Tài nguyên KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG CẦN LƯU TÂM

BIC_Construction

Thành viên cơ bản
31/5/21
20
6
Trong kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng luôn có những nguyên tắc quan trọng mà doanh nghiệp và các đơn vị thi công cần đặc biệt lưu ý. Hãy cùng BIC cập nhật những nguyên tắc quan trọng cơ bản trong xây dựng nhà xưởng sau đây để có được công trình hiệu quả như ý.

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG

1. Phân khu đất trong nhà xưởng công nghiệp

Trong nhà xưởng cần lên kế hoạch phân khu hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, di chuyển. Bao gồm khu vực sản xuất, văn phòng, canteen, nhà kho, khu chứa rác thải, nơi để xe… Bố trí hợp lý các khu vực này giúp doanh nghiệp vừa tận dụng được hết diện tích đất vừa tối ưu công năng của nhà xưởng và đảm bảo an toàn trong lao động.
1_5%20-%20Photo.jpg

Tùy theo tính chất nhà xưởng để có kế hoạch phân khu phù hợp và tối ưu diện tích​
Đa phần các doanh nghiệp sẽ thực hiện nguyên tắc trong kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng phân khu nhà xưởng theo chức năng với các khu vực chính như sau:
Khu trước nhà xưởng: Đây là nơi bố trí các hạng mục như: cổng, cửa ra vào, phòng hành chính, nhà thường trực, phòng giới thiệu sản phẩm, trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, đào tạo và các nhà phục vụ sinh hoạt cho công nhân viên (tủ quần áo, nhà vệ sinh, bãi xe, nhà ăn,..). Các hạng mục này sẽ được bố trí riêng biệt hoặc tập trung trên 1 diện tích tùy thuộc vào quy mô nhà xưởng và quy hoạch chung của toàn công ty.
Khu vực sản xuất: Đây là khu vực chính và chiếm diện tích lớn. Tùy thuộc vào từng ngành nghề sản xuất, quy mô, số lượng lao động mà khu vực sản xuất được bố trí theo từng phân xưởng chính, phân xưởng phụ hay theo dây chuyền sản xuất. Với các nhà xưởng lớn, khu vực này thường được chia thành một số khu sản xuất nhỏ theo đặc điểm ngành nghề.
Khu vực phụ trợ sản xuất: Đây là khu vực bố trí các phân xưởng, công trình phục vụ cho dây chuyền sản xuất chính như: trạm phát điện, trạm bơm, trạm biến thế, mạng lưới kỹ thuật,…Tùy vào đặc trưng ngành nghề sản xuất mà khu vực này có quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
Khu vực kho hàng và giao thông: Đây là nơi chứa hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu và các công trình điều hành, quản lý, đường đi lại cho máy móc, công nhân,… Kho hàng và hệ thống giao thông tuy là khu vực phụ nhưng lại đóng vai trò quan trọng giúp lưu thông mọi hoạt động trong nhà xưởng.
Ngoài cách phân chia như trên, doanh nghiệp có thể bố trí tùy theo tính chất nhà xưởng công nghiệp như: khu vực độc hại – không độc hại, khu vực vận chuyển ít – nhiều. Từ đó tuân thủ tối đa quy chuẩn xây dựng trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật.

2. Thiết kế loại nhà xưởng phù hợp tính chất sản xuất

Kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng trước khi xây dựng, doanh nghiệp cần lên bản vẽ thiết kế nhà xưởng chi tiết. Bản vẽ này phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với tính chất doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất và mức ngân sách mà doanh nghiệp có thể bỏ ra để xây dựng. Nhờ vậy mà hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ diễn ra thuận lợi, hiệu quả và hạn chế tối đa tình trạng phát sinh chi phí sữa chữa nhà xưởng trong tương lai.
PERSPECTIVE%20_pages-to-jpg-0002.jpg
Bản vẽ thiết kế cần tuân theo nguyên tắc xây dựng nhà xưởng phù hợp với lĩnh vực hoạt động
Bên cạnh đó, dựa trên bản vẽ, các kỹ sư sẽ dễ dàng hình dung quy mô, cách bố trí từng khu vực, vật tư cần thiết.. Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện ngay trên bản vẽ để thuận lợi cho quá trình thi công sau này.
Dựa vào ngành nghề sản xuất và mức phí đầu tư mà doanh nghiệp có thể lựa chọn loại nhà xưởng bê tông hay nhà xưởng thép tiền chế. Từ đó tính toán, cân nhắc bố trí các khu vực trong, ngoài nhà xưởng phù hợp. Ví dụ nhà thép tiền chế thường dễ xây dựng và mở rộng khi cần thiết, ít tốn diện tích đất nên phù hợp với doanh nghiệp có diện tích đất hạn chế hoặc cần rút ngắn thời gian thi công.
phan-biet-den-led-nha-xuong-va-cac-loai-den-dan-dung-2.jpg

Bên trong nhà xưởng bố trí đầy đủ hệ thống điện, thông gió phù hợp với lĩnh vực hoạt động và yêu cầu nhà xưởng​
Dù ở loại nhà xưởng nào thì doanh nghiệp cần thiết kế đầy đủ các hệ thống quan trọng bổ trợ sản xuất. Bao gồm hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước, thông gió… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân hoạt động hiệu quả.

3. Đảm bảo xây dựng nền nhà xưởng luôn vững chắc

Phần móng luôn giữ vai trò quan trọng để đảm bảo nhà xưởng bền vững với thời gian, không bị nguy hại do tác động của tự nhiên như động đất, bão, lũ… Vì vậy, khi lựa chọn địa điểm xây dựng doanh nghiệp nên chọn khu đất bằng phẳng, vững chắc, có khả năng chịu lực lớn.
Lựa chọn nền đất vững chắc để xây móng là nguyên tắc xây dựng nhà xưởng không thể bỏ qua
Trong trường hợp không thể chọn lựa khu vực xây dựng, doanh nghiệp cần áp dụng những phương án xử lý, xây dựng phần móng phù hợp tùy theo loại đất. Nếu mặt nền cứng chịu được tải trọng lớn thì có thể dựng xưởng luôn. Còn nếu nền đất mềm, đất bùn thì phải gia cố thêm móng bằng cọc thép, cọc khoan nhồi để tạo sự chắc chắn trước khi dựng xưởng.

4. Đảm bảo khung chắc chắn

Dựng khung nhà xưởng là công việc hết sức quan trọng sau khi phần móng đã hoàn thành. Hạng mục thi công này bao gồm lắp đặt cột, kèo, thi công phần mái của nhà xưởng.
Kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng cho thấy khung nhà xưởng cần phải được thi công cẩn thận, chắc chắn, an toàn
Do phần mái là khu vực thi công trên cao nên doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ dây, đai bảo vệ để công nhân làm việc an toàn và hiệu quả. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại xe, thiết bị hỗ trợ như xe nâng người, xe cẩu, giàn giáo…
Cột, kèo là khâu quan trọng để định hình toàn bộ nhà xưởng sau này nên khi xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc: chắc chắn, bền vững, không bị xê dịch. Dựa vào mặt bằng thi công doanh nghiệp lựa chọn lắp cột, kèo ở giữa xưởng rồi triển khai ra 2 bên đầu hồi hoặc triển khai từ 2 bên đầu hồi rồi lắp đặt dần vào trong.
5. Thi công vách, tường nhà xưởng ăn khớp
Kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng khi thi công vách ngăn, tường nhà xưởng không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự kết hợp ăn ý giữa bên lắp đặt khung nhà xưởng với bên xây dựng ngay từ đầu. Như vậy quá trình thi công sẽ nhanh chóng, chính xác theo bản thiết kế. Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí, không phải sửa lại nhiều lần.
Đảm bảo sự phối hợp ăn ý giữa bên xây dựng khung xưởng với bên lắp đặt vách ngăn
Bên cạnh đó, một nguyên tắc xây dựng nhà xưởng khác mà người giám sát công trình cần phải nhớ đó là kiểm tra lại toàn bộ công trình sau khi thi công. Những vị trí cần kiểm tra có thể kể tới là kẽ hở tại điểm lắp đặt, khe hở tại những ô cửa thông gió, các bu lông đã bắt để đảm bảo chất lượng công trình. Sau đó tiến hành bàn giao dự án hoặc yêu cầu sửa chữa, thi công lại.
Thời gian thi công vách, tường cũng là giai đoạn lắp đặt cửa ra vào. Doanh nghiệp cần tính toán, chú ý hướng mở cửa để dễ dàng sử dụng và đảm bảo khả năng thông gió trong tương lai.

6. Thi công mái nhà của xưởng

Lắp tôn mái nhà xưởng thường được thực hiện sau khi hoàn tất phần lắp dựng khung chính. Giai đoạn này cũng rất quan trọng để đảm bảo nhà xưởng không bị thấm dột gây ảnh hưởng tới máy móc, người lao động làm việc.
Lắp đặt các tấm lợp mái thẳng hàng là một nguyên tắc quan trọng trong xây dựng nhà xưởng
Lắp đặt tấm tôn đầu tiên vô cùng quan trọng vì nó chính là tiền đề quyết định sự chính xác của các tấm tôn tiếp theo. Sau khi lợp xong phải đảm bảo tất cả các điểm nối gối lên nhau giữa các tấm tôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thành xà gồ. Vừa đảm bảo kỹ thuật, vừa tăng thẩm mỹ cho công trình.
Theo kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng nếu doanh nghiệp sử dụng thêm bông cách nhiệt dưới mái tôn thì việc lắp cũng tương tự lắp đặt mái. Các mối nối phải đảm bảo thẳng hàng, không bị co kéo, có như vậy hiệu quả cách nhiệt mới cao.

7. Nguyên tắc về hạ tầng khi xây dựng

Một nguyên tắc xây dựng nhà xưởng quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý là mật độ xây dựng. Vị trí xây nhà xưởng phải phù hợp với hạ tầng giao thông, cảnh quan môi trường xung quanh. Vị trí thuận lợi cho sản xuất, không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tuân thủ quy định xây dựng của nhà nước.
Mật độ xây dựng nhà xưởng phù hợp với diện tích mặt bằng và hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị
Bên cạnh đó vị trí xây dựng cũng cần phù hợp với hệ thống điện lưới tại khu vực. Nhà xưởng nên ở khu vực đã có hạ tầng điện lưới ổn định để phục vụ sản xuất và giảm chi phí kéo dây điện, lắp đặt hệ thống điện. Bên trong nhà xưởng cần bố trí cường độ ánh sáng và lựa chọn loại đèn chiếu sáng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động làm việc.

8. Tính toán khả năng mở rộng nhà xưởng trong tương lai

Mở rộng quy mô là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn để nâng cao hiệu quản sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó, khi lên ý tưởng thiết kế nhà xưởng, doanh nghiệp nên có phương án dự trù về khả năng mở rộng trong tương lai. Lựa chọn loại nhà xưởng dễ dàng thi công mở rộng (ví dụ như nhà thép tiền chế). Lựa chọn vị trí, hướng xây dựng của một số công trình phụ trợ (ví dụ như nhà để xe) hợp lý để tiết kiệm tối thiểu chi phí dỡ bỏ trong tương lai.
Mặc dù các nguyên tắc xây dựng nhà xưởng trên nghe có vẻ dễ thực hiện, tuy nhiên việc áp dụng chúng trong thực tế không hề đơn giản. Để chắc chắn hơn, doanh nghiệp nên tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG BIC
Chi nhánh Hồ Chí Minh
: Tầng 7, Gia Định group, 566 Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp.HCM
☎️ Hotline: 0908950546
Website: bicons.vn - bicjsc.com
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà HUD3 Tower, Số 121-123 Phố Tô Hiệu, Quận Hà Đông - Hà Nội.
☎️ Hotline: 0243.91.92.789
Mail: bic@bicons.vn - Fax: (028) 38 800 892