Làm rõ tin sốc về gạch không nung gây nứt công trình

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5

Làm rõ tin sốc về gạch không nung gây nứt công trình

Cập nhật, 06:35, Thứ Năm, 20/11/2014 (GMT+7)
Yêu cầu bắt buộc sử dụng gạch không nung đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn Bến Tre đang gặp khó khăn do thiếu nguồn cung, trong khi một số công trình sử dụng gạch này đã bị nứt tường trong quá trình thi công…

Chi tiết:
Làm rõ tin sốc về gạch không nung gây nứt công trình - Báo Giao thông Vận tải điện tử
 
Gạch không nung

Lượm lặt

2014-11-20_9-36-13.png




Gạch không nung có 03 loại

1. Gạch Xi măng cốt liệu (hình dáng giống gạch đỏ)
2. Gạch bê tông nhẹ bọt khí
3. Gạch bê tông nhẹ chưng áp (AAC)
Công trình đang sử dụng dưới Bến Tre là Gạch bê tông bọt khí do Công ty Trí Hiếu (Long An) cung cấp. Mấy công trình này từ lúc phát sinh nứt thì em có biết, và theo như ông Thuận bên sở XD Bến Tre thì nứt vết dài thằng đứng, và như vậy có 02 lỗi cơ bản:
- Lỗi do sử dụng vữa không đúng. Cần lưu ý thêm là khi dụng gạch bê tông nhẹ thì phải sử dụng vữa xây + tô chuyên dụng, hoặc Skimcoat.
- Lỗi do kĩ thuật thi công.
Công trình này bị nứt do 02 lỗi trên, chứ không do gạch. Cái này cũng do bên Bến Tre chưa triển khai xuống dưới BQLDA hay nhà thầu hay thiết kế, mà cho áp dụng ngay. Thành ra khi triển khai không thống nhất làm nhà thầu khó khăn.
Ngoài ra còn có 02 lý do tế nhị khác:
- Bảo vệ lò gạch tuynen địa phương, mà những lò gạch này các quan chức hay có vốn vào.
- Chênh lệch giữa dự toán + giá thành thực tế để kiếm thêm.

Em đang sản xuất + kinh doanh gạch AAC ( là 1 trong 03 đơn vị tại miền Nam), khi tư vấn em thường tư vấn đồng bộ: gạch, vữa xây, vữa tô, skimcoat, plaster...và hướng dẫn kĩ thuật thi công rõ ràng ngay tại công trình.
Nhiều bác làm bên xây dựng sẽ biết, tường nứt là do nhiều nguyên do, trong đó gạch chỉ là 1 phần nhỏ.
Cũng thêm thông tin cho các bác là gạch AAC có 03 loại cường độ: B3 ( gạch nhẹ hơn gạch đỏ), B4 (tương đương với gạch đỏ), B6 (nặng hơn gạch đỏ - loại này để xây các công trình an ninh, quốc phòng). hiện Việt Nam đang chuộng 02 loại B3, B4. Các biệt có nhiều doanh nghiệp FDI còn sử dụng gạch có cường độ thấp hơn 3,5 để tiết kiệm chi phí móng.
 
Có đặc tính mà gạch không nung trước đây chính là khả năng chịu uốn rất kém .... dẫn đến nứt là chuyện bình thường, một đặc tính tiếp theo là khả năng chống thấm cũng kém, cũng là một trở ngại lớn cho nhà dân hay các bức tường chình ình với nắng mưa ---- đây cũng là nhược điểm của tường Panel 3D

Tuy nhiên với gạch không nung thì trên thế giới cũng như Việt Nam, tường ngoài đều phải tô bằng chuyên dụng, sau đó sơn lên. Còn tường bên trong thì Skimcoat hay Plaster là OK

Và nhà dân thì không khuyến khích xây bằng gạch ạch nhẹ không nung (AAC), do hiện nay VN là thị trường mới nên khâu kiểm soát thi công chưa đảm bảo. Dùng gạch AAC phải dùng nguyên con công nghệ của nhà cung cấp từ gạch, vữa, nhân công... mới đảm bảo chất lượng nên không phù hợp với các công trình có vốn nhỏ lý do thầu chính giảm lợi nhuận, giá thành cao hơn chủ đầu tư không thích

Các nước trên thế giới & khu vực đều đã sử dụng AAC lâu đời, ngay cả ThaiLand cũng đã hơn 20 năm, và tất cả các nước đều trả giá cho những năm đầu tiên, và hiện nay nhưng nước như vậy thì gạch AAC gần như là thông dụng và thay thế gạch nung truyền thống.

AAC xuất hiện VN chỉ khoản 3-4 năm trở lại đây, các nhà đầu tư tiên phong tại VN thì phải chấp nhận trả giá, nhất là với tính văn hóa truyền thống lâu đời sử dụng gạch nung. Các nước như Myanma, Singapore. Campuchia, Malaysia... là những nước đang sử dụng gạch AAC rất nhiều, đây chính là thị trường chính của các nhà đầu tư tiên phong trong những năm qua là xuất khẩu chứ không phải là nội địa.

Với nhà dân thì có thể sử dụng gạch xi măng cốt liệu (táp lô).

Dù sao thì cũng có một video clip ủng hộ gạch không nung



 
dây chuyền sản xuất Hass AAC


Còn đầy là khả năng chống cháy, gạch dày 10cm có thể chống cháy được 4h, trong video dùng lửa đốt oxy nên nhiệt độ rất cao, gần 1600-1800 độ C. Đặt biệt vật liệu này không cháy lan.

 
Những điều cần biết về gạch không nung

Theo chủ trương của Chính phủ và yêu cầu của Quốc Tế ,để hạn chế khí thải CO2 tạo hiệu ứng nhà kính ,làm khí hậu nóng lên toàn cầu. Nước ta cũng tham gia chung tay cùng cộng đồng Quốc tế giảm lượng khí thảy CO2,bằng cách giảm thiểu các ngành công nghiệp tốn hao năng lượng ,thảy nhiều khí CO2 và ô nhiểm môi trường. Chủ trương đó là một việc làm đúng đắn hợp lòng dân và dư luận Quốc Tế. Tuy nhiên điều nầy cũng sẽ đem đến nhiều phiền toái và hệ luỵ liên quan đến chất lượng,giá thành sản xuất. Các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ làm sao giảm giá thành sản phẩm hoặc bằng với giá thành sản phẩm cần được thay thế mà chất lượng phải tăng cao hoặc tương đương với sản phẩm truyền thống.Xu hướng là không thay đổi phải sản xuất sạch hơn,xanh hơn thân thiện với môi trường hơn,để bảo vệ sức khoẻ công đồng.

Ngày 28/11/2012, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2012/TT-BXD (Thông tư 09) về việc Quy định sử dụng vật liệu không nung (VLKN) trong các công trình xây dựng. Theo đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước bắt buộc phải sử dụng VLXDKN theo lộ trình. Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% VLKN kể từ ngày 15/1/2013. Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLKN kể từ ngày có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.

PHÂN LOẠI CÁC LOẠI GẠCH XÂY BẰNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG HIỆN CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG.
Một số loại gạch không nung

Gạch xi măng cốt liệu

Gạch không nung xi măng cốt liệu, còn được gọi là gạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì loại gạch không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất. Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (trên 80kg/cm2), tỉ trọng lớn (thường trên 1900kg/m3) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1800kg/m3).
Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát triển mạnh nhất. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương pháp thi công,...
Loại gạch này dễ sử dụng, dùng vữa thông thường.
Gạch xi măng cốt liệu không nặng như người ta tưởng
Mặc dù gạch xi măng cốt liệu bị chê nặng song thực tế là nó vẫn khẳng định được giá trị của nó trong xây dựng nói chung. Trong một công trình cao tầng, việc sử dụng gạch xi măng cốt liệu là một tất yếu vì lý do tạo đối trọng, kết cấu vững chắc với cường độ cao. Ngoài ra gạch xi măng cốt liệu có thể đạt khối lượng thể tích từ 1300 đến 1800 kg/m3 nếu dùng kết cấu lỗ. Như vậy nó chẳng những không quá nặng như người ta tưởng mà còn khẳng định được độ bền, sự vững trãi cho công trình.
VD: Những công trình cần sản phẩm gạch có cường độ 75Kg/cm2 với gạch đất nung phải dùng loại đặc tỷ trọng 1800kg/m3. Với gạch không nung xi măng cốt liệu chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ rỗng tỷ trọng 1400kg/m3 cường độ có thể đạt trên 100kg/cm2.
Và đặc biệt giá thành của sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu rất có ưu thế, hoàn toàn cạnh tranh sòng phẳng với gạch đất nung (mặc dù chính sách hạn chế gạch đất nung chưa hiệu quả tức thời).

Gạch ống làm từ cốt liệu xi măng và cát :


Kích thước như gạch ống xây truyền thống cường độ chịu lực từ 35 kg/cm2 đến 50 kg/cm2 ,trọng lượng viên gạch là 1.5 kg so với gạch nung là 1 kg.Loại gạch nầy có cường độ chịu lực kém và nặng nên thường chỉ sử dụng trong các công trình có chất lượng thấp và trung bình.

Gạch papanh


Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30–50 kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực.
Gạch không nung tự nhiên
Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ,...

Gạch bê tông nhẹ


Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp. Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi,.... Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800. Gạch bê-tông khí chưng áp: Tên tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete – gọi tắt là AAC được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn được gọi là gạch bê-tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung thông thường. Công trình xây dựng sẽ giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình lên 2 - 5 lần. Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ rất cao, làm cho nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ... Kích thước thành phẩm lớn và chính xác (100mm x 200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời gian thi công và kể cả thời gian hoàn thiện. Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và các chất vô cơ, gạch bê-tông siêu nhẹ này hoàn toàn không độc hại, có độ bền rất cao và không bắt lửa. Ngoài ra, với cấu trúc thông thoáng, nó còn có thể tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ ẩm và loại trừ các vấn đề liên quan đến nẩm mốc – đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng của khí hậu vùng nhiệt đới, vùng biển và vùng có độ ẩm cao như ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Gạch đất hoá đá


Đây là loại gạch sử dụng đất sét cát trôn thêm phụ gia đông rắn đất như Poly mer Permazine ...thường sử dụng trong ngành cầu đường.Loại gạch nầy được ép qua máy thuỷ lực sau đó phơi cho khô cứng và đem ra sử dụng,hiện nay việc kiểm định trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu cường độ tương đối ổn,tuy nhiên độ chịu nước của gạch nầy còn là vấn đề tranh cải,bởi vì nó có rất kém trong điều kiện ngâm nước quá 7 ngày,cường độ sẽ suy giảm nghiêm trọng và có khuynh hướng tan rả trong môi trường nước.Hiện chưa có công trình nhà cao tầng nào trong cả nước sử dụng loại gạch nầy để thi công