Hãy gỡ 29 ứng dụng sau ra khỏi smartphone ngay lập tức

  • Người khởi tạo Người khởi tạo banhbeo
  • Ngày gửi Ngày gửi

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
(PLO)- Hiện tại có khá nhiều ứng dụng trên Google Play được tích hợp sẵn phần mềm độc hại, đơn cử như ES File Explorer, InstaMag, App2SD, GO Keyboard…

Để tăng thu nhập, nhiều nhà phát triển đã tích hợp thêm các add-on độc hại bên ngoài như DU Battery Boost, DU Boost Charge, DU Speed Charge… lên ứng dụng của họ.

Nguồn: kynguyenso.plo.vn/ky-nguyen-so/doi-...u-ra-khoi-smartphone-ngay-lap-tuc-645748.html

Theo trang công nghệ WonderHowTo, những add-on độc hại này sẽ hiển thị ngay trên màn hình khóa khi thiết bị đang được cắm sạc, khi người dùng lỡ tay nhấn vào, nó sẽ tải hoặc cài đặt thêm các ứng dụng không cần thiết. Nhiều người dùng cho biết họ cảm thấy có điều gì đó không bình thường khi sử dụng. Điều này gây khó khăn trong việc tìm ra nguồn gốc thực sự của vấn đề khi smartphone gặp sự cố.




Google đã không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để ngăn chặn, giải pháp duy nhất lúc này là bạn hãy tự gỡ cài đặt các ứng dụng trên ra khỏi thiết bị.

Danh sách 29 ứng dụng có tích hợp add-on độc hại từ DU:
- 360 Security
- Amber Weather Wiget
- App2SD
- AppLock
- ES File Explorer
- ES AppLocker
- Flashlight & LED Torch
- FotoRus - Photo Editor
- GO Keyboard
- GO SMS Pro
- GO Weather
- HiFont
- iMuslim
- InstaMag - Photo Collage
- KittyPlay Wallpapers Ringtones
- LOCX App Lock
- Next Browser
- Photo Collage Editor
- Photo Editor Pro
- PIP Camera-Photo Editor
- Sharecloud
- Solo Launcher
- TouchPal Keyboard
- TrustGo Ad Detector
- UC Browser
- XBrowser
- XBrowser - Super Fast & mini
- Xender
- Z Camera

Để gỡ bỏ các phần mềm độc hại từ DU, bạn hãy vào Settings > Apps, tìm đến các ứng dụng trên và chọn Uninstall để gỡ bỏ. Tất nhiên, bạn cũng nên gỡ bỏ hoàn toàn các phần mềm DU Battery Boost, DU Boost Charge, DU Speed Charge... ra khỏi smartphone.


Tất nhiên, đây vẫn chưa phải là danh sách đầy đủ, do đó vẫn còn rất nhiều ứng dụng khác trên Google Play được tích hợp phần mềm độc hại DU nhưng không được liệt kê ở đây.

Nhà phát triển ES File Explorer đã ngay lập tức cung cấp bản cập nhật để gỡ bỏ DU malware, điều này có nghĩa là bạn sẽ không thấy quảng cáo xuất hiện ngay trên màn hình khóa. Tuy nhiên, liệu rằng điều này có đáng để chúng ta tin tưởng họ một lần nữa?

Xem thêm: Smartphone Trung Quốc và hiểm họa gián điệp - Việc các thiết bị di động được bán ra có cài sẵn phần mềm độc hại hoặc gián điệp không phải là chuyện lạ, đặc biệt là những smartphone đến từ Trung Quốc.

Xem thêm: 10.000 người bị lừa đảo trên Facebook trong 2 ngày - Vừa qua, trên Facebook đã xuất hiện một phần mềm độc hại kiểu mới, tấn công hơn 10.000 người dùng trên khắp thế giới chỉ trong vòng hai ngày.
 
Cho hỏi ACE nào đã gặp sự cố với Laban key trên Android chưa ?

đọc bài này hơi choáng tí


Bàn phím

Nhiều người thường cài đặt về điện thoại các ứng dụng bàn phím như: Laban Key, Gboard… vì muốn có nhiều tính năng như: tự động sửa lỗi chính tả, dự đoán từ.

Ít ai biết rằng, những ứng dụng bàn phím này xâm phạm trực tiếp đến quyền riêng tư khi có thể ghi nhận mọi thông tin người dùng nhập vào kể cả: Tin nhắn cá nhân, thông tin tài chính, mật khẩu... từ đó, gửi về máy chủ của nhà phát triển.