Khi ngáo công nghệ

  • Người khởi tạo Người khởi tạo ngonhubu
  • Ngày gửi Ngày gửi

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Mời nhà đầu tư thiên thiên thần sang đây mà đầu tư

SunnyTran18 nói:
Và cuối cùng thì đây là 4 dự án công nghệ đang tìm đại gia.
Vì em chưa cho công khai trình làng. nên không làm truyền thông, quảng cáo. Nhưng các dự án này em cam kết là chất quả đất luôn.... từ business model, hệ thống, volume thị trường, tiềm năng sản phẩm... có khả năng đạt trên 100 tỷ usd trong tương lai.

- FIVIVA - nền tảng bất động sản toàn cầu.
Huy động 10 triệu usd (230 tỷ vnd) (10% cổ phần)
- HOTORECA là nền tảng Quản lý & Đặt phòng toàn cầu dành cho Khách sạn - Tour - Nhà hàng - cà phê. Huy động 20 triệu usd (460 tỷ vnd) (10% cổ phần)
- COCAMAP là nền tảng toàn cầu cho tuyển dụng nhân sự và việc làm. Huy động 10 triệu usd (230 tỷ vnd) (20% cổ phần).
- BE-YY là nền tảng toàn cầu cho việc Booking và Quản lý nhân sự, hoạt động kinh doanh mãng Sức khỏe & làm đẹp (spa, phòng khám, bảo hiểm, hiệu thuốc, H.I.S). Huy động 20 triệu usd (460 tỷ vnd) (10% cổ phần)

Mong được các bác, các thím chỉ giáo ạ.

SunnyTran18 nói:
Và cuối cùng thì đây là 4 dự án công nghệ đang tìm đại gia.
Vì em chưa cho công khai trình làng. nên không làm truyền thông, quảng cáo. Nhưng các dự án này em cam kết là chất quả đất luôn.... từ business model, hệ thống, volume thị trường, tiềm năng sản phẩm... có khả năng đạt trên 100 tỷ usd trong tương lai.

- FIVIVA - nền tảng bất động sản toàn cầu.
Huy động 10 triệu usd (230 tỷ vnd) (10% cổ phần)
- HOTORECA là nền tảng Quản lý & Đặt phòng toàn cầu dành cho Khách sạn - Tour - Nhà hàng - cà phê. Huy động 20 triệu usd (460 tỷ vnd) (10% cổ phần)
- COCAMAP là nền tảng toàn cầu cho tuyển dụng nhân sự và việc làm. Huy động 10 triệu usd (230 tỷ vnd) (20% cổ phần).
- BE-YY là nền tảng toàn cầu cho việc Booking và Quản lý nhân sự, hoạt động kinh doanh mãng Sức khỏe & làm đẹp (spa, phòng khám, bảo hiểm, hiệu thuốc, H.I.S). Huy động 20 triệu usd (460 tỷ vnd) (10% cổ phần)

Mong được các bác, các thím chỉ giáo ạ.

SunnyTran18 nói:
Xin phép gửi các bác, các thím thông tin chi tiết của 1 trong 4 dự án trên.
FIVIVA - Hệ sinh thái BĐS toàn cầu

1. Pitch deck giới thiệu về dự án FIVIVA


2. 35 câu hỏi và trả lời về FIVIVA

3. Tổng hợp tầm 1000 Feedbacks và bugs trong năm 2017-2019 trong quá trình làm việc với team kỹ thuật:
Nếu xem chi tiết phần bugs và feedback sản phẩm các anh sẽ thấy sự kiên trì và tâm huyết của bên em thế nào.
Đây chỉ là feedback từ team PR-marketing, còn feedback kỹ thuật là 1 link khác nữa ạ.

4. Chùm video giới thiệu FIVIVA ( tiếng việt)

5. Chùm video giới thiệu FIVIVA ( tiếng anh và 10 ngôn ngữ khác)

FIVIVA đã xây dựng được 12 năm với 5 kỳ vọng chính:
1 là. Trở thành hệ sinh thái Bất động sản toàn cầu kết nối giữa chủ nhà, môi giới, người mua, ngân hàng và các dịch vụ liên quan đến BĐS...đáp ứng tất cả các nhu cầu về mua, bán, cho thuê, đấu giá, đồng sở hữu BĐS…

2 là. Giúp người dân có cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước của mình dù họ chưa có đủ tiền qua hình thức mua nhà trả góp.

3 là. Tận dụng và phát huy nguồn nhân tài Việt Nam trong lĩnh vực CNTT Khẳng định sản phẩm “Made in Việt Nam” trên thương trường quốc tế!

4 là. Chung tây xây dựng cộng đồng qua các chương trình thiện nguyện.

5 là. Xây dựng FIVIVA trở thành unicorn có giá trị sinh lời cao.
FIVIVA sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư cho quyết định đầu tư đúng đắn của mình.



Cá nhân mình thì đồng tình


GS350 nói:
Đọc xong, nó chỉ là 1 ý tưởng, mà ý tưởng này lại không hề mới.
Làm tới 12 năm rồi, mà :
1. Hệ sinh thái không thấy gì nổi bật so với số vốn kêu gọi.
2. Nhãn hiệu lần đầu gì đó mới nghe
3. Nguồn doanh thu bán tài khoản quá cao trong khi Hệ sinh thái & marketing bản thân không thấy gì đặc sắc.
Chốt cái hình bên dưới

shark-binh-1-15672386494752137708203.png

shark-binh-6-1567238649491165721927.png


Nguồn


 
  • Haha
Reactions: HoXuanAnXD
@ngonhubu bên nào thì chém bên đó, lôi về đây làm gì
Thấy nhiều cái hay, mặc dù không biết từ đâu

FIVIVA là Hệ sinh thái toàn cầu đầu tiên kết nối thông minh: Chủ nhà, môi giới, ngân hàng, người mua Và các dịch vụ BĐS di kèm khác như: thẩm định thư, bảo hiểm, kiến trúc và thiết kế, sửa chữa xây dựng, chuyển nhà … để phục vụ tốt nhất các nhu cầu mua, bán, cho thuê BĐS.

Nhưng FIVIVA:
_ Không phải là sàn giao dịch BĐS ( như Novaland, Cen group, vin group)
_ Không mua BĐS, sửa chửa rồi bán lại (như ibuying của Zillow)
_ Không cung cấp dịch vụ thẩm định, bảo hiểm nhà (như Corelogic, Tittle company)
_ Không cung cấp dịch vụ cho vay (như lendingtree hay các ngân hàng, TC tín dụng)
_ Không phải là môi giới BĐS lấy % hoa hồng như (Propzy, Rever, Hoozing… )
_ Không phải là “ trang báo điện tử về BĐS”, FIVIVA không chủ quan đưa ra bất cứ bình luận hay nhận định về thị trường giá cả, hướng dẫn pháp lý..như Batdongsan.com.vn

Tóm tắt phân tích về một số platform BĐS trên thị trường

1.ZILLOW

Đối thủ trên thế giới khiến FIVIVA quan ngại nhất là: Zillow (tại Mỹ), Họ cũng đã từng thâu tóm, mua lại nhiều đối thủ khác bao gồm Trullia để tạo thành đế chế BĐS thị trường thứ cấp lớn nhất nước mỹ. Zillow với nền tảng công nghệ vững chắc, lâu đời, lượng data khách hàng lớn, và được sự tín nhiệm từ người dùng…

Trước đây FIVIVA đã từng có ý định từ bỏ thị trường Mỹ, vì thấy không đủ sức cạnh tranh với Zillow. Tuy nhiên sau một thập niên xây dựng và phát triển sản phẩm. FIVIVA bây giờ có một niềm tin vững chắc vào khả năng mở rộng và được đón chào tại thị trường Mỹ. Nguyên nhân:

2. PROPZY (mô hình kinh doanh có phần khá tương tự Rever, Hoozing, cenhomes ...)

Propzy đã gọi vốn thành công từ Gaw Capital và SoftBank Ventures Asia 25 triệu USD

4. CITICS

Dự án BĐS vừa mới huy động được 1 triệu USD từ Vulpes Investment, Management, Nextrans và TheVentures

5. Batdongsan.com.vn và Chotot.vn

Chợ tốt - platform rao vặt thập cẩm, trong đó có chuyên mục " Bất Động sản" đã nhận đầu tư 80 triệu USD từ Tập đoàn Naver, Hàn Quốc.
Batdongsan.com.vn -
CEO Lê xuân Trường đã bán hẳn cho PropertyGuru- chùm platform BĐS này nhận đầu tư 220 triệu USD để phát triển tại Việt Nam, Malaysia, Singapore.

6. Homebase (của Việt Nam) nguy cơ hấp hối như ibying của Zillow (ở Mỹ). Ibuying lỗ trung bình mỗi quý: 50-90 triệu USD. Zillow là một công ty công nghệ lớn nhất về BĐS tại Mỹ, có thêm mãng ibuying mua lại nhà, thiết kế lại, rồi bán lại giá cao, kiếm lời. Tuy nhiên họ vẫn lỗ đều và lỗ to với Ibuying.
Ibying được xem là niềm đau chôn giấu của Zillow. Đó có thể sẽ là tương lai của homebase. Vì sao?


Tiếp nữa nghĩ cũng có lý

Tại sao Amazon vẫn là plaftform thương mại điện tử đứng đầu thế giới kiếm doanh số mấy trăm tỷ mỗi năm, và có lời? Trong khi đó sendo, lazada, tiki...cũng là thương mại điện tử nhưng lại không thể kiếm lời?

Cái chết vì sự nhìn nhận sai là ở đây!!!!
Nhưng gì chúng ta thấy về Amazon là "thương maị điện tử" như thực chất amazon hay alibaba...đều là "những hệ sinh thái - có tích hợp thương mại Điện tử"

%D0%A1%D0%B8%D0%BB%D1%8C%D0%BD%D1%8B%D0%B5-%D0%B8-%D1%81%D0%BB%D0%B0%D0%B1%D1%8B%D0%B5-%D1%81%D1%82%D0%BE%D1%80%D0%BE%D0%BD%D1%8B-Amazon-scaled.jpg


Theo số liệu 2019-2020, Amazon lấy Doanh số (net) từ 6 nguồn.
1- Online stores ( Chiếm 50.6%) - tương đương với 163 tỷ usd là tổng giá trị hàng hóa bán được trên Amazon

2- Third- party selling services ( chiếm 19.7% ) tương đương 63 tỷ usd là tổng giá trị hoa hồng, phí shipping mà amazon thu về từ các gian hàng online của đối tác.

Còn những cái mà chúng ta không thấy, hoặc thấy mà phớt lờ...Nhưng nó đã tạo nên một hệ sinh thái đa chiều, làm nên kỳ tích của amazon đó là:

3_ Amazon Web services ( AWS) ( chiếm 12.4%)
tương đương với 40 tỷ usd cho việc cung cấp server, cloud, giải pháp.
Trong khi amazon xài Server của chính nhà mình tạo ra và quản lý, Còn các trang thương maị điện tử khác thuê lại của họ, Nhắm có cạnh tranh nổi không?
Mà đặc tính của trang thương mại điện tử thì các bác biết rồi đó : Traffic, lượng truy cập rất nhiều, ngốn phí server.

4. Amazon physical stores (chiếm 5.3%) tương đương với 17 tỷ usd từ những cửa hàng bán lẻ đồ ăn, sách...cạnh tranh cả với Walmart, costco.
Trong khi đó Shopee, tiki có cửa hàng thực tế để cạnh tranh ( với Big C, corp mart) chưa?

5. Amazon Subscription services (chiếm 6.8%) tương đương với 22 tỷ usd từ các dịch vụ kỹ thuật số như Prime videos/ music..
6. Amazon co-branded creditcards (chiếm 5.3%) tương đương với 17 tỷ Usd. WOW! AMazon tạo luôn cái hệ sinh thái bao gồm "chức năng ngân hàng luôn còn gì!
 
  • Haha
Reactions: HoXuanAnXD
Tiếp nữa

Một người dùng bình thường chỉ vào Zillow xem khi họ có nhu cầu thuê nhà, mua nhà. Vì sao người dùng không ở lại trên Zillow lâu hơn? Vì Zillow chỉ cung cấp tính năng XEM, không có tính năng “tương tác”. Kiếm doanh số trên cái click chuột cost per click (CPC) or cost per thousand impressions (CPM) là một trong những mô hình kinh doanh của Zillow. Và Zillow không lấy doanh số từ Membership, nên họ không cần khách hàng phải đăng ký member hay Customer Loyalty.

Các thành viên hoạt động thường xuyên, và ở lại trên zillow chủ yếu là môi giới, vì Zilow chưa tạo được hệ sinh thái BĐS chào mời các đối tượng khác như người mua, chủ nhà, ngân hàng, thẩm định thư và các dịch vụ khác vào. Nên việc lấy phí membership là bất khả thi.

===> Xây dựng hệ sinh thái BĐS kết nối, và giữ chân người dùng tốt hơn nhờ cung cấp các công cụ OTT, chat, video chat, 360 độ view, gửi file ảnh, file hình, voice message, trợ lý trả lời tự động… kết nối giữa chủ nhà (người bán), người mua, môi giới, ngân hàng, và với các công ty dịch vụ phụ trợ khác như thẩm định thư, xây dựng, chuyển nhà …

Zillow chỉ tập trung vào BĐS thứ cấp mà bỏ qua hẳn thị trường sơ cấp, các dự án đang xây dựng và commercal buildings…

Zillow có Zillow Partnership Platform (ZPP) đang trong tiến trình xây dựng mối quan hệ parnership với các hệ thống MLS với mục đích làm 1 hệ thống MLS chung tại Mỹ. Nhưng điều này là bất khả thi.


Tại mỹ, có khoảng 900 hệ thống MLS, mỗi thành phố, vùng miền khác nhau sẽ có MLS khác nhau, môi giới sẽ phải trả phí để có thể truy cập vào hệ thống này. Thường MLS sẽ cung cấp lịch sử giao dịch của căn nhà, các thông tin chi tiết, liên hệ chủ sở hữu...Môi giới tại Florida sẽ chỉ truy cập vào những hệ thống MLS tại Florida, họ sẽ không truy cập vào MLS tại California.

Tuy nhiên theo số liệu thống kê của Moving thì có khoảng 15% dân số Mỹ ( khoảng 49 triệu người) di chuyển từ bang này sang bang khác mỗi năm. Vậy nếu môi giới của Florida không kết nối được với môi giới tại California. Thì rõ ràng họ bỏ mất đi một lượng khách hàng tiềm năng. Hiện trạng này vẫn xảy ra tại Việt Nam.

Hầu hết môi giới tại HCM không kết nối tốt với môi giới Hà Nội, nên khi bạn mua nhà những nơi mới là bạn sẽ bắt đầu quá trình tìm kiếm “cả người lẫn BĐS” mới lại từ đầu, (hoặc qua lời giới thiệu miệng, người này chỉ người kia hoặc lên google search) chứ không có hệ thống kết nối nào chuyên nghiệp.

Tại sao sau khi khách hàng tìm được sđt của chủ nhà, của môi giới cần thiết rồi họ lại rời bỏ zillow hay bất động sản.com.vn?
Tại vì trên các platform này không có chức năng các ứng dụng OTT ( như zalo, viber) để giữ chân người sử dụng.
Sau khi tìm được số đt cần liên hệ, mọi người sẽ add nhau trên zalo, qua zalo nói chuyện chứ ở trên Batdongsan.com.vn chi nữa?

Vậy FIVIVA sẽ đóng vai trò gì trong việc giúp bác bán nhà nhanh hơn?
- FIVIVA tạo sân chơi chuyên nghiệp, nhiều cấp cho môi giới BĐS với mã số FICO nội địa và quốc tế... Những gì mà hệ thống MLS hiện tại vẫn chưa làm được.
- FICO thúc đẩy việc bán BĐS nhanh hơn nhờ tính năng chia sẻ hoa hồng nhiều cấp. Với fiviva chủ nhà có thể tìm thấy danh sách môi giới chuyên nghiệp với các đánh giá xếp hạn và kỹ năng làm việc và dịch vụ.
 
Những người thành công là những người khác người bình thường vì giỏi hơn người bình thường, chứ không phải họ tâm thần, ôi vãi thời nay là thời nao còn có kẻ lấy tấm gương của các tỷ phú để ảo mộng. Bill Gates, Steve Jobs ... Mark Zuckerberg ... họ ngay từ ban đầu đã trực tiếp tham gia tạo ra những sản phẩm có giá trị, và sản phẩm của họ thay đổi thế giới.

Elon Musk là ai, là một kỹ sư, nhà thiết kế công nghiệp, nhà phát minh, doanh nhân công nghệ .... vào năm 1995 đã theo đuổi bằng tiến sĩ ngành vật lý ứng dụng và khoa học vật liệu tại Đại học Stanford nhưng đã quyết định theo đuổi sự nghiệp kinh doanh thay vì ghi danh theo học ... Elon đồng sáng lập ra Zip2, một công ty phần mềm web (cùng với em trai Kimbal) và được hãng Compaq mua lại với giá 340 triệu USD vào năm 1999. Sau đó, Elon Musk thành lập X.com, một ngân hàng trực tuyến. Nó sáp nhập với Confinity vào năm 2000, công ty đã ra mắt PayPal vào năm trước và sau đó được eBay mua lại với giá 1,5 tỷ đô la vào tháng 10 năm 2002.

Mà thôi, những người ảo tưởng mà họ biết họ ảo tưởng thì họ đâu ảo tưởng đâu ... gặp loại này Quảng nổ BKAV phải quỳ lạy làm sư phụ từ cách xa 100km ... không văng mảnh nguyên tử.
 
Già rồi, nhưng vẫn thích tìm hiểu những ý tưởng của giới trẻ, không rõ thu hút người dùng kiểu gì với các website BĐS, tuyển dụng .... các trang tuyển dụng thì thu tiền giá trị tăng thêm cho mỗi tin rao vặt và quảng cáo, các trang BĐS thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ toàn môi giới, thấy SunnyTran18 phân tích đối thủ cũng sâu sắc chứ
Doanh Thu của Propzy (theo lý thuyết đến từ) 2 nguồn chính

1. Bán Phần mềm SaaS. Saas của Propzy bao gồm:
+ TAP: ứng dụng cho cư dân
+ PAM : ứng dụng quản lý và vận hành chung cư/căn hộ, toà nhà
+ PAMA: ứng dụng giao giao việc cho nhân viên công ty Bất động sản
Propzy đã đi sai ngay nước cờ đầu tiên, với mục đích truyền thông là " Đóng góp cho việc phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam"
Nhưng ai cũng đủ thông minh để hiểu, chính là Propzy muốn lấy dữ liệu cư dân để phục vụ cho mục đích mua bán BĐS.
Tuy nhiên điểm mấu chốt vấn đề là khả năng của Sass bán được trên thị trường rất kém. Vì sao?
Mỗi tòa nhà, mỗi chủ đầu tư thường đã ký HĐ dài hạn với các công ty vận hành chẳng hạn: PMC, CBRE, Savills, OCS.. Mỗi công ty này đều có hệ thống phần mềm quản lý riêng của họ. Họ chẳng việc gì phải dùng của Propzy, khi biết chắc là thông tin bảo mật khách hàng của họ bị bên thứ 3 lấy khai thác cả

2. Làm môi giới BĐS, kiếm doanh số dựa trên hoa hồng.
Propzy muốn phô trương sự hiện diện của mình trên thị trường nhưng phô không đúng cách, sẽ dẫn đến FAIL.
Hiện Propzy có thuê khoản 30 mặt bằng kinh doanh ở nhiều quận khác nhau tại TPHCM với 750 nhân sự, Trong đó có khoảng 400 nhân sự kinh doanh (còn lại là IT, và bộ phận hành chính..) Theo thông tin từ Techcruch, trong 18 tháng tới “Công ty dự kiến tăng lên 70 điểm giao dịch trên toàn quốc với 1.300 nhân viên bán hàng.”


Theo thống kê từ báo chính phủ thì năm 2019 cả nước có khoảng có khoảng 83.136 giao dịch thành công giảm 26,1% so với năm 2018.
Giờ chúng ta thử làm bài toán nhè nhẹ thế này nhé. Không biết propzy năm 2019 đã thực hiện được chính xác bao nhiêu giao dịch BĐS thành công.
Nhưng vì hiện Propzy có tầm 400 nhân viên kinh doanh so với mặt bằng chung tại việt Nam khoảng 300.000 môi giới theo Realtors (VARS) . Như vậy nhân sự môi giới propzy chiếm 0.1% số lượng môi giới cả nước.

Giả sử môi giới của propzy sử dụng công nghệ vượt trội “Nắm mua nắm bán PAMA” gì đó giúp giao dịch của họ tăng lên 10 lần so với những môi giới thường, thì năm 2019 vừa rồi propzy có thể thực hiện maximum 500 giao dịch BĐS (mua bán) thôi.
Tính sơ sơ giá nhà tại HCM trung bình là: 2.5- 3 tỷ căn.
Thường môi giới kiếm 1% trên số đó. Vậy doanh số mong đợi kỳ vọng của Propzy năm 2019 có thể rơi vào tầm 10-15 tỷ vnd cho doanh số bán BĐS 1 năm.

Còn mãng cho thuê thì Propzy lại chịu sự cạnh tranh nhiều với các môi giới BĐS khác từ tứ phía...

Trong khi đó Propzy chi phí rất nhiều cho mặt bằng, IT, nhân sự, phần trăm commission...
Mà hàng thì bán không được. hoặc bán rất kém! Mô hình kinh doanh thì cũ rích, không đột phá!
Vậy thì 25 triệu USD nguy cơ biến thành bọt biển chẳng bao lâu!

Ngay cả Cenhomes mở hẳn các sàn F1 giao dịch phân phối BĐS sơ cấp và họ cũng có kinh nghiệm lâu năm với thị trường thứ cấp
Nhưng hệ thống BĐS thứ cấp của họ fail hoàn toàn tại HCM và các tỉnh thành khác.
Propzy chính xác là đang lặp lại câu chuyện thất bại của Cenhomes... Mà chắc họ chưa nhìn ra.
Cenhomes còn hơn Propzy ở chỗ họ dùng công nghệ Big data và AI để thẩm định giá BĐS luôn cơ.

3. Propzy làm app PAMA- ứng dụng giao giao việc cho nhân viên công ty Bất động sản.
Với Ứng dụng này họ nghĩ sẽ ngăn chặn được các môi giới đi cửa sau, kiếm khách lẻ, thông đồng với chủ nhà lấy hoa hồng bỏ túi riêng....nhưng PAMA vẫn không giải quyết dược vấn đề.
PAMA là cái hệ thống phức tạp NẮM MUA- NẮM BÁN...
Cồng kềnh, lằng nhằng, kém thông minh. Chúng tôi đánh giá không cao. Và chúng tôi tin rằng không có môi giới nào muốn sử dụng cái hệ thống rắc rối như vậy.
Propzy đang tạo ra những sản phẩm mà thị trường không cần.
Cái mà các công ty BĐS cần là: TĂNG DOANH SỐ! KIẾM THÊM KHÁCH HÀNG. Chứ không phải là mấy cái NẮM BÁN _ NẮM MUA của PAMA!

Phân tích về Batdongsan.com.vn và Chotot.vn

Chợ tốt - platform rao vặt thập cẩm, trong đó có chuyên mục " Bất Động sản" đã nhận đầu tư 80 triệu USD từ Tập đoàn Naver, Hàn Quốc.

Batdongsan.com.vn - CEO Lê xuân Trường đã bán hẳn cho PropertyGuru- chùm platform BĐS này nhận đầu tư 220 triệu USD để phát triển tại Việt Nam, Malaysia, Singapore.
Đây là trang chứa nhiều dữ liệu BĐS và có nhiều lượt truy cập BĐS nhất Việt Nam. Tuy nhiên tại sao FIVIVA chưa từng xem họ là đối thủ? Có rất nhiều nguyên nhân để kể ra. Xin được tổng hợp một số nguyên nhân chính.

1. Batdongsan.com.vn lại là một câu chuyện thất bại ngay cách nhận diện thương hiệu. Nếu quý vị chú ý thì hầu hết các website và các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới ví dụ: Amazon, alibaba, ebay, Nike, yamaha, Toyota...Họ đều mang cùng 1 đặc điểm:
- Tên dễ nhớ, dễ phát âm (bằng cách kết hợp các yếu tố ngữ âm học và vị âm học...) làm sao các quốc gia trên thế giới khi nhắc đến thương hiệu đó, thì họ đều gọi tên được.

Giờ thử hỏi có bao nhiêu người nước ngoài nào phát âm đúng và nhớ được chữ Batdongsan.com.vn - Vì nó dài ngoằn ngoặc.

Các công ty lớn hiếm khi sử dụng những cụm từ liên quan đến ngành nghề kinh doanh của họ, để đặt tên thương hiệu.
Vì đó sẽ gây ra rối ren, đại trà trong quá trình nhận diện thương hiệu sau này.
Những cái tên thương hiệu nổi tiếng thường không có ý nghĩa gì trong hệ thống từ điển.

Ví dụ hãng giày NIKE ; Nếu mổ xẻ chữ NIKE ra, đâu có gì liên quan đến chữ "SHOES" hay " GIÀY DÉP" gì đâu?
Hoặc Mercedes, Toyota, Yamaha.... đâu có chữ nào liên quan đến oto, xe máy... Nhưng họ lại là những thương hiệu quốc tế về lĩnh vực này.
Batdongsan.com.vn chưa học được bài học đầu tiên này, khó thể trở thành thương hiệu quốc tế được.

Đó là tại sao FIVIVA luôn luôn cân nhắc và làm 1 cuộc khảo sát khi đặt tên thương hiệu. Tên FIVIVA có 3 nguyên âm, 3 phụ âm, chỉ có 3 âm tiết. dễ nhớ, dễ đọc cho cả người việt và người nước ngoài.

FI: Trong tiếng latin có nghĩa là " ban tặng, thiết lập, tạo ra" (be made/ created/ instituted/ elected/ appointed/ given.)
VIVA: Trong tiếng anh có nghĩa là sự vui thích, trường tồn. ( Viva is defined as an expression or cheer that means "long live!")
Đã từng có ca khúc nổi tiếng do vợ Victoria vợ David Beckham trình bày tên Viva forever.
Tương lai FIVIVA sẽ được hát trong 1 số ca khúc hit và phim điện ảnh.

2. Domain name Batdongsan.com.vn dễ gây nhầm lẫn cho người dùng.
Trong khi domain batdongsan.com được sở hữu bởi 1 công ty ở Florida, và batdongsan.vn lại là 1 công ty BĐS khác tại Hà Nội.
Còn batdongsan.com.vn mới chính là cái BĐS chứa dữ liệu data lớn nhất Vietnam mà chúng ta đang bàn luận về.

Các công ty lớn họ chủ ýếu mua và sở hữu tên miền .com ngay từ đầu. Còn các chấm .com.vn, .asia, .net.... khác, thực sự không quan trọng . Batdongsan.com.vn bị mất điểm ngay từ cái tên domain name quá dài (.com.vn)
3. So với Propzy, cenhomes, rever, hoozing,.
Thì batdongsan.com.vn chotot.vn có thể được xem là : "HỆ SINH THÁI' vì khả năng scale up, quy mô thị trường lớn hơn, mô hình kinh doanh có vài điểm tương đồng FIVIVA.

Trước khi phân tích mô hình kinh doanh thì chúng tôi có nhận xét về giao diện Front end tương tác người dùng của batdongsan.com.vn
_ Thiếu tinh tế, các sắp xếp chức năng rời rạc, chưa logic, chưa đáp ứng tiếu chí người dùng, khó mà giữ chân họ được,
_ Số lượng data. bài viết, bài post nhiều tràn lan, không có hệ thống tự động lọc bài, lọc nội dung, chất lượng kém.

Batdongsan.com.. có thể đăng nhà cho thuê từ 500K--600K.
Chotot có thể cho thanh lý món hàng cũ 50k- 100K đồng.

FIVIVA tập trung vào dòng khách hàng trưởng thành, mục tiêu sản phẩm cụ thể hơn: Từ độ tuổi 30-55 - Độ tuổi có sự ổn định hơn về tài chính, sử dụng smartphone, quen thuộc với các ứng dụng, Ở độ tuổi này, khách hàng đã đang sở hữu, hay nghĩ đến việc mua nhà mới, mua thêm, an cư lạc nghiệp, đầu tư…
Mục thuê nhà FIVIVA giới hạn bài đăng minimum giá thuê ít nhất là 5 triêu trở lên. Còn BĐS bán thì giá bán không giới hạn.

4. So với Batdongsan.com.vn thì nền tảng công nghệ của chotot.vn có khá hơn nhiều, khi họ xây sau, và sử dụng hệ thống xét duyệt bài tự động, Nhưng vì chưa làm đến nơi, nên hệ thống này thường xảy ra lỗi ngớ ngẩn khiến người dùng khá thất vọng.
Ví dụ vì nguyên nhân nào đó chotot không cho phép thành viên đăng số điện thoại trong bài viết. Nhưng nếu tinh vi tí là có thể qua mặt hệ thống, làm cho số điện thoại đó có dấu “-” thì vẵn đăng được.

Cách đặt baner quảng cáo của chotot và batdongsan khá "rẻ tiền" với cái mindset quảng cáo lỗi thời thế này khó thể chạm được dòng khách hàng VIP và không thể ra thị trường nước ngoài.

Vì khách hàng cực ghét khi đang quan tâm đến "nhà cửa" mà các quảng cáo "kem trộn trắng da" " thẩm mỹ viện" áo tắm bikini" nhảy vào như vậy.
Một hệ thống tinh tế là hệ thống quảng cáo mà khách hàng không biết là họ đang xem quảng cáo. Vì cung cấp những sản phẩm tương đương tại thời điểm khách hàng cần, theo đúng nhu cầu của họ.

5. Batdongsan.com tuy sở hữu lượng data BĐS lớn nhất Việt Nam, nhưng mô hình kinh doanh và khả năng scale up kém.
Sunny saigon chúng tôi hoạt động mãng BĐS cả 10 năm mà hầu như không trả đồng nào trên batdongsan.com.vn.
Gần đây nhất là tầm tháng 10/2020, Quản lý chúng tôi đăng 1 số bài BĐS ( những bạn quản lý này đều rất tốt về công nghệ và chúng tôi sẵn sàng trả tiền để đẩy bài) Nhưng loay hoay mãi trên batdongsan.com.vn không biết nạp tiền vào, rồi tiền nó chảy về đâu, làm sao kích hoạt bài đăng. Nên không đăng được, không được duyệt. ( bằng chứng bên dưới)
Gần đây chúng tôi vào đăng lại thì lại gặp vấn đề loay hoay như trước. Nên bài không được duyệt.

Mấy hôm sau thì các bạn sales của batdongsan.com.vn liên tục gọi để thuyết phục chúng tôi nạp tiền "từ 20k-50K gì đó các bạn sẽ duyệt bài cho. Nên chúng tôi vào nạp luôn 100K cho oách.
Nạp xong thì tiền nằm 1 nơi, bài đăng nằm 1 ngả.
Vì họ làm hệ thống theo kiểu mua GÓI trước, rồi cứ mỗi lần đăng tin, sẽ trừ dần số tiền sử dụng trong gói đó.
Rất phiền! Vì chợ tốt và Batdongsan kiểu đang giam tiền khách hàng.
Sau khi nạp tiền, thì vài hôm sales lại gọi điện thông báo bài đăng đã được duyệt lên. Một hệ thống công nghệ gì toàn làm thủ công?!? Từ việc gọi điện giải thích, sales, kiểm tra bài, duyệt bài, đến việc thanh toán tiền cũng phải chờ 2-3 ngày duyệt lệnh.

Và dây là những gì khách hàng đánh giá về app Batdongsan.com.vn Xin trích dẫn nguyên văn lời bình khách hàng:


-Giang Trần: Quá rởm, chẳng thể xài quá 30 phút
-Huy Hùng: App khó dùng, giao diện ngáo hêt sức
-Nam phương: Cái App quá ngu
-Thuận Nguyễn Công: Quá dỡ
-Vũ Anh Tiến: Nếu có điểm 0 hay điểm negative thì mới đúng cho cái app này. Nghèo nàn, hời hợt, vô ích là những từ thích hợp để miêu tả cho ứng dụng này.
-Thắng Nguyễn Hữu: Ux/ui quá tệ, Ngồi tìm cách xài hết 10 phút cuộc đời mà vẫn không tìm ra
-Nvst: ... chưa thấy cái app nào lởm hơn.
Kính gửi thêm nội dung bảng giá " mô hình kinh doanh" của Batdongsan.com.vn bên dưới.
Đúng là hệ thống kém thông minh ngay từ việc đăng bài, duyệt bài, đến cái bảng báo giá cũng chán.
Đọc vào nhức đầu, phải có nhân viên tư vấn gọi điện giải thích thêm.
https://batdongsan.com.vn/bao-gia-quang-cao#a4
Batdongsan.com.vn chắc cũng sẽ không thọ được bao lâu. Ngoại trừ việc Propertyguru mạnh tay đập hết, xây dựng lại từ đầu thì mặc may còn đất sống.

Mindset về kinh doanh của Batdongsan.com.vn, khả năng mở rộng, quy mô khá hơn nhiều so với propzy, Nhưng nói chung hệ thống vẫn cứ hỏng, hỏng từ bên trong lẫn bên ngoài.

Người dùng dù không hài lòng nhưng họ vẫn dùng Batdongsan.com.vn vì họ không có lựa chọn nào khác.

Vì họ chưa tìm thấy 1 platform tốt hơn thay thế thôi.


Và ý kiến của người này cũng có vẻ lão luyện

Công bằng mà nói mềnh nể chị chủ vì chị ấy đang đóng cực nhiều vai từ CEO, COO, CFO thậm chí PM, BA và cả QA.

Những gì chị viết và vốn kiến thức chị có chắc đốt hết rất nhiều thời gian trong số hơn chục năm đi làm của chị.

Vấn đề của chị chỉ đơn giản nằm ở các con số. Nó không thật nỗi. Nếu chị chia con số chị muốn cho 50 hoặc 100 chắc sẽ có nhiều ng PM hỏi và nói chuyện thực lòng với chị.

Quay trở lại chuyện riêng IT vì căn bản đó là chuyên ngành của mềnh. Mềnh hiểu tại sao FPT GCS hay bất cứ công ty outsource nào cũng báo giá trên trời với chị. Vì đơn giản Chị không Biết Chị Muốn Gì?

Mềnh thấy tất cả những thứ mềnh làm trong hơn 20 năm chỉ là một phần bé xíu trong giấc mơ chị muốn build. Trong khi đến giờ nobody know product của chị.

Mềnh từng tham dự build 1 platform trong hospitality với một target chỉ vỏn vẹn một câu thay thế 1 product tương tự có định giá 12 tỷ ở thời điểm hiện tại.

Cái khác của chúng mềnh với chị là chúng mềnh luôn có một deadline cuối cùng và một khách hàng cụ thể. Và chúng mềnh hoàn thành trong 2 năm với một số tiền chỉ bằng chút xíu so với số tiền mà chị đang mơ gọi vốn.

Rồi giờ góp ý một lời thực tâm với chị thay cho công sức chị chém mỏi tay trong cái thread này

1. Scale và freeze cái requirement của chị lại. Nếu ko sẽ ko thằng IT nào dám thật tâm làm thật hoặc chỉ mong rút thêm tiền từ chị

2. Xác định chính xác đối tượng khách hàng của chị. Scale lại customer set, bỏ mịa cái chữ Global. Ng ta scale up nhưng phải có cái gì đó. Đừng mơ hỗ trợ mọi quốc gia khi đến cái xứ VN chị còn lo chưa xong

3. Nhanh chóng ra mắt thị trường để xác định chính xác khách hàng thật. Chạy với scale thật có số liệu đàng hoàng rồi từ đó adjust lại 1 và 2 khi đó mới có ng có thể giúp chị được.

@CuuVan

Copy về đây để có thảo luận chiều sâu hơn không lẽ không được
 
Nhóc nhách chuyện ngáo công nghệ hay đem công nghệ ra lừa tình , ví dụ


Ông Vũ khẳng định, Cenland đã có định hướng từ trước là không trở thành công ty thuần về môi giới nữa, mà trở thành công ty về dịch vụ bất động sản. Nói cách khác, mục tiêu của công ty không phải đứng số 1 về môi giới, mà là đứng số 1 về dịch vụ.

"Cenland không đi theo hướng phát triển như Vinhomes, vì nếu đi theo con đường đó, Cenland sẽ không bao giờ bằng được Vinhomes, vì Vinhomes là số 1 trong lĩnh vực này. Thay vào đó, Cenland sẽ trở thành công ty số 1 về dịch vụ bất động sản như Capital Land của thế giới, một công ty có tài sản khoảng 500 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với các công ty phát triển bất động sản", ông Vũ nói.

Dẫn chứng thêm về câu chuyện dịch vụ, ông Vũ nói về Thế Giới Di Động và FPT: "Doanh số của Thế giới Di Động là một ví dụ điển hình của một công ty mất rất nhiều thời gian để đứng số 1 về bán hàng. Hiện nay, Thế Giới Di Động đã hơn hẳn và vượt xa FPT. Cenland cũng sẽ kiên nhẫn để kể câu chuyện này. Chúng tôi sẽ chuẩn bị nền tảng về tài chính, nhân sự, công nghệ rồi sau đó mới bùng nổ. Hãy hình dung cổ phiếu của FPT mất 15 năm mới trở lại vị trí ban đầu, nhưng Thế Giới Di Động thì luôn dẫn đầu, tương tự như Vinhomes, cũng luôn dẫn đầu. Vì vậy, Cenland cũng muốn dẫn đầu ở trong mảng dịch vụ bất động sản và thần tượng để theo đuổi là Capital Land".

Theo Chủ tịch Cenland, công ty sẽ nắm khách hàng, chứ không nắm đất đai, tương tự như những công ty hàng đầu thế giới Amazon, Alibaba, Facebook, Google, Apple, đều nắm dữ liệu khách hàng và biết trong đầu khách hàng đang nghĩ gì. Cenland đang đi theo con đường này và tập trung vào những khách hàng mua bất động sản. Việc bán hàng cho Vinhomes hay Novaland dù không có nhiều lợi nhuận, nhưng giúp Cenland chạm được tới các khách hàng.


Cụ thể, ông Nguyễn Trung Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP bất động sản Thế Kỷ (Cenland) cho rằng, các tập đoàn như Hưng Thịnh, Đất Xanh... đều là những doanh nghiệp đi sau, chỉ góp phần làm vui cuộc chơi chứ không phải đối thủ của CenLand

Chủ tịch Cenland chia sẻ thêm: "Người ta (các doanh nghiệp kể trên) có thể bắt chước được những thứ mình làm, nhưng không bao giờ bắt chước được cái đầu mình nghĩ", và định hướng Cenland sẽ trở thành công ty số 1 về dịch vụ bất động sản.

Chính những phát biểu trên của ông Vũ đã “gây bão” cộng đồng bất động sản khi nhiều người đặt vấn đề, Cenland chỉ là một công ty môi giới bất động sản quy mô chưa bằng một đơn vị thành viên của các tập đoàn kể trên với tuổi đời còn khá non trẻ, sao lại so sánh bất cân xứng như thế?

Phát ngôn của ông Nguyễn Trung Vũ đang gây bão trên các group cộng đồng bất động sản với những bình luận đầy châm biếm…Như anh Vũ ơi, vui thôi đừng vui quá; có ông Shark ngồi chung công ty nên lây bệnh ‘nổ’ luôn rồi; những người tên Vũ thường hay có những phát ngôn rất ngáo..

Ở một góc nhìn nhìn khác, nhiều người cho rằng, có lẽ chủ tịch Cenland đang muốn nói đến một vấn đề khác là công nghệ. Và họ đi trước những tập đòan kia về vấn đề công nghệ trong bất động sản.

Theo như chia sẽ của ông Vũ, ‘cách làm của Cenland là đầu tư vào công nghệ để nắm khách hàng, như cách mà những công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã làm’ thì có thể ông Vũ đang đê cập đến nền tảng Proptech- Cen homes mà họ vừa mua lại – Rằng Cenland đang đầu tư vào công nghệ và đang đi trước những doanh nghiệp tên tuổi kia.

Thực tế, việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bất động sản (Property technology) đang là một xu thế chung trên thế giới và đang được nhiều doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Tiên phong phải kể đến là mô hình O2O (Online to Offline) vào kinh doanh bất động sản thứ cấp của Vinhomes, ứng dụng Sunshine App của Sunshine Group…Tuy nhiên theo đánh gia của giới công nghệ, những ứng dụng này vẫn chưa thật sự hỗ trợ cho người dùng.
Đất xanh cũng ra Đất xanh service, TopenLand 1 proptech của Hưng Thịnh đã rót 25 triệu đô la Mỹ phát triển dự án này và và con số đầu tư chưa dừng lại. Dự kiến nền tảng (platform) này công bố sớm trong mục tiêu minh bạch thông tin, giảm chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch cho các chủ thể tham gia thị trường.

Tham vọng của Hưng Thịnh với dự án này thể hiện ngay trong chiến lược phát triển thương hiệu cho dự án. Mặc dù dự án chưa ra mắt nhưng cái tên TopenLand - đã chi tới 150 tỷ tài trợ cho đội bóng Bình Định trong 3 năm để làm thương hiệu. Hiện đội bóng này mang tên là TopenLand Bình Định đang đá ở V – League 2021.

Xu thế áp dụng công nghệ 4.0 vào kinh doanh hiện nay là của cả thế giới, của tất cả mọi ngành nghề. Dựa trên idea của mỗi công ty để chuyển đổi mô hình offline qua online và tận dụng công nghệ để phát huy hết thế mạnh mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại.

Có lẽ không ông chủ nào trên thế giới phát ngôn lạ đời kiểu ông Vũ về cuộc chuyển đối số mà đã được coi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 này, trừ khi Cenland là đơn vị viết ra ngôn ngữ lập trình cho cả thế giới sử dung.
 


Ngoài xã hội thì ngáo đất, đất tỉnh heo hút chục triệu một mét, ngáo chứng, cổ penny thổi tăng 10 lần 3 tháng, doanh nghiệp ngáo 50 tỷ đô, giờ lên diễn đàn hay MXH thì ngáo công nghệ
 
Đúng là toàn hội ngáo, ví dụ dựng lên cái @ChoTrucTuyen đâu khó khăn gì, quảng cáo là cam kết chỉ giới thiệu và cung cấp hàng hoá chất lượng có nguồn gốc rõ ràng của những thương hiệu uy tín trong ngành, nhưng ai biết trang này tồn tại để tìm đến hợp tác đăng tin, rồi vô tình vào congdongxaydung thấy đi spam , à nếu chotructuyen chưa thu tiền thì đăng thử chơi, chứ thu tiền thì quên ngay và luôn cho nó nhanh, vì đăng lên có ma nào vào đọc đâu, muốn người mua tìm đọc thì quên ngay và luôn chờ Google giới thiệu, lại phải chạy quảng cáo Google, chạy quảng cáo Facebook, trả tiền cho đám KOL, trả tiền cho đám truyền thông tạo hiệu ứng, lại phải chạy đua đốt tiền với Tiki với Shopee ... mà có đốt tiền quảng cáo nhưng không khuyến mãi tiền cho người mua giống như mấy cái ví điện tử thì ma nó vào.

Chưa nói không phải cứ trả tiền chạy quảng cáo là ổn, phải thuê người chuyên nghiệp tạo Impression, từ số lượng Impression biến thành số lượng daily active user là một quãng đường còn khó leo hơn leo lên đỉnh Everest, rồi chuyển thành lead conversion ... nếu mà đủ tài năng như vậy thì anh Vượng ngáo hệ sinh thái VinID sẽ chạy đến o bế với mức 500k bí đần tệ