Gửi các bạn đang làm telesale bất động sản, bảo hiểm

7/4/17
90
7
Tổng quan
Vâng như thường lệ, các bạn được giới thiệu
Nhân viên Telesales là cum từ được nhắc đến rất nhiều trong kinh doanh, dù là doanh nghiệp, đơn vị bán hàng online hay offline, kinh doanh sản phẩm quy mô cỡ vừa hay cỡ nhỏ thì họ đều cực kì chú trọng đến mảng này trong bán hàng.

Nhân viên Telesales là những cá nhân hoặc một bộ phận trong doanh nghiệp, họ làm nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng và bán hàng qua điện thoại. Khác với nhân viên sales, nhân viên Telesales tìm kiếm khách hàng và tư vấn, chốt đơn hàng với họ thông qua một phương tiện giao tiếp phổ biến là điện thoại.
....

Các công việc của một Nhân viên telesales cơ bản như sau:
  1. Nhận database khách hàng từ bộ phận marketing, phân chia và lọc danh sách khách hàng tiềm năng theo khu vực, nhu cầu mua hàng…
  2. Gọi điện thoại cho toàn bộ danh sách các khách hàng đã lọc được theo kịch bản hoặc bài nói được soạn sẵn. Tùy theo từng nhu cầu và sỏ thích của khach hàng mà nhân viên telesales có cách tư vấn, thuyết phục khác nhau sao cho khiến khách hàng yêu thích và muốn mua sản phẩm.
  3. Chốt được lịch hẹn gặp với khách: Đối với một số doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng là dịch vụ hoặc các sản phẩm cần phải đến xem trực tiếp, việc đặt được lịch hẹn với khách hàng là một mục tiêu quan trọng và tiến gần đến bước cuối cùng: Chốt sales.
  4. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Không chỉ bán hàng, nhân viên telesales giỏi còn cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc và tư vấn thêm các dịch vụ mới để khách hàng luôn trung thành với doanh nghiệp.
  5. Tìm kiếm khách hàng mới: Không chỉ dựa vào các nguồn khách hàng có sẵn cung cấp từ bô phận marketing, nhân viên telesales đôi khi còn được giao nhiệm vụ tự tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các kênh online, công cụ tìm kiếm…
  6. Trực và nhận điện thoại từ khách hàng: Với một vài mô hình kinh doanh đặc biệt, nhân viên telesales cần luôn trong tư thế sẵn sàng đảm nhận các cuộc gọi đến của khách hàng để tư vấn và giải đáp các thông tin, thắc mắc.
  7. Báo cáo công việc và theo dõi tiến độ công việc của mình: Nhân viên telesales cần thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mìn để liên tục cải tiến công việc và đảm bảo chỉ tiêu doanh số đề ra. Bên cạnh đó, việc thường xuyên xem xét báo cáo cũng giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch bán hàng mà mình đang tham gia.
Nhân viên Telesales là vị trí quan trọng trong khâu bán hàng của doanh nghiệp và theo thống kê, một nhân viên giỏi với đầy đủ các kĩ năng chốt sale bán hàng sẽ không khó để đạt được mức thu nhập cao.
.....
Nghe rất là mùi mẫn đầy khêu gợi, nhưng thực tế thì những giọt nước mắt tủi nhục khi cầm điện thoại lên gọi cho khách hàng thì hầu như không bao giờ được nhà tuyển dụng nói với ứng viên ... cùng lắm thì sau khi được nhận vào làm việc thì chỉ là đừng sợ những lời từ chối của khách hàng: “Anh/chị không có nhu cầu đâu nhé”, “Không dùng đâu”, "Đang lái xe", “Sao các em gọi lắm thế” ... tệ hơn là bị chửi phủ đầu hay mạt sát khi chưa kịp giới thiệu trọn câu ...

Rồi nào được dạy Telesale - những kỹ thuật hay kỹ năng tiếp cận khách hàng, rồi bí quyết để được khách hàng yêu thay vì ghét , ý tưởng mới, mẹo vàng ...

Thực tế thì các bạn làm nghề telesale bất động sản, bảo hiểm đang là nỗi ám ảnh và đôi khi là kinh hoàng đối với những người lỡ nghe cuộc gọi đến của các bạn dù người nghe đều biết các bạn telesale cũng là miếng cơm manh áo lương thiện ... dù ai cũng biết là sau sự quấy rối làm phiền, các bạn sẽ cung cấp thông tin ai không có nhu cầu thì từ chối ...

Nguyên nhân vì sao?
 
Chả vì sao cả, hàng thật hàng ngon thì méo cần phải khủng bố khách hàng, họ đè nhau đến ... chỉ có hàng có vấn đề mới khủng bố khách hàng thôi, chỉ có miếng ăn miễn phí trên bẫy chuột.

Chuyện các bài lừa cũ rích mà lừa biết bao nhiêu người bao nhiêu năm nay rồi, báo chí đưa tin rầm rầm vẫn sử dụng bình thường ... kiểu như rao bán đất dự án những vị trí tốt với giá mềm ... sau đó mời đi tham quan dự án, nhưng chở tuốt tới các dự án vịt giời

Tới nơi chúng cũng kèn trống, băng rôn ì xèo.... nhìn mấy miếng đất chó ngáp là biết ngay.
Nhưng với màn giành dật đè nhau đặt cọc, rồi thêm màn "bốc thăm trúng thưởng" lừa tình nữa ... tạo những cơn hứng tình cho những người dễ bị say tiền, dính bẫy.

Ờ mà mấy em sale mấy công ty đó có nhiều em sale phải nói là tuyệt trần!
Kiểu cứ mặc cái váy ngắn mà mông đùi cứ căng lẳn ra! Đi giày cao gót dẫn khách lúc ra bãi cỏ bị trẹo chân ngã nghiêng ngay vào ...người khách đi lẻ! Khách mà thấy thơm, dính đặt cọc.

Kể tý chuyện hài ... cho mọi người hạ hỏa khi đoc thớt này

CÁM ƠN CÁC BÁC BÁN SIM, SALE NHÀ ĐẤT, CĂN HỘ, CHUNG CƯ...

Vợ tôi có tính ghen, và rất hay kiểm tra điện thoại của chồng.

Có đêm, hai vợ chồng đang ngủ, vợ bất ngờ vùng dậy, chạy xộc ra ngoài. Tôi tưởng vợ bị ma làm, hay mộng du gì đó, nhưng không phải, mà là vợ nghe thấy tiếng tin nhắn điện thoại của tôi để trong túi quần, vứt ngoài phòng khách.

Rồi có lần tôi vào toa-loét, thấy mùi khó chịu bốc lên nồng nặc, nhìn vào mới biết vợ đi ị quên xả nước, tôi liền nhắc nhở thì vợ cãi:
"Đã ị xong đâu mà xả". Nói rồi, vợ vứt phịch cái điện thoại của tôi xuống ghế, chạy vào ị tiếp.

Thấy vợ vất vả quá, nên mỗi khi vợ chuẩn bị đi ngủ hoặc đi ị, tôi đưa luôn điện thoại cho vợ, để vợ đỡ phải hớt hải chạy đi chạy lại, trượt chân ngã lại khổ.

Tất nhiên, tôi tự tin như vậy là bởi tôi đã quán triệt nghiêm khắc với các em gái nuôi rằng:
- Cấm nhắn tin, chat chít, gọi điện cho tôi trong khoảng từ 6h chiều hôm trước đến 8h sáng hôm sau - vì đó là lúc tôi đang làm người chồng ngoan, người cha tốt.

Nhưng là đợt trước thôi, chứ đợt này, vợ chán rồi, bởi điện thoại rung 10 lần thì có tới 9 lần là bọn spam bán sim.

Vài ba hôm đầu vợ còn kiên nhẫn kiểm tra, từ hôm qua đến nay thì vợ đã nản hẳn...

Như sáng nay ấy, vẫn đang ngủ ngon thì lại nghe điện thoại tít tít, tôi cứ nằm xem phản ứng vợ ra sao, thì chỉ thấy vợ ngáp dài, mắt chẳng thèm mở, mồm chửi bâng quơ:
"Mả bố thằng bán sim! Sáng sớm đã không yên với chúng mày!", rồi vợ trở mình, quấn chăn ngủ tiếp...

8h, tôi đến cơ quan, thấy Trinh đã đợi sẵn trước cổng, mặt hằm hằm: "Sao lúc sáng em nhắn tin anh không thèm trả lời ?"

Tôi nghe vậy thì cuống cuồng mở điện thoại, kiểm tra lại tin nhắn. Đúng là tin của Trinh thật: "Xin lỗi vì nhắn cho anh vào giờ này, nhưng em chậm kinh 10 ngày rồi! Vừa thử que xong, 2 vạch rưỡi! Tới chỗ em ngay!".

Tôi đọc xong tin nhắn thì quỳ thụp ngay xuống đất, chắp tay khấn vái liên hồi: "Đội ơn các anh bán sim! Dù cả thiên hạ chửi các anh, nhưng riêng em xin đội ơn các anh. Nếu không có các anh thì hạnh phúc gia đình em đã tan tành rồi! Đội ơn các anh bán sim!".
 
Đâu phải ở mỗi Việt Nam, nói ra sợ đụng chạm nhưng có mấy dạng sales mà rất là rất là không muốn tiếp xúc: sales bán xe, sales bảo hiểm và giờ là sales địa ốc. Về hình thức bên ngoài, các ACE cứ nhìn cách sales địa ốc và sales bán bảo hiểm ở VN hoạt động ntn thì bọn đế quốc nó hơn nhiều lần.

Nhưng mà thôi, mỗi người một nghề, miễn cứ kiếm tiền mà không vi phạm pháp luật là được.
 
Anh ơi có vay tiền ko? - Anh đang làm NH xxx em vay ko?
Anh ơi em ở cty BHNT xxx. - Vậy à, a làm BH Bảo Việt đây, em mua BH ko?
Anh ơi, có đầu tư đất ở xxx, khả năng sinh lời cao? - Vậy à, a có đám đất ở yyy em bán giúp anh với, đuối quá.
Anh ơi, có chung cư xxx giá mới ra hấp dẫn? - Anh đang ở cc gần đó nè, kẹt tiền quá em bán giúp cho a đi, a mua giúp em.
Anh ơi, a đang nợ tiền của cty này nè, trả gấp đi anh? - A là trùm xh đen, đỏ thu nợ ở CNL nè, làm sao a nợ ai đc.
Giờ ít thằng con nào gọi gọi.
 
Với những người vì nghề nghiệp mà bắt buộc phải nghe các số điện thoại dù quen hay lạ và bất kỳ thời điểm nào như những người kinh doanh chuyên nghiệp, bác sĩ, y tá, kỹ thuật tòa nhà bảo trì M&E, quản lý cấp cao thì nỗi ám ảnh các cuộc gọi quấy rầy là điều không thể tránh khỏi, giải pháp thích hợp là sử dụng SmartPhone dòng Nexus và Android One.

Cụ thể, khi số điện thoại gọi đến điện thoại người dùng được ghi nhận đã có trong kho dữ liệu nhận dạng cuộc gọi spam của Google, màn hình điện thoại sẽ xuất hiện cảnh báo dạng màu đỏ cùng với dòng chữ thông báo tình nghi cuộc gọi spam. Khi đó, người dùng có thể lựa chọn hoặc từ chối cuộc gọi - đồng thời số điện thoại gọi đến sẽ bị chặn và bị báo cáo là số spam - hoặc đánh dấu đó là số của một người quen hoặc công việc bình thường, không phải số spam. Tính năng này sẽ thật sự hữu ích với những người dùng thường xuyên phải nhận các cuộc gọi từ các số lại. Chẳng hạn tại Việt Nam là những cuộc gọi quảng cáo các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, nghỉ dưỡng… mà nhiều người dùng thường xuyên phải nhận (vì lầm tưởng cuộc gọi công việc).

Hiện tại không rõ các dòng SmartPhone khác đã tích hợp chưa, nhưng cá nhân mình đã sử dụng dòng Android One và cảm thấy hài lòng, các dòng Android khác thì mọi người có thể tham khảo tính năng "Sử dụng ID người gọi và bảo vệ chống spam", theo link dưới đây.

Theo thông tin vừa đọc trên mạng mấy hôm rồi thì iOS 13 sẽ tự động tắt spam và cuộc gọi không xác định bằng Siri - iOS 13 will let you automatically block spam calls and unknown numbers


 
  • Like
Reactions: camtranngoc
Trước đây mỗi ngày mình nhận trung bình khoảng 10 cuộc gọi mời mua đất. Tính cẩn thận nên lưu số vào danh bạ để tránh nghe lần sau. Nhưng có điều rất lạ lần nào gọi đến cũng toàn số mới. Mỗi tháng khoảng 300 cuộc gọi chào mời mua đất, một năm có khoảng gần 4000 cò đất, toàn số mới. Còn tiếp nữa là dịch vụ gia sư, dịch vụ làm website ...

Gần đây là tổng đài, mình nghe đứa bạn có liên quan nói là giờ tổng đài với một khay sim rác 32 cái của các nhà mạng , kỹ thuật nó cấu hình trên tổng đài và dữ liệu đầu vào ( danh sách số điện thoại của ngoài đầy) tương ứng với số điện thoại của nhà mạng nào thì nó quay bằng sim rác của nhà mạng đó để được hưởng lợi cái gọi nội mạng miễn phí (đó là với mấy chỗ tiết kiệm tiền - chỗ nhiều tiền hoặc hơi ngu không biết cấu hình thì nó gọi đại) cứ như vậy khi nào gọi hết tiền hay hết khuyến mãi trong đó nó thay sim rác khác, có chặn trời nó cũng gọi bằng sim khác.

Cuối cùng buộc phải chọn dùng 2 điện thoại, chỉ cho người quen số chính và white list danh bạ cho số chính.
 
Mình có nguyên tắc là số lạ gọi hỏi anh phải tên M không là mềnh nói KHÔNG PHẢI liền ...
xong nhanh chóng hỏi lại là..."có chuyện gì mà tìm anh M vậy".... đúng chuyện thì nói tiếp, không đúng thì nói "anh M không dùng số này nữa"
dù biết ACE BĐS gọi chào là theo từng cái list số điện thoại được tổ trưởng hay nhóm trưởng cho, số đẹp thì tổ trưởng hay nhóm trưởng diếm làm ăn riêng, nhưng kệ ACE.

À mà ngạc nhiên là giờ data bán tràn lan trên mạng khách hàng ngân hàng gửi tiết kiệm bao nhiêu, vay bao nhiêu ..v...v.. là gì? hội bán bán data đó lấy thông tin từ đâu ra? Chẳng nhẽ họ chế data ?
 
Dạo này vấn nạn robocalls quá khủng bố, khi nào thì Việt Nam có chính sách như Mỹ, đồng thời chia sẻ cho các anh chị em cách chặn robocalls - Stop annoying robocalls to your phone using every trick we know

T-Mobile, Google, Apple and the US government are all taking steps to put an end to robocalls and other call spam. Here's what you can do to silence those annoying, and sometimes dangerous, calls.


Các phương pháp hay nhất để ngăn chặn các cuộc gọi robocalls gây phiền nhiễu
  • Không trả lời cuộc gọi từ các số bị chặn hoặc không xác định.
  • Không trả lời cuộc gọi từ những số bạn không nhận ra.
  • Không trả lời bất kỳ câu hỏi nào có thể được trả lời bằng "Có".
  • Nếu ai đó gọi cho bạn và tuyên bố là ở công ty XYZ, hãy gác máy và tự gọi cho công ty. Sử dụng trang web của công ty để tìm một con số chính thức.
  • Nếu bạn trả lời một cuộc gọi và nghe thấy một đoạn ghi âm chẳng hạn như "Xin chào, bạn có nghe thấy tôi nói không?" chỉ cần cúp máy.
  • Tương tự với một cuộc gọi mà bạn được yêu cầu bấm một số trước khi được kết nối với người đại diện.
Khi bạn trả lời cuộc gọi và tương tác với lời nhắc thoại hoặc bằng cách nhấn một số, nó sẽ cho những kẻ gửi thư rác biết số của bạn là thật. Sau đó, họ có thể bán số của bạn cho một công ty khác hoặc bắt đầu nhắm mục tiêu số của bạn thường xuyên hơn.

Dĩ nhiên là tìm hiểu tính năng "caller ID and spam protection" trong smartphone của bạn, vì tùy từng loại điện thoại mà có các chức năng khác nhau, mọi người truy cập tìm hiểu nhé, QuynhAnh không làm tốn tài nguyên diễn đàn.
 
Phạt đến 30 triệu đồng khi gọi điện quảng cáo lúc 6h sáng - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Theo đó, bổ sung mức phạt liên quan đến gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo và gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020.

Cụ thể, phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với tổ chức có các hành vi sau (cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng ½ so với tổ chức):

- Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 1 số điện thoại trong vòng 24h mà không có sự thỏa thuận với người sử dụng;

- Gọi điện quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 08h đến 17h mỗi ngày mà không có sự thỏa thuận khác với người sử dụng;

- Không có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện quảng cáo;…

Xem chi tiết tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP (có hiệu lực 01/10/2020 và thay thế Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008, Nghị định 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012).


Ưu điểm của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP đưa ra định nghĩa rõ ràng về tin nhắn rác, cuộc gọi rác

Làm rõ tin nhắn rác để ngăn chặn triệt để

Tin nhắn rác trước đây được định nghĩa là tin nhắn được gửi đến người nhận mà người đó không mong muốn. Định nghĩa này gây ra nhiều sự hiểu lầm và chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ. Ví dụ một người nhắn tin cho nhiều người thông báo và mời cưới con họ. Có thể có những người không thích và không mong muốn nhận được tin nhắn này, và như vậy theo định nghĩa đây là tin nhắn rác. Thậm chí tin nhắn thông báo lũ lụt hay kêu gọi ủng hộ từ thiện cũng bị xếp vào là tin nhắn rác. Vì vậy, những tin nhắn này có thể bị chặn để tránh làm phiền khách hàng.

Theo thông lệ quốc tế, các nước không định nghĩa tin nhắn rác như vậy mà họ đưa ra định nghĩa tin nhắn rác là tin nhắn mang tính chất quảng cáo thương mại và phải được sự đồng ý của người nhận.

Vì vậy, trong nghị định mới về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã định nghĩa lại ngoài các tin nhắn mà pháp luật cấm (cũng được gọi là tin nhắn rác) thì “Tin nhắn rác là tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này”.

“Nghị định mới này nhấn mạnh đến yếu tố tin nhắn quảng cáo mà người dùng không mong muốn là tin nhắn rác chứ không phải là mọi tin nhắn không mong muốn như định nghĩa trước đây. Như vậy, với định nghĩa mới này thì những tin nhắn mời cưới, tin nhắn thông báo lũ lụt hay kêu gọi ủng hộ từ thiện… sẽ không bao giờ bị coi là tin nhắn rác. Việc quy định rõ ràng khái niệm này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về tin nhắn rác được thực hiện dễ dàng và việc triển khai các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác của các doanh nghiệp viễn thông được thuận lợi, đồng bộ hơn và người dân cũng hiểu rõ và nhận dạng tin nhắn rác được dễ dàng hơn”,

Lần đầu tiên đưa ra định nghĩa “cuộc gọi rác”

Cuộc gọi quảng cáo, cuộc gọi rác xuất hiện ngày càng nhiều gây bức xúc cho người dùng điện thoại; trong đó có cả những cuộc gọi lừa đảo, trừ cước người dùng. Tuy nhiên, trước đây chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về đối tượng này. Vì vậy, trong Nghị định mới, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho Chính phủ lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về cuộc gọi rác.

Nghị định đã quy định khái niệm cuộc gọi quảng cáo, cuộc gọi rác và biện pháp quản lý đối với đối tượng mới này, qua đó lấp được lỗ hổng thiếu quy định về ngăn chặn cuộc gọi rác hiện nay.

“Nghị định này đã đưa ra định nghĩa rõ cuộc gọi rác là cuộc gọi quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo với các nội dung bị cấm theo quy định. Mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo đều phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi điện thoại quảng cáo (gồm tên, địa chỉ) và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước”,

“Trường hợp người sử dụng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo, người quảng cáo phải chấm dứt ngay việc tiếp tục gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đó. Quy định này không chỉ bảo vệ người dùng trước cuộc gọi rác mà còn tạo cơ sở cho doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các cuộc gọi quảng cáo đúng pháp luật và thúc đẩy kinh tế, giúp cho việc quảng cáo của người quảng cáo gặp được đúng nhu cầu cần tiếp nhận quảng cáo của khách hàng“.

 
Bây giờ có chính sách phạt telesales qua điện thoại rồi, cũng khổ cho mấy bạn telesales