Chặng đường 10 năm đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao
Từng bị Quốc hội bác vào năm 2010, đường sắt tốc độ cao 350 km/h lần nữa không được đồng thuận từ Bộ Kế hoạch Đầu tư và nhiều chuyên gia.
vnexpress.net
Dù không được tiếp cận các báo cáo nghiên cứu đầu tư, nhưng cái lợi ích khi đầu tư đường sắt cao tốc mà ban nghiên cứu đưa ra là: "chở được người từ Bắc vào Nam và ngược lại". Đối với dự án của bộ GTVT là tàu tốc độ đến 350km/h. Đối với phương án của Bộ KHĐT là khoảng 200km/h và tàu "chở được người và hàng hóa từ Bắc vào Nam và ngược lại" ... Bộ GTVT đắt đỏ 58 tỷ USD, Bộ KHĐT tiết kiệm 32 tỷ USD
<p><span class='bold'><img class='logo-small' title='' src='https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif' alt='' />Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng với chiều dài hàng nghìn kilômet, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/h là hiệu quả, tổng mức đầu tư dự án khoảng 26 tỉ USD, giảm hơn 30 tỉ...
vietnamnet.vn
Cho dù Bộ Công thương nhảy vào làm chỉ có 18 tỷ USD , vẫn thất bại là cái chắc.
Trên thế giới có nước nghèo nào đi làm đường sắt cao tốc mà lại thành công? Hay VN mơ làm điều đó? đến một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc . Việt Nam đường sắt độc đạo, chỉ cần tốc độ 120-150km/h với giá vé hợp lý là được, còn muốn nhanh hơn xin mời đi máy bay. Xây đường sắt cao tốc chỉ là chi phí ban đầu, sau này còn chi phí duy tu bảo dưỡng nữa, khi đó giá vé cao hơn cả máy bay thì chỉ có chở ghế chứ lấy đâu ra khách đi tàu.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói với Zing.vn rằng nếu làm đường sắt tốc độ 200 km/h như theo đề xuất của Bộ KHCN thì sau này phải đập đi xây lại nếu muốn nâng lên 350 km/h. Trong khi Bộ GTVT đã nghiên cứu từ lâu và xác định 'làm cho lâu dài' nên muốn làm ngay từ đầu loại 350 km để .
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết khi lựa chọn phương án xây dựng tuyến đường sắt trị giá 58,7 tỷ USD, Bộ này đã tính lâu dài, để nâng tốc độ lên 350 km/h.
news.zing.vn
Ông Đông cũng thừa nhận rằng điểm chung trong lĩnh vực đầu tư đường sắt trên thế giới là 'rất khó thu hồi vốn', và đây chính là lý do mà dự án đường sắt cao tốc đầu tiên ở Mỹ : San Francisco-Los Angles bị chết yểu (tay thống đốc mới lên đã chính thức tuyên bố huỷ bỏ dự án kéo dài gần 10 năm) ... và ở Việt Nam thì vẫn cứ tiếp tục cái gọi là "không khả thi về mặt kinh tế " thì vận bị lờ đi.
Rất nhiều ý kiến trên thế giới gọi hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc là " gánh nặng ngân sách " về lâu dài nó sẽ thành một mớ hỗn độn do thiếu tiền vận hành bảo trì. Trung Quốc cũng biết điều đó - nhưng họ muốn có một cái gì đó để "tự hào" và quan trọng hơn , vâng , quảng cáo hình ảnh để bán công nghệ cao tốc " giá phải chăng". Và rất nhiều người mơ giấc mơ cao tốc dù biết mình tiền không rủng rỉnh - giống như vừa bán miếng đất thì chơi ngay một chiếc Mer cho sang chảnh thằng người .
Khi xây dựng Shinkansen, tập đoàn đường sắt Nhật cũng nợ nần chồng chất suốt nhiều thập kỷ, cuối cùng, thế hệ tương lai phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ này.
cafebiz.vn
Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc (CRG) - công ty quốc doanh điều hành hệ thống tàu cao tốc, đang khổ sở với khoản nợ lên tới 700 tỷ USD.
dantri.com.vn
Rất nhiều nước giàu có mà đã buông hệ thống đường sắt như Australia chẳng hạn, vận chuyển hàng hóa ở Việt Nam nên tập trung cho hàng hải, đường bộ, hàng không. Nước ta có đặc điểm là đất nước dài, biển chạy dọc, cư dân chỉ tập trung chính ở SG (tầm 12-13tr) và HN (10-11tr) còn lại các thành phố dọc đất nước chỉ loanh quanh 1-2tr dân, làm 1 tuyến tàu cao tốc chạy dọc cả nước thực sự quá lãng phí.
Nghèo mà vẫn ảo tưởng xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam
<p><span class='bold'><img class='logo-small' title='' src='https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo/tuanvietnam.gif' alt='' /> - Số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn nếu người quyết định không có tầm nhìn.</span></p>
vietnamnet.vn
Shinkansen - những cỗ máy ngốn tiền, ngốn điện
Là hình mẫu của giao thông hiện đại, tàu cao tốc có vai trò rất lớn trong kinh tế xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, kinh phí xây dựng cũng như mức tiêu hao điện năng khi vận hành hệ thống là vấn đề khiến các chủ đầu tư đau đầu.> Ảnh những cỗ máy ngốn điện
vnexpress.net
Dù không có luận chứng khoa học chính xác để nghiên cứu cũng như các lợi ích (cho Việt Nam) nhưng các nhóm nghiên cứu vẫn cố gắng bằng mọi cách để quốc hội thông qua dự án. Dùng nhiều biện pháp lobby để đạt mục đích. Như vậy, có phải là nhóm lợi ích nào đó đang muốn làm để "hốt cú chót"? Hay "ngoại bang" nào đó đang cố gắng để dự án được triển khai?
Tàu cao tốc Thái Lan 'lỗ ngay khi chưa đầu tư'
Công ty đường sắt quốc gia Thái Lan (SRT) đang lo rằng hệ thống đường sắt cao tốc kiểu Shinkansen của Nhật Bản nối thủ đô Bangkok với tỉnh Chiang Mai sẽ lỗ ngay từ khi khai trương, vì con số khách dự báo thấp hơn các dự báo ban đầu tới 66%.
www.tienphong.vn
Phải chăng mấy con cá mập Trung Quốc với Nhật nó sẽ lobby chánh chệ để dụ mình vay đầu tư, nhưng phải là cái tàu viên đạn cơ, tàu đường sắt khổ 1.435 thì bọn nó éo ưng cho vay đâu.