Người quen đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời độc lập công suất từ 2000 ~ 4000W ngoài đảo xa (thay thế cho máy phát 5KVA). ACE nào có chuyên món này thì hỗ trợ giúp với, có thể inbox vào chỗ kín

1617798-44-vimetco-solar-stand-alone-pv-system-off-grid-sqzgbjf9yv_sxclcoobg.gif
 

civic habanero

Thành viên cơ bản
21/11/16
28
2
5kva hết tầm 130 - 150 triệu trên đất liền, đảo thì phải tùy đảo. Nhưng ở đảo thì lưu ý là không thể thay thế được cho máy phát đâu nhé, quên khẩn trương vì hệ thống lưu trữ không tối ưu và rất đắt và độ bền lại không cao. Bổ sung cho máy phát thì được.

Thích thì tham gia vào nhóm FB này, có nhiều nhà cung cấp hỗ trợ cụ ngay và luôn.
https://www.facebook.com/groups/1424717371109368/ chứ diễn đàn này mới tinh, thành viên còn ít lắm.

Tuy nhiên như đã nói, nếu không có điện lưới, để dùng cho ban đêm, khuyên nên dùng lại máy phát cho lành và rẻ hơn. Điện mặt trời mà không ăn bám vào điện lưới được thì lỗ sặc tiết liền.
 

hongochuy

Thành viên cơ bản
28/10/16
20
0
Công ty SolarBk là công ty chuyên về giải pháp năng lượng mặt trời ở Việt Nam, có nhà máy sản xuất cả tấm pin năng lượng ở Bà Rịa, bán sang cả Trung Quốc. Họ cung cấp giải pháp từ A đến Z, thậm chí đấu nối vào mạng lưối bán điện cho EVN. Hệ thống điện mặt trời ngoài Trường Sa cũng do công ty này lắp.

Lưu ý là để tấm pin hoạt động cho công suất cao thì ít nhất mỗi tuần 1 lần đi làm vệ sinh (lau bụi) cho sạch ... dẫn đến chỗ lắp đặt cũng phải thuận tiện cho vệ sinh.

Thích em yêu khoa học ở ngoài đảo kết hợp thêm quả điện gió nữa là đẹp. Nếu gần bờ biển thêm quả phát điện năng lượng sóng nữa càng ngon.

Về so sánh hiệu quả với máy phát thì cũng tùy mục đích ... nói về độ yên lặng để được nghe sóng biển rì rào thì máy phát không so bì được. Xét về hiệu quả thì ngay trên đất liền, được nối lưới EVN và được cấp cho cái đồng hồ 2 chiều miễn phí .... thì vẫn không thể thu hồi vốn được, không muốn đi vào chi tiết không lại mang tội chống lại chủ trương.

Năng lượng sạch ở EU (Đức chẳng hạn) sống được là nhờ các nhà máy điện hạt nhân của Pháp và khí gas của Nga ... và giá điện sinh hoạt ở Đức quy ra tiền Việt khoảng hơn 6000đ/kwh nên đầu tư mới thấy lợi. Giá điện sinh hoạt ở Việt Nam đắt nhất tầm 2500đ/kwh thì chỉ là thừa tiền mới chơi. Xưa EU vẽ trò để mấy công ty EU bán cối gió và tấm năng lượng mặt trời. Nhưng bây giờ tấm năng lượng mặt trời của TQ làm ra rẻ hơn EU quá nhiều nên họ bỏ rồi, ngược lại còn đánh thuế rất nặng vào tấm năng lượng mặt trời của TQ.
 
Có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời có hệ thống bình lưu trữ riêng nếu chưa nối được với điện lưới quốc gia, toàn bộ điện tấm pin sản xuất ra dùng cho căn nhà và charge pin, khi thiếu điện mới lấy điện lưới bù vào.

pinmatroi.jpg


Mái nhà là tấm nền solar điện thông qua hai cái inverters chạy vào nhà hay xuống bình lưu trữ, bình nằm dưới đất ban ngày nhận điện từ tấm solar để ban đêm chạy điện cho nguyên căn nhà, với bình của LG Chemicals bảo hành tối thiểu 10 năm.


pinmatroi2.jpg


Tại Nam Bộ thì trung bình 1kwp phát ra 4kwh điện/ngày (4kwh/ngày ~ 120 kwh/tháng), mái tôn mái ngói gì đều lắp được hết, có thể lắp theo nhu cầu hoặc lắp toàn bộ mái nhà, bình quân 1kwp ~7m2, với nhà phố có sân thượng từ 100m2 thì có thể lắp được 15 kwp nếu lắp full mái. Có thế ước tính như sau, nếu mỗi tháng trả 900-1tr tiền điện thì nên lắp hệ 3kwp là đủ, nếu dư tiền và góp phần bảo vệ môi trường thì lắp luôn hệ 5kwp. Nếu nhà có diện tích lớn và trống để lắp solar thì lắp luôn hết diện tích để bán cho EVN. Với qui mô lớn thì tầm 4 năm thu hồi vốn. Mà vẫn còn trong thời hạn bảo hành. Và tuổi thọ của hệ này phải trên 20 năm trong khi chi phí bào trì vận hành rất nhỏ. Rủi ro trong đầu tư thấp.

Hiện nay tấm Solar LG dẫn đầu về mặt công nghệ và kỹ thuật, nhưng giá chát, mà công suất phát cũng như các dòng Solar khác, nên khuyên dùng những dòng pin nhóm 1 và giá mềm hơn. Với tấm solar có thể là Jinko Solar hay Canadian Solar , Jinko mới đầu tư nhà máy ở Malayxia để cạnh tranh với Qcell. Canadian bán tại thị trường Việt Nam đa số sản xuất tại Trung Quốc, hàng sản xuất tại Việt Nam thì không bán tại Việt Nam. Giống như thằng First của Mỹ ở Củ Chi, không bán tại Việt Nam tấm nào. Ngon bổ rẻ thì dùng tấm pin Qcell 345wp sản xuất tại Korea, bảo hành 12 năm, giá khá tốt.

Bộ hòa lưới (Inverter) nếu là SMA hay Fronius thì quá tốt. Nếu eo hẹp tài chính thì Solax, Growatt, Huawei đều dùng được, các inverter này thuộc nhóm 1 của Trung Quốc. Ngoài ra còn Sungrow dùng cũng tốt. Thị trường Úc rất chuộng Growatt.

Hiện tại đã có chính sách nối lưới, lý thuyết thì cần phải liên hệ bên điện lực trước khi triển khai, để điện lực khảo sát xem hệ điện NLMT đấu vào TBT khu vực có vượt công suất hay chưa? Nếu vượt, điện lực sẽ từ chới không cho đấu. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay thì không cần liên hệ vì đa số TBT chưa bị đấu điện NLNT vượt công suất.

Nếu vượt khả năng mang tải của đường dây điện và TBT mà định đấu vào thì phải tính toán tự đầu tư đường dây điện từ chổ lắp đến vị trí TBT có đủ công suất họ mới đồng ý cho đầu vào. Đa số những đơn vị lắp điện NLMT sẽ bao luôn phần này cho CĐT, không phải dùng nhà cung cấp do bên Điện lực giới thiệu, .nên liên hệ công ty nào lắp đặt cũng được, bên lắp sẽ có trách nhiệm làm việc với điện lực để bán ngược lên lưới.

Lưu ý là muốn bán hay không bán nếu kết nối vào mạng lưới điện vẫn phải lắp điện kế 2 chiều => cuối cùng cũng vẫn đưa điện lên lưới EVN. Thật sự với hộ dân hoặc kinh doanh thì lắp solar chủ yếu giảm tiền điện mua của EVN với giá cao. Dư thì bán cho EVN, chứ cũng ít người có chủ ý muốn bán cho EVN vì mục đính kinh doanh. Nếu muốn kinh doanh thì phải lắp từ vài trăm kwp trở lên.

Với hệ thống điện 3 pha thì lắp hệ 3 pha, đấu vào lưới 3 pha đang sử dụng. Điện solar và điện EVN vận hành song song mà, điện solar chỉ đấu vào để vận hành song song, lưới điện trong nhà vẫn như cũ, không cần thay đổi gì. Lại lưu ý là vẫn phải lắp điện kế 2 chiều, không lắp thì khi điện solar phát lên lưới, có những dòng đồng hồ nó đo đếm luôn lượng điện này, dẫn đến vẫn phải trả tiền cho EVN lượng điện này dẫn đến vừa phát điện cho EVN, vừa phải đóng thêm tiền do điện mình phát. Do đó cho dù công suất solar lắp ít, nhưng vẫn có những thời điểm điện solar dư, nên tốt nhất là luôn lắp điện kế 2 chiều

Cũng lưu ý là nếu là điện kinh doanh, phải quan tâm đến giá điện. Hiện nay nhiều công ty mua điện của EVN với giá nhóm sản xuất nên rất thấp, chưa tới 2.000đ/kwh, trường hợp này thì có thể không cần lắp solar. Nếu giá mua điện thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ thì nên lắp .

Đơn giá 1kwp tùy theo vật tư thiết bị mà sẽ có giá khác nhau, tùy theo công suất lắp cũng có suất đầu tư khác nhau, vì giá inverter không tăng tuyến tính theo công suất. Nếu dùng hàng tốt thì ~ 25tr/kwp, hàng thường thì ~ 15tr/kwp. Giá thấp hơn cũng có, nhưng khuyên là không nên theo dòng sản phẩm giá thấp.

Hiện nay hợp đồng thu mua điện có hiệu lực 20 năm kể từ ngày hoà lưới, giá điện solar EVN mua (tính theo USD) không thay đổi trong suốt 20 năm. Mỗi năm lấy tỷ giá USD của cuối năm trước để qui đổi.
 
  • Like
Reactions: GemDecor