Hỏi AI về sinh trắc học vân tay là phản khoa học hay chưa khoa học

  • Người khởi tạo Người khởi tạo ThuKho
  • Ngày gửi Ngày gửi

ThuKho

To hơn thủ trưởng
Thành viên BQT
22/4/13
7
1
Dựa trên bài báo này

Sinh trắc học dấu vân tay: giả khoa học và không có giá trị giáo dục nói:
NGUYỄN VIỆT ANH·TUESDAY, JULY 3, 2018​

Là một người nghiên cứu về giáo dục khoa học tại Mỹ, tôi không ủng hộ việc sử dụng sinh trắc học dấu vân tay (dermatoglyphics) để phân tích trí thông minh của trẻ nhằm tư vấn giáo dục. Việc sử dụng các dự đoán tương lai, tố chất, trí thông minh dựa vào sinh trắc dấu vân tay là thiếu cơ sở khoa học, đánh mất ý nghĩa giáo dục, nhân văn, đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro và hậu quả không lường trước được.

Trước hết chúng ta thử tìm hiểu lĩnh vực sinh trắc học (biometrics) là gì? Sinh trắc học là kỹ thuật thống kê và phân tích dữ liệu sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, mống mắt, khuôn mặt… để nhận diện. Mỗi người có một đặc điểm sinh học duy nhất. Có 2 loại sinh trắc học: (1) sinh trắc học dựa vào đặc điểm thuộc cơ thể con người: mống mắt, khuôn mặt, DNA, … (2) sinh trắc học dựa vào hành vi của con người: kiểu đi đứng, giọng nói, âm vực, kiểu đánh bàn phím, phản xạ cảm xúc trên khuôn mặt…

Như vậy, ngoài sinh trắc học dấu vân tay, còn có rất nhiều sinh trắc học khác cũng được nghiên cứu và thống kê. Đây được xem là một nhánh nhỏ đang xen giữa ngành dịch tễ học (Epidemiology) và thống kê sinh học. Trong khi dịch tễ học nghiên cứu đa dạng về các mô hình, đặc điểm thống kế, tình trạng sức khỏe quần chúng, tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe đó dựa trên các chứng cứ khoa học cụ thể, thì sinh trắc học chủ yếu dựa vào thống kê mô tả, không giải thích được nguyên nhân [17].

Sinh trắc học dấu vân tay (dermatoglyphics) là gì? Chữ dermatoglyphics trong tiếng Anh đến từ 2 chữ của Hy Lạp (derma nghĩa là skin (da), và glyphe nghĩa là carve (khắc, chạm trỗ)). Sinh trắc học dấu vân tay là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về dấu vân trên các bàn day con người. Thuật ngữ này được đề xuất từ Tiến sĩ Harold Cummins, chả đẻ của ngành phân tích dấu vân tay ở Mỹ, mặc dù quá trình nhận diện dấu vân tay đã được sử dụng từ hàng trăm năm trước đó. Một điều thú vị là các động vật thuộc bộ linh trưởng đều có đường nếp (ridge) trong lòng bàn tay (palm).

Ngoài ra, thuật ngữ Palmistry hay Chiromancy cũng dùng để chỉ các kỹ thuật xem các đường vân trong lòng bàn tay. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy dấu vân tay có mối liên hệ với một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, vì trong quá trình mang thai, người mẹ bị tác động bởi một số yếu tố môi trường, dẫn đến những đặc điểm hình thành trên dấu vân tay của con [18]. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chỉ mới thực hiện ở quy mô nhỏ trên 577 người ở Hà Lan, chưa có bằng chứng nào cho thấy ở các chủng tộc người khác. Điều đó cho thấy nghiên cứu sinh trắc học dấu vân tay có rất nhiều hạn chế về cỡ mẫu và sai số. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu dựa vào thống kê mô tả nên rất khó đưa ra được các nguyên nhân và các mối liên hệ bên trong.

Thực tế sinh trắc học dấu vân tay phục vụ nghiên cứu sức khỏe và dịch tễ học thì đang được tiến hành ở nhiều viện nghiên cứu trên thế giới, nhưng dùng trong mục đích tư vấn tâm lý và chuẩn đoán trí thông minh, tương lai thì chưa có một nhà khoa học chân chính hay viện nghiên cứu uy tín nào thực hiện. Ngược lại, môi liên hệ giữa dấu vân tay với trí thông minh được xem là một sự ngộ nhận (misconception) và giả khoa học (pseudo-science). [3]. [4], [5]. Có thể kiểm chứng qua trang Google Scholar.

Nếu các bạn lên Google tra cứu các nghiên cứu về “dermatoglyphics” thì các bạn sẽ thấy rất nhiều các nhà khoa học phản đối việc sử dụng sinh trắc học dấu vấn tay vào việc tiên đoán tương lai, năng lực và tính cách của con người. Xin lưu ý khi các bạn tra cứu thông tin, nên dựa vào các nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy hơn là các quảng cáo từ các công ty, dịch vụ, thương mại. Tôi xin đưa một trích đoạn của một bác sĩ y khoa Tracey Magrann tại Mỹ trả lời về vấn đề này trên trang Quora:

Tạm dịch: Phân tích đa thông minh dựa vào sinh trắc học dấu vân tay (Dermatoglyphics Multiple Intelligence Analysis – DMIA) là khi bạn đưa dấu vân tay cho một phòng thí nghiệm rồi sau đó người ta nói rằng họ có thể tiên đoán được trí thông minh của bạn, tính cách của bạn, năng khiếu của bạn, v.v…Điều đó hoàn toàn là giả dối.Dấu vân tay không di truyền.Dấu vân tay chỉ được tạo ra bởi lớp da trong bào thai khi tiếp xúc bên trong túi nhau thai vào khoảng 10 tuần tuổi.Đó là lý do tại sao mà không có hai dấu vân tay nào có vẻ giống nhau, thậm chí đối với cả trẻ em sinh đôi. Chính vì dấu vân tay không di truyền, nên chúng chẳng có gì liên hệ với chức năng và khả năng của bộ não cả.

Có một điểm thú vị là sinh trắc học dấu vân tay chỉ phát triển thành các dịch vụ chú yếu ở các nước Châu Á, tập trung ở những vùng có tín ngưỡng và ảnh hưởng nho giáo. Chúng ta sẽ khó kiếm được những công ty và dịch vụ sinh trắc dấu vân tay tại các nước có nền khoa học phát triển như Mỹ, Canada, các nước châu Âu. Ở các nước khoa học giáo dục phát triển, việc giáo dục con người và đào tạo tài năng dựa vào rất nhiều tiêu chí, trong đó tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất đó là đánh giá thực nghiệm (empirical evaluation) và đánh giá theo quá trình (formative assessment).

Chẳng có cơ sở giáo dục uy tín nào lại dựa vào vân tay cả.Ở đây, tôi xin phân tích sâu hơn về những lý do khiến sinh trắc dấu vân tay có những nghi ngờ về thiếu tính khoa học và logic :Lý do thứ nhất: Cơ sở dữ liệu không rõ ràng. Các công ty dịch vụ về sinh trắc học dấu vân tay không hề công bố là cơ sở dữ liệu nào họ đã dùng để phân tích dấu vân tay cho khách hàng. Đây là một điểm mấu chốt vô cùng quan trọng. Chẳng hạn, nếu đó là cơ sở dữ liệu thu thập được từ những người sống ở Châu Mỹ sẽ không thể dùng để phân tích cho người Châu Á được.

Ngoài ra cách chọn mẫu cũng rất quan trọng, có thể ảnh hưởng và làm sai lệch kết quả. Ví du: có đảm bảo cỡ mẫu đủ lớn và ngẫu nhiên, đảm bảo tiêu chuẩn khoa học của chuyên ngành dịch tễ học thống kê. Cũng như nếu cơ sở dữ liệu đó thu thập được từ những người sống ở thế kỷ 20 thì không thể phân tích cho những người đang sống ở thế kỷ 21 được, khi mà môi trường sống đã thay đổi quá nhiều, yếu tố xã hội xung quanh tác động rất lớn đến hành vi và nhận thức của con người. Trong khi đó, hiện nay các cơ sở dữ liệu về nhân chủng học (thu thập bởi các nhà khoa học và từ chính phủ) đều được xem là các bí mật an ninh của các quốc gia.

Lý do thứ 2: Tiêu chí dùng để phân tích sự phát triển của não bộ, tính cách, trí thông minh, kiểu học… không phản ánh hết sự phát triển tiềm năng của con người [16]. Hầu hết các công ty dịch vụ đểu dùng những từ ngữ bóng bẩy, có tính tích cực để nói về tiềm năng con người. Điều này dễ làm các khách hàng hài lòng, vui vẻ. Mặt khác, nếu dựa trên cơ sở dữ liệu sinh trắc học dấu vân tay cũng có thể dự đoán về những tiêu chí khác như: bệnh tật, khả năng tự tử, khả năng gây tội phạm, rối loạn về giới tính, rối loạn về tâm sinh lý… cũng có thể phân tích được. Tuy nhiên các công ty dịch vụ không bao giờ phân tích và tiết lộ những đặc điểm này với khách hàng. Điều đó cho thấy tính chất thiên lệch (bias) có chủ ý và thiếu thông tin toàn diện của dịch vụ sinh trắc dấu vân tay.

Lý do thứ 3: Hiện nay các ngành tâm lý học và giáo dục học phát triển đều chỉ ra rằng: thuyết phát triển nhận thức văn hóa xã hội (Socio-cultural Cognitive Theory) của nhà khoa học Vygotsky là kim chỉ nam cho các phương pháp giáo dục và nghiên cứu con người [15]. Theo đó, sự phát triển về nhận thức của con người phụ thuộc vào các rất nhiều yếu tố môi trường xã hội, văn hóa, và đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Ngoài ra nên hiếu trí thông minh theo nghĩa rộng của nó, đó là “trí thông minh đa dạng” (Multiple Intelligences) theo TS Thomas Armstrong. Do đó, những dự báo về tính cách và trí thông minh của trẻ trong tương lai nếu chỉ dựa vào sinh trắc dấu vân tay là gần như không có giá trị.

Lý do thứ 4: Suy cho cùng, tạo điều kiện môi trường và cơ hội cho trẻ phát triển và bộc lộ khả năng vẫn quan trọng hơn và đáng tin cậy hơn. Cho dù các công ty dịch vụ có hay không nói con bạn có trí thông minh về thiên nhiên, thì bạn vẫn phải cho con bạn tham gia chơi các hoạt động khám phá thiên nhiên, tạo các bộ sưu tập từ thiên nhiên… những hoạt động thực tế đó sẽ giúp con bạn bộc lộ ngay có hay không năng khiếu về hoạt động thiên nhiên. Bên cạnh đó, trong những môi trường học tập đa dạng, con bạn có nhiều điều kiện để bộc lộ những tiềm năng mới, không chỉ một khả năng mà nhiều khả năng một lúc, chẳng hạn vừa hát hay lại vừa múa giỏi, vừa có tài kể chuyện, vừa có khả năng hội họa…. Tất cả đều được thể hiện ra bên ngoài, chúng ta có thể phát hiện được tính vượt trội của bé so với các bạn cùng lứa, và hơn thế nữa thấy được bé vui vẻ, hạnh phúc khi được làm điều mà bé cám thấy thích thú. Trong khi đó, cám xúc vui vẻ, hạnh phúc của bé lại hoàn toàn không được thể hiện từ sinh trắc dấu vân tay.

Lý do thứ 5: Sinh trắc dấu vân tay khiến cho bạn dễ rơi vào tâm ý ảo, và mắc tính ì tâm lý này ảnh hưởng đến những quyết định mang tính giáo dục về sau đối với trẻ [14]. Chẳng hạn, sau khi các công ty dịch vụ tư vấn con bạn có trí thông minh về logic vượt trội so với các trí thông minh khác, bạn sẽ dễ dàng hường con bạn đến học toán nhiều hơn là đọc sách văn chương, hay ca nhạc. Chính vì tính ý tâm lý ấy dễ khiến con bạn đánh mất cơ hội để trải nghiệm các hoạt động học tập đa dạng khác. Thực tế trong xã hội thì con người hạnh phúc và thành công đòi hỏi nhiều khả năng và nhận thức đa dạng khác nhau, đặc biệt là khi lập gia đình và có nhiều vai trò trong xã hội. Kỹ năng sống quan trọng hơn các trí thông minh thông thường vốn chỉ dùng vào trong công việc.

Lý do thứ 6:Đội ngũ tư vấn sinh trắc học dấu vân tay không có trình độ chuyên môn. Điều này hết sức nguy hiểm. Hiện nay các công ty dịch vụ đều mua bản quyền từ một công ty mẹ (thường từ Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc) nào đó và rồi tự đào tạo đội ngũ nhân viên cho mình thông qua một vài buổi huấn luyện (training workshop). Các nhân viên không có chuyên môn thật sự về hệ thống sinh trắc học (biometrics system) cũng như về tâm lý học tư vấn (counseling psychology), nghĩa là không có ai có bằng cử nhân hoặc cao học về các chuyên ngành trên.

Nếu theo luật hoạt động dịch vụ ngành nghề tại Mỹ hoặc các nước phát triển, bắt buộc các công ty dịch vụ tư vấn phải có nhân viên có trình độ chuyên môn theo đúng ngành nghề tạo đạo, ít nhất là bằng cử nhân (bachelor). Đặc biệt đối với ngành nghề tư vấn tâm lý, sự khắt khe về bằng cấp và chứng chỉ hành nghề cao tương đương với bác sĩ y khoa. Tôi thấy thật kỳ lạ là nhiều gia đình chấp nhận bỏ hàng trăm đôla, thậm chí cả ngàn đôla để cho một nhân viên tư vấn hoàn toàn không có chuyên môn (nếu có chỉ là tham gia khóa tập huấn ngắn hạn vài tháng) để tư vấn về cả tương lai và năng khiếu cho các con của mình. Thật là vô lý hết sức.

Sao mọi người có thể nhẹ dạ và cả tin đến thế? Tại sao các cơ quan quản lý nhà nước không kiểm tra và tuýt còi các công ty và dịch vụ như thế này? Trong khi một bác sĩ phái mất 6 năm mới có thể ra trường đi làm bác sĩ nội trú, một giáo viên phải trải qua 4 năm đào tạo bài bản thì mới được đứng lớp, một luật sư cũng phải mất 4-5 năm mới có thể tư vấn về pháp luật cho người dân…. ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải được đào tạo bài bản, đối với ngành nghề tư vấn tâm lý càng phải đòi khỏi có chuyên môn chặt chẽ hơn. Đó chính là kẻ hở của phát luật ở các nước đang phát triển. Thực tế ở Mỹ dịch vụ tư vấn tâm lý đòi hỏi rất khắt khe, do vậy mô hình dịch vụ tư vấn sinh trắc dấu vân tay gần như không tồn tại, nếu có chỉ là một hoạt động nhỏ trong rất nhiều hoạt động tư vấn khác.

Các nguy cơ về tính riêng tư bị xâm phạm và bằng chứng tội phạm:

Hiện nay, vì lí do an ninh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bắt buộc lấy dấu vân tay của người trưởng thành. Cơ sở dữ liệu về dấu vân tay được xem là bí mật an ninh quốc gia [9]. Do vậy, việc tiếp cận được cơ sở dữ liệu dấu vân tay của toàn dân của một quốc gia từ bên ngoài là được xem là bất hợp pháp. Hầu hết các tổ chức khác, ngoài chính phủ, muốn thu thập dấu vân tay của người dân, đều phải thực hiện dựa trên tinh thần tình nguyện, do vậy cở sở dữ liệu thường rất ít và hạn chế. Tuy nhiên, mối lo ngại về quyền riêng tư về dấu vân tay đang ngày một gia tăng trước nguy cơ bị xâm nhập bởi các tin tặc công nghệ thông tin.

Tại Mỹ, năm 2015, Cục quản lý nhân sự OPM cho biết hơn 5,6 triệu nhân viên bị cho là đã bị tin tặc tiếp cận được hồ sơ dấu vân tay [12]. Hầu hết các công ty tư nhân lưu trữ cơ sở dữ liệu thông tin nhân viên, khách hàng trong máy tính, thậm chí là máy tính cá nhân, chế độ bảo mật hời hợt, rất dễ dàng bị đánh cắp. Bởi cở sở dữ liệu dấu vân tay có thể bị lợi dụng, khai thác cho những mục đích vi phạm pháp luật rất cao như làm giả chứng minh thư, làm giả hiện trường, giả tội phạm, đặc biệt các tội phạm nguy hiểm, giết người. Với công nghệ in ấn hiện đại như ngày nay, đặc biệt công nghệ in 3-D ra đời, khả năng chệ tạo ra một chiếc găng tay có dấu vân tay của người khác khá dễ dàng. Kẻ xấu có thể lợi dụng để gây án và để lại dấu vân tay giả.

Ngoài ra, vì cơ sở dấu vân tay có thể bị truy cập để tìm mối liên hệ với nhiều yếu tốkhác, như bệnh tật, giới tính, đặc điểm hành vi…Nếu các thông tin về dấu vân tay bị lọt vào tay kẻ xấu, chúng có thể trở thành nguồn lợi bất chính [10][11].Như vậy có 3 nguy cơ về tính riêng tư:
1. Bị khai thác trong những mục đích khác không phải giáo dục như: trích dẫn bệnh lý, tâm lý, hành vi…
2. Bị mất cấp thông tin cá nhân do sự lỏng lẻo trong quá trình lưu trữ
3. Bị bán cho các tổ chức, công ty khác mà không được sự đồng ý của cá nhân.

Vấn đề pháp lý về quyền riêng tư:Hiện nay tại Trung Quốc, chính phủ đã cấm các trường học cho phép thu thập dấu vân tay của học sinh, nhầm mục đích tìm kiếm trẻ có năng khiếu và tài năng [6]. Tại Mỹ, việc thu thập dấu vân tay ngoài mục đích an ninh còn nhiều tranh cãi, mặc dù có nhiều công ty sử dụng các thiết bị nhận diện dấu vân tay của nhân viên khi làm việc, nhưng nhân viên có quyền từ chối không cung cấp dấu vân tay [9]. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu dấu vân tay tại Mỹ được được bảo quản nghiêm ngặt bởi các cơ quan: Bộ an ninh nội địa Mỹ (Department of Homeland Security (DHS)), Sở di trú và công dân Mỹ (United States Citizenship and Immigration Services (USCIS)), FBI, DEA, US Marshals, NSA, TSA. Mục đích chính của việc thu thập dấu vân tay tại Mỹ giúp các cơ quan thực thi pháp luật đảm bảo an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm và không được sử dụng vào các mục đích dân sự khác được hiến pháp bảo vệ [13].Những câu hỏi bỏ ngỏ, rất cần những lời đáp:
• Cơ sở dữ liệu sinh trắc học dấu vân tay của các công ty dịch vụ được lấy từ đâu? Cỡ mẫu bao nhiêu? Ai là người thu thập mẫu đó? Phương pháp thực hiện thông kế theo tiêu chuẩn nào? Sẽ không đáng tin cậy nếu các thông tin đó không được công bố với lý do “bí mật”.
• Các nhân viên tư vấn sinh trắc học dấu vân tay được đào tạo như thế nào? Có chuyên môn gì? Được tổ chức nào đào tạo? Đào tạo theo tiêu chuẩn gì? Thời gian đào tạo bao lâu? Cách thức đào tạo như thế nào? Ai là người kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo và chất lượng hành nghề?
• Ai bảo đảm thông tin cá nhân được an toàn, không bị rò rỉ ra ngoài, không bị lấy cắp hoặc bị bán cho bên thứ ba? Ai bảo về quyền lợi của khách hàng khi bị tư vấn sai và ảnh hưởng cuộc sống của trẻ nhỏ?

Lời cuối: Hãy để trẻ phát triển toàn diện trong tình yêu thương và giáo dục lành mạnh. Thay vì tin vào một điều gì đó đã có sẵn, “số, tướng, nghiệp…” , hãy dành thời gian chăm sóc và nuôi dạy tốt nhất trong tuệ giác của một người cha, người mẹ. Mọi trẻ con đều có năng khiếu riêng, hãy tạo môi trường tốt nhất để cho con bộ lộ và phát triển toàn diện. Thời đại ngày nay khoa học giáo dục đã phát triển đạt nhiều thành tựu, hãy tìm đọc những nguồn thông tin đáng tin cậy và có suy xét.Nguyễn Thành HảiTài liệu tham khảo:
1. Forastieri, V., Andrade, C. P., Souza, A. L. V., Silva, M. S., El-Hani, C. N., de Azevedo Moreira, L. M., & Flores, R. Z. (2002). Evidence against a relationship between dermatoglyphic asymmetry and male sexual orientation. Human biology, 74(6), 861-870.
2. Hirsch, W. (1978). Dermatoglyphics and creases in their relationship to clinical syndromes: a diagnostic criterion. Dermatoglyphics, An International Perspective. Paris: Moulton Publishers, 263-282. sid.ir/en/VEWSSID/J_pdf/92320090310.pdf
3. Preece, P. F., & Baxter, J. H. (2000). Scepticism and gullibility: The superstitious and pseudo-scientific beliefs of secondary school students.International Journal of Science Education, 22(11), 1147-1156.
4. Tsai, C. Y., Shein, P. P., Jack, B. M., Wu, K. C., Chou, C. Y., Wu, Y. Y., … & Huang, T. C. (2012). Effects of exposure to pseudoscientific television programs upon Taiwanese citizens’ pseudoscientific beliefs. International Journal of Science Education, Part B, 2(2), 175-194.
5. Tseng, Y. C., Tsai, C. Y., Hsieh, P. Y., Hung, J. F., & Huang, T. C. (2014). The relationship between exposure to pseudoscientific television programmes and pseudoscientific beliefs among Taiwanese university students.International Journal of Science Education, Part B, 4(2), 107-122.
6. reuters.com/article/us-china-fortunetelling-idUSTRE80U09620120201
7. Lindeman, M., & Svedholm, A. M. (2012). What’s in a term? Paranormal, superstitious, magical and supernatural beliefs by any other name would mean the same. Review of General Psychology, 16(3), 241.
8. Central source of information on biometrics-related activities of the Federal government. Dữ liệu trung tâm về thông tin sinh trắc học của Mỹ. biometrics.gov/
9. Electronic Frontier Foundation. Tổ chức phi lợi nhuận bảo quyền riêng tư của con người trong thời đại kỹ thuật số. eff.org/
10. hitconsultant.net/2016/09/06/healthcare-data-thieves-digital-fingerprint-forensics/
11. informationsecuritybuzz.com/hacker-news/atms-facing-potential-cyber-threat-biometric-skimmers/
12. washingtonpost.com/news/the-switch/wp/2015/09/23/opm-now-says-more-than-five-million-fingerprints-compromised-in-breaches/
13. Federal Bureau of Investigation. Cục điều tra liêng bang Mỹ. fbi.gov/services/cjis/compact-council
14. Grall-Bronnec, M., Bulteau, S., Victorri-Vigneau, C., Bouju, G., & Sauvaget, A. (2015). Fortune telling addiction: Unfortunately a serious topic About a case report. Journal of behavioral addictions, 4(1), 27-31.
15. Lent, R. W., Brown, S. D., & Hackett, G. (1994). Toward a unifying social cognitive theory of career and academic interest, choice, and performance.Journal of vocational behavior, 45(1), 79-122.
16. Gardner, H. E. (2000). Intelligence Reframed: Multiple Int. Perseus Books Group.
17. Jain, A., Flynn, P., & Ross, A. A. (Eds.). (2007). Handbook of biometrics. Springer Science & Business Media.
18. Kahn, H. S., Graff, M., Stein, A. D., & Lumey, L. H. (2009). A fingerprint marker from early gestation associated with diabetes in middle age: the Dutch Hunger Winter Families Study. International journal of epidemiology,38(1), 101-109.

Source:
tuoithocon.wordpress.com/2014/12/11/tai-sao-toi-khong-tin-vao-sinh-trac-hoc-dau-van-tay/

Đọc thêm:
infonet.vn/chuyen-gia-len-tieng-lay-dau-van-tay-dinh-huong-tuong-lai-la-phan-khoa-hoc-post211674.info
infonet.vn/lay-dau-van-tay-dinh-huong-tuong-lai-cho-tre-3-trieu-dong-co-the-giup-con-ban-thanh-cong-post211610.info
dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thuc-hu-dich-vu-sinh-trac-van-tay-giai-ma-ca-cuoc-doi-20161127074407467.htm

Lưu ý: "Có một điểm thú vị là sinh trắc học dấu vân tay chỉ phát triển thành các dịch vụ chủ yếu ở các nước Châu Á, tập trung ở những vùng có tín ngưỡng và ảnh hưởng Nho giáo."


Một loạt bài viết khác một số bài viết bằng tiếng Anh cho rằng sinh trắc học vân tay là phản khoa học:
“Fingerprint Biometrics: A Pseudoscience?” - Bài viết này thảo luận về những hạn chế và thiếu sót trong việc sử dụng sinh trắc học vân tay để phân tích tính cách và tiềm năng của con người.

“The Myth of Dermatoglyphics: Debunking Fingerprint Analysis” - Bài viết này phân tích các nghiên cứu và lập luận chống lại việc sử dụng dấu vân tay để dự đoán khả năng và tính cách.

“Fingerprint Analysis: Science or Pseudoscience?” - Bài viết này xem xét các bằng chứng khoa học và lập luận rằng sinh trắc học vân tay không có cơ sở khoa học vững chắc

“Forensic Pseudoscience” - Bài viết này trên Boston Review thảo luận về những hạn chế và sai sót trong các phương pháp pháp y truyền thống, bao gồm cả phân tích dấu vân tay.

“AI Discovers That Not Every Fingerprint Is Unique” - Bài viết này từ Columbia Engineering giải thích cách mà trí tuệ nhân tạo đã phát hiện ra rằng không phải mọi dấu vân tay đều là duy nhất, thách thức một niềm tin lâu đời trong lĩnh vực pháp y.

“Taking the ‘Pseudoscience’ out of Fingerprint Identification” - Bài viết này thảo luận về những nỗ lực để loại bỏ các yếu tố phản khoa học trong việc nhận dạng dấu vân tay.

“The Pseudoscientific Practice of Blood Spatter Analysis” - Mặc dù tập trung vào phân tích vết máu, bài viết này trên Criminal Legal News cũng đề cập đến các vấn đề chung về tính khoa học của các phương pháp pháp y.

Chém gió chơi với Gemini Advanced thì cho rằng

Sinh trắc học vân tay là phản khoa học. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa dấu vân tay và trí thông minh, tính cách hay tương lai của một người. Các công ty dịch vụ sinh trắc học vân tay thường sử dụng các từ ngữ bóng bẩy và tích cực để thu hút khách hàng, nhưng không có bằng chứng khoa học nào để hỗ trợ cho các tuyên bố của họ.

Còn Copilot Pro đi hai hàng,

cho rằng sinh trắc học vân tay (dermatoglyphics) là một lĩnh vực gây nhiều tranh cãi, nhưng có thể mang lại một số lợi ích trong việc hiểu rõ hơn về bản thân và phát triển cá nhân, nhưng cần thận trọng và không nên coi đây là phương pháp duy nhất hoặc chính xác tuyệt đối. Việc sử dụng sinh trắc học vân tay nên được kết hợp với các phương pháp khác và dựa trên các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.

Lòng vòng một hồi,

Copilot xin lỗi vì sự thiếu rõ ràng trong câu trả lời trước. Sinh trắc học vân tay hiện nay được coi là phản khoa học. Mặc dù có những người tin vào tính hữu ích của nó, nhưng cộng đồng khoa học không công nhận tính hiệu quả của phương pháp này trong việc dự đoán tính cách, trí thông minh hay tương lai của một người. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ đáng tin cậy giữa dấu vân tay và các đặc điểm này. Copilot luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và khách quan nhất có thể.

Vậy rốt cuộc sao ta?
 
Con AI QUORA

Dermatoglyphics Multiple Intelligence Analysis (DMIA) is a method that claims to assess an individual's multiple intelligences based on the patterns of fingerprints and palm prints. Proponents of DMIA suggest that the analysis can provide insights into a person's innate abilities, learning styles, and potential career paths.

Reliability and Validity

  1. Scientific Basis: The scientific community generally regards DMIA with skepticism. While dermatoglyphics (the study of fingerprint patterns) has some established applications in genetics and forensics, the direct correlation between fingerprint patterns and multiple intelligences lacks robust empirical support.
  2. Research Evidence: There is limited peer-reviewed research validating DMIA as a reliable tool for assessing intelligence. Most claims about its effectiveness are anecdotal or based on non-scientific studies.
  3. Standardization: A reliable assessment tool typically undergoes rigorous testing for standardization and reliability. DMIA has not been widely standardized or validated in the same manner as established intelligence testing methods.
  4. Interpretation: The interpretation of DMIA results can be subjective, and different practitioners may provide varying analyses based on the same data.
Conclusion

While DMIA may offer some interesting insights and can be engaging for personal development, it should not be considered a scientifically reliable or valid method for assessing intelligence. For serious assessments of intelligence or learning styles, established psychological tests and assessments are recommended.

quora.com/How-reliable-is-Dermatoglyphics-Multiple-Intelligence-Analysis-DMIA

TÓM GỌN
Mặc dù DMIA có thể cung cấp một số hiểu biết thú vị và có thể hấp dẫn đối với sự phát triển cá nhân, nhưng nó không nên được coi là phương pháp khoa học đáng tin cậy hoặc hợp lệ để đánh giá trí thông minh. Đối với các đánh giá nghiêm túc về trí thông minh hoặc phong cách học tập, nên áp dụng các bài kiểm tra và đánh giá tâm lý đã được thiết lập.
 
AI thì do người chém gió nhồi nhét thông tin cho nó theo kiểu muốn nó trả lời theo ý thích thì nó trả lời như vậy, thử đưa một loạt bài khen thì Copilot Pro hay Gemini Advanced đều quay sang khen tơi tả. Còn AI Quora thì đơn giản là các thành viên trên Quora coi đây trò nhảm nhí, vì không có bằng chứng xác thực về độ đúng của sinh trắc vân tay thì được nhiên là phản khoa học như mấy trò vớ vẩn coi chỉ tay.

Thành công hay thiên tài thì 99% mồ hôi và công sức, đôi khi phải thêm cả máu vào. Còn bọn làm dịch vụ thì luôn có kết quả hướng tới cái gì mà họa sĩ, bác sĩ,... không cái nào kêu là có khiếu có khiếu bán vé số, khiếu nạo vét cống hay quét rác đâu, vì như vậy sao moi tiền được của phụ huynh.

Lợi chưa thấy mà thấy tốn tiền và nguy cơ về sau, hãy dành thời gian cho con nhiều sẽ biết con giỏi cái gì, có năng khiếu mặt nào. Quan trọng hơn hết là đam mê của con là gì, và đam mê đó có phù hợp với xu thế của xã hội không, chứ bỏ phải bỏ vài đồng ra rồi nghe mấy đứa không khéo hôm trước con đi móc sình hôm sau ngồi tư vấn cho giáo sư.

Tóm lại sự thành công và tài năng thường đến từ sự nỗ lực không ngừng và đam mê thực sự của mỗi người. Việc dành thời gian để hiểu và hỗ trợ con cái trong việc phát triển các kỹ năng và sở thích của chúng là vô cùng quan trọng. Thích theo Tây có hẳn một mớ phương pháp giáo dục như Montessori, Glenn Doman, và Steiner đều có những ưu điểm riêng:
  • Montessori: Tập trung vào việc phát triển tự nhiên của trẻ thông qua các hoạt động tự do và môi trường học tập được chuẩn bị kỹ lưỡng.
  • Glenn Doman: Nhấn mạnh vào việc kích thích trí não trẻ từ sớm thông qua các bài tập và hoạt động cụ thể.
  • Steiner (Waldorf): Khuyến khích sự sáng tạo và phát triển toàn diện của trẻ thông qua nghệ thuật, âm nhạc, và các hoạt động thủ công
Túm váy bớt chém gió cõi mạng
  • Hiểu rõ đam mê của con: Dành thời gian để quan sát và trò chuyện với con để hiểu rõ hơn về những gì chúng yêu thích và có năng khiếu.
  • Khuyến khích sự sáng tạo: Tạo điều kiện cho con thử nghiệm nhiều hoạt động khác nhau để khám phá và phát triển các kỹ năng mới.
  • Hỗ trợ và động viên: Luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và động viên con trong quá trình học tập và phát triển.