Lạm bàn về giải pháp chống sạt lở bờ sông cho các trường hợp điển hình

  • Người khởi tạo Người khởi tạo banhbeo
  • Ngày gửi Ngày gửi

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Mở màn là Cần Thơ
Thùy linh:

Tối 5/10, một đoạn bờ của sông Cần Thơ nằm dọc dự án Vincom Plaza Xuân Khánh tại số 209 đường 30-4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ bị sạt lở chiều dài gần 100 m, ăn sâu vào sâu khoảng 10m. Theo nguồn tin mà phóng viên có được, sự cố sạt lở xảy ra khoảng 2 đến 4h sáng ngày 5/10.
can-tho-sat-lo-bo-song-can-tho-khu-vuc-du-an-vincom-123-211534.jpg
S%E1%BA%A1t%20l%E1%BB%9F%20b%E1%BB%9D%20s%C3%B4ng%2C%20c%E1%BA%A1nh%20Vincom%20plaza%20Xu%C3%A2n%20Kh%C3%A1nh.JPG


Hiện trường vụ sạt lở.


Từ khoảng thời gian xảy ra sạt lở cho đến 22h đêm cùng ngày, lực lượng của chủ đầu tư và lực lượng dân quân của quận Ninh Kiều đang khẩn trương khắc phục sự cố bằng cách thả bao cát xuống khu vực bị sạt lở để chặn lại không cho sạt tiếp. Khu vực sạt lở nằm cách tòa nhà 30 tầng và khu trung tâm thương mại Vincom plaza Xuân Khánh cũng như 1 phần khu nhà phố thương mại khoảng gần 100 mét.

can-tho-sat-lo-bo-song-can-tho-khu-vuc-du-an-vincom-123-211536.jpg
1_91859.jpg


Lực lượng dân quân đang khẩn trương khắc phục tạm sự cố.


Trao đổi với báo chí, ông Dương Tấn Hiển, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều cho biết: Được sự chỉ đạo của thành phố và yêu cầu hỗ trợ của phía Vincom, quận đã cử lực lượng dân quân tự vệ để cùng lực lượng của chủ đầu tư dự án tham gia khắc phục sự cố theo phương án của chủ đầu tư. Theo ông Hiển: Nguyên nhân hiện chưa thể xác định, nhưng khu vực này xưa đã có kè nhưng kè xây đã lâu, với dòng chảy xoáy vào tạo hàm ếch nên gây ra sạt lở.

Hiện có khoảng 110 lực lượng dân quân do Ban chỉ huy quân sự quận Ninh Kiều hỗ trợ khắc phục sự cố.
 
Nói chung sông nước miền Tây, Hà Bá quăng vài trăm mét bờ kè xuống sông là bình thường ... nhưng trong việc chọn địa điểm xây dựng, những vị trí như thế này thường lại đắc địa

Và đương nhiên nếu không có giải pháp thích hợp thì chuyện này không chóng thì chầy cũng xảy ra







 
Về cơ bản vị trí trên không thuận rồi, vì bên lở bên bồi
Nếu chọn giải pháp kè thì thành phố Cần Thơ phải đầu tư, chứ nhà đầu tư không thể kham nổi
Nếu nhà đầu tư chọn giải pháp chỉnh trị dòng cục bộ thì tan hoang bờ đối diện hoặc các khu lân cận

Đây đúng là bài toán khó nam cường
 
Khu này nguyên là bch qk9
Có phương án gì không, các bác tư vấn thử xem?
Em nghĩ nãy giờ chẳng biết làm cách gì.
Dân công trình thấy cảnh này thiệt là ngán.
 
Đúng như dự đoán, chính quyền Cần Thơ phải ra tay cứu Vincom Xuân Khánh thôi

Ngay khi xảy ra sạt lở, chúng tôi đã cùng chủ đầu tư Vincom Xuân Khánh chủ động tổ chức lấp chèn bằng bao tải cát, khảo sát đo đạc lòng sông, mời các chuyên gia tư vấn và tích cực phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan để ngăn chặn và khắc phục.

Giải pháp tức thời là lấp toàn bộ các hố xoáy lở ở giữa sông bằng các bao tải cát. Các hố xoáy sau khi được lấp đầy bằng bao tải cát, trải vải địa kỹ thuật phủ mặt sẽ phủ tiếp các rổ đá chặn phía trên nhằm cố định chắc chắn. Mục đích là tạo lòng sông bằng phẳng để dòng chảy lặng đi, không tạo dòng xói lở vào bờ nữa. Đồng thời, phía sát bờ, chúng tôi cho ép cừ thép để ngăn khối đất phía trên sạt xuống.

Về lâu dài, chúng tôi sẽ khảo sát lại toàn bộ lòng sông, đo vận tốc dòng chảy, khảo sát địa chất cụ thể hơn tại khu vực xói lở để có biện pháp tối ưu nhất, tìm giải pháp đồng bộ cho toàn tuyến. Ngoài ra, khúc sông này thuộc dự án ODA kiên cố hóa 6 km đường sông có nguy cơ sạt lở cao đang được thành phố thực hiện trong giai đoạn 2016 -2020. Hiện dự án đã có thiết kế và phương án kỹ thuật và sẽ triển khai trong giai đoạn 2016 -2020 để giảm thiểu nguy cơ sạt lở như hiện tại.

www.tienphong.vn/xa-hoi/pho-chu-tich-tp-can-tho-sat-lo-da-qua-giai-doan-nguy-hiem-1060461.tpo
 
Đây là dự án có thể nói lớn nhất ở miền Tây, hồi đó là niềm tự hào của dân nơi đây. Sông ở Miền Tây chảy rất xiết chứ không lãng đãng như sông Sài Gòn. Từ lâu có câu bên lở bên bồi là vậy. Ngay vị trí đó nó lõm vào, tức là bên lỡ, không có bãi bồi, nước chảy mạnh dội vào cái eo càng làm tạo hàm ếch sâu dưới bờ sông, lâu ngày hoặc có sức nén trên bề mặt là nó ụp xuống nhanh thôi.

Mặt khác quá trình khai thác cát sông để phục vụ nhu cầu san lấp rất kinh khủng mấy năm liên tục gần đây, cát thượng nguồn và phù sa không đổ về để lắp vào chỗ trống của cát mất đi, làm cho lòng sông Tiền, Sông Hậu càng ngày càng sâu hơn.

Ở quê em, dù xây nhà 2 tầng thôi cũng không ai dám xây cách sông chỉ 50m nếu là bên bến sông "lở".

Làm trái tự nhiên thì sẽ xảy ra thiệt hại là tất yếu

Hồi xưa bên Tân Châu - An Giang đã từng lở một đoạn sâu vào đâu gần 2 km với chiều dài đâu cả chục km. Muốn chống đương nhiên phải làm kè nguyên cả đoạn dài hàng km mới mong chịu nổi ... chứ kè không đủ dài nước nó cũng kéo đi hết.

Các bác vô google map mà nhìn địa thế cái này, phải nói cực kỳ xấu, đối với ai nói Nhất cận thị, Nhị cận giang mà nói một mặt giáp sông một mặt tiền đường là tốt thì riêng miếng này là không lấy đó làm ưu điểm được.

Thường thì theo cấu tạo của dòng sông, ngay các khúc cua >90 độ ( kẻ hai dường thẳng tiệm cận trục hai đoạn sông ngay khúc cua, sẽ tạo 1 góc ) sẽ có 1 nhánh sông nhỏ hay rạch tự nhiên ngay chỗ lõm, thì sẽ hạn chế rất nhiều sạt lở tấn công trực diên ngay góc cua. Bởi vì dòng chảy sông nhánh khi nước lớn, nước ròng sẽ hạn chế rất nhiều áp lực nước của dòng chính ngay khúc cua mà có ngã ba. Đằng này ngay vị trí dự án không có nhánh sông nhỏ hay kênh rạch nào, dòng chảy chính cứ xoáy thẳng vào cua, tạo ra " hở hàm ếch ", tức khoảng lõm sâu bên dưới mặt đất phía trên.

Một phần, đáy sông càng ngày càng sâu, sà lan, tàu thuyền công suất lớn tạo ra sóng, một phần nũa cũng làm vấn đề nguy cơ sạt lỡ trầm trọng hơn. Dòng chảy trên sông qua đoạn cong nó khác, nó cứ xói hàm ếch dưới chân

196975378910-anh_3.jpg
images325790_P7b.jpg

Công trình này xây quá sát bờ sông, giáp mặt TTTM là đường và phía ngoài là giáp sông luôn, không có đủ hành lang bảo vệ. Sau khi lở mấy hôm nay, giờ có đoạn nguyên bề ngang con đường nó đi xuống sông hết rồi. TTTM có đến 3 tầng hầm, 5 tầng nổi, giờ chỉ còn cách bờ đúng khoảng vỉa hè. May tòa nhà này có 3 tầng hầm, cọc khoan nhồi sâu 70m, vách hầm dày 80cm, sông có làm lở tới sát vách hầm cũng chỉ là muỗi thôi.


Giải pháp tham khảo cho Vin đây, chắc chắn phải chỉnh trị sông, chứ không đơn thuần là kè nữa , bắt buộc phải làm trên một đoạn dài và chắc chắn ngoài tầm tay của Vin
IMAGE1200.jpg
 
Để chống sạt lở bờ sông, bờ suối thì thiết kế kè rọ đá là thiết được sử dụng phổ biến, mang lại hiệu quả nhanh chống với chi phí thấp. Tham khảo thêm tại website: