Dự án Saigon Center nằm tại số 92 - 94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.HCM. Năm 1993, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép đầu tư cho Công ty TNHH FPSL Watco thực hiện dự án này. FPSL Watco đã thành lập 5 công ty con, gồm Công ty TNHH Keppel Land Watco 1, 2, 3, 4, 5, tương ứng với 5 dự án thành phần Saigon Center 1, 2, 3, 4, 5. Thời hạn hoạt động của các dự án là 50 năm kể từ ngày 19/6/1993 (ngày giao đất). Đến nay 3 dự án Saigon Center 1, 2, 3 đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ lâu, 2 dự án Saigon Center 4, 5 dù tọa lạc tại vị trí đắc địa ở trung tâm Quận 1 (TP.HCM) vẫn bất động.
Tại các dự án Saigon Center 4, 5, Tổng công ty Đường sông Việt Nam và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn góp vốn vào bằng quyền sử dụng đất, còn Tập đoàn Keppel Land của Singapore góp vốn bằng tiền. Hai dự án trên đình trệ kéo dài là do các đối tác Việt Nam chưa bàn giao đủ quỹ đất để xây dựng Dự án, khiến mục tiêu xây cao ốc văn phòng cho thuê chưa thành hiện thực.
Saigon Centre 4 có quy mô sử dụng đất 3.376 m2, Saigon Centre 5 là 5.247 m2. Tổng công ty Đường sông Việt Nam và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn đến nay mới góp 816 m2 đất cho Saigon Center 4, còn 5.247 m2 đất Saigon Center 5 chưa thấy đâu. 4 đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải gồm: Văn phòng thường trực phía Nam của Bộ, Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam, Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng công trình, Công ty CP Hàng hải Đông Đô đang sử dụng số đất nói trên.
Để "cứu" 2 dự án này, UBND TP.HCM và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có cùng quan điểm là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh thời hạn hoạt động 2 dự án là 50 năm kể từ ngày bàn giao mặt bằng, theo quy định của Luật Đất đai 2014.
Chiều 4-1, đoàn công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ban chỉ đạo 1568 về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án đã làm việc với TP.HCM. Cùng tham dự hội nghị có Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, bộ trưởng các bộ ngành...
Tại hội nghị, chủ tịch UBND TP.HCM báo cáo đoàn công tác của Thủ tướng 12 dự án có vướng mắc, xin chủ trương tháo gỡ. Trong đó có 6 dự án kiến nghị Thủ tướng gồm: dự án khu đô thị đại học quốc tế, dự án SaiGon Sports City, dự án Saigon Center 4, Saigon Center 5, dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) và dự án chống ngập.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng cho biết với 6 dự án lớn thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, của Chính phủ, hiện dự án đô thị Đại học Quốc tế ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn đã được xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết.
5 dự án còn lại, gồm SaiGon Sports City, Saigon Center 4, Saigon Center 5, dự án xây dựng đoạn tuyến nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) và dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung lại thể chế chính sách. Chính phủ sẽ ban hành một nghị quyết để tháo gỡ.
Tại các dự án Saigon Center 4, 5, Tổng công ty Đường sông Việt Nam và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn góp vốn vào bằng quyền sử dụng đất, còn Tập đoàn Keppel Land của Singapore góp vốn bằng tiền. Hai dự án trên đình trệ kéo dài là do các đối tác Việt Nam chưa bàn giao đủ quỹ đất để xây dựng Dự án, khiến mục tiêu xây cao ốc văn phòng cho thuê chưa thành hiện thực.
Saigon Centre 4 có quy mô sử dụng đất 3.376 m2, Saigon Centre 5 là 5.247 m2. Tổng công ty Đường sông Việt Nam và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn đến nay mới góp 816 m2 đất cho Saigon Center 4, còn 5.247 m2 đất Saigon Center 5 chưa thấy đâu. 4 đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải gồm: Văn phòng thường trực phía Nam của Bộ, Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam, Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng công trình, Công ty CP Hàng hải Đông Đô đang sử dụng số đất nói trên.
Để "cứu" 2 dự án này, UBND TP.HCM và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có cùng quan điểm là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh thời hạn hoạt động 2 dự án là 50 năm kể từ ngày bàn giao mặt bằng, theo quy định của Luật Đất đai 2014.
Chiều 4-1, đoàn công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ban chỉ đạo 1568 về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án đã làm việc với TP.HCM. Cùng tham dự hội nghị có Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, bộ trưởng các bộ ngành...
Tại hội nghị, chủ tịch UBND TP.HCM báo cáo đoàn công tác của Thủ tướng 12 dự án có vướng mắc, xin chủ trương tháo gỡ. Trong đó có 6 dự án kiến nghị Thủ tướng gồm: dự án khu đô thị đại học quốc tế, dự án SaiGon Sports City, dự án Saigon Center 4, Saigon Center 5, dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) và dự án chống ngập.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng cho biết với 6 dự án lớn thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, của Chính phủ, hiện dự án đô thị Đại học Quốc tế ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn đã được xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết.
5 dự án còn lại, gồm SaiGon Sports City, Saigon Center 4, Saigon Center 5, dự án xây dựng đoạn tuyến nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) và dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung lại thể chế chính sách. Chính phủ sẽ ban hành một nghị quyết để tháo gỡ.
TP.HCM xin chủ trương tháo gỡ 12 dự án vướng mắc
Trong chuyến công tác tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rà soát, cho ý kiến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án tại TP.HCM.
tuoitre.vn