Tình hình kinh tế sút giảm cùng thị trường bất động sản đóng băng đã khiến cho các nhà thầu xây dựng lao đao trong vòng hơn hai năm. Việc nợ lương, không tăng lương và không có chính sách khác dẫn đến tình trạng nhân viên chán nản và nghỉ việc diễn ra phổ biến trong ngành xây dựng. Nhiều công ty danh nghĩa còn hoạt động, nhưng thực tế chỉ còn cái vỏ.
Theo số liệu của bộ Xây dựng trong năm 2012 có 17.000 doanh nghiệp xây dựng làm ăn thua lỗ và có 2.110 doanh nghiệp xây dựng giải thể trên cả nước. Tình hình xây dựng sa sút theo đà trượt dốc bắt đầu từ 2010 khi thị trường bất động sản chựng lại, kinh tế khó khăn người dân không đầu tư cho nhà cửa và bất động sản.
Riêng thị trường xây dựng dân dụng ở TP.HCM, nhiều nhà thầu cho biết hoạt động của họ trượt dốc dài, năm sau kém hơn năm trước. Có nhà thầu cho biết năm 2011 sút giảm khoảng 20 – 30% so với năm 2010, năm 2012 khoảng 30 – 40% so với 2011, sáu tháng đầu năm 2013 tiếp tục sút giảm đến 40 – 50% so cùng kỳ 2012. Các công ty về xây dựng và thiết kế kiến trúc trong năm 2012 đã phải giảm bớt nhân viên, thu bớt mặt bằng vì thu không đủ bù chi và có nhiều công ty phải đóng cửa.
Theo số liệu của bộ Xây dựng trong năm 2012 có 17.000 doanh nghiệp xây dựng làm ăn thua lỗ và có 2.110 doanh nghiệp xây dựng giải thể trên cả nước. Tình hình xây dựng sa sút theo đà trượt dốc bắt đầu từ 2010 khi thị trường bất động sản chựng lại, kinh tế khó khăn người dân không đầu tư cho nhà cửa và bất động sản.
Riêng thị trường xây dựng dân dụng ở TP.HCM, nhiều nhà thầu cho biết hoạt động của họ trượt dốc dài, năm sau kém hơn năm trước. Có nhà thầu cho biết năm 2011 sút giảm khoảng 20 – 30% so với năm 2010, năm 2012 khoảng 30 – 40% so với 2011, sáu tháng đầu năm 2013 tiếp tục sút giảm đến 40 – 50% so cùng kỳ 2012. Các công ty về xây dựng và thiết kế kiến trúc trong năm 2012 đã phải giảm bớt nhân viên, thu bớt mặt bằng vì thu không đủ bù chi và có nhiều công ty phải đóng cửa.