Khó khăn công việc ngành xây dựng cùng nỗi lo COVID - 19 và chia sẻ công việc

PhamHuyVi

Thành viên cơ bản
15/1/20
4
3
33
Hà Nội
Công việc dạo này khó khăn quá, chỗ mình làm việc thấy nhân sự cứ giảm từ từ và và mình cũng chuẩn bị lên thớt rồi do hiện tại công ty không có dự án mới, vào đây đăng ký nội dung cùng chia sẻ xem tình hình như thế nào
 
  • Like
Reactions: sanphamkythuat
Lướt qua các trang tuyển dụng vẫn thấy rao tuyển ngườ nhiều mà, sao không ứng tuyển ? thấy bạn cũng có kinh nghiệm rồi mà ?
Hiện nay ngành xây dựng đang chững lại, phải nói là thị trường bão hòa, dẫn đến cạnh tranh trong ngày xây dựng càng ngày càng khốc liệt, các công ty xây dựng nếu không có những phương thức làm ăn mới thì rất khó trụ lại, tuy nhiên như đã nói chỗ nhiều việc vẫn cứ nhiều việc, chỗ ít việc thì vẫn thế mà.
 
  • Wow
Reactions: PhamHuyVi
Năm ngoái đã dự báo năm 2020 là năm chùng xuống của ngành xây dựng, nay với dịch Covid 19 và hạn hán miền Tây xem chừng khó khăn quá DauThauTuVan à.

Mấy công ty nhiều việc thường là mấy công ty nhỏ, đa phần là kiểu "tinh hoa" của các công ty lớn bỏ ra ngoài mở công ty cạnh tranh ngược lại công ty cũ, mấy công ty này có điểm chung là họ thường xuyên nhận công trình bằng mọi giá và thậm chí lỗ để có việc và tồn tại. Ngoài yếu tố dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong ngành xây dựng làm ảnh hưởng đến cả các công ty khác thì làm việc ở mấy công ty này cũng dễ bị cho nghỉ việc bất tử.
 
  • Like
Reactions: PhucHungCapital
Nói về công việc thì từ ngày mình vào nghề đến giờ, không năm nào không có người kêu khó khăn cả. Ở thời điểm ít việc này thì đừng kỳ vọng tìm được công việc tốt thu nhập khá, nói chung là bỏ ý tưởng tìm được môi trường làm việc phù hợp đi.
 
Năm 2019 đã xác định năm 2020 là trong chu kỳ đi xuống của BĐS nên xây dựng dân dụng ngoài ngân sách bị ảnh hưởng theo là đương nhiên, chứ dịch Covid 19 cũng không liên quan gì nhiều. Bất động sản đứng, đóng băng, sụt giảm xì bóng một cái. Xây dựng chững lại liền. Việc có mà tiền không nghiệm thu, thanh quyết toán được cũng toạch. Mấy công ty xây dựng lớn giờ đa phần còn cái tiếng chứ miếng chẳng còn vì cạnh tranh nhau về giá sát ván quá. Nói thẳng là nhiều lúc các công ty cố nhận cho được công trình để còn ngắc ngoải, đủ bù chi phí thôi chứ lợi nhuận giờ gần như chẳng còn gì. Vì nếu đứng việc, không có công trình gối đầu, chủ nợ, ngân hàng xiết một cái là đổ vỡ cả hệ thống. Tóm lại là mệt mỏi thật sự.

Bên mảng ngân sách cũng đánh nhau rất khốc liệt, các doanh nghiệp xây lắp lớn đói việc giờ lao đi cạnh tranh cả với các công ty vừa và nhỏ. Chưa nói là hầu hết các dự án đều vướng đền bù giải tỏa. Nhiều Tổng công ty một hai năm nay gần như không nhận được dự án mới, toàn sống bằng dự án có trước đó vài năm rồi, đặc biệt sau cổ phần hóa thì chết sặc nên anh em làm nghề cũng quang văn tèo.

Trước đây sân sau của các CĐT cũng dễ thở, nay thanh tra kiểm toán quần nát nên giá cả cũng thấp và sát, lại chiếm dụng vốn & phương thức thanh toán ngày càng làm khó nhà thầu, giá thợ thuyền, vật tư thì ngày càng tăng, thời giá thị trường khác cũng tăng, không cho nợ đọng, đồng tiền mất giá, lạm phát tăng chóng mặt. Chưa kể đến các ông đang làm mảng khác, có chút quan hệ cũng chen ngang vào phá giá rồi bung bét mang tiếng dân chuyên nghiệp. Làm xây dựng theo kiểu tư duy dân buôn & dân thương mại, không cần quan tâm bất cứ thứ gì ngoài tiền thu về, cắt được chút % là thoát. Đến khi nát bét ra thì mặc xác cho thợ thuyền đánh cãi chửi nhau với CĐT.

Cho nên giờ ai còn đầu quân cho mấy doanh nghiệp còn nhiều việc thì vui lòng đừng đúng núi này trông núi nọ.
 
Nói chung cũng không trách được, bản chất nghề xây dựng là nghề có tính sáng tạo thấp, ai cũng nhảy vào làm được. Giờ doanh nghiệp nào trường vốn bao nguyên từ A-Z thì may ra cạnh tranh được, chứ nhận khoán một công trình về bóc tách vật tư đi mua, thuê đội nhân công thầu khoán, thuê ván khuôn giàn dáo, thuê máy móc.... Mỗi thứ lại bị thầu phụ nhân công, thuê ván khuôn giàn giáo, cho thuê máy móc thiết bị .... ăn một tý. Vật tư qua cửa hàng VLXD ăn thêm tý lãi... vậy thì làm sao cạnh tranh hạ giá thành được.

Đây cũng sẽ là thử thách cho các doanh nghiệp nhỏ, nếu các doanh nghiệp nhỏ biết cộng tác hợp tác thành các Group để chiến lại các công ty lớn thì sẽ ổn, chứ đơn thân thì khó mà cạnh tranh được.
 
Học hành vất vả hơn nhiều ngành, ra trường đi thi công không biết thứ 7, CN, ngày lễ, lương lậu thì chậm, quỵt...mặt bằng lương kỹ sư mới ra trường như cách đây 12 năm. Nó phản ánh bằng chất lượng đầu vào hết, sinh viên ra trường bỏ nghề nhiều. Thời buổi giờ làm gì còn cảnh cố trúng thầu mà xoay vốn như xưa nữa, các công ty chộp giật năng lực yếu thì chết dần thôi. Các công ty có năng lực vẫn sống khỏe thôi.
 
Dự sang 2021 mới khả quan được, không có con virus covid19 đã thấy BĐS ảm đạm, ngân hàng siết cho vay BĐS, rồi đại hội sắp diễn ra, giờ thêm con Covid 19 này vào đều nằm ngoài kế hoạch của Chính Phủ hết, từ du lịch đến hàng ăn tiêu dùng đang không dễ thở chút nào chứ không riêng xây dựng.

Một cú giáng đau đớn mà mọi người không nhận ra đấy là hạn mặn ở ĐBSCL ... hàng ngàn hecta bị hạn mặn,

Nói chung là nên tìm cách xoay xở trong khả năng có thể ... thoát dịch bệnh là hàng đầu, làm ăn tính sau đi, XDCB còn đỡ chứ bên du lịch, ăn uống dịch vụ, hàng không, vận tải ... còn căng hơn nhiều ... cả xã hội đang nghèo đi mà, trừ những ngành khẩu trang và nước rửa tay.

 
Bất động sản đóng băng, đầu tư công ngày càng ít, đầu tư tư nhân thì tự tổ chức làm, chủ đầu tư thì nợ, lãi suất ngân hàng cao, các công ty xây dựng không chết mới là lạ. Cứ nhìn cổ phiếu mấy anh đầu bảng như Cotecons, Hòa Bình là biết. Nói chung là giờ cứ tích cực đi rải đơn xin việc thôi.
 
Giai đoạn sắp tới mảng xây dựng còn ăn theo bên công nghiệp vì sự dịch chuyển FDI từ TQ qua, nhưng giá cả thì đương nhiên không thơm rồi, nên giai đoạn sắp tới muốn tìm được việc lương cao khó như lên trời. Nói chung là giờ còn theo ngành xây dựng thì xác định là cứ ráo mồ hôi là hết tiền, lúc nào chẳng khó khăn, cực nhất là tết, mòn mỏi đợi tiền, một nghề có đặc thù bị nợ tiền rất dai, thường là khoản tiền lớn mà đi đòi cứ như đi xin.

Đợt này nCoV nữa nên đầu năm cơ bản là u ám, hiện nay sẽ tập chung vào dập dịch cứu người, sau đó sẽ cứu nền kinh tế, sản xuất .... xây dựng là ưu tiên chắc chót bét chỉ được nhớ tới khi kinh tế ổn định trở lại.

Bên mình mảng nội thất công việc vẫn nhiều, nhưng thiếu thợ chứ không cần kỹ sư, bạn nào có thợ giỏi giới thiệu nhé.
Ngành xây dựng đối tượng khổ nhất bây giờ chính lại là mấy ông kỹ sư đi làm kỹ thuật thuê và chỉ huy thuê thôi, lương tháng khéo còn thua mấy ông chạy grab chăm chỉ. Cứ bám cái công trường từ sáng đến tối, ăn uống ngủ nghỉ vô tội vạ mà đồng công bèo bọt, cái ngon nhất thì bọn ngồi văn phòng nó ăn chia cấu véo % lúc ký hợp đồng hết mịa nó roài. Ra đến thực địa đói thối mồm ra, nên ông nào cũng chỉ nhăm nhăm tìm cách chia chác % với thầu phụ hoặc cai lúc nghiệm thu thanh toán này nọ thôi

Trước đây kỳ vọng nhà nước quản chặt chứng chỉ năng lực và chứng chỉ hành nghề, nay đây là sản phẩm mua bán rất dễ dàng, dẫn đến lại như ngày xưa vàng thau lẫn lộn, nhất là vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có quan hệ cứ thế là cướp hết việc.
 
Tình hình có vẻ năm nay ngành xây dựng toang theo Covid 19 quá, chỉ những doanh nghiệp nào có dự án đã triển khai cuối năm ngoái thì đang sống khỏe, chứ các doanh nghiệp thiếu dự án thì như thế này thôi .... yêu cầu nhân viên đề xuất giải pháp

HoaBinh.jpg



Rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ phải dựa vào vốn vay, mà tình hình này dễ vỡ nợ hàng loạt quá ... chưa thấy nhà nước có chính sách bỏ lãi suất.
 
Với tình hình như hiện nay, có một vài nhận định cho ACE theo nghề
- Lĩnh vực BĐS (bao gồm nhà ở, nghỉ dưỡng, thương mại .... ) thì xem như toang ... BĐS công nghiệp hy vọng le lói vào tháng 9.
- Lĩnh vực PPP (hợp tác công tư) cũng xem như toang, vì nhà nước sẽ ưu tiên vực dậy kinh tế .... và đặc biệt vì nhiều lý do tế nhị không thể nói trên diễn đàn là các ngân hàng không còn muốn tài trợ nữa
- Lĩnh vực đầu tư công mà liên quan đến đền bù giải tỏa cũng toang, 2 năm nay công tác đền bù có nhiều vướng mắc mà không dễ giải quyết
- ....

Chuyện các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên nghỉ không lương là điều không thể tránh khỏi
 
  • Like
Reactions: sanphamkythuat
Thế giới thì
FED Mỹ


Singgapore


Việt Nam thì cánh xây dựng chỉ hy vọng vào đầu tư công sẽ tăng mạnh
 
Ở Trung Quốc thì theo báo Nikkei Asian Review, Chính phủ Trung Quốc đã phát đi tín hiệu sẽ chấp nhận cho doanh nghiệp giảm mạnh lương vì lo ngại khả năng nhiều người mất việc hơn. Trong đó nhiều doanh nghiệp giảm lương đến 50%.


Kỳ vọng vào việc nhà nước cho giãn đóng BHXH, nhưng với thông tin này có cũng như không - chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan tổ chức có 50% lao động tham gia BHXH nghỉ việc


Lãi suất ngân hàng vẫn chưa thấy hạ, chán thật
 
Việt Nam ư, với dịch Covid 19 thì được chuyển người lao động sang làm công việc khác - nhưng không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm - trường hợp đã đủ 60 ngày, nếu tiếp tục phải chuyển người lao động làm công việc khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người lao động. Trước khi chuyển người lao động làm công việc khác, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. Đặc biệt là phải trả lương đầy đủ khi chuyển sang công việc mới.

Quái nhất là ngừng việc vẫn phải trả lương và Người lao động gây thiệt hại không phải bồi thường.

Tuy được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người lao động biết trước: Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Các anh chị làm chủ doanh nghiệp lưu ý nhé.
 
Quan trọng lớn nhất là nguồn công việc, chứ cắt giảm lãi suất không có tác dụng. Khi không có công việc thì tiêu dùng giảm, tiêu dùng giảm thì sản xuất và dịch vụ tiêu hết, như đại khủng hoảng 1929 đồ sản xuất ra nhưng không ai sử dụng.

Đầu tư công là giải pháp, hy vọng chính phủ sẽ phát hàng trái phiếu để đầu tư như thời điểm sau năm 2008 để để thực hiện các dự án giao thông vận tải, thủy lợi, y tế, giáo dục .... và đặc biệt là đền bù giải tỏa tái định cư.
 
Cú sốc kinh tế do COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính 2008

TTO - Đó là dự báo của một số nhà kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa có dấu hiện dừng lại và đang tác động đến mọi hoạt động kinh tế, sản xuất trên khắp thế giới.



Các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, vận tải, du lịch....là các ngành trực tiếp chịu tác động từ dịch bệnh. Điều dễ nhận thấy nhất sau khi đóng cửa các trường đại học và trung học cũng như mầm non....lĩnh vực nhà hàng đã suy thoái rõ.

Khi đầu ra không tiêu thụ được thì nhà cung cấp sẽ không có doanh thu, không doanh thu thì sẽ không có tiền chi trả người lao động và mặt bằng kinh doanh.

Khi mảng tiêu thụ không vận hành, thì đồng nghĩa mảng chăn nuôi, trồng trọt cũng không có doanh thu để tiếp tục đầu tư, quay vòng sản xuất.

Những ngành này ngừng trệ thì lại kéo theo lĩnh vực ngân hàng và bất động sản suy thoái.

Bài toán đặt ra là phải kích cầu. Nhưng kích kiểu gì khi dân chúng không có thu nhập khi phải nghỉ làm hay hoạt động kinh doanh ngừng trệ ? Khủng hoảng kinh tế 2008 diễn ra nhưng không đi kèm biên giới đóng cửa và vận tải không bị ngưng. Còn cơn đại dịch này dẫn đến tất cả đều đóng băng. Một diễn tiến mà hàng thế kỷ chưa từng có.

Số đông các nước châu Âu đã đóng cửa biên giới, phong toả các thành phố. Tương lai nào có thể nhìn thấy cho mỗi quốc gia và toàn cầu. Rất khó lên kế hoạch khi cả thế giới bị lâm vào thế bị động, chưa định hình được do ảnh hưởng của dịch.

Giờ hy vọng lớn nhất không phải là đầu tư công mà chính là Trung Quốc ổn định

Vài dòng cóp pết từ nơi khác về
 
Bi kịch hóa vấn đề quá, không đến nỗi nào đâu ... 2008 thì Việt Nam phải lấy nông nghiệp làm bệ đỡ, đầu tư công để kích cầu các ngành sản xuất tiêu dùng nội địa khác, chứ hiện tại giai tầng trung lưu của Việt Nam đóng vai trò khá là quan trọng trong nền kinh tế tiêu dùng nội địa. Khủng khoảng ngắn hạn này chưa kịp hạ gục tầng lớp trung lưu đâu.

Chỉ cần Trung Quốc ổn định dịch, mở cửa xuất nhập khẩu thì hàng nông sản có lối thoát, sản xuất lệ thuộc nguyên vật liệu Trung Quốc (đừng nghe báo chí hão huyền - không có nguồn cung cấp nào hơn Trung Quốc đâu) tái khởi động lại. Lưu ý là một yếu tố rất quan trọng là nền kinh tế Việt Nam bị chi phối bởi các FDI, ở giai đoạn này thì họ càng không có lý do gì để rút khỏi Việt Nam.

Vấn đề mấu chốt là hiện nay là không thể xác định được đỉnh của dịch, tức là đỉnh của khủng khoảng nên các doanh nghiệp không thể xác định được liệu trình cho sức khỏe của chính mình. Tại thời điểm này vẫn đang ở rìa khủng khoảng, doanh nghiệp nào ở giai đoạn này mà đuối rồi thì không thể qua khỏi con trăng sắp tới.
 
Vãi đồng chí linhdannguyen, đồng ý là tầng lớp trung lưu (thu nhập trên $15/ngày - theo WB) chiếm trên 17% , là lực lượng kéo theo cầu tiêu dùng nội địa gia tăng mạnh mẽ trên nhiều phương diện, hạn chế tối đa được những tác động tiêu cực ngoại vi, nhất là những biến động, suy thoái tiềm ẩn từ các thị trường xuất khẩu của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng tầng lớp trung lưu luôn là hàn thử biểu của nền kinh tế, đồng hành với nền kinh tế, khi khủng hoảng thì tầng trung lưu là tầng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong xã hội, để họ phải chi nhiều hơn cho các nhu cầu của mình để duy trì thói quen trung lưu trong khi thu nhập và các khoản mang tính thu nhập đã không còn ở mức cũ thì không thể xảy ra. Một lực lượng lớn lao động ngành dịch vụ như du lịch, hàng không, ăn uống ..... đã bị ngừng việc, buộc họ phải chi tiêu dè sẻn để vượt qua đại dịch.

Trung Quốc có thể đang sản xuất trở lại, nhưng Mỹ và EU mới đang bắt đầu lao dốc, mà đợt suy thoái này không thể dự đoán tác động của nó được, vì trước nay chưa có tiền lệ. Khi FED hạ lãi suất, nghĩa là Mỹ đã trở thành nhà máy in tiền, khi Mỹ trở thành nhà máy in tiền thì không thể dự đoán được lạm phát.

Cục Thuế Hà Nội cho biết, 2 tháng đầu năm có hơn 2.600 hộ kinh doanh giải thể, bỏ kinh doanh và 6.400 hộ kinh doanh nghỉ kinh doanh. Lượng doanh nghiệp giải thể, tạm nghỉ kinh doanh tăng từ 22% đến 37,8%. Do tác động của Covid-19 và chính sách hạn chế đồ uống có cồn, Hà Nội có hơn 3.400 đơn vị, hộ kinh doanh giải thể, tạm nghỉ kinh kinh doanh.


Cả thế giới đang chấp nhận hy sinh nền kinh tế, đang ưu tiên lao vào dập lửa, lửa lan đến đâu dập đến đó chứ không có một bài bản cụ thể và mỗi quốc gia đều làm theo cách của quốc gia mình. Tất cả các biện pháp " đối phó " với dịch bệnh cho tới thời điểm nầy chỉ là " cố dập dịch " rồi tính tiếp, dẫn đến toàn bộ kết nối cung cầu xưa nay gãy toang hết, thế giới "phẳng" không còn phẳng nữa ... giờ chưa biết điều chỉnh như thế nào.

Dĩ nhiên nhìn nhận vấn đề không phải là để buôn than, cả làng toét mắt chứ phải mỗi mình ta, kiểu AQ thì cửa này đóng ắt sẽ có cửa khác mở, tự nó sẽ điều chỉnh theo quy luật cả thôi với tin mừng là xăng dầu sẽ giảm.
 
Về chuyện rượu bia, phadẹp bỏ nền kinh tế dịch vụ ăn theo rượu bia, hại nước họa nhà, tiền đó để tái tiêu dùng cho lĩnh vực ích nước lợi nhà khác.

Khó khăn kinh tế nhất thời là điều không thể tránh khỏi, nhưng Việt Nam giờ đã nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, sau cơn mưa trời sẽ sáng hơn, FDI sẽ kéo tới Việt Nam nhiều hơn để tránh rủi ro để trứng vào một giỏ.
 
  • Wow
Reactions: SonKTXD
Bên mình đang setup nhà xưởng cho sản xuất thực phẩm (mỳ ý, mì ống..) xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000.
Hiện nay máy móc thiết bị đã về nhưng không có đội lắp đặt.
Vì vậy ACE nào có làm về lắp ráp máy móc vui lòng liên hệ mình nhé : 0909000606 Vĩnh Lộc - Email: 866866@yahoo.com
Cái này mình làm trực tiếp làm nên các ACE đừng nghĩ mình là cò hay vịt nhé.

Ngoài ra, có ACE có dịch vụ lắp đặt, thiết kế nhà xưởng theo HACCP (GMP, SSOP) và ISO 22000 vui lòng call luôn nhé, do mùa dịch nên chuyên gia không qua được mà bên em đang cần gấp để chạy.

Do lắp đặt theo cataloge, nên những đội lắp đặt chuyên về thực phẩm sẽ rất dễ thực hiện, còn vận hành thì qua tháng đội chuyên gia họ qua thì họ sẽ setup system, trước tiên là kết nối thiết bị.
 
  • Like
Reactions: sanphamkythuat
Công việc dạo này khó khăn quá, chỗ mình làm việc thấy nhân sự cứ giảm từ từ và và mình cũng chuẩn bị lên thớt rồi do hiện tại công ty không có dự án mới, vào đây đăng ký nội dung cùng chia sẻ xem tình hình như thế nào
bên anh về ngành Xây dựng a
 
Bên mình đang setup nhà xưởng cho sản xuất thực phẩm (mỳ ý, mì ống..) xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000.
Hiện nay máy móc thiết bị đã về nhưng không có đội lắp đặt.
Vì vậy ACE nào có làm về lắp ráp máy móc vui lòng liên hệ mình nhé : 0909000606 Vĩnh Lộc - Email: 866866@yahoo.com
Cái này mình làm trực tiếp làm nên các ACE đừng nghĩ mình là cò hay vịt nhé.

Ngoài ra, có ACE có dịch vụ lắp đặt, thiết kế nhà xưởng theo HACCP (GMP, SSOP) và ISO 22000 vui lòng call luôn nhé, do mùa dịch nên chuyên gia không qua được mà bên em đang cần gấp để chạy.

Do lắp đặt theo cataloge, nên những đội lắp đặt chuyên về thực phẩm sẽ rất dễ thực hiện, còn vận hành thì qua tháng đội chuyên gia họ qua thì họ sẽ setup system, trước tiên là kết nối thiết bị.
có cơ hội hợp tác về sản phẩm Ống mềm công nghiệp không anh?
 
Vãi đồng chí linhdannguyen, đồng ý là tầng lớp trung lưu (thu nhập trên $15/ngày - theo WB) chiếm trên 17% , là lực lượng kéo theo cầu tiêu dùng nội địa gia tăng mạnh mẽ trên nhiều phương diện, hạn chế tối đa được những tác động tiêu cực ngoại vi, nhất là những biến động, suy thoái tiềm ẩn từ các thị trường xuất khẩu của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng tầng lớp trung lưu luôn là hàn thử biểu của nền kinh tế, đồng hành với nền kinh tế, khi khủng hoảng thì tầng trung lưu là tầng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong xã hội, để họ phải chi nhiều hơn cho các nhu cầu của mình để duy trì thói quen trung lưu trong khi thu nhập và các khoản mang tính thu nhập đã không còn ở mức cũ thì không thể xảy ra. Một lực lượng lớn lao động ngành dịch vụ như du lịch, hàng không, ăn uống ..... đã bị ngừng việc, buộc họ phải chi tiêu dè sẻn để vượt qua đại dịch.

Trung Quốc có thể đang sản xuất trở lại, nhưng Mỹ và EU mới đang bắt đầu lao dốc, mà đợt suy thoái này không thể dự đoán tác động của nó được, vì trước nay chưa có tiền lệ. Khi FED hạ lãi suất, nghĩa là Mỹ đã trở thành nhà máy in tiền, khi Mỹ trở thành nhà máy in tiền thì không thể dự đoán được lạm phát.



Cả thế giới đang chấp nhận hy sinh nền kinh tế, đang ưu tiên lao vào dập lửa, lửa lan đến đâu dập đến đó chứ không có một bài bản cụ thể và mỗi quốc gia đều làm theo cách của quốc gia mình. Tất cả các biện pháp " đối phó " với dịch bệnh cho tới thời điểm nầy chỉ là " cố dập dịch " rồi tính tiếp, dẫn đến toàn bộ kết nối cung cầu xưa nay gãy toang hết, thế giới "phẳng" không còn phẳng nữa ... giờ chưa biết điều chỉnh như thế nào.

Dĩ nhiên nhìn nhận vấn đề không phải là để buôn than, cả làng toét mắt chứ phải mỗi mình ta, kiểu AQ thì cửa này đóng ắt sẽ có cửa khác mở, tự nó sẽ điều chỉnh theo quy luật cả thôi với tin mừng là xăng dầu sẽ giảm.
hi anh em than cho qua ngày
 
Ở Trung Quốc thì theo báo Nikkei Asian Review, Chính phủ Trung Quốc đã phát đi tín hiệu sẽ chấp nhận cho doanh nghiệp giảm mạnh lương vì lo ngại khả năng nhiều người mất việc hơn. Trong đó nhiều doanh nghiệp giảm lương đến 50%.


Kỳ vọng vào việc nhà nước cho giãn đóng BHXH, nhưng với thông tin này có cũng như không - chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan tổ chức có 50% lao động tham gia BHXH nghỉ việc


Lãi suất ngân hàng vẫn chưa thấy hạ, chán thật
hi giờ thì xăng hạ nhưng chỉ ở trong nhà ạ
 
hi giờ thì xăng hạ nhưng chỉ ở trong nhà ạ
Than phỏng ích gì, tại sao giai đoạn này bạn quá rảnh, thì hãy viết hay cho cộng đồng
những bài viết hay giai đoạn này là cũng lúc để nhìn lại sản phẩm của chính mình đang phân phối, và cũng là cách tiếp thị mình trước Google
 
  • Like
Reactions: sanphamkythuat
Than phỏng ích gì, tại sao giai đoạn này bạn quá rảnh, thì hãy viết hay cho cộng đồng
những bài viết hay giai đoạn này là cũng lúc để nhìn lại sản phẩm của chính mình đang phân phối, và cũng là cách tiếp thị mình trước Google
Hi dạ đôi lúc con người mà anh, Than cho bớt buồn chứ thâm tâm ai cũng hiểu được nạn chung của toàn cầu không riêng gì mình. chứ em văn không hay có lẽ không có giúp ích được gì xã hội chỉ ngồi yên gõ bàn phím tếu với anh chị em trên diễn đàn thôi.
 
Theo lời kể những người đi đã trải qua thời thiếu thốn những năm 77 - 80 thì tình hình bây giờ còn tốt chán, bớt than vãn đi, thời đó đến cơm còn không có mà vẫn sống vẫn vượt qua đó thôi.
 
  • Like
Reactions: HoangPhucVu

vâng nghề nào hiện ại cũng khó khăn
 
Công ty mình cũng vậy, thi công xây dựng, sửa chữa nhà mà lại gặp dịch này thì có đến nhà ai được đâu, công việc đình trệ nhưng vẫn trả lương, thực sự quá khó để tính toán, hy vọng mọi thứ sẽ ổn hơn, anh em có việc làm ổn định hơn.
 
Công ty mình cũng vậy, thi công xây dựng, sửa chữa nhà mà lại gặp dịch này thì có đến nhà ai được đâu, công việc đình trệ nhưng vẫn trả lương, thực sự quá khó để tính toán, hy vọng mọi thứ sẽ ổn hơn, anh em có việc làm ổn định hơn.
suachuanhadrhome có những bí quyết gì ngoài buôn than nào ? cạnh tranh về giá ? cạnh tranh về công nghệ ?
nếu không có bí quyết gì thì hãy sống thật tình với cộng đồng, ít nhất là với cái diễn đàn ngách này, chia sẻ những cầu chuyện hay xem nào ?
 
Thứ nhất thì xác định là căng thẳng là điều không thể tránh khỏi sau đại dịch cúm Vũ Hán , khó khăn trước mặt còn rất nhiều.

Bán lẻ Âu Mỹ bị đình đốn gần nửa năm nay vì bắt buộc phải đóng cửa, bán lẻ trên mạng cũng kém vì dân tình ít có dịp ra ngoài, gặp nhau để diện nên giờ này tới lượt các nhà sản xuất, nguyên liệu, phụ kiện dính đòn. Ít nhất nửa năm tới tình trạng cũng chưa khá hơn. Coi như mất toi nguyên 1 năm. Để phục hồi như cũ họ dự đoán nhanh nhất cũng phải 2 năm.

Ví dụ như Oriflame mới cắt 60% dàn quản lý, nhân viên thì giảm lai rai từ đầu năm đến giờ. Pouchen Biên Hòa cho công nhân tuần nghỉ lai rai sắp tới cho nghỉ tháng luôn. Hôm qua công ty PouYuen dự kiến cắt giảm gần 6.000 công nhân.

Ngoài dệt may, da giày thêm cả nội thất nữa. Hợp đồng ký mới sẽ tụt thê thảm. Người Mỹ có văn hóa thay nội thất hostel hotel resort sau vài năm nhưng kiểu này khả năng nhu cầu cũng giảm mạnh.

Chuyện đóng cửa giao thương thì ngành nghề nào trước sau gì cũng bị ảnh hưởng hết ... từ đây đến cuối năm mới mệt mỏi. Ngành nghề xây dựng thì luôn lệ thuộc vào sự tăng trưởng là điều đương nhiên, do vậy khỏi cần buôn than nữa.

Ngân hàng hầu như rất hiếm các khoản vay mới, phần lớn là các hợp đồng tín dụng cũ nay xin vay thêm

Túm gọn quý 2 sẽ gãy một mớ yếu đuối, quý 3 sẽ khốc liệt, quý 4 sẽ vào chung kết, ai còn sống sót được thì gượng dậy vào quý 1 2021.

Do vậy M&A năm sau sẽ rất khóc liệt. Những anh yếu sẽ phải chịu/bị M&A để giữ lại chút gì đó hơn là trắng tay.
 
Không có virus corona thì có virus khác .... mà người thì ngày càng đông, tài nguyên đất đai thì có nhiêu đó thì đương nhiên ngày càng khó làm ăn, khủng khoảng thừa là quy luật tất yếu của bất kỳ nền kinh tế thi trường nào, không có khủng khoảng này sẽ có khủng khoảng khác. HiepAnhKhoa cũng đã nếm đủ các cuộc khủng khoảng khó khăn sau khi nước nhà mở cửa, sau mỗi lần như vậy, lại có cơ hội thay đổi.

Không có một lời khuyên nào cả, chỉ có ý kiến, nếu không thể làm thêm nghề khác để gia tăng doanh thu, thì đóng cửa hay thu hẹp sản xuất kinh doanh chắc không phải là lời khuyên nữa, không sao cả, đóng cửa để đứng lên từ đây, còn hơn để bầy hầy nợ nận.

Nếu có cơ hội thì tìm thêm các việc làm gia tăng thu nhập, kể cả chạy Grab (bike lẫn xe hơi), miễn là có công ăn chuyện làm thay vì ngồi than thở. Nếu có những việc làm đúng nghề đúng nghiệp, đây cũng là cơ hội để nhìn nhận điểm mặt điểm yếu của doanh nghiệp, điểm mạnh điểm yếu của người điều hành doanh nghiệp để nên theo cái nào, nên đẩy mạnh cái nào, nên buông bỏ cái nào, lúc này là càng không phải lúc để sĩ diện hão.

Với nhân sự hay người lao động trong doanh nghiệp, không cần đòi hỏi cảm thông hay chia sẻ , thực tế như vậy, ai còn được bố trí việc làm thì đồng ý thì theo, thời thế thế thời đây không phải là thời điểm để nói lời hoa mỹ. Đây cũng là cơ hội để thanh lọc nhân sự.

Và cuối cùng, trước đây tích lũy được bao nhiêu, đến nay cần phải bung tích lũy, chứ không phải khư khư
 
Nhiều doanh nghiệp hoặt động khó khăn do dư âm của Corona Vũ Hán để lại là điều không thể tránh khỏi. Kinh tế đang hồi phục, nhiều lĩnh vực kinh doanh đang có xu hướng tốt lên nhưng chưa như mong đợi. Thời điểm này, chứng khoán, vàng, bất động sản, xây dựng, kinh doanh thực phẩm, vật liệu xây dựng, nhà hàng khách sạn… đang rất nhạy cảm. Nhưng theo kinh nghiệm kinh doanh thường thấy, lĩnh vực nào tiềm ẩn nhiều rủi ro, chắc chắn có cơ hội kiếm lời.
 
Giai đoạn sắp tới là giai đoạn khốc liệt vì số lượng doanh nghiệp xây dựng quá nhiều quá nhiều rồi, ngoài đạp nhau về giá thì phương thức làm ăn chộp giật cũng góp phần làm nát bét thị trường.

Với vốn ngoài ngân sách nhà nước thì phần lớn các doanh nghiệp xây dựng trẻ là được các "tinh hoa" của các doanh nghiệp lớn hay lâu đời tách ra ra mở doanh mới cạnh tranh ngược lại doanh nghiệp cũ, ưu thế của doanh nghiệp trẻ dạng này là giai đoạn trước mắt sẵn sàng nhận công trình với giá khá rẻ và rất rẻ thậm chí lỗ để có việc và tồn tại. Ngoài ngân sách thì cũng loanh quanh BĐS, BĐS đứng, đóng băng, sụt giảm xì bóng thì xây dựng chững lại liền, việc có mà tiền không nghiệm thu, thanh quyết toán được cũng toạch.

Với vốn ngân sách nhà nước thì dĩ nhiên là yếu tố quan hệ, quan gì thì cũng tiền % , giờ nhiều chủ đầu tư tham như hạm, cũng lại tình trạng như ngoài ngân sách, các doanh nghiệp trẻ giờ cũng cắt phế chung chi khủng khiếp, cố nhận cho được công trình để còn ngắc ngoải, đủ bù chi phí thôi chứ lợi nhuận giờ gần như chẳng còn gì. Nếu đứng việc, không có công trình gối đầu, chủ nợ, ngân hàng xiết một cái là đổ vỡ cả hệ thống. Tóm lại là mệt mỏi thật sự.

Khi các dự án ngoài ngân sách bị đình trệ, các dự án ngân sách nhà nước cũng đánh nhau rất khốc liệt, các doanh nghiệp lớn đói việc cũng phải lao đi cạnh tranh cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và cũng rất nhiều doanh nghiệp hiện đang sống bằng dự án có trước đó vài năm rồi, còn 2019 và 2020 không có việc mới.

Nhiều chủ đầu tư bây giờ chọn mô hình làm tất ăn cả, làm dự án từ A-Z, thiết kế, giám sát, thi công, tự mua sắm ... nên đơn giá xây dựng có tình trạng nhân công tăng mà giá nhận làm thì giảm , nên khi đọc cái thớt này


phải nói rằng thời buổi này vẫn có người dũng cảm
 
Năm nay ảnh hưởng đến công việc nghành xây dựng rất nhiều. Mình làm bên xây dựng mới sửa chữa cải tạo công việc bị giảm nặng nề. Anh em kỹ thuật và công nhân thợ không có việc làm.
Các anh em trong hội nhóm có cách gì chia sẻ cho mình nhé. cảm ơn!
 
Năm nay hỏi mấy ACE làm xây dựng nói bị lỗi hệ thống do phải chờ Quốc Hội khóa mới duyệt kế hoạch trung hạn khóa mới, trên cơ sở đó HĐND khóa mới mới có giơ tay biểu quyết chi tiêu công trung hạn khóa mới
Cứ từ từ cũng được, giờ giá sắt thép tăng phi mã, các vật liệu khác cũng dậm dật tăng theo tốc độ in thêm tiền của các chính phủ nước ngoài, bất động sản cũng sốt, trúng thầu có nước gãy răng.
 
Công việc dạo này khó khăn quá, chỗ mình làm việc thấy nhân sự cứ giảm từ từ và và mình cũng chuẩn bị lên thớt rồi do hiện tại công ty không có dự án mới, vào đây đăng ký nội dung cùng chia sẻ xem tình hình như thế nào
Giảm lương nhân viên, giảm giờ làm và hoặc giảm nhân sự là giải pháp duy nhất
 
Mời quý doanh nghiệp và các anh chị cùng xem qua Video về GÓI TƯ VẤN LAO ĐỘNG MÙA DỊCH COVID 19 từ KNALaw triển khai nhằm tối ưu chi phí và giúp cho các anh chị giải quyết được những khó khăn ở giai đoạn này.
-------------------------------
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc đang gặp khó khăn liên quan đến doanh nghiệp về mảng pháp lý, lao động cần chúng tôi tư vấn.
1f449.png
Hãy gọi ngay vào số Hotline: 028.6271.8777 & 0903. 025.736
1f449.png
Vui lòng truy cập vào Website: https://knalaw.vn
 
Khó khăn chung rồi, chúc mọi người cùng nhau sớm vượt qua. Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai
Đồng ý, khó khăn chung rồi, đừng như những con ếch chỉ biết kêu ộp oạp, hãy nhảy ra khỏi hang đi kiếm ăn thôi, hãy làm bất kì những công việc nào có thể kiếm tiền giai đoạn này, kể cả đi móc rác.
 
Covid mà bạn nào có thể tìm việc được thì đúng là những con người có bản lĩnh luôn đấy.
 
Năm 2021 là một giai đoạn đáng buồn đối với nước Việt Nam chúng ta. Các bạn hãy nhớ về những tháng ngày mà các đất nước phát triển như Anh, Mỹ và Trung Quốc phải khổ sở với các ca mắc mới hàng chục nghìn ca một ngày, thì lúc đó Việt Nam vẫn còn an toàn đến nổi mọi người thâm chí còn không cần mang khẩu trang ra ngoài đường.
Đến nay là ngày 29/08/2021 Nước Việt Nam phải gồng mình với hơn 10 nghìn ca mắc mới và tổng 50% số đó là các ca mắc cộng đồng, một con số thật đáng khiếp sợ đối với đại dịch này phải không nào.
Hiện tại các ngành vật liệu xây dựng tại nước ta hầu hết đã đóng cửa hoàn toàn, do không được xây dựng và cấp phép mới bỡi tình hình quá phức tạp của dịch bệnh. Bê tông tươi PhuLoc vẫn rất may mắn được đồng hành cùng Đất Nước góp phần xây dựng bệnh viện dã chiến tại TPHCM để đảm bảo só giường bệnh đáp ứng nhu cầu hiện tại của TPHCM. Hiện tại Bê tông Phú Lộc sẽ tạm dừng các hoạt động cung cấp bê tông đối với nhà dân dụng hiện tại và sẽ cập nhật giá bê tông tươi sau đợt đại dịch này. Rất mong đất nước Việt Nam của chúng ta nói riêng và thế giới nói riêng, sẽ có những phát minh về y tế nhầm giúp đỡ con người thoát khỏi đại dịch diệt vong.
 

Đính kèm

  • be tong phuloc.jpeg
    be tong phuloc.jpeg
    304 KB · Lượt xem: 0
Tính sang trang tuyển dụng việc làm đăng, nhưng thôi xin ké ở đây, dịch COVID chắc Min/Mod cũng rộng lượng

Tìm việc vị trí chỉ huy trưởng, quản lý dự án hoặc giám sát trưởng

Nam (sinh năm 1980), hộ khẩu Quận 12, Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp;

Các chứng chỉ: Chứng chỉ hành nghề giám sát, Chứng chỉ Chỉ huy trưởng, Chứng chỉ quản lý dự án, Chứng chỉ Dự toán, Chứng chỉ định giá, Chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu; Sử dụng tốt Microsoft Office, Autocad, Microsoft Project…;

Kinh nghiệm công tác 20 năm; Từng đảm nhiệm các vị trí: Chỉ huy trưởng, TVGS, QLDA nhà cao tầng, nhà công nghiệp; Quản lý dự án.

Mức lương thỏa thuận. Ưu tiên làm việc tại HCM. LH: 0982 161 045.
 
Vâng cho xin ké ạ - tìm việc - có thể đi công tác tỉnh

Quá trình học tập:
-2012 -2016 : Kinh tế xây dựng - Đại học Giao Thông Vận Tải TP HCM

Qúa trình công tác :
- 2017- 12/2017 : Cán bộ QAQc Dự án Chung cư CH3 Khu dân cư Cityland Z751
- 2018-09 / 2018 : Giám sát hiện trường + QAQC dự án Kenton Node
- 09 / 2018- 2020 : Giám sát hiện trường dự án Hoàn Cầu Bến Tre
- 2020 - 2021 : Giám sát hiện trường dự án Galacity Ninh Thuận.

Công viêc:
- Giám sát đôn đốc tổ đội thi công ngoài hiện trường đảm bảo chất lượng, tiến độ (phần thô + hoàn thiện)
- Nghiệm thu hiện trường, làm việc trực tiếp với TVGS,CĐT
- Dự trù tính toán vật tư thi công, tính khối lượng tổ đội.
- Nghiệm thu chất lượng đầu vào vật tư công trinh cũng như công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng.
- Làm báo cáo ngày tuần tháng gửi Ban giám đốc, TVGS, CĐT
- Làm hoàn thiện hồ sơ quản lí chất lượng nghiệm thu công trình.

LH: gmail : loisio1994@gmail.com, mobile: 0926271194