Từ những bức ảnh về Hà Nội những năm 89-92 được chia sẻ bên OF và nhiều nguồn khác, Quy Hoạch Hà Nội góp vui với diễn đàn bài viết về thực trạng đô thị trước khi luật đất đai 1993 ra đời.
Hà Nội là một thành phố có lịch sử hình thành và phát triển hơn 1.000 năm, nhưng “phát triển theo mô hình đô thị hiện đại” mới chỉ gần 1,5 thế kỷ gần đây (kể từ khi người Pháp xây dựng những công trình đầu tiên ở Hà Nội 1875), chiếm 15% trên quãng đường một thiên niên kỷ là một quãng thời gian không nhiều.
Theo dòng lịch sử, trong gần một thế kỷ rưỡi qua, chỉ có giai đoạn phát triển ban đầu (1875-1939) và giai đoạn sau đổi mới (1986-nay), là hai giai đoạn đô thị phát triển mạnh mẽ - đánh dấu nhiều đổi thay hơn cả. 50 năm giữa hai giai đoạn này, kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (1939) đến trước “Đổi mới” ( 1986), là giai đoạn Hà Nội phát triển đô thị khó khăn, thiếu thốn …
Tuy nhiên mình muốn chia sẻ vào giai đoạn từ 1986 đến 1993 - giai đoạn ban hành luật đất đai - không có ý đồ chia sẻ hình ảnh - mà hình ảnh chỉ minh họa
Hà Nội trước 1986 với cơ chế bao cấp, mang đầy màu sắc xám xịt, tuy nhiên cho đến 1988 Hà Nội vẫn chưa có sự đột biến lớn
Năm 1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa. 1/3/1987 giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa. 18/5/1987 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư bản. 29/12/1987 Nhà nước Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Mọi sự đột phá bắt đầu từ 1988, 5/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10), 24/5/1988 thì 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp. 12/6/1988 Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất.
Cũng nhờ giải tán HTX, đến 1989 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hoành tráng. 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan và Hoa Kỳ) , nông sản bắt đầu tràn ra thủ đô Hà Nội
Tuy nhiên dấu ấn nhà tập thể vẫn chưa phai nhòa
Đã bắt đầu có lấn chiếm vỉa hè
Nhưng cửa ngõ thủ đô vẫn còn thông thoáng
Dấu ấn của xe Nhật bãi
Tuy nhiên từ 1990, Hà Nội đã có Dream I rồi, Suzuki màu mận chín
Một Hà Nội nghèo nhưng chưa phình rộng
Nhưng biến động lớn về đô thị là đầu thập kỷ 90: luật doanh nghiệp tư nhân, Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bắt đầu rút quân ra khỏi CPC, thu gọn các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, xóa bỏ tem phiếu ... nhu cầu nhà ở rất khẩn thiết. Quý 1/1991 Pháp lệnh về nhà ở ra đời, ghi rõ mục tiêu là để khuyến khích các tổ chức, cá nhân ... tự phát triển quỹ nhà ở. Công nhận quyền có nhà ở và quyền sở hữu nhà ở của mọi người.
Hà Nội bắt đầu nở bung từ giữa năm 1991, Bộ Quốc phòng nổ phát súng đầu tiên bằng chỉ thị 282/CT-QP ngày 11/7/1991, trong đó chủ trương chia đất cho các đơn vị, cá nhân lực lượng vũ trang để tự xây nhà. Cũng với chỉ thị này, khu ao hồ, ruộng mênh mông được các đơn vị BQP đổ cát san lấp ào ạt để phân, bán và chia... , TP.HCM cũng không ngoại lệ. Noi gương bộ quốc phòng, các ban ngành, đơn vị khác đều làm thế cả. Các mảnh đất công chia chác được cho nhân viên nhà nước đều phân lô, tạo thành sự hỗn loạn hồn nhiên - thủ đô Hà Nội trở thành ngôi làng Bắc Bộ bởi đội quân Đông Âu trở về nước mua lại đất được nhà nước chia cho cán bộ & quân nhân, giàu nhất vẫn là đội Đức.
Đến 1993 buộc phải ban hàng luật đất đai, và mọi chuyện ổn định dần với thế trận quy hoạch hỗn loạn của Hà Nội và nhiều đô thị lớn (bao gồm TP.HCM) đến ngày nay.
Hà Nội là một thành phố có lịch sử hình thành và phát triển hơn 1.000 năm, nhưng “phát triển theo mô hình đô thị hiện đại” mới chỉ gần 1,5 thế kỷ gần đây (kể từ khi người Pháp xây dựng những công trình đầu tiên ở Hà Nội 1875), chiếm 15% trên quãng đường một thiên niên kỷ là một quãng thời gian không nhiều.
Theo dòng lịch sử, trong gần một thế kỷ rưỡi qua, chỉ có giai đoạn phát triển ban đầu (1875-1939) và giai đoạn sau đổi mới (1986-nay), là hai giai đoạn đô thị phát triển mạnh mẽ - đánh dấu nhiều đổi thay hơn cả. 50 năm giữa hai giai đoạn này, kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (1939) đến trước “Đổi mới” ( 1986), là giai đoạn Hà Nội phát triển đô thị khó khăn, thiếu thốn …
Tuy nhiên mình muốn chia sẻ vào giai đoạn từ 1986 đến 1993 - giai đoạn ban hành luật đất đai - không có ý đồ chia sẻ hình ảnh - mà hình ảnh chỉ minh họa
Hà Nội trước 1986 với cơ chế bao cấp, mang đầy màu sắc xám xịt, tuy nhiên cho đến 1988 Hà Nội vẫn chưa có sự đột biến lớn
Năm 1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa. 1/3/1987 giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa. 18/5/1987 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư bản. 29/12/1987 Nhà nước Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Mọi sự đột phá bắt đầu từ 1988, 5/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10), 24/5/1988 thì 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp. 12/6/1988 Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất.
Cũng nhờ giải tán HTX, đến 1989 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hoành tráng. 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan và Hoa Kỳ) , nông sản bắt đầu tràn ra thủ đô Hà Nội
Tuy nhiên dấu ấn nhà tập thể vẫn chưa phai nhòa
Đã bắt đầu có lấn chiếm vỉa hè
Nhưng cửa ngõ thủ đô vẫn còn thông thoáng
Dấu ấn của xe Nhật bãi
Tuy nhiên từ 1990, Hà Nội đã có Dream I rồi, Suzuki màu mận chín
Một Hà Nội nghèo nhưng chưa phình rộng
Nhưng biến động lớn về đô thị là đầu thập kỷ 90: luật doanh nghiệp tư nhân, Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bắt đầu rút quân ra khỏi CPC, thu gọn các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, xóa bỏ tem phiếu ... nhu cầu nhà ở rất khẩn thiết. Quý 1/1991 Pháp lệnh về nhà ở ra đời, ghi rõ mục tiêu là để khuyến khích các tổ chức, cá nhân ... tự phát triển quỹ nhà ở. Công nhận quyền có nhà ở và quyền sở hữu nhà ở của mọi người.
Hà Nội bắt đầu nở bung từ giữa năm 1991, Bộ Quốc phòng nổ phát súng đầu tiên bằng chỉ thị 282/CT-QP ngày 11/7/1991, trong đó chủ trương chia đất cho các đơn vị, cá nhân lực lượng vũ trang để tự xây nhà. Cũng với chỉ thị này, khu ao hồ, ruộng mênh mông được các đơn vị BQP đổ cát san lấp ào ạt để phân, bán và chia... , TP.HCM cũng không ngoại lệ. Noi gương bộ quốc phòng, các ban ngành, đơn vị khác đều làm thế cả. Các mảnh đất công chia chác được cho nhân viên nhà nước đều phân lô, tạo thành sự hỗn loạn hồn nhiên - thủ đô Hà Nội trở thành ngôi làng Bắc Bộ bởi đội quân Đông Âu trở về nước mua lại đất được nhà nước chia cho cán bộ & quân nhân, giàu nhất vẫn là đội Đức.
Đến 1993 buộc phải ban hàng luật đất đai, và mọi chuyện ổn định dần với thế trận quy hoạch hỗn loạn của Hà Nội và nhiều đô thị lớn (bao gồm TP.HCM) đến ngày nay.