Khai tử hợp đồng BT - số phận dự án BT đã làm như thế nào?

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
97
16
Với đa số các đại biểu tán thành, chiều 18.6, Quốc hội đã thông qua luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm 11 chương, 101 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) quy định về hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Luật quy định 5 nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP, trong đó nhấn mạnh: Bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững và hiệu quả; Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.

Trong 12 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP, luật nhấn mạnh: “Cấm quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP đối với dự án có yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này; Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư...”.


Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; dự án sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác; Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

Các dự án không thuộc nhóm quy định trên, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, luật quy định: Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính.

Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất với các dự án BT (Build Transfer) - luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) bỏ quy định về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) ra khỏi luật vì các đại biểu Quốc Hội cho rằng các dự án BT vì không đúng bản chất hợp tác công tư (PPP).

Như vậy, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư được Quốc hội thông qua quy định 7 loại hợp đồng thực hiện đầu tư theo phương thức PPP, gồm: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT - Build Operate Transfer); Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO - Build Transfer Operate); Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO - Build Own Operate); Kinh doanh - Quản lý (O&M - Operate & Manage); Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL - Build Transfer Lease); Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT - Build Lease Transfer); hỗn hợp - kết hợp nhiều loại hợp đồng.

Luật cũng quy định 5 nhóm lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP, gồm: giao thông vận tải; lưới điện, nhà máy điện (trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực); thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; y tế; giáo dục - đào tạo và hạ tầng công nghệ thông tin.
 
Như vậy, kể từ thời điểm ngày luật này có hiệu lực (1.1.2021), sẽ không còn bất cứ dự án nào được đầu tư bằng hình thức BT. Thậm chí, điều 101 của luật này cũng quy định, các hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư dừng thực hiện kể từ ngày 15.8.2020.

Đối với các dự án BT đã triển khai việc xử lý sẽ như thế nào? Theo điều 101 của luật, dự án chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì dừng thực hiện. Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì tiếp tục thực hiện căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Đối với dự án đã có kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (1.1.2021) thì cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Dự án đã ký kết hợp đồng trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc triển khai thực hiện dự án, thanh toán theo quy định của hợp đồng BT đã ký kết và quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng.

 
Bất kỳ hình thức đầu tư xây dựng nào ở Việt Nam mà không đấu thầu minh bạch thì đều xảy ra tiêu cực là chuyện bình thường, và dĩ nhiên là BT là một hình thức đầu tư không xấu, tuy nhiên việc triển khai BT ở Việt Nam không tránh khỏi tiêu cực như bất kỳ dự án PPP nào. Việc Quốc Hội chặn BT thì không có nghĩa là các dự án PPP với 5 loại hình đầu tư còn lại không xảy ra tiêu cực.
 
Lại giống như dịch vụ đòi nợ thuê không quản được thì chặn ngay từ đầu thôi mà, với hình thức BT không còn cách nào chữa được, sửa được, chỉnh được,.... cho nên buộc phải khai tử ngay. Nói chug liệt kê các tiêu cực tại các dự án BT nhiều nhiều nhiều lắm.

Bản thân BOT trước đó cũng có tử tế gì hơn đâu, trước năm 2011 chỉ 18 dự án BOT được triển khai, nhưng giai đoạn 2011 - 2015 có tới 62 dự án BOT giao thông được thực hiện.

Tại Hà Nội, 5 dự án (DA) BT từ T6/2018 bị Bộ Tài chính yêu cầu rà soát, dừng thanh toán gồm: DA đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2-Gamuda Gardens, quận Hoàng Mai; DA xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị dân cư quận Hà Đông; DA xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5; DA xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư Vọng; DA xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân.

Mà bản thân sau khi nghị định 69/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/10/2019, thì các nhà đầu tư không còn đủ động lực nữa vì yêu cầu nguồn vốn lớn, đất đai lại định sát giá thị trường, đất đổi lại khi công trình xong được định giá = thời điểm công trình hoàn thiện -> lợi nhuận không đảm bảo.

Chỉ tội nghiệp các dự án đã xong thủ tục, chờ ngày ban hành luật đầu tư PPP mới ... thế là công cốc bao nhiêu tiền bạc.
 
Thành phố Hồ Chí Minh khai tử luôn cả BOT



TPHCM đã chính thức khai tử 2 dự án giao thông trọng điểm đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) và đang xem xét dừng hàng loạt dự án khác để chuyển qua dùng vốn ngân sách, trong khi nguồn này đang rất khan hiếm.



Hai dự án BOT bị dừng là cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 2) và cầu Tân Kỳ - Tân Quý.
 
Các thông tin về các dự án BOT trên báo chí chỉ là phần nổi của tảng băng, phần chìm là hầu như tất cả các dự án BOT, BT ... đều bùa số liệu, ch6i.ỉ có người trong cuộc mới biết thôi. Cũng lúc nên ngừng, bản chất BOT, BT là vay ngân hàng để làm ... giờ nhà đầu tư nào vốn mạnh thì tham gia.
 
BOT cũng đang lỗ sặc tiết