Lại báo chí, lại khởi nghiệp ... Start up Việt sang Singapore lập doanh nghiệp: 1 USD và 2 ngày

  • Người khởi tạo Người khởi tạo banhbeo
  • Ngày gửi Ngày gửi

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Từ bài báo
Đang có một làn sóng các doanh nhân khởi nghiệp (start up) Việt Nam “khai sinh” DN ở Singapore thay vì Việt Nam để thực hiện chiến lược vươn ra toàn cầu.
.............
Là một doanh nhân đã từng mở công ty ở Singapore, ông Nguyễn Minh Quý, CEO Tập đoàn Internet Novaon cảm thấy dễ hiểu khi start up Việt đua nhau chọn Singapore là nơi đặt công ty.

CEO Nguyễn Minh Quý kể: “Khi chúng tôi mua một máy tính để thành lập Novaon Singapore, họ cho tiền mua máy tính, trang thiết bị khác, mình chỉ mất 40%, họ trả lại cho mình 60%. Đó là trách nhiệm của Nhà nước phải làm để giúp DN khởi nghiệp”.

Ở Singapore, một DN nước ngoài muốn thành lập DN chỉ mất 2 ngày. Vốn điều kiện tối thiểu là… 1 USD. Khuyến khích phải thế. 1 USD, 2 ngày. Đó là khuyến khích”, ông Nguyễn Minh Quý nhấn mạnh.

“Bạn nghe thấy điều ấy bạn đã biết là nên lập DN ở đâu rồi”, CEO Novaon nói.

===========
Nhưng CEO Nguyễn Minh Quý không làm ơn kể luôn

Các start-up thì phải vượt qua vòng thuyết trình ý tưởng để các quỹ đồng ý đầu tư.
Hiện nay thì nhiều nước cũng có vụ này như Canada, Ireland... và đều được cấp PR start-up luôn nếu thuyết phục được nhà đầu tư. Vầy nên cũng chẳng dễ đâu!!!

Và mở công ty ở Sing sẽ phải trả các khoản phí tối thiểu như sau:


1. Phí thuê giám đốc: Luật của Sing yêu cầu phải có ít nhất 1 giám đốc là người Sing hoặc có giấy phép làm việc tại Sing. Nếu không có thì các công ty dịch vụ sẽ cung cấp, nhưng chỉ là đứng tên chứ không chịu bất cứ trách nhiệm gì. Phí là 2.000-2.2000USD/năm (đặt cọc thêm 1 năm).

2. Phí thuê văn phòng ảo: Luật Sing yêu cầu phải có địa chỉ nhận thư ở Sing. Giá thuê cũng cỡ 2.000USD/năm.

Ngoài ra còn dịch vụ khai thuế với các gói tùy thuộc doanh thu nữa.
Vầy tính sơ sơ mỗi năm sẽ mất cho công ty ở Sinh khoảng 4.200-5.000USD.

Nhà báo giật tít như vậy là rất củ chuối "
1 đô ở đây là vốn tối thiểu của công ty tức là công ty không cần khai báo vốn (trước đây phải nộp 20.000SGD thì phải!?). Việt Nam giờ lập công ty thì khai báo vốn bao nhiêu chẳng được. 2 ngày là thời gian cấp đăng ký kinh doanh qua công ty dịch vụ (luật Sing bắt buộc điều này) thì ở Việt Nam cũng làm được trong 1-2 ngày nếu thuê dịch vụ". Thế thì Việt Nam khác quái gì Sing???

Còn nguyên nhân phải mở công ty ở Sing đơn giản là các quỹ đầu tư này đặt ở Sing, nó đầu tư vào đâu thì phải tham gia vào hội đồng quản trị ở đó. Thế thì rõ ràng lập công ty ở Sing sẽ dễ dàng cho nó hơn nhiều chứ tội gì nó phải lập ở nơi khác để phải chịu sự điều chỉnh của luật địa phương!?


các start up là cần đầu tư vào, các nhà đầu tư nghe cái tên Việt Nam là nó lắc đầu ngay trên bàn họp, đóng số, và đi về. Một câu của nó: Mày nên chuyển cty qua Singapore, chúng ta sẽ tính tiếp. Final, buộc phải mở bên đó nhoen.

Còn ở VN, các ngân hàng, nhà đầu tư có ai đầu tư cho các start up đâu - vừa mở miệng là: Ủa, mày nói cái gì thế? còn vay tiền à, mày phải chứng minh mày có nhiều tiền hơn số tiền mày cần vay thì mới được nhoen. Close, đóng số, và cũng đi về không một lời từ giã.

Và đây chính là cơ hội của Singapore, họ nhận thấy ngay điều này, mở ra một con đường cho các startup của VN, trong 500 cty, chỉ cần 1 cty thành công là họ thu đủ thuế rồi, lại được cái mác là Made in Singapore nhoen, họ khoe trên toàn cầu, giúp cho nó làm ăn - bác nào thành công, Lý Hiển Long sẽ gặp và cấp luôn công dân ý chứ.

Báo chí giật tít quá, ai ngon qua đó mở đi thì biết




 
Nói đi phải nói lại Việt Nam chưa có môi trường hỗ trợ start-up. Một mặt thì các nhà băng quỹ đầu tư việt hoặc các bank kiểu agri viertcom cá kiểu làm sao mà chịu lắng nghe bọn nhỏ, thế thì chúng nó ngóc đầu sao nổi. Giả sử một đám nhỏ đang trình bày ka hát start-up trước một người có tiền có quyền ..
rồi sau đó sẽ sao
rồi sau đó sẽ sao

Chưa nói đâu xa, ngay trong ngạch thiết kế xây dựng ... rất nhiều chủ đầu tư đã "cướp" trắng trợn rất nhiều công sức của các anh em KTS ... rùi sao ... chuyện các chủ đầu tư nhờ một thiết kế đám vẽ vời cho đã rùi, scan nguyên con dấu và chữ ký nộp xin giấy phép ... giấy phép chưa cấp đã thi công ầm ầm ... và thông báo cho đám thiết kế là hủy dự án.

Người ta nhắc đến MS, Apple, GG, FB.... thì thường chỉ nhắc đến những người sáng lập ra nó. Đồng ý mấy người đó giỏi thật nhưng phải đánh giá cao mấy người đầu tiên bỏ vốn ra để Bill, Steve, Larry, Mark... hiện thực hóa các ý tưởng cao hơn nhiều. Những người đó giỏi ở chỗ không có chuyên môn sâu về công nghệ nhưng đã nắm bắt được các ý tưởng đột phá để đồng ý bỏ một đống tiền theo kiểu "được ăn cả, ngã về không".

Nhưng chắc chắn những người bỏ vốn không thể ăn cướp được công sức của Bill, Steve, Larry, Mark ... vì các ý tưởng của Bill, Steve, Larry, Mark thuở ban đầu chỉ là các ý tưởng về các sản phẩm, dịch vụ độc đáo và khác biệt ... chứ chưa phải có gì ... để không thể bỏ tiền thuê người khác cướp được.
 
Phải thán phục trong hệ thống luật pháp Mỹ là khả năng bảo vệ những người chỉ có ý tưởng chứ không có tiền hay kinh nghiệm thương trường. Mỹ là nước trên thế giới có hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ ý tưởng và bảo hộ theo thời điểm nghĩ ra ý tưởng chứ không phải thời điểm nộp đơn. Các quỹ đầu tư không cướp được các ý tưởng của Bill, Larry, Mark... là vì nếu những người đó chứng minh được rằng những ý tưởng đó được mình nghĩ ra trước thì mấy quỹ đầu tư kia bị phạt chết thôi luôn. Mà bằng chứng về thời điểm nghĩ ra ý tưởng chỉ cần là những bản ghi chép sơ lược, mấy cái email hay thậm chí là những cuộc trao đổi qua điện thoại. Chính vì vậy anh em Mỹ (giống anh em châu Âu) rất cẩn thận lưu trữ hồ sơ làm việc của mình để sau này có thể chứng minh ai là người đưa ra ý tưởng trước. Tất nhiên, một điều kiện không thể thiếu là luôn có sẵn một đội luật sư hùng hậu đánh hơi được khả năng thắng cuộc của mình để sẵn sàng tư vấn miễn phí ban đầu để ăn chia phần đền bù về sau.

Nên chỉ có Mỹ mới có Microsoft, Apple, Google, Facebook ... Việt Nam chắc chết từ trứng nước.
 
tamxuanpham;n652 nói:
Phải thán phục trong hệ thống luật pháp Mỹ là khả năng bảo vệ những người chỉ có ý tưởng chứ không có tiền hay kinh nghiệm thương trường. Mỹ là nước trên thế giới có hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ ý tưởng và bảo hộ theo thời điểm nghĩ ra ý tưởng chứ không phải thời điểm nộp đơn. Các quỹ đầu tư không cướp được các ý tưởng của Bill, Larry, Mark... là vì nếu những người đó chứng minh được rằng những ý tưởng đó được mình nghĩ ra trước thì mấy quỹ đầu tư kia bị phạt chết thôi luôn. Mà bằng chứng về thời điểm nghĩ ra ý tưởng chỉ cần là những bản ghi chép sơ lược, mấy cái email hay thậm chí là những cuộc trao đổi qua điện thoại. Chính vì vậy anh em Mỹ (giống anh em châu Âu) rất cẩn thận lưu trữ hồ sơ làm việc của mình để sau này có thể chứng minh ai là người đưa ra ý tưởng trước. Tất nhiên, một điều kiện không thể thiếu là luôn có sẵn một đội luật sư hùng hậu đánh hơi được khả năng thắng cuộc của mình để sẵn sàng tư vấn miễn phí ban đầu để ăn chia phần đền bù về sau.

Nên chỉ có Mỹ mới có Microsoft, Apple, Google, Facebook ... Việt Nam chắc chết từ trứng nước.

phải có người đưa tiền thì các start up mới hiện thực hóa được ý tưởng
Idea is cheap, execution matters
cứ thử chơi start up vài tháng xem
giống như chính ngay đám web congdongxaydung này .... toi nhiều nhiều nhiều rồi mà chưa đâu vào đâu .... mấy cái theme mấy cái plugin có bao nhiêu tiền ... tốn tiền luôn là execution.

Với IT thì idea copy cái rột, quan trọng là execution
 
thuvienxaydung;n653 nói:
phải có người đưa tiền thì các start up mới hiện thực hóa được ý tưởng
Idea is cheap, execution matters
cứ thử chơi start up vài tháng xem
giống như chính ngay đám web congdongxaydung này .... toi nhiều nhiều nhiều rồi mà chưa đâu vào đâu .... mấy cái theme mấy cái plugin có bao nhiêu tiền ... tốn tiền luôn là execution.

Với IT thì idea copy cái rột, quan trọng là execution
Tùy bác
Ý tưởng của Google đến nay chưa ai copy được
 
Tư bản phát triển nhờ tôn trọng tư hữu- động lực để mọi người hăng say sáng tạo.
Chẳng hạn Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông sáng tạo trong 60 ngày trị giá 3 triệu USD.
Mỗi ngày Google và Táo đút vào túi Đông 50.000 USD (1 tỷ Đồng VN)
Nguyễn Hà Đông mới tậu biệt thự cho cha mẹ

Có một chuyện buồn cười là người sáng lập ra Whats App từng nạp đơn xin việc ở Facebook và bị loại!
Giờ Facebook phải sửa chữa sai lầm bằng 22 tỷ đô la!

Nhưng dân IT vẫn nói Whats App bán hớ, vì nếu phát triển độc lập thì giá trị của Whats App còn lớn hơn Facebook và thậm chí mua cả ... Facebook!
 
Thôi quay về lĩnh vực xây dựng đi
Mấy cty IT này khó nói lắm, sai lầm định hướng một cái là đi luôn. Phía sau một công ty thành công là hàng trăm công ty chết mất xác. Khi Yahoo nổi đình nổi đám thì GG hay FB còn sơ khai, bây giờ thì ... Nói Whats App bán hớ vì có thể phát triển hơn FB giống như nói VN nếu đi đúng hướng thì bọn Sing, Indo, Thái, Mã không có cửa so sánh.
 
Lại vực lên tinh thần khởi nghiệp đầy mộng mị cho đám trẻ con, gần như các quỹ ít tài trợ ý tưởng lắm.

Phần nhiều là họ tài trợ ý tưởng đã triển khai thành công, nhưng cần thêm vốn để phát triển nhanh hơn, to hơn.

Nghĩa là các start up muốn tìm đường cứu mạng ở Singapore thì chắc cũng tốn vài tỷ VNĐ.

Giai đoạn ý tưởng - seed investment - rủi ro rất cao nên thường cần tìm angel investors, ít có quỹ nào bỏ tiền giai đoạn này.

Nói thật là bây giờ idea nhiều như nấm sau mưa, nhưng đến 99% là idea vứt đi. Idea chưa là cái gì cả. Profit making idea mới hiếm, và đây là công việc của mấy thằng đầu tư rủi ro thiện chiến, thứ thiệt chứ éo phải cái thằng khỉ đột gì ở VN IDG gì gì đó. Vấn đề là làm sao biết được cái nào là profit making idea ... kkk

Các quỹ cũng nhiều như idea , nhưng có tiền chưa đủ để làm quỹ. Cần nhiều yếu tố nữa để hỗ trợ doanh nghiệp start-up: quan trọng nhất là mentor, rồi đến infrastructure, rồi đến data intergration, customers intergration ... để giúp start-up phát triển được.

Một số quỹ bây giờ đang chuyển dần từ investment funding sang mô hình mới là Start-up Accelerators. Người ta sẽ xếp hàng để cống hiến ý tưởng cho những người có khả năng giúp start-up thành công, tức là các Start-up Accelerators, trong đó có các mentor tài năng đã từng điều hành start-up thành công, và có proven track records trong sự nghiệp hỗ trợ thành công một số start-up khác.
 
Qua những chia sẻ của các bác và quan sát thì điều quan tâm trong quá trình khởi động là làm thế nào để những người nhận đầu tư vốn ở thế yếu có thể bảo vệ được mình.
 
Doanh nghiệp start-up sẽ bị thâu tóm nếu trong quá trình hoạt động, có những thời điểm start-up bị yếu về dòng tiền (cash flow). Thời điểm này rất dễ bị tổn thương. Lúc này hoặc bị ép bán rẻ hoặc bị thua lỗ/phá sản.

Để tránh điều đó xảy ra, cần có kiến thức, kinh nghiệm, kỷ luật (discipline) đích thực về business planning, cash flow management ... các start-up khởi nghiệp lại rất ít start-up mạnh về món này.

Riêng đối với tech start-up ở VN, vấn đề thấy ở phần lớn các người trẻ hiện nay là họ có ý tưởng lạ, sản phẩm prototype khá, nhưng biết rất mơ hồ về việc họ sẽ bán sản phẩm đó như thế nào, với giá bao nhiêu, bán cho ai, lấy doanh thu cho hoạt động doanh nghiệp từ nguồn nào ... dẫn đến planning sai cả định hướng khách hàng, doanh thu, chi phí ... và rất khó tìm được tiếng nói chung khi bàn chuyện hợp tác với bọn quỹ/angel investors.

Ví dụ từ nhân vật Hà Đông bắt đầu phong trào "startup". Có bạn trẻ ngành IT, lương khá. Bỗng dưng bỏ việc, lập nhóm viết nên một game điện thoại "chưa từng có". Sắp triệu phú đô la rồi, khoe là có người trả mấy tỷ dù game chưa mở beta
clear.png
. Người cứ như mộng du, giống hệt bọn đa cấp. Cuối cùng game được phát hành, giống mấy webgame tàu, mà thấy thua xa game tàu. Chả thấy tăm hơi đâu cả.

Trong ngành tech start-up thì các bạn mộng du dạng này đông hơn các ngành khác nhiều. Mấy thứ liên quan đến kỹ thuật, sáng tạo này rất dễ tạo nên ảo tưởng rằng cái mình làm là duy nhất, cả thế giới chưa ai nghĩ ra cả. Nếu chịu khó tìm hiểu kỹ hơn về những thứ người khác đã làm thì sẽ bớt mộng du

Có thể nói rằng để thành công bên cạnh kiến thức chuyên môn, mấy anh khởi nghiệp sẽ luôn cần có kiến thức về kinh doanh.
Một ít kiến thức kinh doanh cũng không đủ, vậy nên mới cần mentor.
 
Ý tưởng thì vòng vòng cũng copy từ người này sang người kia trong bối cảnh các start ups ra rả trên mạng. Đa phần mấy ông thành công toàn là mấy ông im re và tự làm . Về VN thì thấy các công ty đầu tư khi sản phẩm gần như đã ra hàng xong hết rồi chứ mang ý tưởng và trình bày mấy trang giấy thì nó cười rồi đuổi về luôn.
 
Nói cho vuông, startup khởi nghiệp là dành cho dân có tiền, không dành cho dân ít tiền

Từ căn phòng 20m2 đến startup lớn nhất Ðông Nam Á - www.tienphong.vn/gioi-tre/tu-can-phong-20m2-den-startup-lon-nhat-ðong-nam-a-1110702.tpo

Thành công ấy là kết quả hành trình khởi nghiệp của bốn người mang khát vọng đưa công nghệ giúp đỡ người nghèo. Các anh chị thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến năm 2007 với 4 sáng lập viên, đều là những người được đào tạo bài bản và từng du học nước ngoài. Sáng lập viên đầu tiên là nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Hiền. Anh Nguyễn Bá Diệp, nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty từng du học tại Úc, bỏ công việc “ngon ăn” ở VNPT để tìm một cơ hội mới. Anh Phạm Thành Ðức - một lãnh đạo cao cấp của FPT từ bỏ “chăn ấm nệm êm” để làm startup và anh Nguyễn Mạnh Tường, tốt nghiệp Ðại học Chicago của Mỹ, từng làm tại Tập đoàn Cisco Systems nhưng luôn khao khát về Việt Nam cống hiến. Bốn người bắt đầu công việc từ một căn phòng đi thuê chỉ vỏn vẹn 20m2 và 3 máy tính.

cái momo này là sân sau của mấy đại ca chứ startup cái gì.

PR dữ quá! Thường thường công ty nào PR liên tục kiểu này có lẽ là đang kiếm fund tiếp
clear.png


Thấy cách họ "tiêu tiền" qua marketing mà thấy xót. Tiền nhiều, tiêu nhanh...

Hồi xưa có biết vài người làm bên M_Service lúc họ còn làm trùm mảng topup. Sau này mấy anh này nghỉ hết vì team lãnh đạo mới từ FPT qua, nghe nói có phong cách quản lý mà họ không hợp v.v...

Có 1 số cty công nghệ khác ở VN cũng nhận đc đầu tư khá nhiều tiền nhưng không công bố hay quảng bá rầm rộ kiểu này.

Làm ecommerce hay payment ở VN thì chắc còn vất vả dài dài ...

có người quen cũng xung lắm bỏ việc lương cả 3k khởi nghiệp. sau 1,5 năm giờ đang quay về làm cu li mà lương còn có 0,5k
 
Ở nước ngoài người ta khuyến khích tinh thần entrepreneurship, ý chính là tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới cho xã hội, “tinh thần làm chủ" với những người entrepreneur “làm chủ”. Làm chủ ở đây,không gói gọn trong việc tạo dựng một doanh nghiệp riêng, xây dựng một đế chế để thay đổi thế giới; việc làm chủ còn có thể hiểu theo nghĩa chủ động làm chủ được cuộc đời mình, cuộc sống và môi trường xung quanh. “Khởi nghiệp” chỉ là một phần của entrepreneurship.

Để có entrepreneurship thì cần entrepreneur, là những người chủ động giải quyết vấn đề hay nhức nhối (frustration) của bản thân họ trước. Sau khi tìm được giải pháp cho mình, họ - những con người làm chủ này - sẽ chia sẻ giải pháp này cho những người khác,và từ đó,giải quyết được một vấn đề lớn trong xã hội. Vậy nên,entrepreneur, trước tiên là những người chủ động, làm chủ được vấn đề của mình.

Dường như khái niệm entrepreneurship và entrepreneur đã và đang được đánh giá quá cao (over-rated)và mĩ miều hơn mức cần thiết. Cũng chính vì được sử dụng một cách quá mức cần thiết, nhiều người đã xem đó như một phong trào để thể hiện mình, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng entrepreneurship làm lí do để giải thích cho sự thất bại của mình, hay việc từ bỏ trách nhiệm với trường lớp/công việc/gia đình,v.v...

Ông chủ công ty xây dựng, một là ổng là kỹ sư xây dựng, đi làm, rồi lên chức vụ quản lý, ra lập công ty rồi ăn nên làm ra. Anh kiến trúc sư, chán làm thuê ra mở công ty thiết kế. Anh làm bánh chẳng cần học trường lớp gì cũng có thể thành công do những sáng tạo bí truyền. Anh buôn hoá chất bắt đầu là một anh bán hàng hoá chất, thấy ngon ra lập công ty. Anh bán tole thấy lời nhiều mở cty cán tole. Chị thợ may đắt khách, mở công ty ra may đồ thiết kế. Anh nhân viên xnk, làm thủ tục hải quan riết quen tách ra lập cty khai thuế xnk. Anh thi công vách ngăn tia X bệnh viện, thấy nhập tấm chắn tia X mắc, mày mò sang nước ngoài lén copy về Việt Nam tự sx và thi công, lợi nhuận không ngành nào bì kịp.... đa phần người thành công phải có một quá trình đi làm thuê để có kinh nghiệm, hoặc là những người là chủ nho nhỏ nhưng có bí quyết, khéo tay...thì người ta thành công nhờ một quá trình phấn đấu và thử thách miệt mài.....
 
Toàn hệ thống The KAfe đã đóng cửa sau khi Đào Chi Anh dứt áo ra đi: Cái kết buồn của một start-up triệu đô

1924-dao-chi-anh-1492591114504-crop-1492591137786.jpg

Thành lập từ năm 2013, The KAfe của nhà sáng lập Đào Chi Anh là startup có mô hình khá mới lạ: Nhà hàng kết hợp ẩm thực Âu-Á, có lối thiết kế sang trọng, đẹp mắt.
Tưởng như việc gọi vốn thành công 5,5 triệu USD sẽ mở ra chân trời mới cho The KAfe. Thế nhưng, chỉ sau ba năm hoạt động, và hơn một năm nhận vốn "khủng", Đào Chi Anh đã phải nói lời chào tạm biệt với đứa con tinh thần do mình sáng lập.

Cái chết của The KAfe theo một số nhà đầu tư như sau:
- Người khai sinh dự án này thực sự chỉ ăn may, cầm tiền của quỹ xong không đáp ứng được nhu cầu phát triển của quỹ. Thấy tiền là ham, cầm bừa, làm đại, đồng ý mọi phương án bên quỹ đua ra mà chưa đủ khả năng làm, khả năng quản lý rồi lại.... Ảo tưởng sức mạnh. Tiền của quỹ đầu tư, cầm phải sinh lời, phải cam kết phát triển như đã định hướng ban đầu, chứ có phải tiền của ba của má đau mà cầm rồi thích làm gì thì làm theo ý mình. Thị trường thì không biết, không nắm, làm bừa, chết là phải.

- Quỹ đầu tư của mấy anh mê gái mới nhảy vô trường hợp nên ôm đầu máu. Khi gọi vốn là có đọc kỹ phương án kinh doanh đâu nên cứ dựa trên phương án người khai sinh chém để góp vốn. Người khai sinh nghỉ 1 năm sau khi quỹ vào, do không thực hiện được phương án đã thống nhất với quỹ.

- Đội triển khai dự án nóng máy, muốn làm nhanh, nên toàn đi thuê nhà toàn deal theo cách hất cẳng chủ cũ, nên giá thuê trên trời ... nhưng bình mới nhưng rượu không hấp dẫn. Lượng khách không đồng đều giữa các nhà hàng trong chuỗi cũng như sự vắng vẻ tại những nhà hàng mới mở tại TP.HCM đẩy The KAfe đến nguy cơ thiếu hụt dòng tiền.​

Trong lúc đó thì The Coffee House mấy tháng nay mở mới mở thêm hơi nhiều. ... còn Urban Station hấp hối. Hiện nay The Coffee House phục vụ rất chuyên nghiệp và lịch sự nhất trong tất cả các loại cafe ở Sài Gòn, cafe ngon và đặc trưng. The Coffee House mở rộng như đang muốn soán ngôi của Highlands.

Khi chuỗi cửa hàng cà phê dành cho giới trẻ Urban Station mở chi nhánh thứ 28 cũng là lúc Nguyễn Hải Ninh từ bỏ vai trò đồng sáng lập để theo đuổi giấc mơ riêng. The Coffee House là dự án thứ hai của anh trong lĩnh vực cà phê, nhưng tập trung vào phân khúc khách hàng hoàn toàn khác biệt và đậm đặc chất “Hải Ninh”.

Vậy bản chất start-up là gọi vốn, gọi-xài, gọi-xài, chú yếu là hình ảnh .... mục tiêu là bán và lượn! Với start-up, giá trị doanh nghiệp ko nằm ở doanh thu hay lợi nhuận, miễn là cái mác bề ngoài còn hấp dẫn, thì tiền còn chảy vào.

Urban Station (U) anh Ninh đã bán khi nó đang hot... Và số tiền đó anh chủ đổ vào The Coffee House (TCH) và vẫn bài cũ tương lai nó sẽ được bán trong 1,2 năm nữa. Người bước vào nếu mạnh về tiền và tài sẽ đưa TCH sang 1 bước ngoặc mới, ngược lại thì nhìn U là hiểu. Vòng đời của mấy sản phẩm này không lâu, phải thay đổi liên tục.

Cứ nhìn Golden Gate thì thấy họ sử dụng thương hiệu theo vòng đời, họ rút khi còn trên đỉnh Parabol là họ chấp nhận bỏ luôn thương hiệu khi nó hết. Như Ashima, Kichi Kichi, Ba Con Cừu,.... chỉ còn hoạt động những điểm có lãi mà thôi, khi hết lãi họ cũng cắt. Passio, Tiên Hưởng, Hoa Hướng Dương, .... vòng đời đã hết.

Mở nhiều kiểu TCH là bài quá rõ .... HighLand tiền đâu có thiếu, tại sao họ ko mở hàng loại như TCH... vì họ làm để có lãi thật và họ tính đường dài hơi với thương hiệu Highland. Còn TCH, lợi nhuận không quan trọng bằng dòng tiền kiếm được từ hoạt động kinh doanh chính.

Cuối cùng vụ mấy cái quỹ, Kafe có rót vốn từ Hồng Kông và Món Huế cũng thế... giờ nhìn món Huế là tự hiểu rồi, mở hàng loạt cách đây 2,3 đó và giờ thì còn lại gì? Thực tế thì các quỹ nước ngoài khi rót tiền vào cho các start-up chắc chắn không kỳ vọng mình đang và sẽ làm ăn với một doanh nghiệp nhỏ xinh. Áp lực về việc mở rộng quy mô, doanh thu… luôn đè nặng lên vai người gọi vốn. Trong quá trình khởi nghiệp, nhiều người vẫn ham tiền của nhà đầu tư, và bước chân vào một cuộc đua không khác gì đua xe công thức 1. Trong cuộc đua đó, nếu không đạt được các chỉ số như cam kết thì sẽ không được giải ngân tiếp, đối diện với nguy cơ mất kiểm soát đối với doanh nghiệp mình dày công gầy dựng.
 
Đợi người ta thất bại rồi mới rút tỉa chém gió thì không quá khó kiểu như thế này

6 sai lầm startup cần rút ra từ bài học thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh

1. Lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp

Có những nhà đầu tư gọi là Nhà đầu tư cá mập, chỉ có mục tiêu thâu tóm chứ không có mục tiêu đồng hành. Họ đến để tiếm quyền và với mục tiêu kiếm lời ngắn hạn từ việc kiểm soát công ty và bán công ty chứ không hướng tới dài hạn.

Nhiều nhà đầu tư tài chính nhắm đến mục tiêu này. Vì thế, thứ tự ưu tiên lựa chọn nhà đầu nên là Đối tác cùng ngành => Quỹ đầu tư cùng ngành => Quỹ đầu tư tài chính.

Trong các thương vụ tư vấn của mình, tôi biết có những doanh nghiệp Việt nhận đầu tư với số tiền lên đến đơn vị 2 con số triệu đô, nhưng đồng thời cũng nhận về sản phẩm mới từ đối tác, công nghệ mới từ đối tác, hỗ trợ quản trị, chuyên gia từ đối tác để phát triển thị trường Việt Nam. Đó sẽ là mục tiêu hướng tới.

Trong khi đó, bản chất của quỹ đầu tư tài chính là họ sẽ có thời hạn đầu tư và áp lực thoái vốn từ chính cổ đông của quỹ, nên họ đến với bạn ngắn hạn hơn nhiều.

2. Không cẩn trọng trong đàm phán điều khoản nhận đầu tư

Đây chính là điểm mấu chốt trong thương vụ thất bại của The KAfe. Nhận tiền đầu tư sẽ kèm theo hàng loạt các điều kiện của nhà đầu tư, nhất là họ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm soát hoàn toàn về tài chính. Trong khi đó, các founders lại thường không giỏi về vấn đề này.

Nhà đầu tư sẽ áp đặt các chỉ tiêu mang tính thâu tóm, và nếu founders không đạt được chỉ tiêu, thì họ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và thâu tóm công ty. Các start-up thường không xây dựng cho mình chiến lược tài chính chủ động ngay từ đầu, nên khi khát tiền, họ sẽ chấp nhận một cách mù quáng mọi yêu cầu của nhà đầu tư.

Ngoài ra, họ cũng sẽ thường quên đàm phán một gói Incentive (lợi tức, gồm cả lương và thưởng) cho các founders. Gói Incentive là bình thường trong mọi thương vụ, nhưng các nhà đầu tư thường hay lờ đi, còn start-up thì không biết mà đàm phán.

3. Không xây dựng cơ chế quản trị công ty quy chuẩn

Không nhiều start-up hiểu thế nào là quản trị công ty. Cơ chế quản trị công ty không ổn sẽ gây ra mâu thuẫn giữa người điều hành với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tài chính thuần túy.

Khi xảy ra mẫu thuẫn, các cơ chế không rõ ràng đã khiến mâu thuẫn trầm trọng hơn. Và như trường hợp The KAfe, người sáng lập Đào Chi Anh đã phải rời khỏi công ty chỉ trong thời gian ngắn ngay sau khi nhận vốn, khiến công ty sụp đổ.

4. Không xây dựng được kế hoạch kinh doanh khả thi sau gọi vốn

Kế hoạch kinh doanh nửa vời là vấn đề. Khi chỉ có một mình làm chủ, bạn có thể làm bất kỳ thứ gì bạn muốn. Nhưng khi có nhiều hơn các "ông chủ" bạn cần phải đảm bảo lợi ích của tất cả.

Khi đó, một kế hoạch kinh doanh chi tiết và khả thi và từ đó các bên bám vào đó mà thực hiện sẽ giúp đáp ứng được lợi ích, hoặc ít nhất lấy đó làm căn cứ "đồng cam cộng khổ". Ngược lại, thì mâu thuẫn sẽ ra tăng. Nhất là founder nào có tư tưởng "tự dưng có tiền" mà giảm nhiệt huyết công việc. Nhà đầu tư cảm thấy lợi ích của họ bị ảnh hưởng, và họ sẽ hành động. Lúc này cơ chế quản trị không tốt sẽ dẫn tới ngõ cụt cho các bên.

5. Thiếu khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh

Nhiều founders sau khi nhận vốn thì hơi vĩ cuồng về khả năng của mình. Họ luyên thuyên về nào là thương hiệu, nào là ý tưởng lớn mà quên mất một điều rằng thương hiệu hay ý tưởng lớn thành công thì đều từ vận hành tốt hàng ngày mà ra. Công ty phải được thiết kế và vận hành tinh gọn. Nếu không thì quy mô bắt đầu lớn do "vừa nhận được tiền", mọi thứ tự dưng trở lên hỗn loạn, chi phí phát sinh khổng lồ, hiệu quả ngày càng giảm.

Làm thương hiệu chẳng qua là làm vận hành thật tốt, từ đó thương hiệu sẽ đến. Còn cứ trên mây trên gió thì thất bại sẽ đến.

6. Không quản lý tài chính và dòng tiền tốt

Ngày xưa, thời còn làm một mình hoặc hai ba mình, tiền bao nhiêu thì cứ chui vào tài khoản rồi lấy ra chi tiêu, đầu tư và chia nhau. Giờ đây, mọi thứ cần phải chuẩn chỉnh, thế là các founders không biết xoay sở thế nào.

Bên cạnh đó, lại còn vấn đề về thuế: Trước đây bán F&B, toàn khách lẻ nên khai thuế thấp. Giờ đây, phải khai đủ doanh thu, chi phí thuế tăng vọt lên. Founders thấy thu được bao nhiêu thì chi hết bấy nhiêu, chưa thấy lợi ích đâu, chỉ thấy quy mô to thì việc nhiều và hiệu quả thấp. Dòng tiền tự dưng chạy hỗn loạn, không biết đằng nào mà lần.

Không những vậy, có founders thậm chí không đọc được báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động. Sau khi quy mô to, thiếu tiền do hiệu quả xuống thấp, founders lại tính đến chuyện gọi vốn lần tiếp theo. Lúc này, lợi ích của nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới xảy ra mâu thuẫn. Vì thế, startup cần một chiến lược tài chính tốt và thực thi chiến lược tài chính một cách hiệu quả.

Với dự án khởi nghiệp, có 2 con đường Build to Sell hoặc Build To Last. Khi các quỹ khởi nghiệp đến giao hợp là biết họ muốn làm gì, một khi đã thò tay ra cầm tiền quỹ thì coi gần như hết quyết định được số phận mình rồi. Tiền quỹ nó đổ vào để chiếm thị phần (market share). Đối với nghiệp mở quán ăn uống thì để nhanh có thị phần thì phải mở quán, mở quán, mở quán .... vấn đề quỹ họ có bơm tiếp cho hay không là ngừng khi chưa đâu vào đâu. Nói chung là mô hình Build To Sell như Lazada, Zalora, vài brand của Seedcom (The Coffee House, Concung, Juno ...) đang mệt mỏi hết.

Highlands phát triển vũ bão nhờ Trung Nguyên chếch choáng men bởi anh Vũ lên núi tu rồi qua Pháp uống cafe chê bọn Starbucks ... bằng cách đẩy giá thuê mặt bằng lên cao chót vót để đẩy người thuê cũ đi với giá thuê mới cao hơn nhiều giá thuê cũ để nhanh chóng mở quán (chiếm thị phần). Cùng chiêu thức, giờ đến lượt đến lượt mình thì Highlands cũng bị đẩy ra ở một số nơi rồi. Trước đây, Highlands tự định vị hơi cao nhưng sau này Highlands đành phải định vị hạ thấp xuống thể hiện qua việc bán bánh mì thịt 19k, khuyến mãi giảm giá thức uống.

Việc mở rộng thị phần bằng cuộc chiến mặt bằng là chiêu thức đã được xài đến mức nhàm chán, nhưng vẫn đang được tiếp tục áp dụng .... nó cũng khốc liệt như cuộc chiến về giá bên thương mại điện tử .... thay vì tập trung cung cấp các giá trị vượt trội. Công thức của cuộc chiến này hết sức đơn giản. Bên nào giàu hơn, trường vốn hơn, chi phí đầu vào thấp hơn sẽ chịu lỗ đủ lâu để lôi kéo khách hàng về phía mình và chờ đối thủ kiệt sức mà chết sẽ trở thành người chiến thắng.
 
lãnh vực F&B thì cạnh tranh dữ lắm, lại theo kiểu sớm nở tối tàn, thời gian tồn tại có khi tính chỉ vài tháng, anh nào giỏi lắm thì vài năm thôi. Vì gu của thị trường thay đổi liên tục và sóng sau dồn sóng trước nhanh lắm.
 
Banh chành con mẹ nó rồi, Cơ hội cho thiên hạ vào phân tích

Start-up triệu đô The Kafe thất bại có lẽ có nhiều nguyên nhân hơn ngoài vấn đề thương hiệu. Tuy nhiên, nếu mổ xẻ dưới góc nhìn thương hiệu đây có lẽ là 4 sai lầm dẫn đến kết cục “đứt gánh” của The Kafe.

1. Thiếu concept “khác biệt”
Trước đây quán cà phê chuyên phục vụ đồ uống. Nhà hàng chuyên phục vụ đồ ăn. Nhưng hiện nay, nhà hàng có phục vụ cả đồ uống. Và ngược lại, các quán café phục vụ thêm đồ ăn như mô hình cà phê - cơm trưa văn phòng chẳng hạn… Mô hình kết hợp ăn & uống như The Kafe đã không còn mới nữa.

2. Định danh “ngành nghề” không rõ ràng
Một lần nữa nguyên lý không bao giờ cũ trong xây dựng thương hiệu: “The category first” luôn đúng. Nguyên lý này chỉ ra rằng hãy khoan nói về khác biệt nếu thương hiệu chưa trả lời được câu hỏi mình là ai và bán cái gì?
Nếu ai chưa từng đến hoặc chưa từng biết về The Kafe sẽ cho rằng họ chuyên về đồ uống bởi cái tên The Kafe khiến khách hàng liên tưởng đến “cà phê”.
Nhưng thực tế thì sao? The Kafe là ăn & uống. Dường như chính The Kafe cũng bối rối không rõ trọng tâm của họ là gì? Ăn hay Uống? Với The Kafe, dù là ăn hay uống họ đều làm chưa tới. Chính vì vậy nên báo chí cũng bối rối không biết gọi họ là chuỗi đồ uống (cà phê), chuỗi nhà hàng hay nhà hàng-cà phê?

3. Sản phẩm không “khác biệt” và thiếu sự “phù hợp”
Chất lượng đồ ăn uống không có gì đặc trưng nhưng “nổi bật” nhờ food stylish (trình bày món ăn). Món ăn ở The KAfe được trình bày đẹp, hấp dẫn, đầu bếp nước ngoài… Nhưng điều đáng tiếc là thiếu sự “phù hợp”.
Đồ ăn của The Kafe là đồ ăn vừa Á vừa Âu, nhắm vào ăn trưa là chủ yếu nhưng các món hầu như là món ăn chơi chơi như bánh ngọt, bánh mì, mì tươi, salad, pizza (trừ The Kafe Village thì có vẻ đồ ăn phong phú hơn và có thể ăn tối được)…. Với đồ ăn như thế này sẽ phù hợp với người nước ngoài hơn người Việt. Đơn giản bởi vì khách hàng người Việt chẳng thể ăn chơi chơi đồ Tây cả tuần. Nhưng cơm phở thì có thể ăn hàng ngày. Đó là lý do vì sao các mô hình café kết hợp cơm trưa văn phòng thì vẫn sống khỏe.
Thà rằng cứ làm cho tới, ăn ra ăn, uống ra uống như Cộng hay Coffee House. Hoặc nếu làm cả 2 thì cũng nên hướng tới phục vụ nhu cầu rất cụ thể: ăn trưa cho dân văn phòng, hay đồ ăn nhẹ cho bữa sáng?

4. Không gian thương hiệu
Không gian của The Kafe được đánh giá là thiết kế hiện đại, sang trọng và đẹp. Nhưng tiếc thay đây là điều mà rất nhiều thương hiệu café khác cũng làm, không riêng gì The Kafe. The Kafe không mới, không có một phong cách bài trí hoặc thiết kế riêng cho không gian để tạo sự khác biệt.
Khác với sự hiện đại và sang trọng đó của The Kafe và các thương hiệu khác trên cùng phân khúc. Thử ví dụ với chuỗi Cộng Cà Phê.
Chuỗi Cộng chọn cách lội ngược dòng lịch sử với concept rất riêng theo kiểu trở về lại với thời bao cấp xưa giữa những hối hả hiện đại.
Và thành công của Cộng đến từ việc khác biệt bằng concept “bao cấp”, được thể hiện rất “nổi bật” một cách nhất quán, xuyên suốt qua logo, màu xanh áo lính, những tờ menu giấy ngả vàng hoen ố, vật dụng trưng bày, không gian, website, … Điều đó làm cho Cộng không bị nhạt nhòa mà ngược lại rất nổi bật, rất riêng.
Khách hàng có thể nhận diện được The Kafe. Nhưng để cảm hay hiểu được The Kafe là gì và mô tả style của nó một cách ngắn gọn thì không. Nhưng với Cộng, khách hàng không chỉ nhận diện được mà họ sẽ nói ngay được Cộng là gì: Cộng là “hoài cổ” là “bao cấp”.
Với một thương hiệu café, thượng đế đến vì 1 trong 3 lý do: sản phẩm, vị trí và không gian. Điều dễ nhận thấy với các chuỗi café phân khúc trung cao trở lên là vị trí không còn khoảng cách khác biệt nữa, bởi vì thương hiệu nào cũng chọn cho mình những vị trí đẹp và trung tâm.
Các thương khác biệt chủ yếu bằng sản phẩm và không gian. Sản phẩm không khác biệt có thể được bù đắp bằng không gian và ngược lại.
Thương hiệu có cả 2, thương hiệu sẽ có tiềm năng trở thành thương hiệu dẫn đầu.
Với Cộng, sản phẩm không có gì khác biệt. Khách hàng không đến với Cộng vì sản phẩm. Nét “bao cấp” của Cộng Cà Phê làm khách hàng nhớ và đến vì không gian Cộng mang lại. Cộng khác biệt và nổi bật bằng không gian thương hiệu.
Với The Kafe, cả mô hình, sản phẩm và không gian đều không khác biệt, không nổi bật. Đây có lẽ là lý do mà The Kafe phải dừng lại giữa chừng khi còn chưa kịp trở thành Thánh Gióng.
Nếu tất cả các cô gái đều xiêm y lộng lẫy, để khác biệt bằng một bộ cánh đẹp hơn, lộng lẫy hơn quả là không dễ. Nhưng khác biệt đôi khi chỉ đơn giản là khoác lên người một dải yếm đào, chiếc khăn mỏ quạ và cái quần nái đen cũng đủ để làm vấn vương bao kẻ si tình, giống như cái cách mà Cộng Cà Phê đã làm.
Các thương hiệu hãy luôn nhớ điều này, khác biệt không nhất thiết phải tốt hơn, hay hơn hoặc giỏi hơn. Khác biệt chỉ đơn giản là “làm khác đi”.
 
Em thấy bài này hay, tha về đây cho cả nhà xem
cafef.vn/ong-chu-hang-tivi-viet-lam...mot-thi-truong-duy-nhat-20170509114538401.chn

Ông chủ hãng tivi Việt làm mưa làm gió thị trường nông thôn: Khi khởi nghiệp, hãy tập trung vào một sản phẩm, một thị trường duy nhất!

- Đâu là những nguyên nhân chính của vấn đề này và cách giải quyết của riêng anh là gì?

- Thứ nhất, các bạn đang cố gồng mình trở thành những Jack Ma, Bill Gates hay Mark Juckerberg… những vĩ nhân trong hàng tỷ người mới có một.

Đây là một sai lầm rất phổ biến của người khởi nghiệp. Sao chép các mô hình thành công không bao giờ dễ dàng, đặc biệt với những “quái kiệt” hàng đầu thế giới trong hàng tỷ người mới có một. Xác xuất để được như họ có thể nói còn khó hơn cả việc thắng xổ số.

Tôi nghĩ các bạn nên tỉnh táo, thay vì rập khuôn máy móc những mô thức thành công không phù hợp, hãy phát huy năng lực bản thân kết hợp với thế mạnh của địa phương để giải quyết những vấn đề, nhu cầu mà xã hội thực sự cần.

Thứ hai là việc hiểu sai vai trò của công nghệ. Chúng ta đang xem công nghệ như một thứ “lên đời” về trí tuệ, bước tiến mới của nhân loại mà bỏ qua nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng.

Mục đích số một của việc áp dụng công nghệ là phải giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sản xuất, quản lý và vận hành cho doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu suất, đồng thời đem lại sự tiện lợi cho người khách hàng.

Khi mới thành lập Asanzo, tôi dám đầu tư hơn 600 triệu, dù ban đầu chưa mạnh dạn lắm cho tổng đài bảo hành điện tử nhằm tiết kiệm chi phí in ấn cũng như giúp người mua không nơm nớp lo sợ phiếu bảo hành bị thất lạc.

Ngoài ra, chúng tôi cũng dễ dàng thông báo đến với khách hàng các thông tin về sản phẩm mới, chương trình khuyến mại thông qua dữ liệu họ đã cung cấp từ trước, rất tiện lợi, tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ 3, không phải lúc nào cũng nên “bỏ trứng vào nhiều rổ”. Khi khởi nghiệp, hãy tập trung vào một sản phẩm, một thị trường duy nhất.

Rất nhiều nhà sản xuất thường mắc phải sai lầm dàn trải thiếu tập trung. Họ sử dụng tư duy bỏ trứng vào nhiều rổ, đa dạng hóa mặt hàng, theo chân các thương hiệu mạnh, trải rộng phạm vi phân phối ra khắp nơi, thậm chí có doanh nghiệp đi cả 63 tỉnh thành để tạo độ phủ.

Điều này khiến mọi chi phí từ quản lý, tiếp thị, vận chuyển, chăm sóc đều tăng cao, nhưng hiệu quả rất thấp vì lượng hàng hóa bị chia nhỏ không đủ sức chiến thắng ở bất cứ thị trường nào, khả năng thu hồi vốn chậm, thất thoát cao.

Khi khởi nghiệp, tôi cũng từng vấp phải sai lầm này và nhanh chóng thay đổi. Từ vài chục đại lý nhỏ, tôi tập trung sản phẩm vào một đại lý lớn, chăm sóc và hỗ trợ tối đa để họ yên tâm phân phối sản phẩm của mình.

Chi phí quản lý thấp, bộ máy vận hành gọn nhẹ giúp tôi tối đa hóa hiệu suất kinh doanh. Từ đó tôi mới dần tự tin phát triển từng thị trường mới. Ban đầu chỉ là một của hàng duy nhất, đến nay các sản phẩm thương hiệu Asanzo đã có mặt ở hơn 6.000 địa điểm phân phối, cùng với đó là hơn 1.000 trạm bảo hành ở khắp cả nước.

Tất cả là nhờ chiếc lược “bó đũa”, chia nhỏ thị trường và tập trung chinh phục từng “chiếc đũa” một.

- Vậy mô hình “bó đũa” này có được anh áp dụng trong việc quản lý không?

- Việc xây dựng một bộ máy lớn tập trung, trong đó nhà lãnh đạo phải quản lý mọi khâu đã quá lỗi thời. Thay vào đó, tôi chia nhỏ doanh nghiệp ra thành từng cụm độc lập.

Tại mỗi cụm, tôi chỉ làm việc với những người đứng đầu ở các mảng sản xuất, quản trị và kinh doanh. Đây là phương pháp “chia để trị” của Asanzo.

Cụ thể, bộ máy quản lý của chúng tôi được phân cấp rõ ràng, mỗi người một việc. Lãnh đạo phòng ban này không được quyền ra lệnh, đánh giá hay kỷ luật nhân viên của phòng ban khác để loại bỏ hoàn toàn những mâu thuẫn và xung đột trong tổ chức.

Tôi cũng thường nói với vợ của mình, hiện cũng đang làm việc ở Asanzo: Ở công ty, em chỉ là nhân viên, hãy tôn trọng nguyên tắc đó.

Nhờ ổn định tổ chức, nhà lãnh đạo không phải tham gia nhiều vào công tác quản trị và có nhiều điều kiện để tư duy sáng tạo, mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh.

- Anh đã gặp phải những khó khăn nào khi lập nghiệp với hai bàn tay trắng và không được đào tạo bài bản về kinh doanh quản lý?

- Tôi luôn nghĩ nếu mình được học hành “tử tế” thì có lẽ thành công đã đến sớm hơn nhiều năm. Để có được chút thành quả hôm nay với Asanzo, tôi đã phải trả giá bằng những sai lầm. Mỗi lần vấp ngã là một bài học xương máu mà tôi không thể nào quên.

Đầu tiên là bài học về giá trị của uy tín trong kinh doanh. Những năm 2000, việc chuyển khoản phải nhờ vào những cá nhân riêng lẻ rất mạo hiểm. Và tôi đã trắng tay khi mất hết vốn liếng trong một lần vận chuyển như vậy.

Khi đó khách hàng đã giúp đỡ tôi hết mình bởi lẽ khi làm việc, tôi luôn thành thật và rõ ràng với khách hàng, đối tác. Họ chấp nhận cho tôi vay tiền để gây dựng lại, tiếp tục cung cấp sản phẩm cho họ.

Tôi học được rằng trong kinh doanh, uy tín còn lớn hơn cả tiền bạc. Khách hàng sẽ là những người bạn tốt nhất trong lúc doanh nghiệp khó khăn.

Một trong những vấn đề tiếp theo, đó là bài toán thương hiệu. Ban đầu tôi chưa có ý thức được tầm quan trọng của điều này. Không làm thương hiệu, sản phẩm của tôi nhanh chóng bị đào thải. Một lần nữa, tôi lại dùng thất bại để trả giá cho bài học của mình.

Tôi bắt đầu mày mò xây dựng thương hiệu từ phát tờ rơi, in quảng cáo đến trả lời phỏng vấn, làm phóng sự doanh nghiệp, quay phim chúc Tết khách hàng trên truyền hình… Mỗi lần như vậy, tôi lại đúc kết được nhiều điều và dần thu được những kết quả khả quan.

Hiện nay, bằng mọi giá doanh nghiệp phải làm thương hiệu. Và thương hiệu mạnh chỉ có thể đến từ nội lực bên trong của doanh nghiệp và sản phẩm.

Tại Asanzo, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu. Sản phẩm của chúng tôi sử dụng các linh kiện chung với những thương hiệu quốc tế như Samsung, LG, Toshiba và được lắp ráp trong quy trình tiêu chuẩn cao và kiểm tra đến từng sản phẩm. Nhờ vậy hàng điện máy của Asanzo có chất lượng tương đương với các thương hiệu quốc tế trên thị trường.

Đặc biệt, khi một vấn đề xảy ra, nhà sản xuất phải đứng ra nhận lỗi và là bên chịu thiệt hại về mình. Một sản phẩm bị lỗi đối với chúng tôi là chuyện rất nhỏ. Nhưng đối với khách hàng là cả một vấn đề lớn không chỉ về tiền bạc mà còn là niềm tin, sự tín nhiệm vào doanh nghiệp và sản phẩm.

- Là một nhà sản xuất sản phẩm điện tử nội địa, anh có cảm thấy nhỏ bé khi cạnh tranh với những ông lớn trên thị trường?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đang đối đầu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Thị trường rất rộng lớn, mỗi doanh nghiệp có thế mạnh riêng và nhóm khách hàng riêng của mình.

Các doanh nghiệp lớn thường tập trung vào các sản phẩm đa chức năng, hiện đại phục vụ khách hàng cao cấp trong khi Asanzo hướng tới người tiêu dùng phổ thông, người lao động và gia đình có thu nhập trung bình.

Để sản phẩm tiếp cận được nhóm khách hàng này, chúng tôi đã giảm giá thành bằng cách nhập khẩu linh kiện rồi sản xuất trong nước, tối giản các chức năng không cần thiết và tập trung vào độ bền, khả năng tiết kiệm điện năng của sản phẩm.

Chúng tôi không cạnh tranh mà lấp đầy những khe hẹp của thị trường, nơi các nhà sản xuất lớn không thế thu mình lại để đáp ứng khách hàng. Sản phẩm được mở rộng ra các phân khúc thấp hơn, ở những vùng xa hơn thay vì chỉ tập trung trong gia đình khá giả trong khu vực trung tâm.

- Có ý kiến cho rằng Asanzo đã “rút ruột” sản phẩm của mình để giảm giá, anh cảm thấy thế nào về nhận định này?

- Không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng, chúng tôi đã “tiết giảm” các tính năng sản phẩm của mình một cách có toan tính. Đây được xem là yếu tố cốt lõi giúp cho sản phẩm Asanzo trụ vững trên thị trường trong 3 năm qua.

Hiểu rõ khách hàng sẽ không sử dụng quá nhiều các chức năng phức tạp, chúng tôi mạnh dạn lược bỏ chúng ra khỏi sản phẩm. “Rút ruột” kiểu Asanzo không làm giảm chất lượng mà ngược lại giúp sản phẩm của chúng tôi bền bỉ, gọn nhẹ và ổn định hơn.

Xuất phát từ thực tế mà tôi áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Tôi hoàn toàn không biết rằng đây là mô thức sáng tạo Sabotage/Removal nổi tiếng do ông Yohan Dominitz, bậc thầy về quảng cáo và sáng tạo toàn cầu đúc kết trong lần chia sẻ khi về Việt Nam năm 2016. Tôi vốn không học từ những người nổi tiếng vậy mà cuối cùng lại đang áp dụng chính mô hình thành công của họ.

- Anh đã và đang rất thành công với mô hình này, vậy định hướng phát triển trong tương lai của Asanzo là gì thưa anh?

- Trong năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng tới nhóm khách hàng phổ thông bằng các dòng sản phẩm mới đa dạng hơn như Máy điều hòa, máy làm mát không khí, Máy lọc nước…

Đặc biệt trong tháng 6 tới đây, chúng tôi sẽ cho ra mắt dòng Smartphone giá rẻ phục vụ cho khách hàng có thu nhập thấp. Đây là chiến lược mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu, thể hiện sự phát triển về mặt công nghệ.

Chúng tôi muốn mang công nghệ tiên tiến của thế giới đến với mọi người Việt, đặc biệt ở những vùng nông thôn, giúp nâng cấp chất lượng sống của khách hàng và cổ vũ sự phát triển của đất nước.

Tại các nhà lắp ráp trước đây toàn chơi hàng Trung Quốc chất lượng kém, hàng OEM giá 1 đồng hay 10 đồng đều có cả ... anh này đánh vào phân khúc hẹp này. Khi anh này lớn mạnh vượt một con số đủ sức ép nhà sản xuất theo thiết kế của anh này luôn rồi. Riêng cái gọi là "thiết kế" này cũng cần chất xám và kinh nghiệm rồi, thừa nhận ảnh giỏi.

Trong bối cảnh đồ thương hiệu chất lượng cũng như hạch thì bước đi của anh này là hợp lý. Asanzo tuy là hàng Trung Quốc ráp ở Việt Nam dù chỉ là siết mấy con ốc vỏ, như kiểu máy tính DNA hồi xưa, đều có thể gọi là made in VN (from imported parts), nhưng giá chỉ bằng một nửa hay một phần ba hàng có thương hiệu lớn.

Giống như Latop, rất nhiều người đang sử dụng Laptop hàng hiệu đều không biết rằng hầu hết do mấy doanh nghiệp Đài Loan sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc lục địa rồi dán mác hãng lớn ... nhưng mấy ai biết toàn là máy tính Quanta, Wistrom, Compal, Inventec cả đấy. 94% số laptop trên thế giới là do các doanh nghiệp này sản xuất.
 

Thiếu sáng tạo, 90% công ty khởi nghiệp Ấn Độ chết yểu

Forbes dẫn kết quả một nghiên cứu mới đây cho biết nguyên nhân khiến 90% công ty khởi nghiệp Ấn Độ thất bại là thiếu sáng tạo, đổi mới trong công nghệ và mô hình kinh doanh.

Dù 4 năm qua, giá trị thị trường khởi nghiệp Ấn Độ tăng đáng kể, nhưng theo một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu giá trị kinh doanh IBM và tổ chức Oxford Economics, 90% công ty khởi nghiệp tại nước này không sống được quá 5 năm.

Cũng theo nghiên cứu trên, có tới 77% nhà đầu tư mạo hiểm được hỏi cho rằng công ty khởi nghiệp Ấn Độ chưa áp dụng nhiều công nghệ mới và thiếu mô hình kinh doanh sáng tạo.

Một số nguyên nhân khác là lực lượng lao động có kỹ năng còn yếu, thiếu vốn, chưa được tư vấn đầy đủ và văn hóa kinh doanh còn nhiều hạn chế, báo cáo trên cho hay.

Tại Ấn Độ, đa số công ty khởi nghiệp sao chép lại những ý tưởng thành công trên thế giới, điều chỉnh mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu trong nước. Đơn cử là ứng dụng gọi xe Ola học hỏi ý tưởng của Uber, Gaana sao chép Spotify, OYO Rooms có mô hình hoạt động giống Airbnb hay Flipkart giống Amazon.

Việt Nam mình e rằng có thoát vì bao nhiêu năm nay rồi, ngành giáo dục Việt Nam vẫn đang tiếp tục đào tạo những thế hệ copy siêu việt
 
Thị trường bây giờ ai cũng biết rằng:
1 . Khác biệt
2. Giá siêu rẻ
Nếu đạt 1 trong 2 sẽ thành công,
mình nói vậy chứ không làm được

Vì hiểu về kinh tế đã khó, hiểu về kinh doanh càng khó hơn

Có ai nhớ bộ lau nhà 360 độ. Hồi mới ra 800k tốn biết bao nhiêu tiền quảng cáo. Bán được vài tháng cả trăm thằng làm theo thậm chí làm chất lượng tốt hơn.
 
Sửa lần cuối:
Lại thêm một bài báo tào lao nữa

Khó xin giấy phép kinh doanh, start-up Việt 'bỏ chạy' sang Singapore
thegioitiepthi.vn "Vài ba tháng tới nếu không ra mắt được sản phẩm tại Việt Nam thì chúng tôi buộc phải đặt cơ sở tại Singapore để ra mắt vì sản phẩm làm xong lâu quá rồi."

...
Câu chuyện của YourTV không phải mới bởi từ năm 2015, 2016 đã rộ lên làn sóng start-up Việt sang Singapore, Thái Lan… khởi nghiệp. Đến thời điểm hiện tại chưa có con số cụ thể về số start-up Việt ra nước ngoài khởi nghiệp nhưng tính từ 2015 đến nay, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam sang Singapore và các nước trong khu vực theo tính toán của giới khởi nghiệp có thể là hàng trăm start-up.

Trong nhiều tọa đàm, hội thảo từ nhiều năm nay, nhiều start-up chia sẻ, lý do phải “xuất ngoại” vì lý do ở các nước, đặc biệt là Singapore việc đăng ký kinh doanh, các thủ tục giấy tờ rất nhanh gọn, mất rất ít thời gian, không phải chờ lâu và phức tạp như ở Việt Nam. Chính phủ Singapore có nhiều chính sách hỗ trợ, hay việc gọi vốn đầu tư cũng dễ dàng hơn rất nhiều…
http://www.thegioitiepthi.vn/p/kho-...art-up-viet-bo-chay-sang-singapore-20293.html

...
Mở công ty ở Singapore để lừa tình, làm thương hiệu và không biết có được tí thuế nào không thì nói ra cho nhanh. Mở công ty Singapore đâu có dễ hơn mở cty VN, tốn kém và mất thời gian hơn cả chục lần là ít. Riêng cái điều kiện phải có 1 director là thường trú nhân ở Singapore cũng đã vãi linh hồn rồi, chưa nói các việc mở tài khoản ngân hàng, các nghĩa vụ báo cáo báo chồn, kiểm toán, kế toán ...rách việc và tốn kém.
 
Đúng là tào lao thật, chi phí mở công ty không cần biết có làm gì hay không là mất 6.000USD/năm mà đòi rẻ hơn Việt Nam ... Thuế TNDN của Sing sau nhiều năm ở mức thấp thì hiện nay là 19%.
Rồi điều kiện mở tài khoản ngân hàng ... cứ tìm hiểu đi rồi khóc thét.
 
Nói về thủ tục mở Doanh Nghiệp, đặc biệt dành cho người bản địa, bao gồm từ A cho đến khi hoạt động được thì VN hiện cũng khá thoáng. Tất tần tật chỉ cỡ tuần là xong, chi phí chưa đến trăm đô.
 
Nói về thủ tục mở Doanh Nghiệp, đặc biệt dành cho người bản địa, bao gồm từ A cho đến khi hoạt động được thì VN hiện cũng khá thoáng. Tất tần tật chỉ cỡ tuần là xong, chi phí chưa đến trăm đô.
Thực ra so sánh phải tính dịch vụ cung cấp cho người bản xứ.
Nếu bản thân người Sing lập thì dễ và rẻ như ở Việt Nam anh ạ! Đắt là với người nước ngoài anh ạ!
 
Nói về thủ tục mở Doanh Nghiệp, đặc biệt dành cho người bản địa, bao gồm từ A cho đến khi hoạt động được thì VN hiện cũng khá thoáng. Tất tần tật chỉ cỡ tuần là xong, chi phí chưa đến trăm đô.
Singapore có cho phép đầu tư mà không cần người bản địa. Nhưng thủ tục đơn giản lắm, bảo đơn giản lắm anh về chỉ cần xìa ra cái giấy của chính phủ anh cho phép đầu tư ra nước ngoài, cho coi tài khoản của anh tại ngân hàng Quốc Tế ở bên anh rồi Singapore sẽ cấp cho cái công ty FDI
nghe đến đó hỏi luôn thôi các ông cho tôi cái ID của bất kỳ người bản xứ nào
 
Nói về thủ tục mở Doanh Nghiệp, đặc biệt dành cho người bản địa, bao gồm từ A cho đến khi hoạt động được thì VN hiện cũng khá thoáng. Tất tần tật chỉ cỡ tuần là xong, chi phí chưa đến trăm đô.
Những nghành phổ biến thôi
Bạn mình đang làm cái giấy mua bán xuất nhập nông sản đang bị hành lên bờ xuống ruộng đây, nó bảo mở ở Singapore dễ quá mà qua đây xin cái giấy phép này sao mình hành nó quá.
Nói chung là ở Việt Nam khi cần giấy phép đặc thù hay có điều kiện thì mới bắt đầu vặt lông mấy con gà.
 
Những nghành phổ biến thôi

Bạn mình đang làm cái giấy mua bán xuất nhập nông sản đang bị hành lên bờ xuống ruộng đây, nó bảo mở ở Singapore dễ quá mà qua đây xin cái giấy phép này sao mình hành nó quá.

Nói chung là ở Việt Nam khi cần giấy phép đặc thù hay có điều kiện thì mới bắt đầu vặt lông mấy con gà.

Bạn anh là nước ngoài? Khó vì suy cho cũng là cũng phải bảo vệ doanh nhân trong nước, chứ dễ với những ngành nhạy cảm thì dân Việt cạp đất mà ăn à. Cái đó khó bản chất không phải thủ tục... Còn thằng Sing, HK như cái chợ chứ có gì khác nên nó đâu cần bảo hộ doanh nghiêp nhà nó đâu.
 
Bạn anh là nước ngoài? Khó vì suy cho cũng là cũng phải bảo vệ doanh nhân trong nước, chứ dễ với những ngành nhạy cảm thì dân Việt cạp đất mà ăn à. Cái đó khó bản chất không phải thủ tục... Còn thằng Sing, HK như cái chợ chứ có gì khác nên nó đâu cần bảo hộ doanh nghiêp nhà nó đâu.
Anh mở công ty nhưng không hoạt động ở nội địa thì nó dễ chứ anh thử tham gia thị trường của nó xem có căng không!

Chưa nói công ty lập ở Sing, không hoạt động trong lãnh thổ Sing, bên dịch vụ báo giá: Lập năm đầu 5000usd, các năm tiếp theo 3000usd.

Những ai được báo giá rẻ là do nó báo kiểu cò nhà! Sau đó nó sẽ gửi thêm một đống chi phí khác nữa như: thuê giám đốc, thuê trụ sở, dịch vụ bưu chính, lễ tân làm bản sao hồ sơ để mở tài khoản v.v....
 
Anh mở công ty nhưng không hoạt động ở nội địa thì nó dễ chứ anh thử tham gia thị trường của nó xem có căng không!

Chưa nói công ty lập ở Sing, không hoạt động trong lãnh thổ Sing, bên dịch vụ báo giá: Lập năm đầu 5000usd, các năm tiếp theo 3000usd.

Những ai được báo giá rẻ là do nó báo kiểu cò nhà! Sau đó nó sẽ gửi thêm một đống chi phí khác nữa như: thuê giám đốc, thuê trụ sở, dịch vụ bưu chính, lễ tân làm bản sao hồ sơ để mở tài khoản v.v....
Dịch vụ mới báo giá:
++ Công ty lập ở Sing, không hoạt động trong lãnh thổ Sing (không chịu bất cứ loại thuế phí nào), bên Lập năm đầu 5000usd, các năm tiếp theo 3000usd. (bao gồm tất tần tật, thuê GĐ, thư ký, báo cáo kế toán...), không biết thực tế có thêm nữa không?
++ Lập cty Seychelles là usd 1300 duy tri hàng nam usd 800, Phí hợp thức hóa lãnh sự hồ sơ Legalization (Vietnam Embassy ) UK Standard là usd 900.
Anh có biết có thể mở TK usd non residence account cho mấy Cty kiểu Seychelles, BVI ở đâu ngon bổ rẻ không vậy.
 
Dịch vụ mới báo giá:
++ Công ty lập ở Sing, không hoạt động trong lãnh thổ Sing (không chịu bất cứ loại thuế phí nào), bên Lập năm đầu 5000usd, các năm tiếp theo 3000usd. (bao gồm tất tần tật, thuê GĐ, thư ký, báo cáo kế toán...), không biết thực tế có thêm nữa không?
++ Lập cty Seychelles là usd 1300 duy tri hàng nam usd 800, Phí hợp thức hóa lãnh sự hồ sơ Legalization (Vietnam Embassy ) UK Standard là usd 900.
Anh có biết có thể mở TK usd non residence account cho mấy Cty kiểu Seychelles, BVI ở đâu ngon bổ rẻ không vậy.
Không có khái niệm rẻ trong vụ này anh nhé! Và không một chú tư vấn nào dám đảm bảo 100% cho vụ này trừ phi anh có thể chứng minh turnover ít nhất 5 triệu USD/năm.
 
Tại sao nhiều người nghĩ công ty offshore cứ phải trốn thuế nhỉ? Tại sao không học chiêu của Vova nặn ra một startup tại xứ bò tót design cái điện thoại Tàu ?
Giờ ví dụ nặn ra một công ty nội thất tại Singapore, nhưng ruột toàn Việt thuần hoạt động tại Việt Nam thì sao nhỉ?
 
Tại sao nhiều người nghĩ công ty offshore cứ phải trốn thuế nhỉ? Tại sao không học chiêu của Vova nặn ra một startup tại xứ bò tót design cái điện thoại Tàu ?
Giờ ví dụ nặn ra một công ty nội thất tại Singapore, nhưng ruột toàn Việt thuần hoạt động tại Việt Nam thì sao nhỉ?
Có 2 dạng công ty anh.
Mức thấp thủ thì để trốn thuế (chuyển giá). Mức cao thủ thì để tạo vỏ bọc hoành tráng lùa gà.
Anh ở cấp nào thì dùng phương thức phù hợp!

À mà nên tìm trên GG "tư vấn lập công ty offshore" sẽ ra cả đám tư vấn. Anh gọi cho từng chú hỏi, nếu anh đừng kẹo quá thì sẽ có chú xử lý được. Nhưng nếu anh dự tính thuế anh định trốn dưới 10K USD/tháng thì đừng làm cho mất công.
 
Lập các Công ty để hoạt động đầu tư & thương mại quốc tế & VN, theo đúng thông lệ & pháp luật của VN & các Quốc gia khác. Sao gọi là trốn thuế.
 
Lập các Công ty để hoạt động đầu tư & thương mại quốc tế & VN, theo đúng thông lệ & pháp luật của VN & các Quốc gia khác. Sao gọi là trốn thuế.
Đúng!
clear.png

chỉ tối ưu hoá thuế (tax optimisation) chứ không trốn thuế (tax evasion).

Nhưng có điều lập công ty thì ai cũng làm được, chìa khoá chỉ là mở tài khoản mà cái đó không ai dám chắc! Chị Mạnh Vãn Châu hiện đang dính rắc rối chính vì vụ đó.
 
Bản chất của việc chạy qua Sing để mở startup đó là:

- Sing nó đang chạy khuyến mãi đối với các thể loại startup công nghệ. ( chứ bán buôn, sản xuất,... thì quên con mẹ nó ngay đi)

- Do đang có khuyến mãi nên nó được hỗ trợ, nhất là khoản cho vay không cần chứng minh,.. chỉ cần đăng ký là chạy đi xin được tiền trợ cấp liền ( tuy nhiên Sing nó cũng đểu lắm, nó nhắc là nếu bùng thì sau này đời mày đen như đít chảo, vì bố ghi sổ tay thù vặt rồi. Do đó chúng nó cũng khá cân nhắc, tuy nhiên gặp thằng Cùi thì nó éo sợ Lở đâu)

- 100% bọn startup nó đều đặt mục tiêu là gả gấp khi kiếm được gà, sau đó lại startup rồi kiếm gả, và lại startup .... chứ nó đíu quan tâm là sau này có thành công hay không. Sing là 1 cái chợ Lùa Gà ( cơ mà cũng có cái có, cái không, tuy nhiên nó vạn thằng bán vẫn có 1 thằng được)

- Sing đã xây dựng được 1 thị trường tài chính tốt, do đó những thằng Lùa Gà và Cò Gà nó cũng triệt để lợi dụng nền tảng này để chứng minh với thiên hạ rằng " Hãy yên tâm đi, lò ấp trứng Gà ở đây là tuyệt đối tin tưởng"

- Một điều mà nhiều thằng luôn mơ tưởng tới đó là Thuế. Bởi lẽ Sing nó có khuyến mãi rằng chú nào Lùa được Gà thì tao miễn thuế cho phát đầu.... Tuy nhiên các chú phải hiểu rằng Thuế mà bọn Sing nó miễn là miễn cho Doanh Nghiệp của chú khi chú bán Cổ phần lần đầu (IPO) mà cái này bản chất có phải là bán méo đâu, đây là tăng vốn hay góp vốn. Còn trường hợp có nhà đầu tư nhào vào mua cổ phần của các chú để rồi các chú ra đi hay mất quyền kiểm soát thì đa phần các chú đã phải nôn ra trước đó không ít. Tiền các chú kiếm được là tiền thu nhập cá nhân, tiền này các chú vẫn phải đóng thuế bình thường,... trừ phi các chú bảo tiền này tao để đó để làm các startup khác, chứ mà rút tiền ra mua Xiêu Xe, mua Bất động sản, hay chuyển tiền về bản cuốc thì xin mời ói ra cho đủ .

Khởi nghiệp , startup,.. hay đại loại mở cái công ty gì đó ra,... thì nặng nhất đó chính là Vốn và Thị trường. Anh vốn yếu thì mau chết, anh không có thị trường thì trước sau gì cũng chết

Ở Sing hay ở Việt để mở công ty, thì hơn thua nhau cái gì?

Hành lang pháp lý: Mình thấy thì cũng như nhau, chả có nước nào cấm cản việc anh làm - miễn tốt.
Chi phí vận hành: Dĩ nhiên ở Việt rẻ hơn Sing - cái này miễn bàn
Thị trường: Nếu công việc anh ở đâu thì anh nên chọn ở đó - miễn bàn.
Tương tác, Con Người: Trong mối quan hệ , tương hỗ lẫn nhau thì ở đâu tốt anh cũng tự biết.
Vay vốn: Cái này là con dao 2 lưỡi.
 
Lại thêm một bài báo tào lao nữa

Khó xin giấy phép kinh doanh, start-up Việt 'bỏ chạy' sang Singapore
thegioitiepthi.vn "Vài ba tháng tới nếu không ra mắt được sản phẩm tại Việt Nam thì chúng tôi buộc phải đặt cơ sở tại Singapore để ra mắt vì sản phẩm làm xong lâu quá rồi."

...
Câu chuyện của YourTV không phải mới bởi từ năm 2015, 2016 đã rộ lên làn sóng start-up Việt sang Singapore, Thái Lan… khởi nghiệp. Đến thời điểm hiện tại chưa có con số cụ thể về số start-up Việt ra nước ngoài khởi nghiệp nhưng tính từ 2015 đến nay, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam sang Singapore và các nước trong khu vực theo tính toán của giới khởi nghiệp có thể là hàng trăm start-up.

Trong nhiều tọa đàm, hội thảo từ nhiều năm nay, nhiều start-up chia sẻ, lý do phải “xuất ngoại” vì lý do ở các nước, đặc biệt là Singapore việc đăng ký kinh doanh, các thủ tục giấy tờ rất nhanh gọn, mất rất ít thời gian, không phải chờ lâu và phức tạp như ở Việt Nam. Chính phủ Singapore có nhiều chính sách hỗ trợ, hay việc gọi vốn đầu tư cũng dễ dàng hơn rất nhiều…
http://www.thegioitiepthi.vn/p/kho-...art-up-viet-bo-chay-sang-singapore-20293.html

...
Mở công ty ở Singapore để lừa tình, làm thương hiệu và không biết có được tí thuế nào không thì nói ra cho nhanh. Mở công ty Singapore đâu có dễ hơn mở cty VN, tốn kém và mất thời gian hơn cả chục lần là ít. Riêng cái điều kiện phải có 1 director là thường trú nhân ở Singapore cũng đã vãi linh hồn rồi, chưa nói các việc mở tài khoản ngân hàng, các nghĩa vụ báo cáo báo chồn, kiểm toán, kế toán ...rách việc và tốn kém.


Mình có vài dòng gọi là chém gió cũng được mà chia sẻ cũng được, tùy người đọc.

Hiện nay gần như 100% công ty hoạt động lãnh vực gia công phần mềm ở VN đều mở cty ở Sing, xin giấy phép đầu tư về VN. Rồi mỗi tháng chuyển đúng phần chi phí về.

Nếu muốn mở TK, cứ qua bên đó tìm một văn phòng tư vấn mở công ty, bên đó sẽ đặt lịch hẹn phỏng vấn với ngân hàng, nhưng phải tự thuyết phục ngân hàng về mục đích mở tài khoản của mình. Ngân hàng nghe thấy hợp lý thì sẽ đồng ý mở cho, đừng tin bất kỳ lời cam kết nào là chắc chắn sẽ mở được tài khoản.

Hiện các văn phòng dịch vụ báo giá 2.000-6.000$ mà vẫn thòng câu "Quyết định cuối cùng là của ngân hàng". Ai mà đảm bảo làm được thì 10K cũng không gạt hết khách (với điều kiện ngân hàng không phải ở mấy nước vùng Caribe
clear.png
).

Nhưng nếu là đại gia và sử dụng dịch vụ PWM của các bank Quốc Tế thì họ mở tk nước ngoài rất dễ dàng.

Lưu ý là mở xong rồi, nhưng chuyển khoản từ VN sang thì không được nếu không có giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Chuyển tiền từ nước ngoài vào TK bank của Cty ở HK hay Sing, thì bank nó sẽ hỏi bản chất giao dịch là gì ... Căng lắm! Bây giờ các banks nước ngoài đều phải tuân thủ Luật phòng chống rửa tiền, nên chuyển Quốc Tế một số tiền kha khá lớn là rất khó khăn.

Rồi cũng lưu ý là nếu chuyển ngược về VN, nhưng không cẩn thận thì lại bị dính thuế... tính già hóa non, thành ra đóng double. Thế mới trái ngang!

Nếu ai muốn lấy thương hiệu lùa gà thì qua hẳn Anh, thủ tục lập công ty ở Anh cực dễ mà oai! Mấy thương hiệu bếp lùa gà toàn từ Anh. Còn với giao thương bây giờ thì mở công ty ở đâu cũng được. Vấn đề chỉ là có gà để lùa hay không thôi.

Còn trò PR kiểu như Khó xin giấy phép kinh doanh, start-up Việt 'bỏ chạy' sang Singapore là tào lao. Ở nước nào chẳng phải xin giấy phép kiểu đó. Mở công ty ở Singapore rồi về Việt Nam hoạt động lậu à mà định bỏ qua giấy phép? Uber lận giấy phép còn bị đập cho tơi bời nữa là mấy chú này.
 
Startup kiểu chưa đi đã chạy

TTO - Phong trào Startup - khởi nghiệp - đang lôi kéo “nhà nhà khởi nghiệp, người người Khởi nghiệp” - một tín hiệu tốt cho xã hội năng động.

Tuy nhiên, nhiều người trẻ lại cứ muốn “chạy” khi chưa sẵn sàng. đây là những “ca” mà chuyên gia tư vấn khởi nghiệp cũng bó tay.

*

- Thưa cô, em muốn startup. Em xin cô tư vấn ạ!

- OK. Em có ý tưởng gì?

- Dạ chưa có!

- Vậy em muốn tư vấn gì?

- Dạ em muốn hỏi nếu sau này em có ý tưởng rồi thì có cách nào bảo vệ ý tưởng không ạ? Em sợ bị đánh cắp ý tưởng ạ.

- Em yên tâm. Tất cả những gì em sắp nghĩ ra, thế giới người ta nghĩ ra hết rồi. Và em cứ xài ý tưởng người ta thoải mái. Vì thành công, 99% phụ thuộc vào việc triển khai.

*

12 giờ đêm, ding... Tin nhắn rơi vào inbox:

- Xin cô tư vấn cho em startup.

- Chào em. Em muốn startup trong ngành nào?

- Dạ em không biết startup ngành nào nên mới nhờ cô tư vấn ạ.

*

Thưa cô, em khắc khoải muốn đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Em có nên nghỉ làm để startup không cô ?

- Em trước giờ có làm gì trong ngành nông sản?


- Dạ không. Em chỉ là nhân viên kế toán. Nhưng em muốn làm gì đó cho người nông dân để không phải giải cứu nông sản nữa.

- Theo em, muốn startup trong ngành nông sản thì có nên tìm hiểu về ngành trước không?

- Dạ cảm ơn cô. Vậy để em sẽ tìm hiểu thêm ạ.

*

- Giải pháp này đối tượng sử dụng là ai?

- Dạ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Vậy em đã trao đổi với bao nhiêu doanh nghiệp vừa và nhỏ để hiểu vấn đề của họ?

- Dạ em chưa gặp ai hết. Giờ em rất mong cô giới thiệu doanh nghiệp cho em. Em vừa trình bày giải pháp vừa hỏi vấn đề luôn ạ.

*

- Dạ chị chưa biết em nhưng em mạo muội nhắn tin, nhờ chị kết nối giùm em với nhà đầu tư thiên thần.

- Em trình bày dự án hoặc gởi bài trình bày chị xem trướcnhé.

- Dạ em muốn tìm nhà đầu tư trước. Có rồi em mới viết dự án để khỏi mất công viết.

NGUYỄN PHI VÂN (Cố vấn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam)
https://tuoitre.vn/startup-kieu-chua-di-da-chay-2019011810441286.htm

itd_3d_ani_w100_smiles_004.gif
 
"Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” xưa nay vậy rồi
thấy người ta ăn khoai vác mai đi đào, thì luôn thất bại
và luôn luôn là người siêu giỏi kinh doanh thì nên làm dịch vụ
người không giỏi kinh doanh nhưng giỏi chuyên môn mà chịu cày thì làm sản xuất phục vụ cho mấy anh siêu giỏi kinh doanh kia.
còn chỉ giỏi chuyên môn thì đi dạy hoặc đi làm thuê.
 
Bọn trẻ giờ giỏi thật, toàn sờ ta ụp tài chính, truyền thông , thương mại điện tử... chả thấy đứa nào làm kim chỉ, dao cạo râu, nón bảo hộ, khung nhà, bồn bể, nuôi lợn nuôi gà , trồng chanh trồng xả ...

 
Bọn trẻ giờ giỏi thật, toàn sờ ta ụp tài chính, truyền thông , thương mại điện tử... chả thấy đứa nào làm kim chỉ, dao cạo râu, nón bảo hộ, khung nhà, bồn bể, nuôi lợn nuôi gà , trồng chanh trồng xả ...

Lĩnh vực này không nói dóc được, khó xù nợ, khó gọi vốn.
Phải theo hướng khác thì mới gọi vốn liên tục được, mới gọi vốn khủng được .... dù năm sau lỗ hơn năm trước, lazada lỗ, tiki lỗ, sendo lỗ... tất cả đang lỗ.
 
Bọn trẻ giờ chém gió giỏi hơn thế hệ trước nhiều. Bọn chém gió gọi là "kỹ năng mềm".
Tuy nhiên có tiếng mà không có miếng, làm ăn gì mà toàn lỗ lã... thua xa mấy anh nhà mình, "đầu tư" vài miếng đất, cuối năm toàn chốt lời hàng chục tỉ, góp phần xây dựng nước nhà biết bao nhiêu.
 
Mình thấy ở thớt này có vẻ có nhiều anh chị già GATO. Chém gió gì thì tính sau nhưng giỏi ngoại ngữ, kiến thức rộng mở thì cơ hội đầy!

Các anh chị U40 U50 toàn số người bị rào cản ngôn ngữ kéo thụt lùi , sinh hoạt , hành động, làm ăn y như thời cha chú chả phát triển gì mới rồi nói đám trẻ chém gió. Mỗi thời mỗi cuộc đành phải nhìn nhận thôi

Tuy nhiên có một nhìn nhận vấn đề là các bạn trẻ làm việc giỏi ở Việt Nam thì đa số học ở Việt Nam, hoặc ít nhất cũng lớn lên ở VN. Học từ nhỏ ở ngoại quốc, hoặc quốc tế xịn thì đi làm culi ngoại quốc may ra, chứ biết cái gì về thị trường Việt Nam mà làm.
 
  • Haha
Reactions: hiennhan
Bọn trẻ giờ giỏi thật, toàn sờ ta ụp tài chính, truyền thông , thương mại điện tử... chả thấy đứa nào làm kim chỉ, dao cạo râu, nón bảo hộ, khung nhà, bồn bể, nuôi lợn nuôi gà , trồng chanh trồng xả ...

Bọn cá mập chúng đang mần media mà mấy anh chị cứ bị mắc câu. Mấy con cừu non này ra đời bị vả chết trong vòng 1 nốt nhạc.

Xem phỏng vấn trên FBNC, giữa ông chủ đúng là ông chủ như ông già chồng Tăng Thanh Hà với đám media này (công ty tuyển dụng, tư vấn) khác xa nhau lắm.

Đã gọi là có tầm ảnh hưởng thì phải ra biển lớn, phải lãnh đạo được đám trí thức tư bẩn, phải để tụi nó kính nể chứ loay hoay trong cái ao làng này thì ảnh hưởng gì ai?
 
Nói thật là giờ đọc thông tin mà có kèm vào Shark này Shark nọ thì cam đoan thông tin gần như chỉ để lùa gà trên thị trường chứng khoán, nhất là loại thông tin từ trang báo chuyên bơm vá cho giới cổ cánh như CaFeF , kiểu như

Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo?


xem tiếp thị PR chú nào "CEO Nguyễn Minh Quý của Novaon từng kể một vài chi tiết trong hành trình mở công ty tại Singapore của mình" vâng lại Đường tới 1 tỷ USD của NOVAON ... khi ký sinh vào Google, tiếp thị chú GotIt! thì cũng ổn tí .

ai bảo người Việt mở cty ở Sing dễ hơn và chi phí thấp hơn ở VN là linhtinh quá. Nếu để mở 1 cty ở VN thì chỉ cần 30 đô, bao gồm cả mở TK và làm con dấu. Vốn đăng ký thì ghi con số cho vui chứ chả cần xu nào. Cái gọi là thủ tục thuế sau này còn dễ nữa. Theo e thành lập cty cho người địa phương VN là dễ vào loại nhất thế giới và chắc chắn dễ hơn Sing và HK.
 
Mình không biết sự thật đằng sau bài báo các Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp là như thế nào ? là người trả tiền đăng bài để lùa gà ? là do trình độ phóng viên non nớt nên hóng được bi nhiêu viết linh tinh bí nhiêu, nhưng dù sao nhưng dù sao những bài viết này gây hại cho những người trẻ chuẩn bị khởi nghiệp tưởng thật đi đóng học phí tiền ngu vô duyên nên mình buộc phải lên tiếng.

Thứ nhất việc Startup Việt mở công ty tại Singapore có 2 loại, đấy là Shelf Company Shell company. Việc sử dụng Shelf Company và Shell company vào mục đích hợp pháp hay bất hợp pháp thì cũng khó quy nạp trong thớt này.

Shelf Company: Ở các nước có nền kinh tế phát triển, có một loại hình công ty được gọi là “shelf company”, đây chính xác có thể gọi là “Công ty trên giấy” hoặc “Công ty đặt trên kệ”. Bởi lẽ, đây là loại công ty đã được thành lập, mọi thủ tục cần hoàn thành để thành lập doanh nghiệp này đã xong, nhưng doanh nghiệp lại … chưa hoạt động. Loại công ty này thường do các văn phòng luật sư lập ra rồi cứ “để trên kệ” ở đó. Nếu ai cần mở công ty thì trả tiền cho văn phòng luật, văn phòng sẽ thay đổi tên người làm thành viên hay cổ đông và biến nó thành công ty của người đã trả tiền. Cách lập công ty như thế này chỉ mất không quá một ngày. Và sau khi “shelf company” được mua, nó sẽ ngay lập tức đi vào hoạt động.

Tuy nhiên hiện tại "Công ty trên giấy" này được sử dụng khá nhiều để đầu tư vào nước thứ ba ....

Shell company: Ở các nước phát triển cũng khá phổ biến một loại hình công ty khác gọi là “shell company”, hình thức công ty này có thể coi là “Công ty che chắn” hoặc “Công ty vỏ bọc” tức là hình thức công ty được thành lập để làm vỏ bọc che chắn cho công ty mẹ. Việc hình thành công ty này như sau: Đây thường là công ty cổ phần không niêm yết, có ít nhất hai thành viên do một công ty mẹ lập ra tại một nước khác.

Shell companny nên gọi đúng nghĩa là công ty ma - vì đơn giản là những công ty chẳng bao giờ hoạt động - bề ngoài các công ty này cũng được đăng ký kinh doanh phù hợp với pháp luật, nhưng điểm đặc biệt là chúng không có bất kỳ hoạt động kinh doanh, thậm chí chẳng có nhân viên nào.

Công ty ma hay còn gọi là công ty hộp thư (từ tiếng Đức: Briefkastengesellschaft) hoặc công ty vỏ bọc hay là công ty bình phong (từ tiếng Anh: Shell corporation) là từ để chỉ một công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ. Nó không có hoạt động kinh doanh mà chỉ có một tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Vì những lý do Xung đột pháp luật, các công ty ma tồn tại chủ yếu tại những nước áp dụng hệ thống thông luật. Thông thường, một công ty ma được thành lập tại các ốc đảo thuế hay thiên đường thuế như Panama, Quần đảo Virgin thuộc Anh hoặc quần đảo Cayman trong vùng Caribe. Trên lục địa châu Âu công ty ma cũng tồn tại ở Hà Lan, Thụy Sĩ và đặc biệt là Liechtenstein.

Lý do đằng sau việc tạo ra một công ty vỏ bọc này có thể bao gồm bảo vệ chống lại các vụ kiện tụng và/hoặc lợi ích về thuế (một số chi phí hoạt động sẽ không được khấu trừ đối với một cá nhân, nhưng lại có thể được khấu trừ đối với một công ty). Đôi khi, các công ty vỏ bọc được sử dụng để trốn thuế hoặc tránh thuế.

Shell company (công ty vỏ sò) cũng có vai trò bình phong như Offshore company

Công ty offshore, công ty cảnh ngoai hay công ty ngoại biên, là công ty được đăng ký ở những vùng lãnh thổ mà ở đó họ có được mức ưu đãi miễn thuế hoàn toàn nếu công ty hoạt động với những khoản lợi nhuận phát sinh ngoài lãnh thổ đó. Những lãnh thổ này được goi dưới những cái tên như thiên đường thuế hay ốc đảo thuế (tax havens).

Nó được thành lập ra không chỉ để kinh doanh trực tiếp (thương mại xuất nhập khẩu 3-4 bên) mà còn dùng để thực hiện các mục đích như đầu tư vào một công ty ở nước nào đó, hay chỉ là một pháp nhân được bảo hộ bởi quốc gia nó đăng ký thành lập để cất giữ tài sản, ngoài ra còn có thể dùng để sở hữu bất động sản ở nước ngoài, mua chứng khoán...

Có cả hàng trăm vùng lãnh thổ, quốc gia là nơi ẩn thuế, ở châu Âu như Thụy Sĩ, Jersey, Isle of Man; ở châu Mỹ như Bahamas, Bermuda, quần đảo Cayman, Panama, quần đảo British Virgin Islands (BVI), Delaware (Hoa Kỳ)… Ở châu Á, Hongkong và Singapore với sự thông thoáng trong quy định thành lập doanh nghiệp và các sắc thuế cũng được coi là một nơi ẩn thuế.

Nếu lập công ty tại Singapore dưới dạng công ty bình phong để rót vốn cho dễ, thủ tục Sing thoáng, tiếp cận vốn nhiều ... thì quá tuyệt vời, chứ để mở công ty kinh doanh thực thụ tại Singapore cực khó khăn vì chi phí thuê nhà, ăn, ở, đi lại rất cao, vay được 1 đồng thì chưa kịp run startup thì đã ăn cụt vốn hết rồi .... trừ trường hợp liều mạng bỏ ra vài trăm USD là có người đăng ký cho một cái doanh nghiệp, nếu stick vào cái StarUp thì cầm hồ sơ ra ngân hàng họ cho vay tiền để cầm hơi. Sau này có tiền thì trả, không tiền thì xù, không bị xiết nhà xiết đồ như bên xứ Việt, coi như chính phủ của cụ Lý họ xoá cho.

Tuy nhiên, nếu không có ý đồ trên (nếu là người Việt Nam) thì chi phí mở doanh nghiệp tại Việt Nam lại rẻ hơn nhiều, chỉ cần 30 USD, bao gồm cả mở tài khoản và làm con dấu. Vốn đăng ký thì ghi con số cho vui chứ chả cần xu nào, thủ tục thuế lại rất dễ dàng. Trong khi đó mở tài khoản ngân hàng tại Singapore thì nó bắt ký quỹ (deposit) ngay 5000 USD kèm theo một mớ thứ khai báo mà tiền khai báo phải thuê người làm giùm (tốn thêm mớ nữa). Đau nhất lại là khoản thu phí quản lý tài khoản hằng tháng

P/s chiều rành vào viết tiếp
 
Tùy market.
thị trường VN thì startup ở nước khác làm cái méo gì, trừ giải quyết khâu oai
Chẳng thà nói lấy mác công ty Sing thì làm ăn với các đối tác tây ta nó oai hơn, đằng này lại lợi dụng chửi tí quê hưong cho nó hợp mốt.
Lừa đươc mấy người đọc ngu ngơ chứ dân tài chính/luật kinh nghiệm họ lạ quái gì.
 
  • Like
Reactions: Worldsoft
Xới lại vấn đề mở startup thật sự là điều thú vị nhưng mấy ai lường trước được những sự việc phải đối mặt hàng ngày - khi không thể kiếm được lợi nhuận dù ý tưởng hay và khách hàng thích thú

https://doanhnhansaigon.vn/khoi-ngh...a-sau-2-nam-du-y-tuong-tuyet-voi-1077894.html

Từ bỏ không bao giờ là điều dễ dàng đặc biệt là khi bạn đã xây dựng và định hình cuộc sống của mình cùng với startup trên phương diện định hướng và mục tiêu. Nỗi đau của sự thất vọng đối với những người đã ủng hộ bạn thông qua hành trình này thật không sao kể xiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là tin tưởng và hiểu quá trình đó đã bị mắc sai lầm ở khâu nào.

Hành trình của một startup có thể diễn ra với tốc độ chóng mặt nhưng đây là cuộc chạy marathon chứ không phải chạy đua nước rút. Đó là một hành trình mạo hiểm hướng tới những tầm nhìn và mục tiêu được chia sẻ. Đừng bao giờ kiêu ngạo và luôn tạo lập những kỳ vọng đúng đắn ngay từ khi khởi đầu.
Mở startup thật sự là điều thú vị nhưng đôi lúc hoạt động hàng ngày có thể trở nên khó khăn. Với một ý tưởng tốt, rất dễ thuyết phục đội ngũ của bạn về kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, để thuyết phục và xây dựng đam mê cho họ hướng tới tầm nhìn đó là một điều khác. Tôi nhận ra rằng tôn vinh và thừa nhận những thành công nhỏ sẽ có thể đi rất xa.

Mối quan tâm của thị trường không phải lúc nào cũng chuyển thành nhu cầu của thị trường. Trên giấy tờ, chúng tôi đã có một bản kế hoạch kinh doanh tốt. Nhưng trong thực tế, những con số đã chứng minh điều hoàn toàn khác. Bạn có thể nhận được một số lượng lượt tải lớn và người dùng hoạt động đông nhưng con số về doanh thu mới là vấn đề quan trọng thực sự.
Mấy ai biết thủ tục sang Sing mở công ty rất nhiêu khê, và đòi hỏi có thời gian, chứ không phải cứ sang mở công ty rồi thuê người bản địa làm giám đốc (thông qua dịch vụ offshore ) đứng tên giùm, nếu phát sinh sau đó thì tuỳ món, gắp món nào trả món đó, nhưng hãy xem nào, đầu tiên là phí mở công ty loanh quanh trên tầm 2.500, tiền thế chân, tiền thuê giám đốc (dĩ nhiên các vị được thuê làm giám đốc cũng phải dò hỏi bọn mày sang đây mở công ty để làm gì thì mới gật) và mấy thứ linh tinh nữa thì trọn gói là gần 6.000USD ... đã mở công ty dĩ nhiên bèo cũng phải có văn phòng ảo nhận mail, nhận fax, forward number telephone


Đến đây thì ai cũng thừa biết thông tin sang Sing có công ty sau 2 tiếng và 30USD là toàn bốc phét! Ngạc nhiên là những người viết bài nghĩ đang ở đầu thế kỷ 20 hay sao mà muốn nói gì cũng được!? Phải chăng chém ngu lấy tiếng !? Ở Việt Nam tiếng mẹ đẻ nắm luật còn chưa vững mà đòi đi ra nước ngoài mở công ty làm gì không biết. Chỉ tội cho mấy bạn khởi nghiệp ngây thơ chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng cứ tưởng thật lại cắn.
 
1. Hơn 90% startup anh có dịp tiếp xúc đều ở trạng thái "living dead" (sống dở chết dở).

2. Rất nhiều startup không nắm bắt được sức khỏe của chính doanh nghiệp mình, và dần rơi vào trạng thái mất kiểm soát và sụp đổ rất nhanh sau đó.

3. Họ không thiết kế doanh nghiệp để được manage (quản trị - PV) bằng hệ thống và dữ liệu, họ manage (quản trị - PV) bằng cảm xúc.

4. Hầu hết các startup không biết đọc P&L, CF statement chứ đừng nói là quản trị được nó.

5. Ở Việt Nam, startup tồn tại bằng nhiều trò tips/tricks, một số ít tạo ra giá trị thực sự. Nên khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam còn xa lắm.

6. Startup ở Việt Nam, thích tìm cách dìm nhau chết hơn là cộng sinh tạo ra hệ sinh thái, nên hệ sinh thái khởi nghiệp còn gian nan lắm. Đấy là lý do anh khuyên nên ít đi event (sự kiện - PV), có đi thì đi để tuyển dụng.

7. Giấc mơ lúc bắt đầu khởi nghiệp khác đi rất nhiều sau đấy, sự thật đau đớn về người đồng hành lúc đó mới xảy ra.

8. Một thành công nhỏ cả làng xã Facebook sẽ biết, nhưng thất bại đau đớn thì trong im lặng. Anh đã bớt share Facebook rất nhiều vì sự thật này.

9. Nguyên lý "người được chọn", bạn càng thịnh thì lại càng hút mọi thứ, khi bạn suy thì co-founder cũng tháo chạy. Nên cách tốt nhất là đừng để rơi vào tình trạng dở khóc dở cười.