với hệ thống luật sư số má của Vinacapital chứ. Nếu vụ thâu tóm này thành công thì có thể Vinacapital sẽ mất nhiều hơn được.

Vụ này tung ra truyền thông VinaCapital sẽ mất nhiều thứ ở VN, các DN khác sẽ mất niềm tin về 1 đối tác tham lam chỉ tìm cách thôn tính và chiếm đoạt của các bên tham gia chứ không trên cơ sở Win - Win vốn có trong các thương vụ hợp tác đầu tư ,

Thằng VinaCapital quá khôn đòi chén hết của đối tác.
Nói thật lãi 22% trên vốn đầu tư mỗi năm thì qua em gọi vốn cho thiếu gì. Sx kinh doanh trứng và thịt làm sao đạt được tỷ lệ lời như vậy, đúng là có vấn đề

Chơi với mấy thằng tài chính kiểu này thấy ớn ớn thật. Có bao nhiêu ăn bấy nhiêu cho nhàn
 
Cuối cùng của thỏa thuận thường có những câu này:

Trường hợp 1: "Thỏa thuận này được soạn bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau..."
Trong trường hợp này thì Ba Huân có thể kiện được vì 2 bản có nội dung ko giống nhau.

Trường hợp 2: "Thỏa thuận này được soạn bằng tiếng Anh và là bản có giá trị pháp lý duy nhất..."
Nếu Ba Huân mà ký bản này thì chết chắc, nhất là khi VietCap đã đổ tiền vào.

Chỉ có 1 khả năng là Ba Huân có thể chứng minh rằng mảng thịt trứng của Cty chưa bao giờ hoặc cơ bản là không thể đạt mức tỉ suất lợi nhuận 22% và bắt VietCap chứng minh họ có phương án để đạt mức lợi nhuân này.
Nhưng làm được điều này khó lắm.

lại có cái này là thế nào nhỉ?
Ba Huân cho biết phía VinaCapital "có hành động trì hoãn, gây khó khăn", như yêu cầu phải thanh toán khoản phí phát sinh dựa trên mức lãi suất 22% cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm trong khi thực tế khoản tiền trên vẫn đang được giữ lại tài khoản do VinaCapital kiểm soát.
VinaCapital là quỹ đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, người đưa tiền cho quỹ toàn là những dân máu mặt của tài chính thế giới, bản thân quỹ luôn có hàng trăm thứ quy định, luật lệ choàng lên người. Có thể nói quỹ tham lam, cá mập, hút máu người thì được, chứ còn nói quỹ lừa đảo, đổi trắng thay đen thì không có cửa đâu.

Quỹ đầu tư 33 triệu đô, đòi 22%, tức là quỹ mong thu về khoảng 7 triệu đô, con số này so với 2 tỷ đô tài sản mà quỹ đang quản lý thì như muối bỏ bể; điều hành quỹ không ngu nào lại vì đòi mấy đồng xu lẻ mà tự đi hủy hoại danh tiếng, thậm chí là vấn đề sống còn của mình - nên nghi ngờ cao chuyện có 2 bản hợp đồng tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau.

22% lợi nhuận, gấp khoảng 3 lần lãi suất ngân hàng, là một con số rất lớn, nhưng không phải trên giời, nhất là với hình thức đầu tư private equity như thế này. Mọi người xem Shark Tank cũng sẽ thấy là mấy vị Shark toàn đòi lãi suất trên 20% đối với các start-up (cực kỳ nhảm nhí).

Vụ này nhiều khả năng là cả 2 bên đều quá tham: thằng VinaCap thì khát máu, còn bà Huân thì khát vốn, nhưng cái sai của bà Huân là bà ý nghĩ chơi với quỹ đầu tư quốc tế cũng như chơi với bọn cho vay ngoài chợ, cứ ừ đại cầm tiền rồi có gì tính sau. Bây gmấyquỹ VinaCap họ cứ chiếu hợp đmấyqhọ siết thì bà cuống quýt đi cầu cứu.

Âu cũng là bài học lớn cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ Việt Nam. Đời chả có gì cho không biếu không cả.
 
Về ngôn ngữ hợp đồng thì theo luật, HĐ tại VN các bên (kể cả là công ty VN hết) làm bằng tiếng Lào cũng được, vẫn có giá trị pháp lý. Chỉ một số trường hợp đặc biệt được luật quy định cụ thể thì mới phải làm bằng tiếng Việt, hoặc dịch ra tiếng Việt thôi. Nên không lấy vấn đề ngôn ngữ HĐ ra bàn làm gì trong deal này.

Thực sự một vụ M&A như vầy thường từ khi 2 bên gặp gỡ đến lúc hoàn tất việc đầu tư (chuyển tiền thanh toán) thường khoản tầm 6 tháng. Các điều khoản cơ bản thường được các bên thỏa thuận ngay từ đầu, khi trao đổi sơ bộ (và được ghi nhận trên Term Sheet hoặc MOU). Dựa trên đó, luật sư 2 bên mới phát triển thành hợp đồng, rồi review qua lại, qua lại cả chục vòng mới ra bản final để ký. Nó không giống như dạng ký hợp đồng mua bán căn hộ, hay các loại HĐ tương tự nên kiểu lấy lí do hơi "nông dân" (không hiểu hợp đồng, ko xem kỹ...) ra để hủy deal thì cũng không hay lắm.

Còn về tiền đầu tư thì thông thường khi quỹ nước ngoài họ đầu tư vào công ty target họ sẽ tạo ra cơ chế quản lý việc sử dụng nguồn tiền họ đầu tư bằng cách bắt công ty target mở tài khoản đồng chữ ký (đại diện của quỹ sẽ là 1 trong 2 signatures của Account và việc giải ngân chỉ có thể thực hiện khi có cả hai chữ ký). Cái này hoàn toàn bình thường và không đồng nghĩa với việc tiền chưa được thanh toán cho cty target. Nói chung các lí do Ba Huân đưa ra thật sự về mặt pháp lý ko thuyết phục, mà theo kiểu "chí phèo" nhiều hơn. Nếu đi đúng đường thì lá thư đó phải thay bằng lá đơn và nơi đến là cơ quan giải quyết tranh chấp (trọng tài / tòa), chứ không phải đển tay anh Thủ tướng.
 
Khoan chửi bà Ba Huân, bà có thể giỏi, nhưng đơn thuần bà cũng chỉ là một người bình thường gầy lên cơ nghiệp, có thể vào đàm phán nói a,b,c nhưng lúc làm hợp đồng thì là x,y,z. Cái này nói về lý thì quỹ kia không sai do giấy trắng mực đen. Rất nhiều trường hợp như vậy, có thể bà chủ quan tin đối tác, không thuê ls tư vấn kỹ hoặc gì đó...

Sự thật là hiện tại một số chủ công ty lớn ở Việt Nam, đặc biệt là phía Nam thường làm ăn đó giờ theo chữ tín, tin nhau là chính, nói và làm một lời. Giờ họ ra thương trường, đương nhiên bây giờ nó khác trước, nhưng họ nghĩ đơn giản a,b,c là xong, cái hợp đồng chỉ là hình thức cho có, nên rất nhiều người bị dính, tâm họ tốt, nhưng họ không đi theo thời cuộc nhanh được nên rất dễ bị “ dính ” theo kiểu này, chưa kể có bị tay trong hay không thì mình chưa biết. Bản thân đã từng chứng kiến tình cảnh giống như vậy, nên nghĩ là có trường hợp này xảy ra.

Đã từng chứng kiến và đã từng bị, họ đàm phán một đường, về soạn hợp đồng một nẻo, khi kỹ đọc lại thấy lùng bùng theo ngôn ngữ mà nói thật ra không hiểu nó nói gì, bằng phải nhờ luật sư tư vấn, họ nói ký vào thì ôm đầu máu nếu ra toà. Xong hỏi họ tại sao làm vậy, họ giải thích nói là luật sư soạn, nên để xem lại. Mấu chốt là ở chỗ đó, họ soạn hợp đồng, và nếu bất cẩn ký thì gắng mà chịu, còn phát hiện ra thì họ nói là lộn là nhầm và sẽ làm lại... kể từ vụ đó là bất kỳ đối tác đưa gì ký thì đều nhờ luật sư xem hết.

Mảng xây dựng làm vốn ngân sách thì thường theo hợp đồng mẫu, chứ ai làm với VIN mà không xem kỹ hợp đồng thì dễ bán nhà lắm.

Bất động sản là đỉnh cao lừa người mua bằng hợp đồng mua bán đầy câu chữ trúc trắc gài bẫy người mua .. Nhưng vĩ đại nhất vẫn là hợp đồng mua bán kỳ nghỉ trong tương lai.

Nhiều người cứ vin vào câu “không cần phải dạy người giàu cách sử dụng tiền”, rồi bà Ba Huân chắc mới lăn ra thương trường hay sao? Khổ nỗi rất nhiều người thành đạt không sử dụng biết facebook, không rành sử dụng smart phone ngoài nghe gọi nhắn tin. Nhiều người sử dụng iphone phải nhờ người nào đó active dùm, có khi nhờ người bán active, tạo icloud .,. Nhiều thứ lắm, họ giỏi giàu, nhưng không theo thời cuộc nên họ không thể tiếp cận thông tin như tầng lớp trẻ, chưa nói thuê nhầm nhân sự bán lương tâm cho quỷ có tâm sáng ... nhiều thứ. Không phải là người trong cuộc, nên không hiểu được. Có những cái tưởng chừng nghe rất vô lý nhưng rất có lý...
 
Sửa lần cuối:
Đèo mẹ! anh Đô Di Lâm cũng éo vừa đâu

nhìn cách ảnh thịt thằng À me ri cần Xì tan đa duưới Bình Dương là biết rồi
 
E gặp cô Ba Huân này 2,3 chặp... cảm nhận cá nhân em nói cô rất nông dân.. rất giàu đì lên từ chính nỗ lực bản thân nhưng do cũng già rồi ko cập nhật kịp pt của xh nhất là giới kinh doanh QT.. chỉ tin là chính chứ ko care mấy nhưng chỉ đâu biết rằng cuộc chơi tầm QT nó khác, nhất là Vina Capital chuyên nghiệp về pháp lý và hđ .. thật ra theo e họ ko lừa gì cả mà nguyên tắc hđ là vậy các điều khoản phải chắc chắn rõ ràng khi họ bỏ tiền ra mà.

Âu cũng là tư duy lối mòn của cổ ... trường hợp này chỉ tội chỉ thôi ko trách được Vina đâu..

Đây cũng là cái chung của dn Việt khi lớn mạnh bộ máy ko theo kịp.
 
Thằng quỹ đầu tư tối ngày chủ chăm chăm vô rút tỉa lợi nhuận mà ko cho mang tái đầu tư.

Tụi nó nhảy vô Lộc trời làm lộc trời khóin đốn, phải đem về tỉnh mới êm. Nhảy vô đh hoa sen, hoa sen cũng lên bờ xuống ruộng. Ko cho xây dựng cơ sở vật chất.

Giờ thêm vụ ko cho 3 Huân tự chủ hoạt động. Mà cả năm dồi ko có bản tiếng việt. Rõ là có gì mờ ám đằng sau dồi.

Nói thẳng ra là thằng Vina muốn ăn công ty của người ta. Chứ nếu làm đàng hoàng không ai chỉ ký bản tiếng anh rồi thôi như vậy.
 
Em xin kể 1 câu chuyện về ký hợp đồng, 2 bên bàn qua bàn lại nhiều lần và thống nhất các điều khoản của hd, sau đó bên a soạn bản chính thức gởi qua cho b xem, có điều chỉnh vài chỗ, tới ngày hẹn ký hd bên b qua a để ký bên a đưa bản hd khác hoàn toàn cái đã thỏa thuận bị phát hiện thì bảo lỗi do hành chính, thế là b hoãn ký lại. Vài hôm sau a báo ngày ký kết hợp đồng tại khách sạn và đặt tiệc tại đó luôn, đi qua chuẩn bị ký đọc lại thì chớt quớt luôn. Vậy là hủy kèo luôn . bên a là cty do 1 vk làm chủ. Rõ ràng là họ cố tình lừa gạt ngay từ đầu, đưa hợp đồng vào giờ chót, tin nhau không đọc lại là tiêu.
 
Mình dự đây là điều khoản valuation adjustment khá phổ biến của bọn quỹ. Đại khái, khi thoả thuận Ba Huân có thể đưa ra mức định giá doanh nghiệp là 100 trẹo Trump chẳng hạn, dựa trên giả định doanh thu & lợi nhuận trong 3 năm tới sẽ tăng 30% mỗi năm. Quỹ sẽ nói, ok, nếu chú tự tin thế thì cứ cam kết đi, anh đầu tư 32 trẹo đổi lấy tỷ lệ 22% nếu chú deliver được kế hoạch tăng trưởng đó, nếu ko thì mức định giá doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giảm và tỷ lệ sở hữu của anh sẽ tăng lên.

Doanh nghiệp VN khôn như rận chứ ko có chuyện nhắm mắt ký bừa mà ko hiểu hợp đồng đâu. Chẳng qua là chém mạnh quá bây giờ muốn tính đường lùi nên kêu gào lên TT. Chưa kể, commercial terms trong thoả thuận đầu tư thường là confidential, nay chị lu loa vậy thì cả làng nó biết, còn bảo mật gì nữa.

Ai đang làm PE investments sẽ biết
 
Vụ ép cô 3 Huân chỉ được đẻ trứng thôi chứ không dc làm gì khác khong biết có uẩn khúc gì. Nghe nói cô 3 trứng có dc tp giao miếng đất ở Phan Văn Trị, Trần Quý Cáp tổ bố, chưa kể đất Long An, Bình Chánh,...
coi báo thấy a Đon Di Lam tháp tùng thủ tướng đi khắp nơi
 
Sửa lần cuối:
Ồ như vậy hơi phũ. Nhưng đúng. Lúc ký thì hứa hẹn thổi phổng giá doanh nghiệp lên tưởng lùa được bọn nó, bọn nó bảo ok, nhưng nếu có gì không đúng giá trị tao lấy cổ phần bù lại.

Quỹ nó khôn vãi ra, nhắm chắc chắn không đạt để lấy cổ phần, nó chả đi đâu thiệt

Đơn giản vậy thôi
 
raonh nghiệp nào chả mộng mơ, muốn mơ tới thiên đàng thì phải chìa tay vay ngân hàng, vay ngân hàng thì điều kiện vay đâu có dễ, ngộ nhỡ rủi ro mất mẹ nó tài sản đảm bảo thì toi

cho nên bài đi tìm nhà đầu tư góp gạo thổi cơm chung, có gì chết thì chết lâm sàng cũng còn cửa thoi thóp được. Bởi lẽ luôn tin tưởng rằng ngành nghề tao tao Cần Trô tốt hơn ai hết

Bọn nhà đầu tư nó cũng quái chết mẹ, nhất là cái điều khoản cài vô là cho nó có quyền phủ quyết. Cho nên nó muốn chơi mình thì mình nói cccj ra nó cũng Xây Nô. Nó chỉ dìm cho 1 vài năm là bưng 2 tay dâng cơ đồ cho nó để lấy ít của bố thí rồi DKM 1 câu rồi chuột rút.

Từ Mộng mơ thành Ác mộng.

Bài học này nhiều thằng của ta dính đòn rồi,..
 
Theo như thông tin trên báo thì Don Lam vẫn chưa giải ngân 32tr đô vào TK của Ba Huân, hợp đồng tiếng Việt cũng chưa ký, và có điều khoản HĐ được ký bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, thế nên thương vụ này VinaCap cũng chưa hoàn toàn nắm thế thượng phong, chưa hoàn chỉnh, chưa dễ mà ra tòa thắng được đâu. Bà Ba Huân giờ bù lu bù loa trên media, cố tình làm to chuyện nữa, thì càng khó. VincaCap mà làm quá coi chừng bị tẩy chay trong khi chưa chắc thắng. Ba Huân chỉ có bất lợi là về mặt giấy phép thì quỹ của VinaCap đã được chính thức trao 33% cổ phần của Ba Huân rồi, xử lý cái này cũng rắc rối.
 
Theo như thông tin trên báo thì Don Lam vẫn chưa giải ngân 32tr đô vào TK của Ba Huân, hợp đồng tiếng Việt cũng chưa ký, và có điều khoản HĐ được ký bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, thế nên thương vụ này VinaCap cũng chưa hoàn toàn nắm thế thượng phong, chưa hoàn chỉnh, chưa dễ mà ra tòa thắng được đâu. Bà Ba Huân giờ bù lu bù loa trên media, cố tình làm to chuyện nữa, thì càng khó. VincaCap mà làm quá coi chừng bị tẩy chay trong khi chưa chắc thắng. Ba Huân chỉ có bất lợi là về mặt giấy phép thì quỹ của VinaCap đã được chính thức trao 33% cổ phần của Ba Huân rồi, xử lý cái này cũng rắc rối.

Vậy thì anh Đôn Di Lâm cứt gà cũng không có mà ăn

chị 3 hột vịt sẽ kêu gào cứu lấy doanh nghiệp Việt.... và sau đó 1 làn sống media và mấy anh hùng bàn phím sẽ lên tiếng kêu gọi.

Bây giờ đội PR, tư vấn cho chị 3 ra tay hành động đó. Ai bảo chị 3 là nông dân, không có tư vấn?
 
Cách đây gần 10 năm mình cũng mon men xin 1 chân ở VinaCap, làm cái anh đại diện trong HĐQT của mấy công ty mà VinaCap có cổ phần mà đang làm ăn lôm côm (không phải quỹ VOF của Andy Ho), được anh Tony Hsiao Giám đốc quỹ phỏng vấn trực tiếp. Anh ý phỏng vấn xong, nói thẳng luôn, quá trình làm việc của mày rất ổn (very good career path), bằng cấp kinh nghiệm mày đủ, nhưng do quá trình làm việc mày trôi chảy, ít thách thức, nên chắc mày không đủ bản lĩnh để đấu với mấy cái DN này đâu, mà mày đấu không được thì tao lại phả screw mày (chắc ý anh là sa thải). Thế là thất bại, nhưng ít ra họ cũng khá thẳng thắn.
 
Thực tế đáng buồn là đa số các`quỹ đầu tư ở VN đều bị doanh nghiệp vặt, từ ít tới nhiều
clear.png


Đầu tư private equity thì có nhiều trường phái:
1. Mua tỷ lệ chi phối hoặc thâu tóm: quỹ tự tìm người đưa vào vận hành, tự phát triển theo mong muốn. Cái này không bàn ở đây vì không liên quan đến trứng của chị Huân.
2. Mua tỷ lệ thiểu số (dưới 50%). Cái này phổ biến hơn ở VN do đặc thù thị trường, một ông tài chính không thể nào điều hành tốt bằng một ông chủ doanh nghiệp thực thụ.

Theo luật DN thì các anh nắm từ 51% đã có thể quyết định gần như tất cả những gì liên quan đến chiến lược, hoạt động công ty (trừ một vài trường hợp cần tới 65%). Như vậy, quỹ vào đầu tư cho dù có nắm đến 49% thì trên lý thuyết cũng không thể quyết định được gì. Điều này mới dẫn đến việc quỹ sẽ có những yêu cầu về quyền phủ quyết (lưu ý là phủ quyết chứ không phải quyết định nhé) để quản lý rủi ro, tránh bị cổ đông lớn đàn áp. Quyền phủ quyết ở đây cụ thể liên quan đến: quyết định mua bán tài sản có giá trị lớn, phát hành tăng vốn, định hướng kinh doanh (cty trứng mà đi ôm BĐS thì rõ ràng ko ổn). Tóm lại là tránh tình trạng tiền mình đưa cho thằng khác xài vô tội vạ.

Quỹ đầu tư thì nó khác ngân hàng ở chỗ ngân hàng chỉ quan tâm dòng tiền, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, còn quỹ đầu tư bằng niềm tin vào tăng trưởng. Nghĩa là anh nắm 30% của một doanh nghiệp trị giá 100 đồng, thì anh kỳ vọng 5 năm sau doanh nghiệp tăng lên 1,000 đồng, lúc đó giá trị khoản đầu tư của anh cũng sẽ tăng gấp 10, nhưng phải chấp nhận rủi ro vì ko có cái gì để đảm bảo cho cục tiền anh bỏ vào cty cả. Nên quỹ bao giờ cũng muốn phối hợp tốt với chủ doanh nghiệp; nhưng ông doanh nghiệp thì lại nghĩ khác: (i) quỹ nó là người ngoài nên phải đề phòng; (ii) tiền của chùa nên vặt được chừng nào tốt chừng nấy.

Case TGDĐ là một điển hình, nhờ Mekong Cap bơm tiền vào nên cty có thêm nguồn lực, cuối cùng anh nào cũng cười như nghé, suất sinh lợi thì cao chót vót. Nhưng ngành đầu tư thì ko nhìều case như vậy; có những trường hợp đầu tư vào xong chủ cty dùng tiền của quỹ đi mua nhà sắm xe, cuối cùng 2 bên dắt nhau ra toà. Nên mới nói lý thuyết là win-win, nhưng thực tế nó muôn hình vạn trạng.

BS. Tùng Hoàn Mỹ cũng là câu chuyện hay. Trước khi Vina và Deutsch Bank vào thì ảnh vật vờ tưởng là gãy rồi, sau mới có tiền để build chuỗi như bây giờ trước khi thoái cho tụi Cà ri và cuối cùng về tay Richard Chandler. Sau đó ảnh cầm tiền ra ngoài, lại build lại chuỗi Tâm Trí, lại cũng đi approach các quỹ để xin đầu tư. Tiếc là chưa có gì khởi sắc.

nghĩ cũng buồn cuời là chị Huân đi kêu đúng kênh thủ tướng, khả năng cao là sẽ đưa cho ban phát triển kinh tế tư nhân mà anh Đôn Lầm phụ trách nhỉ
clear.png
 
Quỹ mà bị doanh nghiệp vặt trong còm trên là quỹ tào lao chứ quỹ chuyên nghiệp nó làm dd với cài điều khoản khôn lắm, doanh nghiệp vặt sao mà vặt. Giờ quỹ tào lao cũng nhiều. Mà thực trạng đúng là đa số doanh nghiệp Việt Nam thiếu chuyên nghiệp (nghĩa là con số này là con số lớn), cứ nghĩ là vặt quỹ.

Quan hệ cộng sinh nhưng khác định hướng nên quỹ và doanh nghiệp toàn me ăn thịt nhau.
 
Quỹ mà bị doanh nghiệp vặt trong còm trên là quỹ tào lao chứ quỹ chuyên nghiệp nó làm dd với cài điều khoản khôn lắm, doanh nghiệp vặt sao mà vặt. Giờ quỹ tào lao cũng nhiều. Mà thực trạng đúng là đa số doanh nghiệp Việt Nam thiếu chuyên nghiệp (nghĩa là con số này là con số lớn), cứ nghĩ là vặt quỹ.

Quan hệ cộng sinh nhưng khác định hướng nên quỹ và doanh nghiệp toàn me ăn thịt nhau.
Quỹ bị đại diện roanh nghịp bắt tay dưới gầm bàn với thằng đại diện quỹ để vặt thì cũng có đầy ví dụ mà, nói chung tụi Tây nó khôn, nhưng dân mềnh thì láu cá cộng với bắt tay mấy bạn Vịt kều nữa ... thì hai bên đều chết chỉ có vài cá nhân là vô đậm
clear.png
clear.png
clear.png


mấy quỹ này thằng đại diện quỹ nó thủ thỉ trước với roanh nghịp là "Tao dụ tụi nó vô cho mầy thịt, phần nạc ngon tao lấy, phần mày thì cũng được chút phần nạc dăm cũng còn đỡ hơn không"

Cái vụ con bé Đào Chí Anh của The Kafe nó thịt được 5tr đô của cái quỹ gì đó, sau đó 1 năm đóng cửa toàn bộ các stores, có thể coi là 1 ví dụ được không?

Thêm cái thằng bỏ vào cái quán Món Huế nữa.
 
Phức con mẹ tạp nhỉ. Mình không hiểu truyền thông có đưa được đúng bản chất không, vì có nhiều thứ mình không hiểu, tuy nhiên ngày xưa có nhặt rau, gọt vỏ, vặt lông gà,.... thuê cho bọn tài chính giãy chết khốn nạn rồi nên có mấy thông tin thế này:

1. bọn nó tư vấn cho khách hàng /đủ các thành phần/ gói đầu tư chia ra làm nhiều mảng, nhưng trong đó có 1 phần là đầu tư mạo hiểm

2. phần đầu tư mạo hiểm này thì, vd. với bọn Úc đỉn, thì lãi gross bằng tiền đô ozzie là 8%/năm là OK lắm rồi. Tiền ra khỏi nước thì thuế nó kệ, nhưng mà vào là nó phang từ 30% trở lên

3. nguồn tiền đầu tư thực gốc thì éo biết được đâu vì bọn tài chính này nó lắm trò lắm, nó xé ra, thu lại, tách bóc,...., nên đến cái quỹ cuối cùng nó chuyển tiền sang thì ko ai biết đấy là tiền gì ở đâu.... nhưng mà mình cứ mạnh dạn nói là đến 1/2 cái tiền đầu tư dài hạn vào Vn từ các quỹ là tiền của cần lao chạy ra rồi chạy vào, ngày đi là Thắm ngày về Rossie...
Nói chung là cẩn trọng!

4. có đợt bọn nó, liên tục và công khai, đề nghị cho mình vay với mức 7.5-8%/năm, khoản thì nhỏ thôi $500-1000K/năm -giai đoạn lãi suất ở Vn khoảng 12-18%, công khai ở NH-, với điều kiện là trả lại nó bằng đô.... mình xin chịu, dù gần như ko phải tín chấp gì, mà chỉ ký hợp đồng...
Mình làm với nó rồi mình biết chúng nó chỉ ăn thiên hạ thôi, trình mình cò con ko đú được

5. Mình có cái hđ liên doanh, đm. 2 cái luôn, một cái do cty luật giãy chết bên kia nó lập ra, 1 cái do bọn khác viết draft bên kia, rồi thuê tư vấn và hoạn thiện bởi Mc Kenzie Vn,... mình thề là éo hiểu gì,...., mình nghịch mang cho 1 cty luật chuyên tư vấn đầu tư ở Vn, do cùng tòa nhà đọc và tư vấn lại, các chú cũng vái luôn
 
Em xin kể 1 câu chuyện về ký hợp đồng, 2 bên bàn qua bàn lại nhiều lần và thống nhất các điều khoản của hd, sau đó bên a soạn bản chính thức gởi qua cho b xem, có điều chỉnh vài chỗ, tới ngày hẹn ký hd bên b qua a để ký bên a đưa bản hd khác hoàn toàn cái đã thỏa thuận bị phát hiện thì bảo lỗi do hành chính, thế là b hoãn ký lại. Vài hôm sau a báo ngày ký kết hợp đồng tại khách sạn và đặt tiệc tại đó luôn, đi qua chuẩn bị ký đọc lại thì chớt quớt luôn. Vậy là hủy kèo luôn . bên a là cty do 1 vk làm chủ. Rõ ràng là họ cố tình lừa gạt ngay từ đầu, đưa hợp đồng vào giờ chót, tin nhau không đọc lại là tiêu.
Vụ này theo ngôn ngữ pháp lý trong lĩnh vực M&A là "Completion" rồi bạn (tức đã giao cổ phiếu vs chồng tiền, mặc dù tiền nó vào tài khoản riêng của BH (tài khoản đồng chữ ký) để VNC họ kiểm soát việc sử dụng nguồn tiền này). Còn MOU / Biên bản ghi nhớ thì hiệu lực của nó tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên ghi trong MOU đó (nếu muốn ràng buộc giá trị pháp lý thì ghi rõ là MOU này rằng buộc giá trị pháp đối với các bên, hoặc ngược lại. Còn nếu không quy định rõ thì theo mình là vẫn có giá trị pháp lý hoặc giá trị từng phần...)

Thiệt ra các điều khoản và điều kiện của HĐ này khá là bình thường và không có gì gọi là "quá đáng" trong lĩnh vực M&A. Mình biết rất nhiều quỹ / nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp lớn khác ở VN, mặc dù họ chỉ nắm khoảng 15% Vốn điều lệ, họ đã đòi hỏi các quyền tương tự (veto right / quyền phủ quyết đối với các vấn đề trọng yếu; cử người tham gia điều hành...).

Có lẽ, BH theo kiểu "truyền thống" với không tham vấn kỹ trước khi giao dịch nên bị ngợp, và sau đó lại chọn cách phản ứng theo kiểu "truyền thống". Thường thì quỹ đầu tư khác với các tập đoàn đầu tư trong ngành khi đầu tư và target. Quỹ thường hướng tới mục đích là win to win hoặc ít nhất là họ không chết / bảo toàn vốn khi target gặp vấn đề. Mục đích thôn tính target (giống như các tập đoàn đầu tư trong ngành) thường ít đặt ra.
 
Vụ này phải nghe 2 tai:
- Có đúng là Vina làm kiểu tráo hợp đồng hay không ?
- Việc Vina nó thòng vào các điều khoản ràng buộc về ngành nghề, quyền phủ quyết là hợp lý. Ở Việt Nam bao chuyện khi cần vốn thì nhiệt tình niềm nở vãi chưởng. Ấy vậy mà sau khi được góp vốn thì đầu tư lung tung, kênh giá để ăn vốn, rồi tự quyết định sử dụng vốn... làm người góp vốn phát rồ luôn. Vina nó mà không khóa ngành nghề kinh doanh thì Ba Huân mang tiền vốn của nó đầu tư ngoài ngành thì nó chết à.
- Phía Ba Huân cũng có khả năng bà chủ đang chơi solo quen bây h chơi theo team khó chịu nên tìm cách lật kèo.
- Con số 32 triệu đô là số tiền lớn. Khi Vina góp vốn nó cũng sẽ tận dụng mối quan hệ, kinh nghiệm, trình độ nó có để kì vọng lợi nhuận cao chứ nó cũng không phải quỹ từ thiện. Hai bên đều khôn cả nhưng Ba Huân non hơn về pháp lý nên thiệt.
 
Theo thông tin được biết tình hình sức khỏe của Ba Huân thời gian gần đây không được tốt. Nhà máy ở HN mới xây đã phải bán 1/2.
Còn về phía Vina là cty nước ngoài lại là quỹ đầu tư lớn nên tư duy của họ khác. Nhà đầu tư luôn muốn theo 1 kịch bản sau khi đầu tư cty làm ăn tốt vì thêm vốn quan hệ kinh nghiệm quản lý giá trị cty tăng lên họ sẽ thoái vốn chốt lời. Bao giờ họ cũng muốn đầu tư một chút đẩy cty lên đạt được gần max thì sẽ bán để rút chốt lời và chuyển sang đầu tư ông khác, chứ họ không bao giờ có ý định thâu tóm vì hoạt động đầu tư nó khác xa với hoạt động điều hành họ không tội gì ôm cty vào trong khi không ai hiểu và vận hành cty tốt bằng chính những người đã ở đó (thực tế) và nếu giả sử họ thâu tóm xong thì họ phải setup nguyên bộ để vận hành nó hoạt này rất hao tiền tốn của trong khi chẳng giải quyết gì. Mà đôi khi vì gap giữa cũ và mới chính là cái đưa cty xuống vực.
 
http://m.dantri.com.vn/kinh-doanh/v...it-keu-cuu-len-thu-tuong-2018080720121177.htm

Lý giải về những ồn ào vừa qua, VinaCapital cho biết, là do có một số hiểu lầm giữa đôi bên. Chính vì lẽ đó, VinaCapital quyết định dừng việc tham gia đầu tư vào Ba Huân và đang tiến hành thảo luận cùng doanh nghiệp nhằm kết thúc thương vụ này trên tinh thần tuân thủ pháp luật và hài hòa lợi ích các bên.

Phản hồi về các thông tin vừa qua, VinaCapital cho hay, điều khoản đã được hai bên ký kết phù hợp với các thông lệ của thị trường, tương đồng với các thương vụ hợp tác đầu tư mà VinaCapital đã thực hiện thành công trước đây và hoàn toàn tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các điều khoản này cũng bao gồm một số điều kiện nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Ngoài ra, các hợp đồng chính thức được soạn thảo bằng tiếng Anh và đã được tất cả các bên rà soát và ký kết vào tháng 2/2018, các bản hợp đồng chính thức cùng tất cả tài liệu quan trọng đều được dịch sang tiếng Việt và không có sự khác biệt về nội dung giữa các bản tiếng Anh và tiếng Việt. Trước đó, Ba Huân đã nhận được Biên bản Ghi nhớ Đầu tư bằng tiếng Anh cùng bản dịch tiếng Việt để đối chiếu, rà soát trước khi ký vào tháng 10/2017.

"Việc thương lượng và soạn thảo các văn bản đầu tư, từ lần gặp gỡ đầu tiên và thời gian chuẩn bị việc ký kết Biên bản Ghi nhớ cho đến khi ký kết các hợp đồng chính thức kéo dài hơn 6 tháng. Chúng tôi được biết trong suốt quá trình đó, Ba Huân tham vấn một số đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và do đó họ hoàn toàn hiểu rõ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết thực hiện", VinaCapital khẳng định.
 
Nhiều anh phán mà đếch hiểu cái gì hết, bỏ qua phần TA TV cccg đó đi, nói ngắn cho mấy anh hiểu: Bọn quỹ đầu tư chính là bọn hút máu người thật sự! Bọn chúng không ngu và cũng không điên mà bỏ một số tiền vào nơi mà chúng nghĩ sẽ thua!
Nhiều anh nghĩ được một ý tưởng, kêu gọi quỹ đầu tư, nó bơm cho ít tiền rồi hí hửng, nho còn xanh lắm!
Vụ mua nhà máy gạch Ametican Home là minh chứng, mua nhà máy làm gạch nhưng không lo làm gạch , đưa người điều hành xuống toàn soi sổ sách , đếm tiền ...
và rồi ép tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ , rồi canh me bán cho thằng khác.
 
Sửa lần cuối:
Nhiều anh phán mà đếch hiểu cái gì hết, bỏ qua phần TA TV cccg đó đi, nói ngắn cho mấy anh hiểu: Bọn quỹ đầu tư chính là bọn hút máu người thật sự! Bọn chúng không ngu và cũng không điên mà bỏ một số tiền vào nơi mà chúng nghĩ sẽ thua!
Nhiều anh nghĩ được một ý tưởng, kêu gọi quỹ đầu tư, nó bơm cho ít tiền rồi hí hửng, nho còn xanh lắm!
Vụ mua nhà máy gạch Ametican Standard là minh chứng, mua nhà máy làm gạch nhưng không lo làm gạch , đưa người điều hành xuống toàn soi sổ sách , đếm tiền ...
và rồi ép tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ , rồi canh me bán cho thằng khác.
Lúc gọi vốn thì định giá dn cao ngất, đưa chỉ tiêu tăng trưởng, lợi nhuận ảo để lùa tiền vô túi trước. Trong khi bản chất là các khoản đầu tư này đâu thế chấp. Cứ nghĩ lụm tiền sử dụng trước xem nó làm được gì nào :D

Anh nghĩ cô 3 hột vịt ngu àh? Dân mình làm ăn thì lưu manh số 1 rồi, làm gì có ai khờ khờ mà kiếm được tiền tỷ.

Nhưng mà mèo mả gặp gà đồng thôi, quỹ đầu tư tương tự bọn NH phát triển,
cả hai bên cùng tưởng bở, ai dè ....
ko đc thì chia tay, lãi 22% thì đúng bịnh, nếu hợp đồng ký usd thì bịnh hơn vì 3h bị dính đòn tỉ giá ngay và luôn dù chẳng nhận đc đồng úd giải ngân nào mà toàn nhận tiền vnd.

quỹ đầu tư mà y/c ký hợp đồng dạng đầu tư/vay ngoại tệ thì khốn khổ cho bọn doanh nghiệp, tiền lãi deos đủ bù chênh lệch tỷ giá.

bọn quỷ này bản chất y chang bọn nh phát triển giãy chết,
phần cốt lõi là thương lượng,
các DN VN đa phần sợ tốn tiền nên ko thuê 1 thằng tư vấn luật cho đàng hoàng, chưa kể ngôn ngữ bất đồng, văn bản thương thảo là tiếng anh đậm chất luật, ko am tường chuyên ngành tài chính, ngân hàng, đầu tư ...thì đọc rất khó hiểu.
lúc ký thì có thể song ngữ (bản dịch từ các thoả thuận tiếng Anh đã chốt) nên gần như hốt trọn ổ.

nếu đội ngũ thương lượng tốt thì bọn nó (quỹ đầu tư) cắn ít hơn, nó sẽ đầu tư, miễn thấy có lời.

cuộc chơi với diều hâu (em đại bàng) là cuộc chơi lớn với các SMC ở VN, cũng chẳng cần chì chiết ai khôn ai đểu, cái gì cũng có qui luật, chơi là chấp nhận luật, miễn win win. Cũng khối thằng giãy chết ôm đầu máu chứ ko riêng gì SMC ở VN

Nhưng a Đôn Lầm kỳ này đâm...nhầm thứ dữ rồi :D
 
Tất nhiên là chị Ba không ngu.
Tỷ phú Việt Nam số thì do cơ hội của thời cuộc, số thì mánh khoé, số thì tham nhũng, dù gì thì trong não họ cũng có sự khôn/khôn lõi, ranh mãnh nhất định.
Nhưng với một quỹ đầu tư họ khôn kiểu khác. Những người lãnh đạo của Quỹ đầu tư tập hợp những con người được học hành bài bản, họ đại diện cho những tỷ phú khác đem tiền đầu tư để sinh lợi, họ am hiểu cả luật pháp, tư duy quản lý tiến bộ, và chắc chắn hiểu luôn những mánh khoé của doanh nghiệp mà họ bỏ tiền vào đầu tư để đảm bảo đồng tiền đầu tư đó sinh lợi.
Vậy ai khôn hơn ai? :D
 
Ôi vậy là chuột rút à, chắc sợ cương lên thì lộ bài hết, chúng nó nhìn vào Vi Na Cạp Cạp như chó sói rình gà. Sau này làm sao còn lùa được cừu nữa.

Thôi thì là "trả dép tao về" rồi! Nhưng chắc số tiền đã chuyển sẽ bị tính lãi nhể!? Chỉ sợ mang đi mua đất đai tài sản thì chắc chờ để chị 3 đẻ hột vịt ra trả.

chị 3 hột vịt đâu phải dạng vừa
https://m.theleader.vn/vinacapital-tuyen-bo-dung-dau-tu-vao-ba-huan-1533651871758.htm

Đúng là Kẻ cắp gặp Bà già
 
Tóm lại là cancel. Done.

Mình nghĩ chuyện đúng là 3 Huân ký xong mới thấy con số và điều khoản hớ vì không đọc kỹ ban đầu (công ty gia đình không chuyên nghiệp lắm), VinaCap thì cũng không muốn lùm xùm nữa.

Tóm lại là hủy deal. Bài học cho cả 2.

Mấy anh cứ khen 3 Huân khen giàu nên phải giỏi, hỏi các anh VinaCap và 3 Huân ai nhiều tiền hơn, ai kinh nghiệm hơn ?
 
Ôi vậy là chuột rút à, chắc sợ cương lên thì lộ bài hết, chúng nó nhìn vào Vi Na Cạp Cạp như chó sói rình gà. Sau này làm sao còn lùa được cừu nữa.

Thôi thì là "trả dép tao về" rồi! Nhưng chắc số tiền đã chuyển sẽ bị tính lãi nhể!? Chỉ sợ mang đi mua đất đai tài sản thì chắc chờ để chị 3 đẻ hột vịt ra trả.

chị 3 hột vịt đâu phải dạng vừa
https://m.theleader.vn/vinacapital-tuyen-bo-dung-dau-tu-vao-ba-huan-1533651871758.htm

Đúng là Kẻ cắp gặp Bà già
Chuyện quỹ đầu tư điều khoản vậy cũng bình thường thôi mà ! Họ đầu tư tài chính thì đòi hỏi performance và cổ phần. Ưng thì ký không thì thôi. Vinacap trong thông cáo cũng nói rõ: họ mua với giá P/E cao hơn bình thường, và phải làm due diligent ít nhất sáu tháng. Chung quy lại do doanh nghiệp Việt không chuyên nghiệp nhiều hơn, cứ nghĩ đi lấy tiền thiên hạ dễ lắm, chuyện này gặp nhiều. VinaCap là chuyên nghiệp số 1 ở Việt Nam rồi, không phải dạng 3 que đâu. Vụ bệnh viện gì cũng thế, họ vô rồi bán được giá cao hơn ban đầu nhiều lần, ông bác sĩ kia cũng đút túi 1 mớ nhưng tiếc công nên kêu ca.

Đa số doanh nghiệp VN vẫn e ngại việc để quỹ vào cùng hợp tác đầu tư do sợ bị mất quyền lợi và kiểm soát. Nhưng, các anh chị đang nắm quyền chi phối theo luật và tự quản lý việc vận hành công ty mình (khi đầu tư không chi phối thì đa phần quỹ chỉ ngồi hội đồng quản trị, còn các vị trí vận hành chủ chốt - nói nôm na là daily operations - vẫn do chủ công ty điều phối), thì quỹ chiếm quyền bằng cách nào?

Bản thân quỹ họ ý thức được vị trí của mình khi tham gia minority investment, và đều muốn tìm được chủ doanh nghiệp tốt, có tầm nhìn và khả năng, để tham gia hỗ trợ. DD là công cụ thẩm định tổng quát (bao gồm commercial, financial, legal, tax DD) để đánh giá doanh nghiệp tại thời điểm giải ngân. Mỗi quỹ có quy trình DD ít nhiều khác nhau; ví dụ, mega fund quản lý trăm tỏi Trump như KKR sẽ khác với regional fund based ở Sing/Hong Kong, hay dedicated fund nuôi team ở VN như Vina. Ngoài ra, cycle của thị trường cũng quan trọng; từ 2016 rất nhiều quỹ huy động thêm tiền mới từ nhà đầu tư, họ có áp lực giải ngân, trong khi số cơ hội đầu tư ở VN là không nhiều, nên doanh nghiệp tốt thường sẽ được nhiều quỹ mồi chài và có mức định giá ngất ngưởng.

Sau DD và giải ngân, sẽ có những rủi ro nhất định có thể phát sinh, chẳng hạn như thay đổi chính sách, khủng hoảng kinh tế, nông sản mất mùa, dịch bệnh...lúc này khả năng của chủ công ty để lèo lái mới là quan trọng nhất. Ràng điều khoản trong hợp đồng để quản lý rủi ro là việc ai cũng làm, nhưng ràng ít nhiều tuỳ thuộc vào bargaining power của các bên, và giả sử khi công ty sụm thì quỹ có nắm 100% cổ phiếu cũng chả để làm gì. Nên quay lại vấn đề chính, DD và risk management là việc phải làm, nhưng chọn partner tốt, có thiện chí hợp tác, mới là việc quan trọng nhất khi đi đầu tư.

Trường hợp của Ba Huân lu loa trên truyền thông như vậy rõ ràng là bẻ kèo, không đổ thừa cho việc không hiểu hợp đồng được. Chị có thể đạt được mục đích ngắn hạn là huỷ hợp tác với Vina, nhưng về dài hạn thì sẽ đoé có quỹ nào muốn dây phần với chủ doanh nghiệp như vậy cả. Không chỉ Vina mà các quỹ khác, khi thấy chủ doanh nghiệp hành xử vậy thì cách xử lý duy nhất là ôm tiền về té sớm thôi chứ níu kéo làm gì :)) Vina vẫn còn may mắn chán khi sự việc bung bét từ giai đoạn đầu, chứ nếu đã giải ngân xong hết rồi chị mới bắt đầu bùa phép thì còn nhức đầu hơn nhiều.

Các quỹ mà đầu tư ở VN thì ít nhiều cũng sụp hầm vài ba vụ, chủ yếu do vấn đề mindset như trên. Chẳng qua xấu che tốt khoe nên ngoài ngành các anh chị ít biết. Còn bọn đầu tư kền kền vulture, bọn chuyên làm distressed assets, hoặc hostile takeover, thì là một phạm trù riêng nữa, chả liên quan gì case ở đây.