Nhiều người hành nghề KTS bị bạn bè hay người quen hỏi về lối lên xuống các hầm của các cao ốc hay chung cư (ram dốc), rằng các KTS chỉ là những thợ vẽ và là dân nghèo đi 2 bánh không hiểu xe hơi; không biết về góc tiếp cận - góc vượt đỉnh - góc thoát của xe hơi - nhất là xe gầm thấp; không biết về điểm mù xe hơi .... Vì hầu hết các hầm xe của các building lớn trong có lối lên xuống hầm đánh đố tài xế, tài có ít kinh nghiệm rất dễ bị cạ gầm, mỏ hoặc lườn xe hơi .... mà không biết nỗi khổ của các KTS. Có thể nói chỉ có những KTS phải là quá siêu mới cho ra được cái đường dẫn đó, chứ bảo thiết kế con đường xuống tốt nhất hầm thì thằng họa viên còn thừa sức thôi đã làm ngon lành.
Rồi bạn bè dân thi công thì bảo do mấy thằng thiết kế làm ẩu, không chịu nghiên cứu cẩn thận hoặc là đôi khi dốt nát ... nhiều khi có trường hợp có khi phải đục bỏ kết cấu dầm, cột hoặc mở rộng lối thêm để tăng độ lưu thông thuỷ cho xe .... thằng thi công buộc phải làm theo bản vẽ thiết kế, trình duyệt shop mới tiến hành thi công!
Vậy tại sao KTS không thiết kế lối lên xuống đạt yêu cầu - đơn giản KTS chỉ là người đi vẽ thuê cho chủ đầu tư, vậy tại sao chủ đầu tư không yêu cầu KTS binh tới nơi tới chỗ để khỏi phải xì thêm tiền cho thẩm tra thẩm duyệt. Đối với Chủ đầu tư Việt Nam, người thiết kế ngoài việc đảm bảo các tiêu chí theo quy định, đôi lúc còn bị áp lực từ lợi ích kinh tế của Chủ đầu tư nữa.
Tuy nhiên có ai ở cảnh làm chủ đầu tư cao ốc mới biết cảnh tấc đất tấc vàng, chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu và thông cảm giá trị của cái "chiếm đất". Nếu thiết kế ram dốc và chỗ đỗ xe đúng qui chuẩn thì cần gì đến KTS, mà đúng qui chuẩn thì lại thiếu chỗ đậu xe theo tiêu chuẩn, và với bấy nhiêu chỗ đậu xe thì lại phải thụt số căn hộ hoặc m2 văn phòng hay TTTM xuống, mà thụt xuống thì vỡ mồm; vì vậy nên chỉ có KTS mới phát sinh ta từ "binh" nhằm thêm chỗ đỗ xe, mà muốn thêm chỗ đỗ thì lối lên xuống phải ngắn lại, gãy 2,3 khúc ... và để được duyệt thì tự mọi người tự hiểu. Mật độ và độ cao luôn là cơn ác mộng của chủ đầu tư!
Trong thiết kế nhà cao tầng, binh giao thông là một vấn đề khó. Trong giao thông, phần ram dốc tầng hầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lưu thông và hiệu quả sử dụng của hầm. Người mà thiết kế đến nhà cao tầng, không ai không biết các tiêu chuẩn, các thông số cần thiết về thiết kế của ram dốc. Tuy nhiên, trong cùng 1 điều kiện diện tích và giao thông tiếp cận bên ngoài, nhiều lúc đòi hỏi phải chấp nhận hy sinh 1 chút về tính tiện lợi để bù lại tính hiệu quả. Độ dốc 1/6, chiều cao thông thủy 2,2m là đẹp cho đa số các loại xe, nhưng giả sử khi hầm có độ cao 3m mà ram kéo dài 18m, đôi lúc nó vướng thì người thiết kế buộc phải chấp nhận nó chỉ còn 16-17m. Khi đó, có những chiếc gầm thấp, phải chạy cẩn thận mới không bị cạ gầm. Khi chấp nhận thiết kế ram dốc như vậy thường bù lại sẽ bố trí được thuận lợi hơn số chổ đậu xe. Ai thiết kế cũng muốn làm đúng tiêu chuẩn, phù hợp với nhu cầu sử dụng cho đại đa số. Tuy nhiên, với những công trình mà diện tích và số hầm không đủ (do tính kinh tế), đôi lúc người thiết kế phải đắn đo cân nhắc.
Tay lái thì mỗi ngày sẽ lên, chứ đất đai có nhiêu đó, được thỏa thuận bán mua từng cm2 ... mong mọi người thông cảm cho KTS
Rồi bạn bè dân thi công thì bảo do mấy thằng thiết kế làm ẩu, không chịu nghiên cứu cẩn thận hoặc là đôi khi dốt nát ... nhiều khi có trường hợp có khi phải đục bỏ kết cấu dầm, cột hoặc mở rộng lối thêm để tăng độ lưu thông thuỷ cho xe .... thằng thi công buộc phải làm theo bản vẽ thiết kế, trình duyệt shop mới tiến hành thi công!
Vậy tại sao KTS không thiết kế lối lên xuống đạt yêu cầu - đơn giản KTS chỉ là người đi vẽ thuê cho chủ đầu tư, vậy tại sao chủ đầu tư không yêu cầu KTS binh tới nơi tới chỗ để khỏi phải xì thêm tiền cho thẩm tra thẩm duyệt. Đối với Chủ đầu tư Việt Nam, người thiết kế ngoài việc đảm bảo các tiêu chí theo quy định, đôi lúc còn bị áp lực từ lợi ích kinh tế của Chủ đầu tư nữa.
Tuy nhiên có ai ở cảnh làm chủ đầu tư cao ốc mới biết cảnh tấc đất tấc vàng, chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu và thông cảm giá trị của cái "chiếm đất". Nếu thiết kế ram dốc và chỗ đỗ xe đúng qui chuẩn thì cần gì đến KTS, mà đúng qui chuẩn thì lại thiếu chỗ đậu xe theo tiêu chuẩn, và với bấy nhiêu chỗ đậu xe thì lại phải thụt số căn hộ hoặc m2 văn phòng hay TTTM xuống, mà thụt xuống thì vỡ mồm; vì vậy nên chỉ có KTS mới phát sinh ta từ "binh" nhằm thêm chỗ đỗ xe, mà muốn thêm chỗ đỗ thì lối lên xuống phải ngắn lại, gãy 2,3 khúc ... và để được duyệt thì tự mọi người tự hiểu. Mật độ và độ cao luôn là cơn ác mộng của chủ đầu tư!
Trong thiết kế nhà cao tầng, binh giao thông là một vấn đề khó. Trong giao thông, phần ram dốc tầng hầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lưu thông và hiệu quả sử dụng của hầm. Người mà thiết kế đến nhà cao tầng, không ai không biết các tiêu chuẩn, các thông số cần thiết về thiết kế của ram dốc. Tuy nhiên, trong cùng 1 điều kiện diện tích và giao thông tiếp cận bên ngoài, nhiều lúc đòi hỏi phải chấp nhận hy sinh 1 chút về tính tiện lợi để bù lại tính hiệu quả. Độ dốc 1/6, chiều cao thông thủy 2,2m là đẹp cho đa số các loại xe, nhưng giả sử khi hầm có độ cao 3m mà ram kéo dài 18m, đôi lúc nó vướng thì người thiết kế buộc phải chấp nhận nó chỉ còn 16-17m. Khi đó, có những chiếc gầm thấp, phải chạy cẩn thận mới không bị cạ gầm. Khi chấp nhận thiết kế ram dốc như vậy thường bù lại sẽ bố trí được thuận lợi hơn số chổ đậu xe. Ai thiết kế cũng muốn làm đúng tiêu chuẩn, phù hợp với nhu cầu sử dụng cho đại đa số. Tuy nhiên, với những công trình mà diện tích và số hầm không đủ (do tính kinh tế), đôi lúc người thiết kế phải đắn đo cân nhắc.
Tay lái thì mỗi ngày sẽ lên, chứ đất đai có nhiêu đó, được thỏa thuận bán mua từng cm2 ... mong mọi người thông cảm cho KTS