"Khoe hàng" với nghề kiến trúc và nội thất như thế nào? Khoe tư duy hay khoe sản phẩm?

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Nghề kinh doanh thì khoe rằng “sản phẩm của chúng tôi được sản xuất trên dây chuyền nhập khẩu tiên tiến ... ", nghề sự kiện thì khoe rằng “chương trình được đầu tư hoành tráng với dàn âm thanh chưa từng có, với đạo diễn nổi tiếng ...”

Ví dụ như, bản vẽ của quý vị được chúng tôi thiết kế trên phần mềm Revit crack tiên tiến nhất hiện nay, nghe được không? Tôi cần cái nhà chứ không phải cần xem anh vẽ bằng chương trình gì! Hay ví dụ nữa, công trình của quý vị sẽ được thiết kế và thi công bởi những người đã từng làm dự án X, công trình Y ở chỗ này, chỗ kia! Cũng không ổn, vì ở chỗ kia hoành tráng vậy thì làm được vậy, nhưng qua nhà tôi bé xíu, tiền có bằng 1 phần 100 mấy ông kia thôi thì chắc chất lượng cũng chỉ bằng 1 phần 100 thôi nhỉ?

Tình trạng không biết “khoe hàng” sao cho khéo léo, chuyên nghiệp và đúng mức hiện nay xảy ra rất nhiều, không chỉ với nhóm hàng có tính năng kỹ thuật chuyên sâu. Trong nghề thiết kế thì rất khó để người sáng tạo giao “hàng” của mình cho người khác mang đi khoe giùm, bởi mỗi người có một cảm nhận và cách giới thiệu thiết kế khác nhau. Ai đã từng “mang nặng đẻ đau” một bản thiết kế đều thấy rõ điều này. Đã là thị trường thì trăm hoa đua nở, không ai giống ai và cũng không có mẫu số chung về các trình bày sản phẩm thiết kế. Chỉ xin tạm nêu ra đây một số vấn đề hay gặp trong lúc đồng nghiệp và bản thân mình đi “khoe hàng” với chủ đầu tư, để cùng trao đổi và rút kinh nghiệm tốt hơn cho quy trình làm nghề. Ở đây không lạm bàn đến nội dung, chất lượng thiết kế hay các kỹ năng “chém gió” mà chủ yếu tập trung vào vấn đề Design Communication Techniques (tạm dịch là “diễn đạt nội dung thiết kế“), với một số ý cơ bản sau:
- Sản phẩm thiết kế là cái sau cùng, hiện hữu trên bản vẽ hay mô hình, có thể in ấn to nhỏ, lung linh hay giản đơn, tùy ý tưởng và đối tượng khách hàng. Nhưng khi trình bày về nó, thì câu hỏi đầu tiên luôn đặt ra là: từ đâu mà có các ý tưởng thiết kế này? Và câu trả lời không bao giờ chỉ là từ phía người thiết kế. Cả một núi yêu cầu từ phía chủ đầu tư và hiện trạng công trình cần phải được xử lý.
- Sản phẩm thiết kế là quá trình tổng hợp các phân tích, từ địa điểm khu đất và nhiệm vụ thiết kế, từ các ràng buộc về luật cho đến khống chế về chi phí... bất kỳ lúc nào các vấn đề này cũng có thể “vặn” ngược lại ý tưởng và giải pháp thiết kế; cho nên không được bỏ qua bất kỳ dữ liệu nào, dù nhà thiết kế có thích hay không, sớm muộn anh ta vẫn phải đối mặt và giải quyết, ví dụ như phong thủy, hay kỹ thuật hạ tầng... cũng là một phần (có thể rất quan trọng) trong nhiệm vụ thiết kế.
- Sản phẩm thiết kế có thể hiện được mong muốn của các bên liên quan, nhất là chủ đầu tư và chủ sử dụng sau này hay không? Nếu nó chỉ đơn thuần thể hiện tư duy về hình khối, màu sắc, phong cách... mà nhà thiết kế tâm đắc, thì đó mới là thiết kế một phía. Thực tế minh chứng nhiều cuộc thi “tìm kiếm ý tưởng” chỉ tìm được rất nhiều các mảnh ghép rời rạc của các quan điểm cá nhân, do công trình chịu sự chi phối của nhiều vấn đề kinh tế - kỹ thuật - xã hội.
- Sản phẩm thiết kế thể hiện tư duy, thậm chí tư tưởng của công ty/nhà thiết kế, khác với hồ sơ chứng minh năng lực. Vì vậy, nó cần vừa biểu hiện cả quá trình, vừa bộc lộ cá tính/năng lực thiết kế ở thời điểm cụ thể. Ví dụ, trước đây chúng tôi đã làm những công trình kiểu như vầy, nhưng ở công trình này, quan niệm xuyên suốt sẽ là, vấn đề cần giải quyết là, và kết quả là v.v... Không ai làm chủ đầu tư nghiêm túc lại muốn ngôi nhà mình sắp xây chỉ là bản sao có chỉnh sửa của nhà nọ, nhà kia, và những người thiết kế có tâm huyết cũng vậy.
- Sản phẩm thiết kế trả lời các vấn đề SRI ra sao? Đó là 3 nội dung: (1) Standard (hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm), (2) Refenrences (công trình tham khảo, thiết kế đã từng có, công trình cùng hạn mức đầu tư...), và (3) Inspiration (nguồn cảm hứng, xuất phát điểm hình tượng và ý nghĩa biểu trưng...). Thiếu hụt phần nào trong 3 vấn đề này, bản thiết kế sẽ dễ bị “lung lay” khi bên đầu tư đặt ra phản biện, hoặc đơn giản hơn, bên thiết kế sẽ thiếu hụt các luận cứ minh chứng cho việc vì sao lại chọn giải pháp này mà không thể là giải pháp khác.
Sẽ có ý kiến cho rằng các gạch đầu dòng kể trên mang tính bài bản, thường áp dụng cho thiết kế công trình lớn, có ban bệ xét duyệt... nhưng thực ra ngay trong một ngôi nhà phố hay sửa chữa nội thất căn hộ chung cư, nhà thiết kế vẫn phải “đụng chạm” và giải quyết câu chuyện trình bày thiết kế của mình sao cho hợp lý và thông suốt, đúng ý khách và đắc ý mình. Không phải có hàng (sản phẩm thiết kế) rồi muốn khoe mà dễ khoe ngay đâu. Cái cần khoe (quá trình tư duy, tiêu chuẩn và công năng công trình, ý đồ tư tưởng và mức độ đầu tư...) thì chưa khoe được, trong khi cái không cần, hoặc ai cũng biết rồi, thấy rồi (và chưa biết có ổn hay không) thì cứ ra rả thuyết minh!
Trích từ www.kientrucvadoisong.net/n25-ban-doc-tuong-tac/n2434-%E2%80%9Ckhoe-hang%E2%80%9D-phai-dung-cach.html
 

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6
Cái nghề lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cai vui của thiên hạ thì khoe gì cũng chết.
 

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Mình thấy có cái lạ và thắc mắc lâu rồi là khi một bản thiết kế nào đó chưa giải quyết được một vấn đề gì (concept chưa hoàn chỉnh) thì chủ đầu tư tham khảo thêm để tìm một giải pháp, mình không hiểu khi thấy các anh bên thiết kế thường tỏ vẻ không vui nhỉ?!

Mình thì nghĩ đơn giản là sự kết hợp giữa chủ đầu tư và bên thiết kế như là cái duyên, nếu mong muốn của chủ đầu tư và có 1 concept đưa ra giải pháp hoàn chỉnh và hơn nữa là giữ nguyên ý tưởng đến khi hoàn tất cái công trình thì tuyệt vời. Nhưng đôi khi đâu phải vấn đề nào thì một người cũng đưa ra được giải pháp đâu nhỉ?!
 
Em chuyên vách kính, cửa kính, cửa tự động, cổng tự động, barrie tự động, kiểm soát ra vào bằng đầu đọc thet, vân tay phục vụ các bác thiết kế nhé, cần thiết kế gì về lĩnh vực này, các bác cứ vô tư gửi thông tin cho em về email: autodoor2010@gmail.com
Em sẽ gửi bản vẽ thiết kế miễn phí theo yêu cầu và tiêu chuẩn của công trình và gửi lại các bác nhé. Mobile/zalo: 0904 654 816
 
Sửa lần cuối:

galuoi92

Thành viên cơ bản
27/11/16
2
0
tranxuyensang.vn
Nghề gì thì cũng cần tư duy thối chứ, đặc biệt là các nghề liên quan đến thiết kế nội ngoại thất thì cần tư duy cảm xúc và logic cao :D