Lại chuyện phải khảo sát lại (địa chất, địa hình) công trình - tuổi thọ của hồ sơ khảo sát xây dựng

  • Người khởi tạo Người khởi tạo MinhTamSE
  • Ngày gửi Ngày gửi

MinhTamSE

Thành viên cơ bản
27/7/19
4
11
56
Vì một lý do gì đó dự án phải tạm ngưng hay giãn tiến độ, dẫn đến kết quả khảo sát địa chất địa hình không còn phù hợp, dĩ nhiên thì bộ Xây Dựng đã trả lời ở đây

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định tại Điều 12 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
4. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát, thiết kế có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.

Nhưng quá chung chung, nghĩa là hồ sơ khảo sát không có tuổi, đơn vị tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm xem có sử dụng được hồ sơ khảo sát (địa chất, địa hình) cũ hay không. Địa chất thì trừ biến động quá lớn, còn không thì có thể sử dụng được, nhưng địa hình là câu chuyện đầy bàn cãi, đặc biệt là vấn đề mốc khống chế mặt bằng và cao độ, vì trên nguyên tắc sau khi đơn vị khảo sát hoàn thành và được chủ đầu tư nghiệm thu, chủ đầu tư chịu trách nhiệm bảo quản các mốc khống chế mặt bằng và cao độ - nhưng thực tế với những công trình vốn ngân sách nhà nước - đặc biệt công trình dạng tuyến thì càng điều không tưởng.

Với những công trình dạng tuyến ngoài đô thị chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, sử dụng số liệu khảo sát cũ sẽ dẫn tới phát sinh và thỏa thuận trong thi công từ đó có thể dẫn đến làm thay đổi tổng mức đầu tư , nhưng vấn đề ở chỗ rất nhiều Chủ đầu tư không phê duyệt cho khảo sát lại.

Còn cái luẩn quẩn nữa, thế nào là thay đổi, nhiều thứ thay đổi mắt thường không phát hiện được như cao độ của đất sẽ ảnh hưởng đến công tác đào đắp, vấn đề là muốn biết nó có thay đổi không thì phải đo mới biết. Đo xong nó phải khác như thế nào để không bị từ chối thanh toán ... chứ như khoản 4 Điều 12 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì có mà cãi nhau quang năm.

Có những điều chắc chắn, nếu địa chất vùng đất nhiều biến động như đất yếu, đặc biệt là khu vực phát triển, địa chất công trình sẽ có biến động, ví dụ như quá trình đô thị hóa và khai thác nước ngầm, địa tầng đã bị lún ép, rõ ràng các thông số địa chất thay đổi, muốn biết thay đổi thế nào thì cũng phải khoan.

Nên chăng nhà nước phải ban hành tuổi thọ của hồ sơ khảo sát xây dựng
 
Trả lời kiểu này thì kiểm toán, thanh tra ... cứ nhè vào thịt thôi
http://www.xaydung.gov.vn/web/guest...ian-hieu-luc-cua-ho-so-khao-sat-thiet-ke.html
Thời gian hiệu lực của hồ sơ khảo sát, thiết kế 10/19/18 7:00 AM
Câu hỏi của bạn Nguyễn Trung Chính tại hòm thư trungchinhlc@gmail.com hỏi :
Hiện nay, Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai đang triển khai thi công công trình nâng cấp 17 tuyến phố thuộc thành phố Lào Cai với kết cấu chủ yếu là thảm 01 lớp BTNC 12.5 dày 5cm trên mặt đường cũ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số tuyến đường có nhiều công trình xây dựng xảy ra hiện tượng sai khác cao độ giữa đường đen hiện trạng với hồ sơ khảo sát - thiết kế, gây ảnh hưởng lớn đến khối lượng thảm BTN, dẫn tới phải điều chỉnh - bổ sung hồ sơ thiết kế. Rút kinh nghiệm từ các tuyến trên, Ban QLDA yêu cầu đơn vị tư vấn cập nhật lại cao độ đường đen của các tuyến chuẩn bị triển khai theo gói thầu khác. Vậy xin hỏi quý Bộ: Việc chủ đầu tư yêu cầu đơn vị tư vấn như trên có trái pháp luật hay không? Có phải bổ sung chi phí tư vấn không? Hồ sơ khảo sát địa hình có hiệu lực trong thời gian bao nhiêu lâu? Sau bao nhiêu lâu phải khảo sát lại?
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến trả lời như sau: Ban Quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai (Ban QLDA) đang triển khai thi công công trình nâng cấp 17 tuyến phố thụộc thành phố Lào Cai. Trong quá trình triển khai, một số tuyến đường có nhiều công trình xây dựng xảy rạ hiện tượng sai khác cao độ giữa đường đen hiện trạng với hồ sơ khảo sát thiết kế. Đối với nội dung Ban QLDA yêu cầu đơn vị tư vấn cập nhật lại cao độ đường đen củạ các tuyến chuẩn bị triển khai theo gói thầu khác được quy định tại khoản 4 Điều 12 và Điều 16 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Hiện nay, pháp luật về xây dựng không có quy định về thời gian hiệu lực của hồ sơ khảo sát, thiết kế.

Bộ Xây Dựng từ ngày ra luật Xây Dựng 2014 , tiến trình đầu tư XDCB gần như trễ nãi
 
Chuyện bình thường ở Việt Nam, làm nhà thì người dân tiếc tiền thuê thiết kế , chung cư vốn tư nhân thì chủ đầu tư tìm cách xù tiền thiết kế , công trình vốn nhà nước thì chủ đầu tư "coi khinh" tư vấn các thể loại.
Mà cũng ngạc nhiên là sao bên sử dụng vốn ngân sách không tính theo dạng m2 mà tính theo % xây lắp????
 
@MinhTamSE - với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước cứ phát văn bản cho Chủ đầu tư (lưu ý là nên thêm một kênh chuyển phát qua đường bưu điện để làm chứng cứ) lưu ý trong văn bản có nội dung:
- những bất cập của số liệu cũ ... kêu khóc ngắn gọn, nhưng có câu là không thể biết cụ thể nếu không cho khảo sát lại
- nếu sau ngày/tháng/năm mà Chủ đầu tư không chấp thuận cho khảo sát lại thì sẽ sử dụng kết quả khảo sát cũ với các hậu quả abc
==> nếu chủ đầu tư không chấp thuận cho khảo sát lại (thường thì Chủ đầu tư lờ tịt - không ra văn bản hay biên bản cuộc họp đâu), thì cứ thế mà thi hành.
thực sự thì các Chủ đầu tư cũng lực bất tòng tâm bởi đủ thứ Thanh Tra và Kiểm Toán
nếu phải khảo sát lại thì chấp nhận làm chùa "mốc khống chế mặt bằng và cao độ" vì Bộ Xây Dựng là tổ chức tồn tại bởi lịch sử Quan Liêu Bao Cấp, nên luôn ban hành những chính sách Ông Nội thiên hạ.