Giới thiệu và đánh giá các trường đại học kiến trúc - nội ngoại thất - kỹ thuật liên quan đến xây dựng tại Việt Nam cũng như nước ngoài ?!

NgocThanhPhan

Thành viên cơ bản
Thấy nhiều anh chị em theo nghề xây dựng tâm sự không muốn cho con theo tiếp nghề xây dựng nói chung, cụ thể từ kiến trúc, nội ngoại thất, xây dựng dân dụng - công nghiệp - hạ tầng kỹ thuật - giao thông - thủy lợi, cơ khí , điện .... muốn cho con theo các nghề thiên về kinh tế, tài chính, thương mại. Tuy nhiên cá nhân mình nhận thấy nghề xây dựng nói chung đâu đến nỗi tệ, tuy thu nhập không cao nhưng cũng đâu đến nỗi nào.

Mùa nhập học ĐH cũng sắp tới, mong MOD/MIN ủng hộ mở cho cái thớt mới "Giới thiệu và đánh giá các trường đại học kỹ thuật liên quan đến xây dựng tại Việt Nam cũng như nước ngoài" tại chuyên mục "Nghiên Cứu - Đào Tạo - Chuyển Giao"

Ở Hà Nội thì còn biết sơ sơ về các trường như ĐH Bách Khoa, ĐH Xây Dựng, ĐH Thủy Lợi, ĐH Giao Thông Vận Tải, ĐH Mỏ - Địa Chất ....nhưng khá mù mịt về các trường ĐH ngành xây dựng ở phía Nam.

Năm nay có đứa cháu ở phía Nam, sức học thuộc hệ giỏi - 12 năm liên HS giỏi - nhưng học ở các trường làng chứ không phải ở các trường điểm nên không có cơ hội chảnh chọe, kết quả thi vừa rồi cháu ước tính trên 24 điểm, cháu nó lại đam mê muốn theo xây dựng dân dụng, điện thoại ra hỏi nên theo học ĐH Bách Khoa hay ĐH Kiến Trúc. À sau khi ĐH Tôn Đức Thắng bục bể phốt mua bài nghiên cứu khoa học, cháu nó đã chuột rút, nên mọi người cũng đừng khuyên nhé.

Rất mong các anh chị em đi ngang am hiểu đi ngang có vài ý kiến giúp ạ.
 
Với 24 điểm (ước tính) và 12 năm học sinh giỏi liên tục mà theo ngành xây dựng thì kể ra khá phí phạm, nhưng yêu nghề thì chịu thôi, chứ người trong nghề muốn nhảy ra muốn chuyển đổi nghề khác.

Bây giờ quá nhiều KS xây dựng và đặc thù xây dựng nghề dạy nghề nên thu nhập và thăng tiến nghề nghiệp không phụ thuộc quá lớn vào năng lực học tập.

ngành xây dựng vozforums

FSG2I54.png


Nếu để theo nghiệp thiết kế thì nên chọn đại học Kiến Trúc hay đại học Bách Khoa ( Khoa XD trường ĐK BK TPHCM sắp tách ra thành trường ĐH Xây Dựng - Kiến Trúc ), nói chung là muốn làm thuê bền vững thì học 2 trường này.

Nếu để đi thi công học trường mấy trường dân lập cũng được vì kiến thức trong trường áp dụng thực tế chỉ là một phần nhỏ, còn lại là thực tế sẽ dạy nghề, chính những đứa dân lập lại chịu khó chịu cày ra làm thầu sớm, những đứa Kiến Trúc hay Bách Khoa chạnh chọe nên làm lính muôn thưở. Dân lập thì Văn Lang hay công lập nửa mùa như ĐH Mở cũng ổn.

CHUYỆN NGHỀ XÂY DỰNG
...
Nửa đêm tự nhiên mất ngủ, nằm mãi cứ tỉnh như sáo. Ngồi dậy viết tí về chuyện nghề.
Thời SV, chọn trường ĐH, thực ra cũng chưa hiểu lắm. Chả ai định hướng, trong lớp mỗi đứa cử nhau đi 1 ngành, còn nghe gian hồ bảo nghề này về sau giàu lắm. Thế là nộp đơn.
Khoá năm ấy điểm đầu vào khá cao. Cả khoá có khoảng 300 người, 4 đứa con gái. Bước chân vào giảng đường với 1 sự hãnh diện không hề nhẹ. Để rồi một thời đi đâu tự hào là dân Bách Khoa ĐN. Ui chao. ..
"Trai bách khoa như chim anh vũ.
Gái Bách Khoa như Củ Sắn Lùi.
Trai Sư Phạm như Khỉ Cộc Đuôi.
Gái Sư Phạm như Cành Liễu Rủ.
Chim Anh Vũ đậu Cành Liễu Rủ
Để Khỉ Cộc Đuôi ôm Củ Sắn Lùi..

Đại khái niềm tin học nghề này tương lai sẽ xán lạn. Ra trường rất oách. Chả có ai, kể cả giảng viên, nói, chia sẻ về sự khắc nghiệt của nghề cả. Ngẫm lại âu cũng là sự "thẩm du" tinh thần hơi quá.......

Viết đến đây mới nhớ, mấy năm trước khoa XD tuyển sinh tăng tới 1500/ khoá, gấp 5 lần thời mình. Chưa kể các trường khác cũng đua nhau đào tạo. Điểm đầu vào hạ thấp. Còn kĩ sư XD ra trường nhiều như lợn con, tuyển dễ hơn tuyển thợ điện. Niềm tự hào về một cái gì đó bay biến đi đâu mất.....

Ngày mới ra trường, đi làm thi công. Điều kiện làm việc công trường thì luôn khắc nghiệt và vất vả. Nắng. Bụi. Nóng. Mưa rét. Con người lúc nào cũng đối đầu trực tiếp với thiên nhiên, ko có lớp bảo vệ, ăn ngủ trong các container hoặc các khu nhà tạm bợ. Điều kiện sinh hoạt công trường thiếu thốn đủ thứ, một cái nhà WC tử tế, một nguồn nước sạch để rửa tay cũng không nên hồn.

Chỉ có sự vô tư của tuổi trẻ, sức khỏe của thanh niên, sự tò mò đam mê khám phá bí mật nghề nghiệp, mới có thể vượt qua mọi thứ để hàng ngày đều đặn 10-12h làm việc. Ngoài ra là sự chân thành, tình cảm giữa các anh em đồng nghiệp cùng làm.

Theo thời gian, mọi thứ dần bay đi hết......

Khám phá tìm hiểu về kỹ thuật thì rất vui vẻ, thích thú. Nhưng khi biết nhiều hơn về tài chính, về tiền bạc, thì mọi thứ ko còn tươi hồng như thuở ban đầu nữa. Làm lương tèo tèo. Mỗi năm thằng nào giỏi lắm dư được 60-70 chai. (Nếu làm ăn "lương thiện" nha). Chưa kể ốm đau bệnh tật, thử hỏi bao giờ có nhà ở. Một đời phiêu bạc đây đó. Tương lai bất định...

Thời làm nghề dễ dãi, giá cao, đã qua lâu lắm rồi. Yêu cầu khách hàng ngày càng khắt khe, khó tính. Giá bị ép ngày càng rẻ mạt. Đấy là chưa kể đến nợ xấu.

Chung quy lại do đâu? Nghĩ thì có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do nguồn cung "Kỹ sư" quá nhiều, chất lượng đầu ra kỹ sư không đảm bảo, làm sai lên sai xuống, tư duy không có, lấy trải nghiệm quy thành kinh nghiệm, lấy tư tưởng nhà dân đi làm nhà cao tầng cao cấp. Thứ 2 do các "Ông anh" tư tưởng sẵn trong đầu làm là phải ăn thêm, lương kèm theo lậu... muốn có lợi nhuận, muốn nhận nhà nhưng không muốn tốn tiền.. ..Những ông anh lâu năm, ma cô, nhiều võ, toàn chạy sang làm CĐT, thành ra bài vở gì cũng thạo. Bán hàng cho người cùng nghề khó vô cùng. Thử nghĩ cảnh bạn làm bệnh nhân đi khám bác sĩ, dám cãi nhiều ko? Bác sĩ nói là phải nghe, dù cảm giác có lúc ko ổn. Suốt ngày tìm cách hoạch hoẹ đủ thứ linh tinh. Dân cùng trường, cùng nghề đập nhau, ấy mới là điều đau khổ.
......

Thực ra đi vào chi tiết thì mỗi nghề sẽ có vất vả riêng. Hầu như ai cũng than về nghề mình đang làm cả. Nhưng đứng ở góc vĩ mô hơn chút, nghề này bạc nhất vì hay bị quịt nợ. Đi làm thì phải bỏ tiền ứng trước. Làm xong, khách nhận hàng rồi thì mãi ko chịu trả tiền, với đủ mọi lí do, nhưng chính nhất là "chưa muốn trả hoặc "đếch thích trả". Rồi từ đó sinh ra một đống hồ sơ lằng nhằng, soi tìm đủ thứ quy định của nhà nước, các câu chữ trong Hợp đồng để hợp thức hóa nó....

Khó khăn về chuyên môn, kĩ thuật đều có thể giải quyết. Riêng khâu đòi nợ, liên quan đến con người thì nan giải. Ko có tiền thì làm việc làm thao?

Tương lai nào cho nghề này?
Nói chung Nghề này mang tính chu kỳ đặc thù của nền kinh tế. Khi BĐS phát triển thì XD hưởng hơi theo. Kinh tế thắt chặt thì BĐS tèo, XD đi bụi. Hi vọng các kỹ sư đọc bài này xong thì suy nghĩ rồi bỏ nghề XD bớt đi. Lúc đó nguồn cung giảm, may ra người còn lại mới dễ thở hơn được. Haha
.......
Còn nhớ lời anh đồng nghiệp từng nói. Sau này co con, mi hãy hỏi nó, con muốn lớn lên làm nghề gì, nếu nó trả lời là "Kỹ sư xây dựng" thì tìm mọi cách nhét nó vào lại....Dứt khoát không cho con cái đi vào cái nghiệp xd này. Bạc lắm.

Sang năm em nghĩ làm XD về quê làm vườn nha AE. Thông báo trước....Về quê báo hiếu cha mẹ, ở với vk với con. Cơm rau ngày 3 bữa cho phẻ ....
This article I collected on the web and edited



Nhưng mà làm thầu thì nghề này ngày kiếm công việc càng khó, và nợ nần thì tứ tung, nhiều thầu mỗi năm số nợ càng ngày càng tăng, ngoài vay ngân hàng thường xuyên thì thỉnh thoảng còn vay nóng
 
Trừ nghề thời thượng hiện nay là CNTT chứ còn lại thì nghề nào cũng có cái cực ,cái khổ của nghề đó. Dĩ nhiên học đại học xong mà đi làm thầu nhà phố thì không nên học, vì thầu nhà phố thì người đi phụ hồ 3 công trình là đi nhận thầu được, thầu qua cái nhà thứ 2 thứ 3 là có thể vỗ ngực như KSXD.

Ở miền Nam, nếu để theo nghề nghiêm túc ở level cao thì chỉ có duy nhất thì duy nhất chỉ là Kiến Trúc hoặc Bách Khoa nếu theo xây dựng dân dụng, nếu theo các ngành khác thì vào trường công (giao thông, thủy lợi) ...

Nghề xây dựng là nghề dịch vụ đặc thù (nôm na là có điều kiện), nhưng vẫn là nghề dịch vụ nên yếu tố quan hệ chiếm tỷ trọng lớn cho thành công sau này, nếu giao tiếp xã hội kém thì không nên chọn nghề này, vì khi đó cả đời chỉ làm culi bậc cao.

Kinh tế xã hội càng phát triển thì ngành nghề kỹ sư xây dựng dùng tay chân càng mất giá như ngành hàng hải thôi, vì đơn giản là nó có nhiêu đó, tân tiến thì cũng chỉ là công nghệ vật liệu mới, máy móc thiết bị thi công mới, phần mềm hỗ trợ mới

Do vậy nếu học lực khá thì vào các trường học hành đến nơi đến chốn
 
Đã xác định theo kỹ thuật thì khó mà lương cao, chỉ kì vọng nhất nghệ tinh nhất thân vinh, muốn thu nhập cao chỉ làm bên thương mại, làm thầu thì bản chất cũng là thương mại, mua rẻ bán cao, và làm thầu thì phải có kỹ năng, chứ không phải cứ KS là làm thầu được.

Ra làm thầu tưởng ngon chứ khác đếch gì đứa ăn mày, nhiều khi năn nỉ CĐT trả tiền thí mẹ luôn mà năn nỉ nó trả tiền mình bỏ ra chứ chưa có tiền lời. Nghe cho sang mình là chủ nợ 1 thằng mà con nợ nó coi mình như chó trong khi mình là con nợ của nhiều người và khất nợ muốn nhục luôn.

Nếu theo mảng tư vấn (thiết kế, quản lý dự án ...) thì chịu khó update kiến thức, chứ loại chỉ ỉ vào kinh nghiệm thì đám tuổi 30 nó coi khinh ngay. Nếu theo mảng thi công thì cố gắng phấn đấu làm quản lý, vì làm lính thì phải đi xa và đòi hỏi sức khỏe, đến một lúc nào đó vì gia đình và sức khỏe không đu theo nổi. Nếu tuổi 30-35 mà chưa có được một dấu ấn tên tuổi nào đó hay một ít vốn thì xác định là đến 50 là thất nghiệp hoặc chỉ làm loanh quanh kiểu gà què ăn quẩn cối xay. Đơn giản là nghề vừa yêu cầu có kinh nghiệm nhưng lại yêu cầu có sức khỏe và nhanh nhạy, nên thường là bước sang tuổi 50 hầu như không làm chuyên môn nữa.

Nói chung là theo nghiệp thi công thì nghề này nó bạc và phá sức hơn các nghề khác nhiều, nhất là chỉ làm kỹ thuật đơn thuần chứ không vươn lên được làm quản lý.
 
Gần như các nghề đều thay đổi và phát triển quá nhanh trong thời đại ngày nay kể cả kỹ thuật lẫn kinh tế. Nếu không chịu update kiến thức thì 50 tuổi không thể làm chuyên môn là chắc chắn không riêng gì về xây dựng.

Tuy nhiên thì nghề xây dựng luôn là nghề nặng nhọc, tuy nhiên muốn theo nghề xây dựng dân dụng (với các trường ở phía Nam) thì khoa xây dựng của Bách Khoa là ổn nhất về kiến thức và thực hành, kế tới là xây dựng của Kiến Trúc, các trường khác nhiều lúc mình thực sự ngạc nhiên khi họ có thể cho ra trường các sản phẩm tệ như vậy.

Bên xây dựng thì khói bụi, nắng gió, tai nạn lao động rình rập, thường xuyên xa nhà, cũng phải thức đêm đổ bê tông ... Làm quản lý thì dính chuyện chung chi, sự cố công trình, lo tài chính, ngoại giao kiếm việc... tối về ngủ cứ thon thót lo sự cố công trình.

Nhưng dân xây dựng nhìn sang dân kinh tế thì thấy thèm muốn, nhưng đâu biết dân kinh tế giờ tìm được chỗ đúng nghề đúng nghiệp cũng đỏ mắt, vào làm thì bị sai vặt như osin, cũng phải đi sớm về muộn, rồi cũng KPI, rồi cũng pháp luật này nọ

Chung quy nghề nào cũng có nỗi khổ và sự sung sướng. Không có nghề nào chỉ toàn sung sướng và cũng chẳng có nghề sang hèn, nghề nào nuôi sống mình và gia đình đều tốt cả.
 
  • Like
Reactions: NgocDungBTE
Nói chung là học xây dựng tuy nói là cơ bắp là chính, nhưng thực ra còn hay hơn nhiều ngành khác ở chỗ là học xong có "nghề thợ hồ" trong tay không sợ chết đói, làm xong công trình là có sản phẩm sờ nắn được.

Hầu như bậc phụ huynh kiếm tiền chân chính đều không muốn con theo nghề của mình, muốn kết luận ngành học của trường nào hấp dẫn thì phải thấy có càng nhiều cựu sinh viên của ngành thuộc trường ấy thành đạt, media chỉ giới thiệu những người trong giới showbiz hoặc các tầng lớp doanh nhân cần phông bạt , hoặc giới chính trị gia và chủ đầu tư BĐS, mà bản chất thì không liên quan gì đến chuyện học hành ở trường cả.

Chuyện ra làm thầu nó thuộc vào tố chất kinh doanh của từng người, chứ không phải có kỹ năng quản lý tốt là làm thầu được.

Dân ngoại đạo cứ nghĩ rằng học xây dựng rồi ra làm thầu, đâu phải ai cũng thế, khối người kỹ năng tốt cộng chuyên môn giỏi và tiếng Anh khá đang tham gia các dự án lớn ở nước ngoài.

Nếu có tư chất khá như cháu chủ thớt thì đích nhắm luôn là các trường TOP, với ngành xây dựng hiện nay chỉ là các trường công truyền thống, mục đích sau khi tốt nghiệp cầm tấm bằng kỹ sư là có chuyên môn cao, tham gia vào các dự án tầm cỡ. Còn để làm giàu thì cần nhiều thứ khác, nghề nào cũng vậy thôi.

Các trường ĐH đa hệ có ngành xây dựng hay kiến trúc thì hầu hết là phông bạt, các bài báo quốc tế thì giờ bỏ tiền thuê viết bài, mà cho dù là giảng viên giỏi cỡ nào nhưng đầu vào thấp, thì không có bột sao gột nên hồ.
 
Quan điểm của TuanPhuongArch là với ngành xây dựng có thể chia làm 3 mâm:
- Mâm 1: quản lý nhà nước, mâm này thì cái bằng ĐH chỉ để bổ túc cho đủ hồ sơ, quan trọng là Đảng Đoàn và kỹ năng chính trị,
- Mâm 2: lệ thuộc vào năng khiếu tự thân: kiến trúc sư, thiết kế nội ngoại thất
- Mâm 3: hoàn toàn thuần túy kỹ thuật - mâm kỹ sư

Với mâm 1 thì miễn bàn, nó là toan tính, là cho táp phải ruồi .... là gì đi chăng nữa thì yếu tố chuyên môn là phụ, với mâm 2 thì thiếu đi năng khiếu tự thân thì cũng khó thành công, với mâm 3 thuần túy hoàn toàn kỹ thuật thì khá phí phạm cho những người thông minh, những người thông minh ví dụ mỗi môn để xét tuyển vào ĐH trên 8 điểm thì không nên chọn theo học ngành kỹ thuật xây dựng nói chung, từ kết cấu xây dựng, điện, nước, giao thông, thủy lợi ...

Lý do gì, rất đơn giản ngành xây dựng học thì rất nhiều, rất vất vả nhưng thực tế thì ứng dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế rất ít. Bên M&E thì không nắm nhiều không biết, chứ những gì KSXD (có thể là cả giao thông, thủy lợi .... ) học được ở trường hiếm khi sử dụng trong cuộc sống, cứ thử điểm danh một KSXD:
  • Kiến thức cơ bản, phải nói thật là cơ bản, về những mảng Cơ học chất rắn, Chất lỏng và Chất rời (các môn: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Cơ lưu chất, Cơ học đất, Nền móng...)
  • Kiến thức ngành thiết kế: Kết cấu bê tông cốt thép, Kết cấu thép, Kết cấu nhà nhiều tầng, Kết cấu nhà công nghiệp, Hố đào sâu.
  • Kiến thức ngành thi công: Kỹ thuật, tổ chức thi công, kinh tế Xd, tài chính xây dựng...
Khối lượng học rất nhiều, nhưng ra đời như trẻ con chơi lego thôi, nghề xây dựng là một nghề có đòi hỏi mức sáng tạo thấp nhất, có thể nói là không cần sáng tạo vẫn hành nghề được, đấy là lý do mà thợ hồ có thể nhảy lên làm cai, nhảy lên làm thầu dù rất dốt nát về chuyên môn. Một ông thầu nhận khoán một công trình về bóc tách vật tư đi mua, thuê đội nhân công thầu khoán, thuê coffa ván khuôn, thuê máy móc... là làm được. Mỗi thứ lại bị các tay chuyên thầu khoán, tay cho thuê cốt pha, tay cho thuê máy.... ăn một tý, vật tư vật liệu qua cửa hàng công thêm tý lãi... Vậy giá trị một KSXD là ở chỗ nào ? Tính toán kết cấu ... sắp tới phần mềm nó giải quyết cho khá lớn, đầu cần phải siêu thông minh. Chỉ huy công trường .... dây chuyền thi công gần như bất biến bao nhiêu năm nay, cũng phải từ móng leo lên.

Có thể nói trừ việc tính toán kết cấu, vai trò của một KSXD trong công trình rất nhạt nhòa. Chắc điện nước ME cũng thế thôi.

Do vậy có thể nói rằng IQ cao học kỹ thuật xây dựng phí cả cuộc đời.
 
Có bài này hay chia sẻ với mọi người


Trong khi đó, cũng không ít thí sinh thổ lộ việc chọn ngành theo định hướng của người nhà, do bố mẹ có mối quan hệ nên “gửi gắm” để sau này có việc. Ông Hà khẳng định, năng lực mới là thước đo quan trọng để đảm bảo cho một công việc ổn định sau này. Do vậy, thí sinh hãy loại bỏ ngay suy nghĩ ỷ lại vào gia đình vì trong chọn ngành nghề, bố mẹ không thể là lá chắn che chở suốt đời.

Sau nhiều năm nghiên cứu, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, PGS Phạm Mạnh Hà đưa ra 4 bước chọn ngành nghề để giúp thí sinh có định hướng đúng đắn,theo đó, cần trả lời các câu hỏi lần lượt: tôi thích nghề gì, tôi phù hợp nghề gì, tôi chọn nghề gì, tôi nên học tập ở đâu?

Những thí sinh hay bị mẹ mắng “việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng” thường có tính cách xã hội, thích giao tiếp và giúp đỡ mọi người, có thể phù hợp ngành nghề thương mại, kinh doanh, báo chí, marketing… Những học sinh hay lý sự với người lớn, hay đầu têu những trò nghịch ngợm ở lớp, bị thầy cô phê bình nhưng lại được bạn bè yêu mến thường là những thí sinh có tố chất lãnh đạo và tư duy phản biện, có thể tìm hiểu ngành nghề quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh...

Những thí sinh hay bị mắng vì tội lọ mọ, tháo tung đồ điện trong nhà để nghiên cứu thường có tư duy kỹ thuật, phù hợp những ngành nghề cơ khí, kỹ sư công nghệ... Thí sinh ngoan ngoãn, ít nói, ngại thay đổi, hay được cầm quỹ lớp... thuộc nhóm tính cách “công chức”, phù hợp nghề kế toán, kiểm toán, nhân viên quản trị văn phòng...

Những học sinh học rất giỏi, lúc nào cũng thấy ngồi ôm sách vở, ít đi chơi thuộc nhóm tố chất nghiên cứu, phù hợp trở thành nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên đại học... Một số người có đầu óc sáng tạo, hay bị mắng “suốt ngày mơ mộng”, yêu thơ ca, ghét công việc cứng nhắc... hay có tính cách nghệ sĩ, triển vọng trở thành kiến trúc sư, nhân viên quan hệ công chúng, nhà văn...
 
Thực tế hiện nay: chỉ cần có bằng KTS/KS với chứng chỉ hành nghề thì không ai quan tâm đến xuất xứ của trường đào tạo hay hình thức đào tạo nữa, dù từ công lập, dân lập hay học chính quy hay vừa học vừa là người ta vẫn gọi là KTS/KS và không có sự phân biệt.

Ngành xây dựng giờ bát nháo, mấy cái chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực bắt buộc phải có cho vui thôi, ngu như chuyên tu dốt như tại chức vẫn học lên thạc sĩ tiến sĩ được miển là có tiền.
 
  • Haha
Reactions: ViToanConstruction