Kỹ sư xây dựng : nghề quan trọng mọi thời đại

TapVu

Quét rác
Thành viên BQT
22/4/13
17
2
Trở thành người chỉ huy xây cất nhiều công trình xây dựng là ước mơ của hàng vạn trẻ em từ khi còn chưa biết đọc. Đến mùa tuyển sinh, xây dựng luôn nằm trong top những ngành học hàng đầu cho học sinh thi ban A.Xây dựng luôn là nhu cầu không bao giờ tắt của một xã hội, đặc biệt là ở một đất nước đang trên đà phát triển với nhiều công trình, dự án tiền tỉ từ xây dựng dân dụng đến xây dựng công nghiệp. Có thể nói, ngành xây dựng đang là một trong những ngành chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam hậu WTO.

Xây dựng có những ngành nào?
Nói đến ngành xây dựng, và đặc biệt là kỹ sư xây dựng (KSXD), mặc dù nghe rất quen, rất thân thuộc nhưng nhiều học sinh khó mà hiểu rõ những ngành học, kiến thức sẽ được đào tạo trong trường ĐH và công việc cụ thể của người kỹ sư sau này. Chương trình đào tạo KSXD hiện đang được giảng dạy ở nhiều trường ĐH từ lớn đến nhỏ trong cả nước. Hầu hết nội dung đào tạo khá gần nhau. Khoa xây dựng ĐH Bách Khoa TP.HCM hiện đang đào tạo 6 ngành KSXD gồm có: - Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Kỹ thuật cầu đường - Cảng và công trình biển - Vật liệu và cấu kiện xây dựng - Thủy lợi thủy điện cấp thoát nước - Trắc địa
- .....
Nhìn vào cách chia ngành trong khoa xây dựng ĐH Bách Khoa, ta có thể hiểu rằng, KSXD rất đa dạng và có những công việc khác nhau, hỗ trợ và phối hợp với nhau từ khâu khảo sát địa thế, đo đạc, thiết kế, thi công và cuối cùng là nghiệm thu để hoàn thành một công trình. Tất cả 6 ngành đào tạo trên đều được đào tạo giống nhau các môn đại cương và cơ sở ngành như sức bền vật liệu, cơ học, cơ kết cấu, vẽ kỹ thuật,… Tuy nhiên, phần kiến thức chuyên sâu sẽ khác nhau tùy theo mục đích của từng ngành để phục vụ cho công việc sau này. Với những kiến thức học được, các KSXD từ các ngành trên đều có khả năng thiết kế, đo đạc, giám sát thi công. Vì vậy, công việc của người KSXD không chỉ đơn thuần là ngồi bàn giấy thiết kế chán ngắt, hay phải phơi nắng để giám sát, chỉ đạo việc thi công mà nhiều lúc phải kết hợp cả hai việc thiết kế, giám sát và nhiều việc khác, phối hợp với nhiều kỹ sư khác chuyên ngành. Bằng cấp sau khi ra trường đều được ghi rõ là bằng chính quy KSXD, chuyên ngành tương ứng.

Ngành hot nhưng nhiều cửa

Với nhiều nam sinh khối 12 có sức học khá giỏi, thích phiêu lưu, phong trần, đi đây đi đó, thích thiết kế, chỉ đạo, ngành xây dựng dường như là một sự lựa chọn thuyết phục với một mức thu nhập bằng mức lương ổn định cùng nhiều ưu đãi, thưởng, hứa hẹn một cuộc sống sung túc, ổn định sau khi ra trường. Cũng vì lẽ đó mà ngành kỹ thuật xây dựng thường có điểm tuyển sinh thuộc hàng top trong các ngành kỹ thuật. Nhưng nếu bạn thực sự đam mê ngành xây dựng, muốn trở thành kỹ sư mà sức học chưa “thâm hậu”, các ngành như vật liệu và cấu kiện xây dựng, thủy lợi, trắc địa, công trình biển cũng có thể giúp bạn đeo đuổi ước mơ. Các ngành này thường có điểm tuyển sinh dao động từ 16-19 tùy năm, không quá thấp nhưng cũng không quá cao, cánh cửa vào ngành xây dựng vì thế mà không quá khó.

Nghề của nam giới
KSXD là ngành kỹ thuật, chương trình học khá khôn khan, nhiều tính toán. Công việc đòi hỏi người kỹ sư phải đi công tác xa nhà thường xuyên. Với những đặc điểm đó, không quá khó hiểu khi xây dựng là ngành kén nữ giới. Là một ngành kỹ thuật, cẩn thận là đức tính không thể thiếu, thứ nhì là siêng năng, và cuối cùng là một sức học, khả năng tính toán, hình học kha khá để nuốt trôi chương trình đào tạo trong 9 học kỳ. Vì vậy, nếu bạn chưa thực sự là một học sinh khá, nếu bạn không thích tính toán, không thích vẽ, không thích phơi nắng hàng giờ ngoài trời, xây dựng không phải là sự lựa chọn thích hợp cho bạn đâu.
Công việc của người KSXD nhìn chung là vất vả từ khâu tính toán, đo đạc, thiết kế đến thi công. Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định, khá dư dả cùng cơ hội được làm việc ở nhiều nơi là những lí do ngành luôn là sự lựa chọn của đông đảo thí sinh. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy thong tin tuyển sinh ngành xây dựng trên nhiều trang web của các trường ĐH lớn nhỏ trên cả nước, điển hình là ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,… cùng nhiều trường khác. Hiếu Học xin chúc các KSXD tương lai chọn đúng ngôi trường thích hợp cho riêng mình.
 
  • Like
Reactions: gialinh and xdbaoan
Nhưng vị trí của bạn ở đâu trong các hoạt động xây dựng, mới là quan trọng


1779759_519062871543588_364987649_n.jpg
 
Tiền đi học một tháng bao nhiêu? Chắc chắn nhiều hơn

1382200_737278999624929_1817253795_n.jpg


Tất nhiên đây là mức lương cứng để đóng BHXH thôi, còn lương từ sản phẩm nữa.
Các cty có cơ chế tốt và năng suất lao động cao thì thu nhập ở các đơn vị tư vấn cũng cao. Hơn nữa môi trường làm việc ở đây cũng tốt, học hỏi được nhiều.

 
Vâng, các bác nằm trong vị trí nào là chủ yếu ? hehe
Ngành tài chính ngân hàng chiếm lĩnh 3 vị trí đầu bảng với mức lương cao nhất là 500 triệu/tháng. Đứng cuối bảng là 3 vị trí thuộc ngành y dược, bán hàng và nhân sự.

q1.png
 
TÂM SỰ CỦA KS GIÀ​

Chào anh em!

Như tất cả mọi người, mình cũng làm nghề như các bạn, thấy anh em than phiền nhiều, nên cũng tâm sự chút để anh em yêu nghề, vững tin hơn.
Tôi là một ks bình thường như bao người khác, cũng làm thi công, thiết kế, giám sát, QLDA, mời thầu, chấm thầu thôi thì đủ cả, làm trên địa bàn nhiều địa phương trên cả nước.

Công việc thì chả bao giờ được lương cao, vất vả nhiều hơn sướng, nhưng chả hiểu sao giờ cũng có nhà cửa, đất cát ở HN rồi, gia đình cũng êm ấm hạnh phúc. Đó là thành quả của quá trình làm việc không biết mệt mỏi, ngày đêm, năm này qua năm khác…những ai làm cùng mình rồi, có trong group này đều biết.
Có nhiều năm khó khăn, tưởng phải bỏ nghề, vì cơ chế vốn nhà nước thăng trầm, lên xuống, lúc đó các anh em giỏi cũng bó tay như ai thôi, việc này anh em làm nhiều có thể hiểu khi nghị quyết 11 nó ra, rồi khủng hoảng bđs những năm 2010...

Mình cũng đã thử làm ngoài ngành như đầu tư bđs cùng cty và thất bại, nhưng cũng có cái thành công từ những việc nhỏ nhặt và nó làm mình tin tưởng là có nhiều cách khác nhau để đi lên, khi nghề này kém thì còn nghề kia ngon, nhưng quả thật chỉ dành cho người có tâm huyết và bền trí cũng như chịu làm.
Có một thực tế đáng buồn là, các bạn trẻ ngay sau khi ra trường luôn đòi hỏi phải có lương tối thiểu đủ sống, nhưng luôn quên rằng mình còn chưa có năng lực tối thiểu để làm được việc ra tiền cho người sử dụng lao động.

Nếu ở vị trí của người tuyển dụng, các bạn có chấp nhận không?

Ngoài ra còn có một số vấn đề sau:

1- Năng lực: Các bạn ấy không làm tròn nhiệm vụ một công đoạn trọn vẹn nào cả, thì không thể tạo ra sản phẩm có thể thương mại hóa nó được, chưa kể người sửa chữa còn tốn công hơn, kiến thức thì toàn cóp nhặt, không cơ bản, toàn xin chị GG. Cả thiết kế và thi công đều thế.

2- Thái độ làm việc: Luôn trong tình trạng đối phó, làm việc hời hợt, không tự giác, không chấp hành nội quy, quy chế nơi làm việc. Tật xấu thì nhiều mà tài năng thì quá ít hoặc chả thấy.

3- Kỹ năng làm việc: Đối với dân văn phòng, thiết kế thì mê game, chém gió, tham gia mạng XH để hóng trend. Đối với dân công trường thì bài bạc, rượu chè, gái gú, chém gió thành thần, nhưng làm việc thì không đến nơi đến chốn, chưa làm hoàn thành nhiệm vụ đã nghĩ đến chuyện thông đồng với nhà thầu phụ, với thợ thuyền để ăn bớt công đoạn, không chăm lo an toàn công trình, an toàn thi công. Không mấy ai có thói quen có sáng kiến nâng cao năng suất lao động hay có lợi cho người sử dụng lao động.

4- Tư cách cá nhân: Lời hứa của các bạn về bất kể loại dealine nào cũng như sợi dây cao su ngâm dầu, như vậy là bản thân họ còn chẳng tôn trọng mình, hỏi còn ai tin nữa?

5- Thu nhập: Lương bao nhiêu cũng cảm thấy chưa đủ, trong khi chẳng biết mình có làm ra cho chính mình được bằng số tiền lương được hưởng ở đó hay không – Muốn biết, các bạn thử startup sẽ hiểu, kiếm được tiền nuôi bộ máy nó khó khăn thế nào.

6- Lời khuyên, giải pháp cho các bạn trẻ: Cập nhật hàng ngày kiến thức kỹ thuật, kiến thức đời thường, kiến thức thực tế cho công việc cụ thể, để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách chấp nhận được. Khi kinh nghiệm nhiều lên thì nên đi học, để cân đối hài hòa kiến thức và kinh nghiệm, như vậy sẽ tự tin làm việc và công việc có tính thực tiễn cao. Về lý luận các bạn có thể bảo vệ được các phương án mà mình đưa ra.
  • Giờ có rất nhiều bạn trẻ hay tỏ ra là cái gì cũng biết, nhưng khi hỏi đề hôm nay về bao nhiêu thì tịt.
  • Nhiều các bạn trẻ hay nói sếp ngu, không hiểu chuyên môn, phương án mình hay thế sao vẫn bị bác…là do bạn chưa đủ lớn để hiểu chuyện thôi, làm quản lý giỏi chuyên môn làm gì, người ta còn phải cân đối giữa các yếu tố kinh tế, kỹ thuật… chưa kể còn phụ thuộc khách hàng khó tính như là cha là mẹ họ nữa.
  • Thông tin trong đầu các bạn trẻ có quá nhiều nhưng đa phần là thông tin nát (public data or info).
  • Các bạn ks giỏi, làm ở các công ty lớn mình không nói đến, vì số đó quá ít. Mình nói cho anh em đa số ks ở các tỉnh để nó dễ hiểu và biết về thực tế mình đang ở đâu, nên làm gì.

Nghề nào cũng có cái hay của nó nếu các bạn làm tốt việc của mình, thu nhập cũng vì thế mà xứng đáng hơn, nhưng cơ chế thị trường và với xã hội bây giờ, các bạn đừng đặt hết lòng tin vào ai hay tổ chứ nào cả, hãy tính ngắn khi có nhiều thông tin, nhưng không phải thông tin từ chị GG hay MXH, mà hãy đọc, hãy học đàng hoàng. Các bạn là tương lai của đất nước, của ngành cơ mà!
Nguồn:
 
GỬI CÁC KỸ SƯ TRẺ MỚI RA TRƯỜNG

Cũng lâu lâu rồi tôi không viết gì chia sẻ cùng anh em. Phần vì công việc cá nhân gia đình, phần thì muốn nhường sân chơi cho anh em Admin trẻ năng động và tươi trẻ hơn.

Hôm nay có thời gian rảnh tôi vào lướt inbox thấy anh em gửi tin nhắn mà "lo" quá. Chủ yếu là các Kỹ sư trẻ và các em Sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn trẻ còn mông lung về định hướng

Xuất thân là kỹ sư chuyên ngành xây dựng và là một người đi trước va vấp nhiều hơn một chút , có nhiều kinh nghiệm hơn một chút nên tôi mạnh dạn có đôi lời chia sẻ hy vọng giúp ích được phần nào cho các bạn. Các bạn chuyên ngành khác cũng có thể tham khảo!

Xong mở bài đến phần thân bài
❓ #Hỏi: Anh ơi học xây dựng ra để làm gì ?
TL : Trước hết bạn nên xem xét coi mình phù hợp với công việc này hay không , nếu không phù hợp thì nên chuyển hướng càng sớm càng tốt. Làm xây dựng nhất quyết phải HỢP và ĐAM MÊ mới gắn bó và lâu dài được với cái nghề này. Trở lại câu hỏi: Học Xây dựng tất nhiên là để làm xây dựng rồi, cơ bản là để xây nhà xây cửa, đường xá cống rãnh...à cũng có thể học để làm nghiên cứu, viết đề tài làm giáo sư tiến sĩ chủ yếu là " Áp dụng công nghệ ABC..XYZ vào thực tế điều kiện tại Việt Nam"

❓ #Hỏi : Em học Cầu đường nhưng ra trường lại đi làm dân dụng vậy có được không ?
TL : Chuyên ngành nào thì cũng là kỹ sư kết cấu cả thôi. Nói chung biết càng nhiều càng tốt , bạn sẽ chủ động hơn trong cv và có thêm nhiều lựa chọn hơn ( Nếu may mắn bạn còn có thể ăn được nhiều mức lương hơn ). Tóm lại anh em xây dựng thì cứ đâu KHÔNG nợ lương là xông pha.
NHƯNG..nhớ là NHƯNG...có la cà cũng gần gần thôi, tôi có biết vài trường hợp các bạn SV cầu đường ra trường đầu quân cho Sam sung làm nhà xưởng, hoặc đi làm chống thấm, nội thất. Vài ba năm cảm thấy không phát triển được muốn quay lại ngành nghề cũ thì đã muộn, kinh nghiệm đi làm trước không nhiều giá trị trên hồ sơ.

❓ #Hỏi : Em là sinh viên mới ra trường hướng đi nào bền vững cho em ?
TL : Kiên trì tìm kiếm 1 công ty hay đội thi công nào có thể giúp bạn học hỏi được thêm trong công việc và hoàn thiện bản thân.
Đừng nặng nề chuyện lương bổng hãy xác định 2-3 năm đầu tiên học nghề là chính.Khi bạn đã có sự nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành hay nói cách khác là bạn là người " tự tin làm được việc" thì bạn có quyền định giá và ra mức lương. Đừng vội hay đốt cháy giai đoạn.( Nếu bạn giỏi rồi thì bỏ qua bước này).

❓ #Hỏi: Các công ty luôn đòi hỏi kinh nghiệm nhưng em mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm ?
TL :
- Thứ nhất: Đừng tìm các cty lớn hãy tìm các cty tư nhân nhỏ để làm ở đó bạn dễ được chấp nhận. (điều kiện công ty làm đúng chuyên ngành)
Nếu khó quá hãy chấp nhận đi xa ít năm và tìm các dự án ở các tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng xa (như kiểu xây đảo nổi ở Trường Sa chẳng hạn) ở đó ng ta cần lao động tay nghề rất nhiều.
- Thứ hai: Làm việc với tương đối nhà tuyển dụng tôi rút ra được:
"Kinh nghiệm" chỉ là điều kiện Cần không phải điều kiện Đủ. Tôi đã từng dự phỏng vấn mà một cậu sinh viên không kinh nghiệm đánh bài 2 ứng viên khác 3,4 năm kinh nghiệm chỉ nhờ cậu ấy đá bóng giỏi ( mà sếp thì đang a cay vì toàn đá thua mấy thanh niên ẻo lả phòng kinh doanh)

- Thứ ba: Nhờ vả...không có gì phải ngại. Trước khi ra trường hãy ngắm sẵn trong hang ngoài hốc, họ hàng gần xa, cô dì chú bác, hàng xóm láng giềng..ai làm về xây dựng thì bắt mối làm quen hết đi. Chả phải như ngân hàng, kế toán mà chạy vào ba bốn trăm triệu. Dân xây dựng hợp nhau thì một bữa bia là xong.

❓ #Hỏi : Thế em nên đặt mục tiêu thế nào ?
TL : Tôi không biết ! Mỗi người có một lựa chọn sống khác nhau
Kinh nghiệm bản thân : Nên đặt mục tiêu cụ thể và phù hợp với khả năng.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, hãy dẹp chuyện lương lậu ra một bên, tất nhiên tôi không khuyến khích các bạn làm không lương. Nhưng cứ tìm :Đúng chuyên ngành, lương cao, ở gần, công việc nhàn thì chắc bạn chỉ có nước về làm cho bố bạn.
Hãy đặt mục tiêu thực tế hơn. Ví dụ: Với nghề thi công, ba năm đầu lăn lộn công trường: Học
- Uống bia, uống rượu, mới rượu, tiếp khách, và cả đá 4` các kiểu
- Chơi bài, chơi chẵn, xóc đĩa,...
- Nịnh sếp, đe quân, chửi nhau,....
- Cuối cùng là kiến thức chuyên môn.

Tầm ba năm sau lên được đội phó hay chỉ huy phó rồi thì lúc đấy mới là lúc : " 8 triệu á, kiếm mấy đứa sinh viên làm đi anh zai"

❓#Câu cuối : Điều gì là cần nhất cho công việc ?
TL :
Hãy là người làm được việc và chuyên nghiệp.
Đầu tiên hãy vững vàng về chuyên môn , nếu có thêm các kỹ năng ( tiếng anh , tin học , giao tiếp, kỹ năng mềm... ) thì càng tốt nó sẽ giúp cho bạn bay cao hơn.

Tổng kết lại: Đôi lời dành cho anh em kỹ sư trẻ:

Hãy đi theo những người có kinh nghiệm và giỏi hơn mình mà học tập.
Đồng thời cố gắng chú trọng xây dựng các mối quan hệ trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bởi bạn không thể biết người bên cạnh bạn là ai đâu.
...

Cảm ơn Anh em vì đã lắng nghe tôi chia sẻ
Chúc anh em luôn thành công trong công việc lẫn trong cuộc sống.

Phạm Dũng

Nguồn Facebook
 
Trở thành người chỉ huy xây cất nhiều công trình xây dựng là ước mơ của hàng vạn trẻ em từ khi còn chưa biết đọc. Đến mùa tuyển sinh, xây dựng luôn nằm trong top những ngành học hàng đầu cho học sinh thi ban A.Xây dựng luôn là nhu cầu không bao giờ tắt của một xã hội, đặc biệt là ở một đất nước đang trên đà phát triển với nhiều công trình, dự án tiền tỉ từ xây dựng dân dụng đến xây dựng công nghiệp. Có thể nói, ngành xây dựng đang là một trong những ngành chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam hậu WTO.

Xây dựng có những ngành nào? Nói đến ngành xây dựng, và đặc biệt là kỹ sư xây dựng (KSXD), mặc dù nghe rất quen, rất thân thuộc nhưng nhiều học sinh khó mà hiểu rõ những ngành học, kiến thức sẽ được đào tạo trong trường ĐH và công việc cụ thể của người kỹ sư sau này. Chương trình đào tạo KSXD hiện đang được giảng dạy ở nhiều trường ĐH từ lớn đến nhỏ trong cả nước. Hầu hết nội dung đào tạo khá gần nhau. Khoa xây dựng ĐH Bách Khoa TP.HCM hiện đang đào tạo 6 ngành KSXD gồm có: - Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Kỹ thuật cầu đường - Cảng và công trình biển - Vật liệu và cấu kiện xây dựng - Thủy lợi thủy điện cấp thoát nước - Trắc địa
- .....
Nhìn vào cách chia ngành trong khoa xây dựng ĐH Bách Khoa, ta có thể hiểu rằng, KSXD rất đa dạng và có những công việc khác nhau, hỗ trợ và phối hợp với nhau từ khâu khảo sát địa thế, đo đạc, thiết kế, thi công và cuối cùng là nghiệm thu để hoàn thành một công trình. Tất cả 6 ngành đào tạo trên đều được đào tạo giống nhau các môn đại cương và cơ sở ngành như sức bền vật liệu, cơ học, cơ kết cấu, vẽ kỹ thuật,… Tuy nhiên, phần kiến thức chuyên sâu sẽ khác nhau tùy theo mục đích của từng ngành để phục vụ cho công việc sau này. Với những kiến thức học được, các KSXD từ các ngành trên đều có khả năng thiết kế, đo đạc, giám sát thi công. Vì vậy, công việc của người KSXD không chỉ đơn thuần là ngồi bàn giấy thiết kế chán ngắt, hay phải phơi nắng để giám sát, chỉ đạo việc thi công mà nhiều lúc phải kết hợp cả hai việc thiết kế, giám sát và nhiều việc khác, phối hợp với nhiều kỹ sư khác chuyên ngành. Bằng cấp sau khi ra trường đều được ghi rõ là bằng chính quy KSXD, chuyên ngành tương ứng.

Ngành hot nhưng nhiều cửa
Với nhiều nam sinh khối 12 có sức học khá giỏi, thích phiêu lưu, phong trần, đi đây đi đó, thích thiết kế, chỉ đạo, ngành xây dựng dường như là một sự lựa chọn thuyết phục với một mức thu nhập bằng mức lương ổn định cùng nhiều ưu đãi, thưởng, hứa hẹn một cuộc sống sung túc, ổn định sau khi ra trường. Cũng vì lẽ đó mà ngành kỹ thuật xây dựng thường có điểm tuyển sinh thuộc hàng top trong các ngành kỹ thuật. Nhưng nếu bạn thực sự đam mê ngành xây dựng, muốn trở thành kỹ sư mà sức học chưa “thâm hậu”, các ngành như vật liệu và cấu kiện xây dựng, thủy lợi, trắc địa, công trình biển cũng có thể giúp bạn đeo đuổi ước mơ. Các ngành này thường có điểm tuyển sinh dao động từ 16-19 tùy năm, không quá thấp nhưng cũng không quá cao, cánh cửa vào ngành xây dựng vì thế mà không quá khó.

Nghề của nam giới
KSXD là ngành kỹ thuật, chương trình học khá khôn khan, nhiều tính toán. Công việc đòi hỏi người kỹ sư phải đi công tác xa nhà thường xuyên. Với những đặc điểm đó, không quá khó hiểu khi xây dựng là ngành kén nữ giới. Là một ngành kỹ thuật, cẩn thận là đức tính không thể thiếu, thứ nhì là siêng năng, và cuối cùng là một sức học, khả năng tính toán, hình học kha khá để nuốt trôi chương trình đào tạo trong 9 học kỳ. Vì vậy, nếu bạn chưa thực sự là một học sinh khá, nếu bạn không thích tính toán, không thích vẽ, không thích phơi nắng hàng giờ ngoài trời, xây dựng không phải là sự lựa chọn thích hợp cho bạn đâu.
Công việc của người KSXD nhìn chung là vất vả từ khâu tính toán, đo đạc, thiết kế đến thi công. Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định, khá dư dả cùng cơ hội được làm việc ở nhiều nơi là những lí do ngành luôn là sự lựa chọn của đông đảo thí sinh. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy thong tin tuyển sinh ngành xây dựng trên nhiều trang web của các trường ĐH lớn nhỏ trên cả nước, điển hình là ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,… cùng nhiều trường khác. Hiếu Học xin chúc các KSXD tương lai chọn đúng ngôi trường thích hợp cho riêng mình.
bạn phân tích rất hay