Giải pháp công nghệ "Gạch không nung"

  • Người khởi tạo Người khởi tạo banhbeo
  • Ngày gửi Ngày gửi

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Giới thiệu chương trình Sáng tạo Việt - Giải pháp công nghệ "Gạch không nung"
Tác giả sáng chế/ GPCN: TH.S Phạm Tuấn Nhi, Viện địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh.

Công nghệ sản xuất gạch không nung giống như quy trình sản xuất gạch tuynel truyền thống nhưng không qua công đoạn nung.Nguyên liệu là đất sét tạp chiếm khoảng từ 20 đến 30 % sau đó được phối trộn nguyên liệu phụ gia làm chất kết dính bao gồm khoáng và vi khoáng giàu silic và nhôm như Meta cao lanh; phế thải công nghiệp; phế thải gốm…những nguyên liệu này đều dễ dàng tìm kiếm và có sẵn ở Việt Nam nên không phải chế biến gì thêm. Đặc biệt chịu đượcmôi trường biển và phèn mặn.

Gạch không nung có giá thành giảm 20 đến 30 % so với các loại gạch thường, trọng lượng nhẹ hơn từ 2 đến 3 lần mà không mất đi tính năng vững chắc của gạch.

Chương trình phát sóng vào 9h00 ngày 23/10/2016 trên Kênh VTV3. Mời quý vị và các bạn chú ý đón xem.
[video]https://www.facebook.com/sangtaovietnam.vn/videos/1404986299516379/[/video]
 
Cái này ứng dụng như thế nào? Giải pháp này quảng bá từ 2005 mà

Hiện nay, đổi mới công nghệ và sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng không nung là việc làm hết sức cấp thiết đối với các địa phương trong cả nước. Đáp ứng nhu cầu này, từ những năm 2005, Viện Địa lý tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu không nung theo phương pháp đùn ép cho các doanh nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng trong nước và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tốt. Công nghệ sản xuất này ngày càng được hoàn thiện và phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, tận dụng được nguồn nguyên liệu địa phương với quy trình đơn giản, dây chuyền thiết bị đồng bộ trong nước, giá thành sản xuất rẻ và đầu tư thấp.

Quy trình sản xuất: Công nghệ sản xuất gạch không nung giống như quy trình sản xuất gạch tuynel truyền thống nhưng không qua công đoạn nung: Nguyên liệu --> phối trộn phụ gia --> tạo hình bằng máy đùn ép --> lưu hóa --> phơi --> sản phẩm. Công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu là đất sét tạp, đất đồi kết hợp với phụ gia hoạt tính, sau đó tạo hình bằng phương pháp đùn ép dẻo kết hợp với hút chân không. Sản phẩm hóa cứng nhanh ở nhiệt độ thường.

Hóng có gì hay
 
banhbeo;n1407 nói:
Công nghệ sản xuất gạch không nung giống như quy trình sản xuất gạch tuynel truyền thống nhưng không qua công đoạn nung.Nguyên liệu là đất sét tạp chiếm khoảng từ 20 đến 30 % sau đó được phối trộn nguyên liệu phụ gia làm chất kết dính bao gồm khoáng và vi khoáng giàu silic và nhôm như Meta cao lanh; phế thải công nghiệp; phế thải gốm…những nguyên liệu này đều dễ dàng tìm kiếm và có sẵn ở Việt Nam nên không phải chế biến gì thêm. Đặc biệt chịu đượcmôi trường biển và phèn mặn.

Gạch không nung có giá thành giảm 20 đến 30 % so với các loại gạch thường, trọng lượng nhẹ hơn từ 2 đến 3 lần mà không mất đi tính năng vững chắc của gạch.
Nếu sự thực như vậy thì sắp giàu to rồi, vì sản xuất không kịp để bán
 
Làm gạch kiểu này, bọn Dương Hải Phát, Quốc Toàn, Tám Quỳnh, M&C, Phước Thành cười cho quê luôn, tiền đâu mà đủ để đốt gạch đến chín đỏ ?
 
nhannguyen;n1409 nói:
Cái này ứng dụng như thế nào? Giải pháp này quảng bá từ 2005 mà

Hóng có gì hay

Mấy thạc sĩ nghiên cứu chỉ cần cứng, cần thành hình, nhưng còn chưa xét đến biến dạng đồng thời với vữa XMC, không dễ ăn của ngoại đâu
 
Không rõ tác giả đã thống kê những công trình thực tế đã áp dụng chưa? Đã chứng kiến nhiều trường hợp, có những công trình, hạng mục bị tổn thất nghiêm trọng vì không xét đến tình trạng làm việc có đồng thời hay không của các loại gạch xây, gạch ốp lát với vữa xi măng cát thông thường mác từ 75-100 hoặc hồ dầu xi măng thông thường.

Sự cố xảy ra không phải tại thời điểm sau thi công vài tháng, có thể sau đó 1-2-3 năm (tuỳ vị trí, tuỳ khu vực). Nghĩ rằng khi thi công với vật liệu mới, khối lượng lớn đến rất lớn cần có những thử nghiệm có tính khoa học thực tiễn cao để tránh tổn thất.
 
thanhhoa;n1413 nói:
Mấy thạc sĩ nghiên cứu chỉ cần cứng, cần thành hình, nhưng còn chưa xét đến biến dạng đồng thời với vữa XMC, không dễ ăn của ngoại đau
Nhầm nhot gi không? Vậy là chỉ biết nghiên cứu thôi chứ không có học môn sức bền vật liệu hả ?