IziFix - sàn giao dịch trực tuyến đầu tiên cho vận tải đường thủy - liệu có ứng dụng tìm phương tiện đột phá cho lĩnh vực vận chuyển ?

GiangHoangLinh

Junior Member
28/10/16
61
3
https://izifix.com/
Ứng dụng giao dịch vận tải đường sông, Chuyên cho thuê sà lan - xà lan, mua bán sà lan - xà lan, tàu sông.
Với ứng dụng trên điện thoại thông minh, chủ sà lan kết nối trực tiếp với người cần vận chuyển hàng mà không phải qua trung gian như trước, tránh lãng phí thời gian, nâng cao hiệu suất khai thác.
Là một Startup trong lĩnh vực vận tải được thành lập vào năm 2015 .

IZIFIX là ứng dụng trên nền tảng trực tuyến cho phép kết nối thông tin giữa đơn vị chủ hàng và nhà vận tải hàng hoá, giữa các đơn vị mua và bán phương tiện vận tải, quản lý chi phí khai thác phương tiện tối ưu một cách đơn giản, tiện lợi, không rắc rối phức tạp.

IZIFIX mong muốn tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành vận tải hàng hóa bằng cách tạo ra môi trường để mọi hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nhà vận tải, quản lý đơn hàng, quản lý phương tiện, đều có thể thực hiện một cách dễ dàng trên chiếc điện thoại di động thông minh kết nối Internet.
kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/san-giao-dich-truc-tuyen-dau-tien-cho-van-tai-duong-thuy-3455351.html
 
Izifix là một ứng dụng trên nền tảng điện thoại thông minh cho phép người dùng đăng tin hoặc tiếp cận các giao dịch vận tải trên các tuyến đường bộ, đường sông và đường biển. Được thai nghén từ năm 2015 và lần đầu ra mắt năm 2016, cho đến nay Izifix đã dần đạt được những thành công nhất định.

Hiện nay vào tháng 3/2019, số người dùng Izifix đã chạm ngưỡng hơn 6.500 người. Ứng dụng cũng được các nhà đầu tư rót nhiều tỷ đồng để có thể phát triển hơn nữa trong tương lai.


Có vẻ khó nhằn ghê , phải nhờ đến tạp chí Khám Phá PR

Khó khăn đấy, trừ khi trở thành nơi rửa tiền
 
Ngay tại thời điểm đó, khi truy cập vào ứng dụng Izifix thấy có giao dịch mua bán xe thùng kín là thấy có cái gì đó muốn tèo rồi. Hôm nay truy cập vào thấy website đóng cửa, quay lại tìm trong kho ứng dụng cũng không có, kiểm tra thông tin từ công cụ tìm kiếm "Below is a snapshot of the Web page as it appeared on 11/30/2019 (the last time our crawler visited it). This is the version of the page that was used for ranking your search results. The page may have changed since we last cached it. To see what might have changed (without the highlights)", phải chăng là do đây là sàn giao dịch miễn phí cho các doanh nghiệp vận tải, ứng dụng IZIFIX với những ưu điểm nổi bật “Không phí thành viên – Không phí đăng tin – Không phí giao dịch thành công” thì ai đảm bảo chất lượng giao dịch trên này.

Cái chết này sẽ là đương nhiên, với kiểu áp dụng nền tảng công nghệ mới trên smartphone vào việc khai thác vận chuyển đã không còn mới mẻ nữa, điển hình như Uber, Grab… và nay đã có thêm ứng dụng mua bán mới cho vận tải đường thủy nội địa ... nhưng miễn phí thì chết ngắc ngay từ đầu. Muốn tồn tại thì luôn phải chú ý làm sao hút được nguồn tiền trả trước của người dùng (user) để giải quyết một phần capital budgeting (hoạch định ngân sách vốn).

À quên, có vài giải thích:
- Capital Budgeting (Hoạch định ngân sách vốn) là một quá trình phân tích dự án và quyết định có đầu tư ngân sách vốn cho dự án đó hay không. Quá trình này rất quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong tương lai.
- Payback hay còn gọi là thời gian hoàn vốn (Payback period) là quãng thời gian mà nhà đầu tư có thể hoàn vốn ban đầu. Có thể được tính dòng tiền thô (hoàn vốn thông thường) hoặc dòng tiền chiết khấu (hoàn vốn có chiết khấu). Trong cả 2 trường hợp thì thông số thời gian hoàn vốn không đề cập đến dòng tiền nên về thẩm định dự án phương pháp này không được yêu thích lắm. Trong nhiều trường hợp Payback được tính để đo lường rủi ro.

Nếu không thu phí người dùng thì phải sống nhờ tiền quảng cáo, ăn tiền quảng cáo thụ động từ các ứng dụng trên Smartphone thì phải có thông tin rất nhiều, con đường này không phải dễ kiếm.
 
IZIFIX quảng bá là Sàn Giao Dịch Trực Tuyến thì hơi quá, dự đoán thưở ban đầu IZIFIX muốn ăn tiền như Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông - kiếm tiền nhờ vào doanh thu quảng cáo, dùng quảng cáo AdMob của Google (hay còn gọi là Adsense for Mobile) tích hợp cho cả bản iPhone lẫn Android. Tất nhiên thì không dám mơ như Nguyễn Hà Đông, nhưng mơ cá kiếm vài trăm triệu là có thể. Nhưng một sự thật đây là App chuyên dùng, nên rất khó có người truy cập nhiều. Chưa nói là kinh doanh ứng dụng di động rất khó, nếu ngửi mùi cá kiếm được thì các coder đua nhau vào viết các Apps với ý tưởng clone, điều đó đã thấy rõ hiện nay thị trường ứng dụng di động đang bão hòa với tốc độ nhanh hơn cả trên desktop.

Cạnh tranh phát triển ứng dụng di động rất khắc nghiệt, có hàng chục nghìn ứng dụng được đẩy lên chợ mỗi ngày. Người dùng có quá nhiều lựa chọn và càng ngày càng tinh tế hơn, khó tính hơn ... Chưa nói là các "ông lớn" đổ tiền vào "vơ vét người dùng thô bạo" để kiếm lợi không phải qua việc đặt quảng cáo ... Thao thức bao nhiêu ngày có ý tưởng đột phá tạo ra giá trị thật và phục vụ nhu cầu khách hàng và đầu tư bài bản, bỏ tiền đầu tư cho quảng cáo, truyền thông ứng dụng ... nếu có mùi cá kiếm, các "ông lớn" sẽ nhảy vào cướp trắng. Để tạo ra một sản phẩm 'để đời', đủ sức cạnh tranh với các ông lớn khác, cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố: kỹ năng, kinh nghiệm, nguồn lực (vốn - nhân sự) và không thể thiếu sự may mắn.
 
Lại một bài viết về ứng dụng của ngài Hungkaka

Masa Son đã góp phần kill "user-education" và cách mobile-business làm marketing như thế nào?

Bên kia biển cả Đại Tây Dương, Stanley Martin Lieber đã dành hơn hai thập kỷ của đời mình còn lại, xây dựng một đế chế Marvel Cinematic Universe, định nghĩa lại một ngành công nghiệp làm phim mới, mở ra một vũ trụ điện ảnh Siêu Anh Hùng mà trẻ con và người già đều thấy hào hứng… từ đó những kỷ lục của ngành làm phim ra đời.

Còn bên này Thái Bình Dương, trên một đảo quốc nhỏ, Tôn Chính Nghĩa, cũng xây dựng một đế chế khác, mà giới công nghệ toàn cầu, từ Silicon Valley cho đến các tiểu vương Quốc Ả Rập, đều thân gọi với cái tên Masa Son. Đế chế Son Masayoshi…

Những startup CEO thường khá đau đầu với việc định valuation của công ty và estimate cần raise fund bao nhiêu từ các venture capital khác… nhưng nếu gặp được Masa Son thì mọi bận tâm đó sẽ tiêu tan ngay chính trong lưỡng lự của mình. Vì Masa sẽ mở lời giúp họ.

Nếu gặp được Masa Son và,
nếu ai đó gọi 500.000 USD, Masa đưa họ 5M USD,
nếu ai đó gọi 1M USD, Masa đưa họ 10M USD,
nếu ai đó gọi 5M USD, Masa đưa họ 100M USD,
nếu ai đó gọi 100M USD, Masa đưa họ 1B USD,
nếu ai đó gọi 500M USD, Masa đưa họ 30B USD...

trước khi đưa ra những con số sau cùng, Masa thường hỏi một câu:
- “Làm cách nào tôi có thể giúp công ty anh đi nhanh được?”
- “Tiền”. Họ nghĩ.
Và đó là tất cả những gì mà Tôn Chính Nghĩa có.

Câu hỏi của Son cũng như câu nói của Zugkerberg “Move fast break things” và Facebook đã buộc tất cả các replacement social network khác phải đóng cửa, kể cả Google+ vốn đã có hơn 2B users (~400M Monthly-active-user) shut down vào giữa năm 2019.

Ở Việt Nam, Phạm Nhật Vượng cũng có câu nói tương tự “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”. Chỉ duy nhất ở Việt Nam, Vingroup mới được gọi là người moving fast. Hãy xem câu chuyện Vinfast. Quên made in Vietnam đi, make in Vietnam là ổn rồi.

Câu nói của Son cũng tương tự như câu nói của Al Ries, “On internet, either you are number one or no one”.


Khi Masa có tiền, tức là Masa có quyền, áp lực từ những thương vụ đầu tư, rót tiền khủng lên các công ty công nghệ đã mở ra một concept về user-education mới, theo đó là cách làm marketing mới. Điển hình từ Uber (nhận từ Masa 9,3B USD), Grab (nhận từ Masa 1,5B USD)

Tôi lấy ví dụ về Grab, một mô hình đã thay đổi cách làm marketing và loại bỏ vấn đề user-educatinon, dựa vào một số chữ _y sau:

1. Beneficiency
Lấy end-user làm cái lợi tập trung, mọi thứ còn lại không quan trọng. Việc gì liên quan/mang lại benefit cho user thì làm. Mọi vấn đề còn lại chỉ là thứ cấp. Tài xế? Chưa quan trọng, user quan trọng hơn. Nếu tài xế unhappy? user sẽ mang tiền đến cho họ, không phải grab. Tài xế unhappy? Vấn đề là có bao nhiêu booking từ user sẽ đến với họ.

Và mọi vấn đề là “tiền”. Gạt qua một bên tất cả các câu khẩu hiệu, copywriting tào lao như đấm vào mặt khách hàng, như của các thương hiệu khác. Đối với grab, dường như chỉ 01 “slogan” duy nhất, “tiền”, và con số đi kèm.

Để user của mình tiêu cho hết tiền, Grab đưa ra:

2. Urgency
Grab “tìm cớ” cho bất kể usage nào mà bạn có trên app, Grab “đo chỉ số” và airdrop cho bạn thật nhiều “thẻ tiền” nhưng bắt dùng ngay và luôn khi có một nhu cầu liên quan đến dịch vụ mà Grab cung cấp. Đó là lý do mà lúc nào bạn cũng có một list các “thẻ tiền” nhưng chẳng bao giờ dùng hết. Bạn thậm chí còn không biết chúng từ đâu đến. Tự nhiên mà có. Grab buộc bạn không có lý do gì nên dùng một app tương tự khác.

Để có cái cớ dạm lời, grab đưa ra

3. Frequency
Bạn dùng một dịch vụ / đa dịch vụ càng nhiều lần càng được nhiều ưu đãi. Ví dụ Grab Food. Điều này khác nhiều so với các nhà marketing với lối tư duy cổ đại, thịnh hành từ những năm 2015 trở về trước, đó là họ cố gắng mở rộng càng nhiều càng tốt. Vẫn là những năm tháng đó, họ nói về “độ phủ” (coverage) tức là càng mở rộng càng tốt.

Còn để cross-promotion, grab đưa ra:

4. Loyalty
Phần này Grab đưa ra hệ thống điểm thưởng rewards cho chương trình khách hàng trung thành (loyalty program) mà sẽ liên quan đến membership S-a-a-S sắp launch của họ. Grab chuyển trục loyalty cho đối tác của mình. Mở ra một revenue stream mới. Đây là một strategical step mà có thể nói ở Việt Nam có 2 hệ sinh thái làm khá tốt đó là Grab và VinID.

Sau đó, để ép người dùng nhận thêm những lợi ích mang lại, Grab đưa ra

5. Pushy
Ngoài yếu tố Urgency, dùng ngay kẻo hết, Grab có hình thức Pushy nhằm “đẩy” người dùng, thông qua hình thức “tích tem” ưu đãi chéo, cũng là một cách cross-promotion. Yếu tố này góp phần ngăn người dùng sử dụng các alike app khác với các dịch vụ khi họ có nhu cầu liên quan.

Và để giữ chân bạn, grab đóng gói các khuyến mãi thành một, gia tăng sự đa dạng về khuyến mãi cho người dùng, chỉ khác là cách trình bày, đó là:

6. Subscribify
Đây có thể nói là “át chủ bài” đầu tiên của Grab, át chủ bài thứ hai mình viết sau.

Với mô hình subscription này, nếu thành công, Grab KHÔNG BAO GIỜ thiếu ngân sách marketing với “IRR” của cái gọi là capital budgeting theo business model này. Phần này coi như vừa bao gồm, vừa chống lưng cho các phần trên. Voucher cứ vậy là thả, một lượng “tiền token” cứ vậy luân chuyển on top of cash flows của Grab. Mô hình này chỉ “đứt” khi business model của Grab failed.

Rồi để hợp thức hóa “tiền trên trời rơi vào ví bạn”, Grab tập trung vào:

7. Personality
Đối với phần này, Grab triển khai rất rõ ràng mô hình e-commerce O2O của mình. Có thể nói Grab làm cho người dùng, một lần nữa, tự khẳng định mình là trục của mọi hướng. Dự tính Grab sẽ xây dựng một So-Lo-Mo (Social-Location-Mobile). Đây là khái niệm cũ, người ta đã nói về mô hình này với làn sóng “mobile first” khoảng từ năm 2013. Cho đến nay thì mới rõ ràng, dựa vào on-demand-platform.

Việc phân bổ các tactics như này mang lại một điều duy nhất: “không cho user có time sử dụng các replacement khác” tức là làm cho “user không có thời gian để nghĩ, để lựa chọn”. Tức là bây giờ, là một mobile business, nếu bạn làm điều gì mà bắt user phải chờ đợi, kỳ vọng và suy nghĩ. Coi như failed ngay từ thuở ban đầu.

Tương tự như vậy đối với các driver… Nếu bạn hỏi 10 drivers rằng, khi anh chạy Grab rồi anh có chạy thêm Be không? Câu trả lời chỉ có duy nhất “Không”.
100% kết quả tuyệt đối như vậy, tôi sẽ đánh cược với bạn điều này. Một chầu bia.

Trong khi các alike-app khác đang tập trung vào việc
“Đi tìm người dùng mới”
thì Grab,
“Tập trung vào lợi ích tối đa của current user và để họ kích cầu người dùng mới”

Những thay đổi của Grab, gần như liên tục, không quan trọng đến user-experience, user-education, cứ đập tiền là tự khắc user sẽ hiểu. Nếu bây giờ bạn làm mobile business mà vẫn còn "user education..." thì coi như failed.

Như thế sẽ là cách khiến các mobile business thay đổi cách làm marketing hiện tại, “unthink”, đó nên là từ khóa khi xây dựng các campaigns.

 
IZIFIX chết ngay từ ý tưởng, các công ty vận tải biển đủ lớn sẽ không dùng IZIFIX, các khách hàng có nhu cầu vận chuyển tương đối sẽ cũng không dùng IZIFIX ... vậy ai dùng, toàn các thành phần liu tiu chụp giật sử dụng IZIFIX để hy vọng lùa được gà.
 
IZIFIX chết ngay từ ý tưởng, các công ty vận tải biển đủ lớn sẽ không dùng IZIFIX, các khách hàng có nhu cầu vận chuyển tương đối sẽ cũng không dùng IZIFIX ... vậy ai dùng, toàn các thành phần liu tiu chụp giật sử dụng IZIFIX để hy vọng lùa được gà.
Một sàn chia sẻ hợp tác về thiết bị và nhân lực xây dựng có ổn không ? Hay các doanh nghiệp không dám khoe vì sợ nghĩa lộ năng lực của mình ? hoặc ý tưởng như vexere.com

 
Izifix chết đơn giản chỉ là dev một cái "chợ vận tải " dạng xe tìm hàng, hàng tìm xe, thu lệ phí thành viên (hoặc ăn tiền quảng cáo), và chết bởi lý do duy nhất chi phí duy trì và phát triển, lương thưởng cho một lập trình bèo bèo giờ cũng 300 triệu/năm rồi, rồi chi phí quảng cáo, văn phòng, chăm sóc khách hàng, thuế má, kế toán blah blah blah ... như Izifix năm bay dăm tỷ VNĐ là bình thường. Izifix chỉ sống được nếu một tập đoàn nào đó về logistic đứng chống lưng, mà như vậy thì việc gì tập đoàn này phải ra website riêng, mà vận hàng website cho chính mình, các thành viên có phương tiện bên ngoài muốn tham gia thì vui lòng trở thành đối tác theo tiêu chuẩn nhất định và được tập đoàn này cam kết được đối xử công bằng.

Oải nhất là những thể loại còn ngồi trên mây mơ màng, cứ nghỉ rằng tối ưu hóa "shipping plan" là ghê gớm lắm , sự thật thì cái này đám sinh viên nó làm 30s


Rồi còn thêm ngáo nữa, quảng cáo làm logistic mà rất ấm ớ


Làm logistic thì cũng giống như nghề môi giới BĐS Revenue phải cao, Revenue 5 tỷ thì nhân viên chắc 5 người bao gồm cả 2 founders. Đến cái Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài Gòn của Shark Phú, người trong cuộc chỉ biết cười khẩy, toàn ngữ chém gió.


Còn vexere.com thì gọi vốn lần thứ 4 rồi - theo như quảng cáo là bên Vexere có hơn 30 kỹ sư thì đốt tiền vòng gọi vốn lần thứ 4 nhanh thôi.
 
À lại mô hình Grab, Uber ... đã có




Nhưng nhìn vậy mà không phải vậy.
 
À lại mô hình Grab, Uber ... đã có




Nhưng nhìn vậy mà không phải vậy.
Lovitan giờ tự doanh rồi, cứ thử mà xem, không còn trò sàn giao dịch nữa đâu. Bên mình có nhu cầu vận chuyển, đăng ký tài khoản xong, yêu cầu upload giấy ĐKKD, thấy ghi là sẽ có người gọi lại, chờ mãi không thấy ai gọi. Gọi lên tổng đài hỏi thử thì kêu là anh ơi xe bên em làm hàng trên tấn, không chở hàng lẻ, xoá luôn App, kêu xe tải đậu lề đường nhanh hơn, rẻ hơn. Hỏi mấy người có phương tiện thì họ cũng đã thử và phát hiện ra là Lovitan tự giao dịch với người có nhu cầu vận chuyển, không cho người có phương tiện kết nối trực tiếp với người có nhu cầu, thông tin liên hệ trên Lovitan toàn là nhân viên của Lovitan . Nói chung mấy cái App iếc, startup con mẹ gì đó của của các startupter Việt Nam chưa thấy có cái nào ra hồn, chém gió như thần làm thực tế thì như CC.
 
  • Haha
Reactions: xecauxuanmuoi
Nói cho vuông vắn thì doanh nghiệp vận tải nhỏ thì thường không thông thạo CNTT (low tech) đặc biệt vừa làm chủ xe vừa kiêm tài xế xe tải thì càng mù mờ, thành thạo nhất đối với họ là Zalo, Viber chứ dùng Apps này nọ thì cũng khó khăn, áp dụng công nghệ cho những tài xế là một nhiệm vụ quá khó khăn, sẽ tốn kém vô cùng thời gian và tiền bạc để huấn luyện đào tạo, nên nhân viên Lovitan thay mặt chủ xe cũng không sao cả. Đơn giản nhất là áp dụng quy trình giao việc bằng Zalo mà còn ù ù cạc cạc thì App là xa xỉ.

XeCauXuanMuoi không tham gia Lovitan nên không biết sự tình cụ thể tại sao bên Lovitan không nhận vận chuyển cho NoiThatHoaPhu, nhưng dự là vướng nhiều nhiều lý do tế nhị lắm. Nghề vận tải luôn phải chung chi ngoài luồng quá nhiều nên không App nào tính được các chi phí như HQ, CSGT, TTGT, ĐK, CACK .... muốn deal được một đơn hàng đâu phải cứ qua App là xong. Muốn qua App thì chỉ có vận chuyển cho các công ty nước ngoài vì họ tuân thủ nghiêm quy định không hề có chi ngoài.

Tuy nhiên tương lai mà Lovitan không nhận vận chuyển hàng lẻ thì chắc chắn tự diệt vong, vì các công ty lớn đều tự xây dựng bộ máy logistics riêng và cũng áp dụng công nghệ để giảm chi phí. Với khối lượng vận chuyển lớn thì chẳng mấy khi qua trung gian như Lovitan, logistic khối lượng lớn thì cost trên hay dưới 1000 đồng là sự thành công và thất bại của một công ty, nếu không đủ năng lực thì các công ty lớn cũng liên hệ thẳng với các công ty logistics chuyên nghiệp. Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng FMCG hoành tráng vậy chứ bộ máy logistics chỉ cần 5-6 người.

Ai có nhu cầu xe tải thì liên hệ https://ecotruck.vn thử, còn thuê cẩu thì liên hệ XeCauXuanMuoi
 
  • Like
Reactions: hitlerphung
nghe mấy đứa nói đội ngũ ecotruck hùng hậu lắm, từ IT cho đến quản lý, nghe đồn có cả dân Harvard, rất mong họ thành công.
Đúng là mô hình dễ sao chép nhất, có mấy thằng em đang triển khai


nhưng không biết có thọ không
 
ACE nào đã thử SuperShip


Lý do là dạo này dị ứng mấy Shark, giống như dị ứng đa cấp lừa đảo, nhất là mấy bản tin tài chính công nghệ được sản xuất bởi VCCORP nữa thì giá trị tin tức còn kém giá trị hơn tin Hồ Ngọc Hà rách quần

 
Vận chuyển - cho dù bán trên mây, bán dưới đất, B2B, B2C, ... tất cả các thể loại thì cuối cùng cũng có một thằng chở cái gói hàng đó về nhà của ông người tiêu dùng mà thôi ... mấy ông làm Apps đứng giữa thu tiền môi giới thì hơi bị chua là đường nhiên.