Lượm lặt & lạm bàn về Alibaba - sự hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam

thanhhatran

Thành viên cơ bản
7/3/14
44
8
Đầu tiên đọc mà choáng thật, muốn té ghế luôn!

Tỷ phú cũng tiết lộ trong ngày Lễ độc thân tại Trung Quốc hôm qua, số đơn hàng trị giá hơn 9,34 tỷ USD đã được giao dịch qua Alibaba, xô đổ kỷ lục 5,8 tỷ USD năm ngoái. Và dĩ nhiên, việc này cũng khiến Ma đau đầu. Vì Alibaba sẽ phải có hoạt động xử lý và giao nhận hoàn hảo để đảm bảo số hàng khổng lồ này đến tay người mua trong vòng 3 ngày như cam kết.
Ông chủ Alibaba thấy khổ vì giàu nhất Trung Quốc - VnExpress Kinh Doanh -

Dù đã từ order hàng trên đây. Toàn cùi bắp bí đao không à. Hình chụp rất đẹp và rất nung ninh.
Nhưng dù sao đánh hàng trên đây về bán lời khiếp.
Cái vỏ Iphone nó bán có 1 USD. Về đây cửa hàng bán 200-500 ngàn/cái. Y chang

Alibaba có một ưu thế cực lớn mà không một hãng thương mại điện tử nào khác (kể cả Amazon, Ebay) có được đó chính là đặc trưng của thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là công xưởng thế giới nên có đủ loại sản phẩm thượng vàng, hạ cám đồng thời lại là một thị trường tiêu dùng cực lớn mà không có nhu cầu quá cao. Vấn đề còn thiếu chỉ là công cụ để đưa cung gặp cầu và Alibaba chính là thứ lấp vào chỗ trống. Đây là điểm khác biệt với tất cả các thị trường khác và được lượng hóa bằng giá trị thị trường trên 230 tỷ đô.

 
Alibaba là Google sản phẩm Trung Quốc

Có ai đó nói Alibaba là Google sản phẩm Trung Quốc quả là không ngoa

Mô hình của Alibaba khác biệt hoàn toàn với Amazon hay Ebay nên cách thức giao.dịch và thu lời cũng hoàn toàn khác. Thông qua Alibaba có thể dễ dàng tìm được một công ty Trung Quốc đồng ý gia công một lô hàng cỡ vài chục đến vài trăm cái máy tính bảng gắn thương hiệu và mẫu mã riêng (FPT với Viettel chắc cũng tìm đối tác như vậy: D). Đây là điều mà không thị trường nào khác có được.

Mà đối với Việt Nam thì vụ này càng thuận lợi. Ví dụ mua một lô bộ đàm để dùng thẳng từ nhà máy, có gắn logo và khắc tên riêng. Mọi thứ thỏa thuận xong xuôi (trả tiền qua PayPal - PayPal chỉ dùng cho những giao dịch nhỏ và không cần nhập khẩu chính ngạch) thì vướng vụ vận chuyển vì bộ đàm phải xin giấy phép khi nhập khẩu. Đơn giản, được giới thiệu ngay một đại lý giao nhận ở Quảng Châu. Nhà máy gửi kiện hàng về địa chỉ đó, trên nhãn ghi địa chỉ và số điện thoại của đặt hàng. Hai ngày sau khi hàng về đến Quảng Châu thì người đặt hàng nhận được điện thoại gọi giao hàng. Nhận hàng nguyên đai, nguyên kiện, chi phí tính theo kg (đâu như 200 ngàn/20kg). Vậy là hoàn tất một giao dịch.

Ưu thế lớn nhất của Alibaba là giúp liên hệ trực tiếp với nhà máy nên mức độ tin tưởng sẽ cao hơn là thông qua một ông trung gian nào đó. Alibaba trở thành nơi kết nối còn đàm phán, thỏa thuận ra sao là việc của người mua người bán. Nếu nhập khẩu chính ngạch thì cũng như mọi hợp đồng nhập khẩu khác mà thôi. Còn tính nhập theo đường xách tay thì có nhiều đại lý đảm nhận việc này từ chuyển tiền, vận chuyển và giao hàng.

Đợt trước tôi mua mấy cái GPS của một chú trên Alibaba về nghịch. Bẵng đi hơn một năm, tự nhiên nhận được email của chú ấy đề nghị hợp tác vì theo giải thích của cậu ấy là TQ có rất nhiều xưởng hay công ty có thể gia công hàng điện tử theo yêu cầu với mức giá rất cạnh tranh, bên cạnh đó Việt Nam thì lại có ưu thế về nông sản hay các nguyên liệu thô mà thị trường Trung Quốc rất cần. Như vậy hai bên có thể giao dịch thương mại hai chiều để tận dụng thế mạnh của nhau. Tôi thì không làm về mảng này nên lịch sự từ chối nhưng qua đó khá ấn tượng về sự nhanh nhạy của doanh nhân Trung Quốc.
Còn một câu chuyện nữa là có một thằng cu tôi quen đang sống ở Anh có một tiệm nail. Mấy năm trước nó về Việt Nam thăm nhà và có tranh thủ lượng qua Quảng Châu để mua hàng. Sau khi chọn hàng, số lượng chỉ cần cho địa chỉ (bên Anh), mấy tuần sau hàng được giao tận nơi và lúc đó mới phải trả tiền. Từ đó, khi cần mua hàng chỉ cần liên hệ qua email, hàng hóa sẽ được giao tận nơi, kiểm đủ mới trả tiền!!! Và hình như dịch vụ này được triển khai trên toàn thế giới miễn là ở đó có người Trung Quốc!!!

Nhưng làm việc với TQ thì có một điều cần lưu ý là các doanh nghiệp bên đó rất đoàn kết nên muốn ép chết đối tác nào là ép chết được ngay! :-( Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy mà thường có lợi cho đối tác nếu tôn trọng thỏa thuận.
Có một ông anh tôi quen làm trong ngành quà tặng, lưu niệm. Thời kỳ đầu tiên thì thường thuê gia công ở Sài Gòn vì tay nghề cao, chất lượng tốt nhưng vấn đề là khệnh khạng, không nhận đơn hàng nhỏ và hay làm sai tiến độ. Sau đó ông ấy tìm được đối tác Trung Quốc, bên đó sẵn sàng nhận làm với bất cứ số lượng nào. Nhưng điều đặc biệt là đối tác đó chỉ đảm nhiệm một khâu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, các khâu khác thì chuyển giao cho các bạn hàng trong chuỗi cung ứng của mình (nhưng đối tác ban đầu sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về giá cả, chất lượng, tiến độ v.v...). Sau đó, ông anh kia dò ra được địa chỉ của các nhà sản xuất khác trong chuỗi và đến đặt hàng trực tiếp để hy vọng có giá tốt hơn nhưng bị từ chối vì đã có thỏa thuận với đối tác đầu tiên. Chính nhờ điều này mà mỗi nhà sản xuất trong chuổi có thể tập trung tối đa vào việc nâng cấp công nghệ, hạ giá thành trong công đoạn của mình để có mức giá cạnh tranh nhất. Đó cũng chính là lý do mà đi đâu doanh nghiệp Trung Quốc cũng kéo theo cả một cộng đồng để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng.

Alibaba mạnh lên nhờ doanh nghiệp Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc tung cánh được một phần cũng phải nhờ chính sách hỗ trợ cực tốt từ chính quyền. Đã có vài người Việt sang TQ mở nhà xưởng và tuyển công nhân Việt sang đó làm luôn.

Alibaba phát triển như bây giờ thì chú đang són đái là Ebay. Ebay ban đầu là mô hình C2C để bán đồ cũ nhưng giờ lại thành B2C để các thương nhân bán hàng trực tiếp cho người dùng. Tuy nhiên, phần lớn hàng mà chắc đại đa số người dùng mua trên đó là từ TQ lục địa hoặc Hong-Kong. Giờ mà mấy trang bán lẻ của Alibaba giảm phí giao dịch và ưu đãi người bán thì bà con Ebay bỏ qua đó hết. Amazon có sản phẩm riêng của mình nên vẫn ngủ yên được.
 
Ở Việt Nam tuy cũng có nhiều ý tưởng B2B, B2C, C2C hay tương cận hay học theo Jack Ma hay Ebay .... nhưng chưa có thành công nào rõ rệt . Tất nhiên mỗi quốc gia có đặc trưng riêng nên không thể vác nguyên mô hình của Alibaba, Amazon hay Ebay vào Việt Nam. Hiện nay mô hình TMĐT thành công ở VN - chitromexantienco - vì thống kê sơ sơ một website TMĐT ở VN muốn tồn tại phải ít nhất phải bước qua 3 cửa ban đầu: cửa trang tin tổng hợp, cửa mạng xã hội và cửa thương mại điện tử, với hậu kiểm tay dao tay thớt sắp lớp. Tiếp theo là chuyện tích hợp công cụ thanh toán thì biết rồi khổ lắm nói mãi.

Các starup chưa kịp vào bệ phóng đã bị bao nhiêu níu kéo tuột cả quần làm sao mà bay nhảy được, Jack Ma phiên bản Việt nếu tái sinh ở VN chắc cũng khóc ròng, bỏ thời gian phải thật nhiều mới làm được cho đúng luật như vậy rõ ràng rất cần nhiều tiền phải bỏ ra mà chưa biết có thành công hay không ???? Thế là hỏng.... Thương mại điện tử ở VN là bám theo các trang Alibaba, Amazon hay Ebay , chitromex , ship hàng về bán cho đồng bào cùng với một chút lời độ nhật còn có gì xách quần chạy.

Thế giới có các mô hình B2B, B2C, C2C nhưng Việt Nam chắc phải đưa ra mô hình mới là Co2Co (Cò 2 Cò) dành cho các ông đứng ở giữa ăn tiền cò, khách nó dò ra gốc thì chuyển sang chăn thằng khác!


 
Ngành sản xuất của Việt Nam bao giờ như Trung Quốc thì sẽ có site tương tự như Alibaba . Từ những ngày đầu tiên của Internet Việt Nam (những năm 98-99), đã có nhiều sàn giới thiệu sản phẩm kiểu này được mở ra cho các doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, ưu thế của TQ là toàn các nhà sản xuất còn ở Việt Nam toàn ông mua đi, bán lại nên chỉ tồn tại được một thời gian ngắn (người ta tìm được gốc thì mua của mấy ông trung gian làm gì!?)

 
Ngành sản xuất của Việt Nam bao giờ như Trung Quốc thì sẽ có site tương tự như Alibaba . Từ những ngày đầu tiên của Internet Việt Nam (những năm 98-99), đã có nhiều sàn giới thiệu sản phẩm kiểu này được mở ra cho các doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, ưu thế của TQ là toàn các nhà sản xuất còn ở Việt Nam toàn ông mua đi, bán lại nên chỉ tồn tại được một thời gian ngắn (người ta tìm được gốc thì mua của mấy ông trung gian làm gì!?)

Sẽ rất khó, vì Alibaba được chính phủ Trung Quốc chống lưng, chính phủ Trung Quốc đã dành rất nhiều khoản hỗ trợ cho gã khổng lồ Alibaba.

Trong bất kỳ mảng kinh doanh riêng biệt nào, Alibaba cũng đều nhận được sự hỗ trợ và bảo vệ của chính phủ trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Còn Allibaba hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ mục tiêu đưa hàng Trung Quốc vào Việt Nam nhiều hơn nữa, nên họ mới rót tiền bao la


Để cuộc chơi hôm nay quá là khủng khiếp, mức lỗ của Lazada, Shopee tăng phi mã lên 2.000 tỷ đồng/năm, tổng lỗ lũy kế gần chục nghìn tỷ.

Sức hấp dẫn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã được phân tích và mổ xẻ từ lâu nhưng đây là cuộc chơi cực kỳ khốc liệt. Ngành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia khi mà biên lợi nhuận vô cùng thấp trong khi các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng… đều rất lớn và ngày càng lớn hơn.
Vấn đề mấu chốt của các trang thương mại điện tử còn trụ lại gần như chỉ xoay quanh vấn đề tiềm lực tài chính khi mà các doanh nghiệp này đều đang lỗ rất lớn và sẽ tiếp tục lỗ thêm rất nhiều nữa để duy trì vị trí của mình bằng không sẽ phải chấp nhận tay trắng rời cuộc chơi.
Với việc chịu lỗ trên mỗi đơn hàng thì hiện tại khi quy mô giao dịch càng tăng lên thì mức lỗ cùng ngày càng nhiều thêm. Nếu như năm 2015-2016, mức lỗ xấp xỉ 1.000 tỷ đồng/năm của Lazada đã gây kinh ngạc trong ngành thì giờ đây cả Lazada và đối thủ nặng ký nhất là Shopee đều đã đẩy mặt bằng lỗ lên đến hơn 2.000 tỷ đồng/năm.

2019-05-3100-34-33-15592377371751580866710.png


Gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam chưa đầy 3 năm, Shopee đang chi rất mạnh để thu hẹp khoảng cách với Lazada. Chính thức ra mắt vào tháng 8/2016, Shopee lỗ 164 tỷ đồng ngay trong năm 2016. Sang năm 2017, Shopee lỗ hơn 600 tỷ đồng và đến năm 2018, mức lỗ tăng gấp 3 lên 1.900 tỷ đồng.
Dù lỗ lũy kế gần 2.700 tỷ đồng trong 3 năm qua nhưng điểm đáng chú ý là Shopee chưa hề phát sinh doanh thu. Đến tận đầu quý 2/2019, trang thương mại điện tử này mới bắt đầu tính đến việc thu phí của người bán hàng trên nền tảng của mình.
Nên Alexandre Dardy, CEO của Lazada VN đi máy bay phải ngồi ghế Economy, mở laptop làm việc liên tục mọi lúc mọi nơi
 
Sửa lần cuối:
Những bài báo về các website TMĐT khủng lỗ chắc chắn là trả tiền truyền thông với mục đích gì đó, mảng điện tử điện lạnh của hội này... hội này đều mua tận gốc, bán tận ngọn, không tiền trưng bày, bán hàng, mặt bằng (thông thường khoảng 20% cho mặt hàng này) rồi chiếm dụng vốn của bên nhà cung cấp, một vài trường hợp chiếm dụng vốn của khách hàng (Amazon), dòng tiền hoạt động của hội này chắc khủng và không âm nhiều như khoản lỗ đầu, toàn trò bịp bợp truyền thông thôi.

Như Amazon, sau khi lên sàn, có lời ngay lập tức, những vẫn lỗ luỹ kế... nhưng giá trị cty thì vẫn tăng vù vù mà.... npv nó vẫn dương mạnh thì lỗ đôi khi lại là 1 khoản positive cashflow... trong trường hợp của Amazon là “tax refund”.

Đỉnh cao của các trang TMĐT dĩ nhiên là Amazon, website nào cũng mơ một ngày được ăn trên ngồi trước như Amazon nên đổ cả đống thôi. Amazon cho seller bán hàng sau đó thu thập data, món nào hot thì Amazon đặt hàng gia công mang về bán. Khi Amazon đã bán thì các seller khác chỉ có ngó vì uy tín cao cộng giá thấp hơn. Vừa chém phí bán hàng vừa bán được hàng theo trend.

Nôm na thì các trang TMĐT không phải là mô hình market place như marketing “đĩ miệng” hiện tại, bản chất B2C thôi. Các doanh nghiệp quên chuyện hợp tác cùng, nói chung là đừng bao giờ xây nhà trên đất người khác.
 
  • Haha
Reactions: LamHoSoThau