Lại một cây cầu thứ 2 bị sập được xây dựng bởi nguồn đóng góp thiện nguyện

  • Người khởi tạo Người khởi tạo cdfdesign
  • Ngày gửi Ngày gửi
Cầu đang đổ bê tông thì gãy sập ở Yên Bái
19/12/2018 16:20 GMT+7

logo.gif
- Chủ tịch UBND xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Trương Anh Xuân hôm nay cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ sập cầu trong quá trình đổ bê tông.

Theo ông Xuân, đây là cây cầu do một nhóm thiện nguyện ở Hà Nội đứng ra quyên góp, bố trí nhân lực xây dựng, khi hoàn thành sẽ bàn giao cho xã quản lý.

Cây cầu được xây cố định ở hai đầu và bắc dầm cầu bằng thép chữ Y rộng 40cm.

yen-bai-dang-do-be-tong-cau-bac-qua-song-bat-ngo-cau-bi-sap-1.jpg
Cây cầu trước khi bị sập (xóa hình những người có liên quan)

2092390-452759-0295289b-8a22-492d-8c35-08d73d413d9e-fqi3as6qa--n10ms19n-.jpeg



2092378-452759-5e0ff3f8-80b5-4aac-b0db-f13b799f5472-fjnu03hfzlxotgrmnxoh.jpeg



2092379-452759-c41401b9-7df9-47eb-9c34-3af8a5a75ffd-szdsygsxi0ya1zlkq7ei.jpeg






2092187-452759-5268245b-b898-4f2a-aae1-da04f0dc1884-sc_tmvnidjrhqi6y49ur.jpeg


yen-bai-dang-do-be-tong-cau-bac-qua-song-bat-ngo-cau-bi-sap-2.jpg


Sáng 18/12, đơn vị thi công đổ bê tông lên mặt cầu và đổ từng bên cầu một. Đến gần trưa, khi đổ gần xong đầu còn lại thì cây cầu bất ngờ đổ sập. Rất may không có ai bị thương.

Được biết, cây cầu được làm bằng dầm thép chữ I và bên trên mặt cầu đổ bê tông. Tuy nhiên, cầu bị sập có thể do đổ bê tông từng bên 1 khiến việc cân bằng lực không tốt hoặc 4 dầm thép chữ Y không đủ lực đỡ.
yen-bai-dang-do-be-tong-cau-bac-qua-song-bat-ngo-cau-bi-sap-3.jpg


Cây cầu bị sập ngay khi đang đổ bê tông

yen-bai-dang-do-be-tong-cau-bac-qua-song-bat-ngo-cau-bi-sap-5.jpg



2092185-452759-08c30309-db74-43bd-9fdc-8629dfe28bf6-tds1podb3tua4vx0uapy.jpeg



Ông Xuân cho biết thêm, cây cầu được xây dựng giúp người dân 8 thôn của xã đi ra nghĩa trang được thuận lợi. Dự kiến, công trình được bàn giao cho xã vào ngày 6/1 tới đây.

Nói chung là thủ tục đầy đủ, ban bệ đang hoàng.
Trưởng nhóm thiện nguyện là một nữ KTS, trong đội có khoảng chục KTS, kỹ sư ngành cầu đường và kết cấu thép.

2093253-452759-ec0abd7e-59e4-434f-945d-f51feaf5200c-cdnocgij0_6xkboyujqp.jpeg



2093254-452759-12edaba1-e287-4312-99db-5a9b4f47a941-vxwkdv6qw2_eht-ptv2z.jpeg



2093255-452759-ca29d397-16d0-4bff-9b37-2849e2143a0c-0ztowg0q-txgty6doyy_.jpeg



2093256-452759-413996ff-c865-4101-a28f-df8e5a5fadab-1f2nubhqymqrdkpkeq95.jpeg
 
Theo thông tin thì tham gia tạo tác cầu thiện nguyện này có rất nhiều KTS, KS cầu đường .v.v.
nhưng tôi nghĩ cây cầu này được thiết kế bởi KTS chứ không phải kỹ sư kết cấu thật sự.
các KTS giỏi về việc đưa ra ý tưởng chứ về tính toán kết cấu thì không giỏi, do đó nhiều kết cấu do KTS đề xuất được Chủ đầu tư rất thích thú, nhưng khi đưa qua dân kết cấu để triển khai thì nó tắc tị vì .... vô duyên.

Kết cấu chịu lực của cầu này là con lai giữa cầu vòm và cầu dầm nên rất là .... dở hơi.
Đường tên của vòm quá lớn để xem nó là dầm [bỏ qua lực dọc], nhưng lại quá nhỏ để xem nó là vòm [xem như vành vòm chỉ chịu lực nén].

Nếu lai căng thì cũng được, nhưng phải bố trí chốt đầu dầm hoặc là các sợi cáp căng nối 2 chân vòm để chịu lực đẩy ngang của vòm, và liên kết ngang phải thật dày để giảm chiều dài không giằng của bản cánh chịu nénvà để các thằng cha vòm liên kết với nhau thành một khối.

Tôi cũng tham gia món cầu thép khá là nhiều năm nhưng nhìn kết cấu cầu này chỉ thấy dâng lên nỗi sợ.

Liều thật!

Ngoài lỗi thiết kế thì lỗi thi công đã để kết cấu dâm bị biến hình [dầm chủ bị biến dạng xoắn].

Nguyên tắc thợ thi công phải đổ bê tông làm 3 đợt: đầu tiên chỗ 2 đầu cầu trước, chờ khô đổ tiếp, đến lần 3 mới đổ đoạn giữa. Đổ hai đoạn đầu mố cầu trước có mục đích (thuật ngữ chuyên môn) là làm giảm chiều dài tính toán của các dầm thép trong giai đoạn thi công, dẫn đến làm giảm khả năng mất ổn định dầm (xoắn vỏ đỗ) khi thi công bê tông.

Nên theo thông tin là đổ bê tông một nửa (một bên cầu) trước thì phải xem đến liên kết dầm ngang như thế nào ? Nếu dầm ngang liên kết kém thì dầm thép sẽ bị mất ổn định.
 
  • Like
Reactions: cauhamnet
Dạ cho mình xin hỏi nick @tuyettrinh99 có phải là P.GS TS Nguyễn Thị Tuyết Trinh ở trường ĐHGTVT không à ? Vì mình thấy thông tin giới thiệu thì có vẻ là đúng
Nhưng với văn phong trên và văn phong qua bài báo này
Phân tích ứng xử của cầu dầm liên hợp kiểu mới không có dầm ngang trung gian
http://www.tapchigiaothong.vn/phan-...moi-khong-co-dam-ngang-trung-gian-d15114.html
1. Giới thiệu
Cầu dầm I Panel - một loại cầu dầm I liên hợp kiểu mới không có dầm ngang trung gian được sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây ở Nhật Bản như các cầu: Kimitsu, Tosu, Shimohagi… Đây là một loại cầu không bố trí dầm ngang trung gian, chỉ bố trí dầm ngang ở hai đầu dầm chủ tại vị trí mố và trụ, dầm ngang được kê trực tiếp lên gối và liên kết với dầm chủ. Để tăng cường độ cứng cho dầm ngang, trên dầm ngang có thể bố trí thêm các sườn tăng cường đứng. Ngoài ra, để tăng thêm khả năng chịu lực cắt cục bộ tại vị trí gối, có thể đổ bê tông bao bọc xung quanh dầm ngang (Hình 1.1).

h11-1653.jpg

Hình 1.1: Cầu dầm I liên hợp kiểu mới

Trong cầu dầm I liên hợp kiểu mới, dầm chủ không bố trí sườn tăng cường. Độ cứng của dầm chủ được tăng cường bằng bản thép liên kết hàn trực tiếp với các dầm chủ thành từng “bộ dầm”.
Bản mặt cầu BTCT liên hợp với “bộ dầm” gồm dầm chủ và bản thép qua các thanh neo thép chữ I. Nhờ có bản thép tăng cường, bản mặt cầu BTCT của dầm I liên hợp kiểu mới có chiều dày nhỏ hơn so với dầm I liên hợp kiểu truyền thống.
Trong cầu dầm I liên hợp kiểu mới, do không phải dầm chủ mà là dầm ngang đặt trên gối nên thông thường số lượng gối chỉ bằng một nửa số lượng dầm chủ (Hình 1.2).
h12-1653.jpg

Hình 1.2: Cấu tạo cầu dầm I liên hợp kiểu mới

Tuy nhiên, việc bỏ đi dầm ngang và các sườn tăng cường cho dầm chủ làm cho người thiết kế lo ngại đến các vấn đề liên quan đến độ cứng của dầm. Mục 2 và 3 dưới đây trình bày tóm tắt kết quả phân tích ứng xử của dầm bao gồm mô-men, chuyển vị và dao động để xác nhận các tính năng, đồng thời xác nhận khả năng làm việc và độ cứng của kết cấu dầm liên hợp kiểu mới này khi không có dầm ngang trung gian và sườn tăng cường.

2. Đặc điểm làm việc của kết cấu cầu dầm I liên hợp kiểu mới không có dầm ngang trung gian
Khi kết cấu cầu làm việc, tải trọng được truyền xuống bản mặt cầu bê tông, sau đó truyền xuống bản thép. Nhờ sự hỗ trợ của bản thép này, tải trọng được truyền đều tới các dầm chủ, sau đó từ các dầm chủ tải trọng được truyền xuống dầm ngang phía hai đầu dầm chủ và truyền xuống các gối.
Ở cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống, tải trọng tác dụng lên bản mặt cầu sẽ được truyền toàn bộ vào các dầm chủ. Tuy nhiên, ở cầu dầm I liên hợp kiểu mới, một phần tải trọng sẽ được truyền trực tiếp vào dầm ngang nhờ khối bê tông bao quanh dầm ngang, do đó tải trọng truyền vào dầm chủ sẽ được giảm xuống (Hình 2.1). Nếu so sánh với cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống, dầm I liên hợp kiểu mới sẽ có kích thước nhỏ hơn, điều này đặc biệt có tác dụng với việc giảm tịnh không dưới cầu, thích hợp áp dụng trong các khu vực chật hẹp như cầu trong đô thị hay cầu tại các nút giao khác mức nhiều tầng.
h21-1654.jpg

Hình 2.1: Dầm ngang trước khi liên hợp và sau khi liên hợp

Khối bê tông đổ tại vị trí dầm ngang có tác dụng trong việc truyền lực như đã phân tích ở trên, ngoài ra chúng có tác dụng đặc biệt khi cầu chịu lực cục bộ tại gối, tăng độ cứng cho dầm ngang và toàn bộ kết cấu. Khối bê tông này có tác dụng ngàm các dầm chủ lại với nhau thành một khối kết cấu liên hợp với độ cứng rất cao, tăng khả năng chống xoắn của cả hệ. Ngoài ra, khối bê tông này sẽ tạo ra một môi trường chống gỉ rất tốt, hạn chế được chi phí duy tu bảo dưỡng để đảm bảo độ bền của kết cấu.
Khi chịu tải trọng, bản mặt cầu bê tông và bản thép đều bị uốn, nhờ tác dụng của thanh neo thép chữ I, bê tông bản mặt cầu được chia nhỏ thành các khoang giữa hai thanh neo thép chữ I và được khống chế cố định hai đầu, giúp ngăn bê tông biến dạng trong từng khoang nhỏ, tránh trượt dọc của bê tông. Nhờ vậy, chiều dày bản mặt cầu có thể lấy nhỏ hơn so với trong cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống. Các thanh neo thép chữ I hàn vào bản thép vừa làm neo liên hợp, vừa có tác dụng như các sườn tăng cường giúp tăng độ cứng của bản thép, bản thép được hàn vào các dầm chủ tạo thành một hệ các “bộ dầm” thống nhất, làm tăng độ cứng của cả hệ kết cấu.
3. Phân tích ứng xử của cầu dầm I liên hợp kiểu mới không có dầm ngang trung gian
3.1. Số liệu phân tích
Phân tích ứng xử của cầu dầm I liên hợp kiểu mới không có dầm ngang trung gian được thực hiện qua phân tích cho kết cấu cầu 5 nhịp liên tục. Để có thể hiểu rõ hơn ứng xử của dầm I liên hợp kiểu mới này, tiến hành phân tích so sánh với dầm I liên hợp kiểu truyền thống. Sơ đồ kết cấu cầu của hai loại dầm được bố trí như Hình 3.1, mặt cắt ngang cầu của hai loại dầm được bố trí như Hình 3.2 và 3.3. Trình tự thi công cầu dầm I liên hợp kiểu mới và kiểu truyền thống được trình bày ở Bảng 3.1.
h32-1956.jpg

Hình 3.2: Mặt cắt ngang cầu dầm I liên hợp kiểu mới


h33-1956.jpg

Hình 3.3: Mặt cắt ngang cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống

Bảng 3.1. Trình tự thi công cầu dầm I liên hợp kiểu mới và kiểu truyền thống
b31-1957.jpg


3.2. Phân tích ứng xử của dầm I liên hợp kiểu mới không có dầm ngang trung gian
Sử dụng phần mềm Midas Civil 2011để mô hình kết cấu theo sơ đồ 3D (Hình 3.4) và phân tích ứng xử của dầm I liên hợp kiểu mới.
h34-1958.jpg

a) - Mô hình tổng thể cầu b) - Vị trí dầm ngang trên gối
Hình 3.4: Mô hình 3D cầu dầm I liên hợp 5 nhịp không có dầm ngang trung gian

3.2.1. Phân tích mô-men uốn
Kết quả tính toán mô-men uốn của dầm I liên hợp kiểu mới được thể hiện từ Hình 3.5 tới Hình 3.7 và Bảng 3.2.
h35-1959.jpg

a) - Cầu dầm I liên hợp kiểu mới; b) - Cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống
Hình 3.5: Biểu đồ mô-men giai đoạn trước khi liên hợp


h36-2000.jpg

a) - Cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống; b) - Cầu dầm I liên hợp kiểu mới
Hình 3.6: Biểu đồ mô-men giai đoạn sau khi liên hợp

Bảng 3.2. Kết quả tính toán mô-men uốn qua các giai đoạn thi công
b32-2001.jpg



b37-2001.jpg

Hình 3.7: Biểu đồ so sánh mô-men

Dựa trên kết quả tính toán theo các giai đoạn thi công từ CS1 tới CS8, giai đoạn trước khi liên hợp, giai đoạn sau khi liên hợp trên Bảng 3.2 và Hình 3.7, có thể đưa ra những nhận xét sau:
- Trong toàn bộ các giai đoạn thi công (từ giai đoạn thi công CS1 đến CS8), cầu dầm I liên hợp kiểu mới làm việc như dầm giản đơn có mô-men âm gần như bằng 0. Trong khi đó, cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống làm việc như dầm liên tục, cả mô-men âm và mô men dương đều lớn. Trong giai đoạn thi công CS7, giá trị mô-men dương và mô-men âm lớn nhất, có giá trị lần lượt là 905,5kN và 1212,8kN. Do đó, kích thước bản cánh trên của dầm I liên hợp kiểu mới sẽ không phải chọn tăng lên để thỏa mãn sơ đồ thi công mà chỉ chọn để thỏa mãn sơ đồ khai thác.
- Sau khi liên hợp, cầu dầm I liên hợp kiểu mới có mô-men âm và mô-men dương gần bằng nhau với giá trị lần lượt là 4.670,2kN và 4.706,5kN. Trong khi đó, cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống vẫn làm việc như dầm liên tục, có mô-men âm lớn hơn nhiều so với mô-men dương với giá trị lần lượt là 5.796,2kN và 3.701,8kN. Do đó, bê tông bản mặt cầu trong dầm I liên hợp kiểu mới làm việc hợp lý hơn, hạn chế được hiện tượng rạn nứt bản mặt cầu tại các vị trí trên trụ.

3.2.2. Phân tích chuyển vị
Phân tích chuyển vị của cầu dầm I liên hợp kiểu mới được thể hiện trên Hình 3.8, Hình 3.9 và Bảng 3.3.
h38-2002.jpg

a) - Cầu dầm I liên hợp kiểu mới; b) - Cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống
Hình 3.8: Kết quả phân tích chuyển vị do tĩnh tải

Bảng 3.3. Bảng kết quả phân tích chuyển vị tại vị trí giữa nhịp thứ 3
b33-h39-2003.jpg


Hình 3.9: Biểu đồ so sánh chuyển vị ngắn hạn

Dựa trên kết quả tính toán ở Bảng 3.3 và Hình 3.9, chuyển vị ngắn hạn của cầu dầm I liên hợp kiểu mới tại giữa nhịp thứ 3 là 21,0mm, lớn hơn 1,43 lần so với cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống là 14,69mm. Điều này là do chiều cao của dầm I liên hợp kiểu mới là 1.000mm, nhỏ hơn chiều cao của dầm I liên hợp kiểu truyền thống là 1.200mm. Tuy nhiên, giá trị chuyển vị này vẫn nằm trong giới hạn cho phép là 42,5mm theo Tiêu chuẩn Thiết kế cầu 22 TCN 272-05.
3.2.3. Phân tích dao động
Phân tích dao động cầu dầm I liên hợp kiểu mới được tính toán cho 10 mode dao động đầu tiên. Kết quả của các mode dao động có năng lượng lớn nhất theo phương dọc cầu, phương ngang cầu và phương thẳng đứng được thể hiện trên Hình 13, Hình 14 và Bảng 3.4.
h3-10-2003.jpg

a) - Cầu dầm I liên hợp kiểu mới; b) - Cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống
Hình 3.10: Kết quả phân tích dao động mode 1

Bảng 3.4. Bảng so sánh kết quả phân tích dao động
b34-h-3-11-2004.jpg

Hình 3.11: Biểu đồ so sánh tần số dao động riêng

Dựa trên kết quả tính toán dao động trên Bảng 3.4 và Hình 3.11, chu kỳ dao động riêng của tất cả các mode của cầu dầm I liên hợp kiểu mới nằm trong khoảng 0,45 - 0,60s, ngoài giới hạn nguy hiểm quy định trong Quy trình Kiểm định cầu trên đường ô tô 22TCN 243-98. Chu kỳ và tần số dao động riêng của mode dao động có năng lượng lớn nhất của hai loại cầu theo ba phương gần như tương đương nhau.
4. Kết luận
Cầu dầm I liên hợp kiểu mới đã lược bỏ đi dầm ngang trung gian và sườn tăng cường. Mặc dù vậy, kết quả phân tích cho thấy, nhờ việc đưa vào một số kết cấu đặc biệt như khối bê tông bao quanh dầm ngang đầu dầm, bản thép tăng cường cho dầm chủ, thanh neo thép chữ I… mà chuyển vị, chu kỳ và tần số dao động riêng của cầu dầm I liên hợp kiểu mới này vẫn xấp xỉ bằng cầu dầm I liên hợp kiểu truyền thống và nằm trong phạm vi cho phép.
Việc đơn giản hóa kết cấu này sẽ làm rút ngắn thời gian chế tạo và thi công, giảm giá thành vật liệu và giá thành thi công công trình. Hơn nữa, trong quá trình khai thác, cầu dầm I liên hợp kiểu mới có mô-men âm và mô-men dương gần như bằng nhau, làm cho kết cấu làm việc hợp lý hơn, giảm hiện tượng nứt bản bê tông mặt cầu tại các vị trí trên trụ.
Dầm I liên hợp kiểu mới không có dầm ngang trung gian cần được nghiên cứu áp dụng cho các công trình cầu vượt trong đô thị, nơi có điều kiện thi công chật hẹp, yêu cầu thời gian thi công nhanh và tịnh không thông xe cao.
Tài liệu tham khảo
[1]. 22 TCN 243-98, Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô.
[2]. 22 TCN 272-05, Tiêu chuẩn thiết kế cầu.
[3]. Nguyễn Viết Trung, Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2009), Ví dụ tính toán cầu dầm liên hợp, NXB. Xây dựng, Hà Nội.
[4]. Ngô Đăng Quang, Trần Ngọc Linh, Nguyễn Trọng Nghĩa, Bùi Công Độ (2005), Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với Midas/Civil - Tập 1+2, NXB. Xây dựng, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Viết Trung (2014), Cầu thép, NXB. Xây dựng.
[6]. Các tài liệu về Cầu dầm I - Panel của Tập đoàn Nippon Steel & Sumitomo Metal.
Thì mình cảm thấy cái nick trên sao sao á, comment thấy không đúng chất, nhưng mà thôi, cũng chỉ là cái nick, ẩn sau đó là ai cũng kệ.

Theo mình khi chưa có hồ sơ thiết kế trong tay thì chưa nói được lỗi của ai cả, biết đâu thiết kế tính thiếu thì sao ? Vì tải trọng thi công theo mình là nhỏ so với tải trọng khai thác sau này.
 
@cauhamnet , tôi là ai bạn quan tâm làm gì nhỉ ?
Lưu ý bạn về tải trọng thi công nhé , lúc mà bê tông nó chưa cứng thì cái hệ dâm là hệ biến hình, bạn thừa biết là khả năng chịu lực kém. Sau khi bê tông bản mặt cầu đông kết thì kết hợp với hệ dầm thành hệ siêu tĩnh làm thay đổi sơ đồ chịu lực, thì khi đó mới gánh được tải trọng khai thác.

Chuyện sai lầm trong thi công, dẫn đến dầm thép bị chuyển vị trong quá trình đổ bê tông, dầm làm việc không đúng phương chịu lực nên gây ra xoắn vỏ đỗ nên bị sập là nguyên nhân cần xem xét đầu tiên.
 
Thôi hai đồng chí ở trên tập trung chuyên môn đi

Giai đoạn này chưa xét đến thiết kế đi mà xét vấn đề thi công

Đầu tiên là hệ chống đơn có vấn đề khi chưa xét đến hoạt tải áp lực đẩy ngang của vữa bê tông khi hỗn hợp vữa còn lỏng, của thiết bị thi công, của người .... Nếu lười tính toán thì cứ lấy 5% của tải trọng thẳng đứng khi thi công là tải trọng đẩy ngang. Do vậy nếu dùng hệ chống đơn phải giằng ngang và giằng chéo cho nhau để triệt tiêu tải trọng ngang, đặc biệt giằng chéo cùng tiết diện với giằng ngang nhưng chịu lực ngang gấp nhiều 6 lần giằng ngang. Nếu nhìn trên hình cho thấy rõ ràng thi công không quan tâm tới tải trọng ngang này nên thanh dầm I mới bị vặn như vậy.

Tiếp đến có thể liên kết dầm ngang cũng có vấn đề, dẫn đến các dầm biên dịch chuyển sang hai bên (hoặc bị vặn theo chiều mũi tên đỏ mình vẽ) thì các dầm ngang vô tác dụng (nó sẽ rơi xuống dưới).
kOfbdg9.jpg

Phán đoán này dựa trên cơ sở hình ảnh dưới đây
RyWr4TX.jpg


Hiện tượng mất ổn định dầm thép chữ I được minh họa như thế này
2094721-34040-260px-beam-mode-2-sz7z07zfo3memd7qmv-j.gif


Do vậy sập là do tải trọng động khi thi công, do không được liên kết an toàn, khi này dầm chưa làm việc theo hệ mà các dầm làm việc độc lập nhau, chỉ cần có chuyển vị nhỏ gây ra mất cân bằng không đúng phương chịu lực là bị sập thôi.
 
  • Like
Reactions: vanphuccity
Mình bò hóng được là dầm này L=24m thiết kế chiều cao dầm 400mm. Theo tính toán đơn giản thì chiều cao dầm này đã không đủ rồi. Ban đầu còn thiết kế 350mm với tải trọng là 10T thì phải. Nói thật là cái này nó đã sai từ thiết kế rồi nên nó đổ lúc này là còn may. Nói chung là thiết kế đã ẩu nhưng mà ông thi công thì tư duy đúng kiểu dân dụng. Quả này suối cạn thế cứ đắp đất theo đúng độ vồng của dầm rồi mới đổ bê tông thì chắc còn ổn (phương án rẻ nhất nhé vì làm từ thiện mà)

Thực ra việc làm cầu vồng lên này bản chất là một hình thức dự ứng lực đơn giản và thô sơ, làm phân tán lực nhanh chóng ra 2 đầu cầu và truyền xuống đất. Có những người cứ nghĩ DUL là phải kéo cáp nhưng thực tế nhiều khi vật liệu làm cầu chính là vật liệu để DUL, tuy nhiên trong trường hợp này hiệu quả không cao. Yêu cầu bắt buộc vẫn là các nhịp dầm chính phải được liên kết tốt với nhau và bê tông phải đảm bảo độ ninh kết .

Chưa nói dầm này làm vồng quá hớp. Theo thông tin là dầm I400 chiều dài 24m mà thiết kế làm độ vồng 1.2m. Riêng việc này đã làm cho kết cấu thay đổi từ dầm sang gần như là vòm. Vồng cao quá khi có tải trọng thì sinh lực đẩy ngang vào mố. Túm lại là nhiều vấn đề cho cái cầu này.

Vì chưa được nhìn bản thiết kế của nó nên mình không dám phán gì nhiều, chỉ thấy độ vòm của nó khá cao, dầm ngang ít, không giằng đủ cho nhịp khá dài.
 
Mất ổn định theo phương ngang. KS thiết kể dự định dùng chính mặt cầu bê tông để đảm bảo độ cứng, độ ổn định theo phương ngang nhưng tiếc là bên thi công quên mất khi chưa đổ bê tông, bê tông chưa ninh kết thì chưa có độ cứng này dẫn đến mất ổn định theo phương ngang, mấy dầm thép xoắn vặn hết như mấy hình trên.

Đồng ý với @nhatxaydung , khi đổ bê tông mặt cầu nó có tỉ lệ nhất định tải trọng theo phương ngang tuỳ vào người thiết kế chọn. thường là 5%, ví dụ 1 tấn bê tông tươi+ thép + người + thiết bị thì có 50 kg sẽ đẩy ngang cầu, chính lực này mới gây sập cầu.

Cầu thiện nguyện đa số là ở vùng sâu vùng xa giao thông ít chủ yếu bà con chạy xe máy với dăm cái công nông, nên làm thiết kế hoành tráng làm cái gì !

Xem clip này sẽ thấy, họ đổ bê tông bằng máy bơm bê tông và đổ từ một phía lại, với kết cấu cầu cong kiểu vòm này nó cực kỳ bất lợi nếu đổ bê tông từ một bên lại.

Dầm thiết kế chịu lực đúng phương chịu lực thì nó chịu rất tốt, sai phương thì hỏng. Cứ thử lấy cái ghế nhựa ra thử đi, lệch một tí là gãy liền. Nếu thiết kế không có giằng ngang thì khi thi công phải hàn tạm giằng ngang vào khi bê tông bề mặt cứng nó là 1 miếng cứng làm việc OK. Ở đây thiết kế kỹ thuật thi công có thể có sai sót khi không chỉ dẫn, hay lưu ý khi thi công, chắc do thiếu kinh nghiệm. Vì mô hình trên máy tính hoàn toàn OK.

Nói chung là chưa cần xem xét hồ sơ thì cũng khẳng định được là lỗi của bên thi công rồi. Lúc nào dỡ ra nó sập hoặc đưa vào sử dụng nó sập hẵng nghĩ đến thiết kế.
 
Nhìn nội dung chém gió bên trên nhìn quen quen nhỉ ? có phải thần dân Cà Phân di cư qua đây không ta ?

Đúng là làm việc thiện nguyện không cẩn trọng cũng chua xót thật, hóng được bên Cà Phân là, trích nguyên văn

Đây là một hoạt động ý nghĩa của các tổ chức thiện nguyện.
Người chịu trách nhiệm thiết kế là một kts, kỹ sư người Đà Nẵng, đơn vị đứng ra đảm bảo và chịu trách nhiệm thiết kế là 1 DNXD ở Yên Bái, nhà thầu là 1 cty XD cầu đường ở Đà Nẵng, Giám sát thi công là một kỹ sư cầu đường của cty kia. Dầm thép cũng do một đơn vị có tiếng làm và tất cả đều không tính công.
Tiêu chí đưa ra là ngon bổ rẻ và phối hợp cùng làm cùng duyệt thiết kế.
Ngân sách do cty XD tính toán dựa trên bản thiết kế là gần 800tr trong đó hội thiện nguyện (đứng đầu là 1 KTS) quyên góp đc 509tr, 3000 hộ dân đóng góp 150tr và ngân sách huyện hỗ trợ 140tr.
Động thổ ngày 22/7: coa cúng bái đàng hoàng theo phong tục địa phương.
Tất cả hoạt động này đều làm rất bài bản từ công văn của xã, huyện, thiết kế, lập đè án, lập ban xây dựng của địa phương: có nhiệm vụ đôn đôc, cắt cử dân địa phương, vận động quyên góp.
Em nghĩ một phần nguyên nhân dẫn đến thi công ẩu là do họ quá chạy theo tiến độ: 6/1/2019 sẽ bàn giao).
trc mắt chị trưởng nhóm thiện nguyện sẽ bỏ tiền hoàn trả 150 cho 3000 hộ dân để bà con yên lòng.
 
Theo thông tin của @ngonhubu đã rõ, thi công ẩu rồi, theo mình dự đoán là giao khoán cho nhân công địa phương , tiền nào giá đó rồi.
 
Nhìn trên hình (tại thời điểm đặt dầm thép dọc, tại thời điểm lắp thép sàn và tại thời điểm đổ bê tông bị sập) thấy có một số vấn đề theo ngu ý:

1. Cầu bê tông thép liên hợp, bản mặt cầu sẽ cùng tham gia chịu nén cùng với biến trên của dầm thép khi có hoạt tải sử dụng, do vậy mà kích thước dầm thép cho phép giảm đến mức tối thiểu [tất nhiên kích thước dầm thép phải đảm bảo điều kiện ổn định của dầm thép khi bị nén]. Nhưng điều này chỉ đúng khi đổ bê tông hoàn thiện, bê tông đủ cứng vững, thì cái sàn bê tông mới trở thành hệ thống liên kết ngang giữa các dầm thép.

2. Tội là tội ở cái bê tông; không chịu khô nhanh, trước lúc sập gi cả. Do vậy khi bị sập cho thấy hoặc thiết kế thiếu liên kết ngang (hay thi công ẩu không hàn liên kết ngang) do đó gây xoắn dầm dọc khi có tải trọng thi công (bê tông + thép bản mặt cầu), dẫn đến phá vỡ kết cấu và gây sụp đổ;

3. Kể cả nếu đảm bảo liên kết ngang chống xoắn và đạt ổn định khi thi công, thì vấn đề giàn giáo và thanh chống theo hình hoàn toàn là không đạt; Khi có tải trọng thi công thì thanh chống bị lún gây ứng suất và sụp đổ kết cấu [ ai thích tìm hiểu sâu thì có thể google sự cố cầu Cần Thơ).

4. Theo thông tin đây là cầu là thiện nguyện, thiết kế do 1 KTS kinh nghiệm, giám sát có tâm; Nhưng lỗi đầu tiên là Tư vấn giám sát, không kiểm tra điều kiện trước khi đổ bê tông (hay quá non kinh nghiệm???) thấy giàn giáo và thanh chống như vậy, thấy liên kết dọc quá rời rạc có thể gây xoắn và lệch ngang nhưng vẫn tiến hành đổ bê tông.... Kinh phí thực hiện dù là của ai đó bỏ ra hay ngân sách, thì lúc thi công và đưa vào sử dụng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật từ lúc thi công và suốt quá trình sử dụng; May rằng bị sập ngay thời điểm thi công, chứ lúc sử dụng và có thiệt hại về tính mạng là bị khởi tố như chơi đấy....
 
Có thể lý do nhạy cảm nên @tuyettrinh99 không dám chém sâu nữa, vì đi phê phán chuyên môn học trò mình đào tạo ra thì không nên nhỉ ? :p

Sau những vụ thế này bây giờ thấy các kỹ sư cầu trẻ ban căng.
Tư vấn thì mọc ra như nấm sau mưa. Copy paste mà không cần hiểu biết về kết cấu.
Mấy cái dầm định hình thì thôi không nói chứ kết cấu thép mà không hiểu về kết cấu là nguy to.
Thỉnh thoảng đọc mấy hồ sơ dùng mấy phần mềm phân tích kết cấu crack để tính cống, cầu giản đơn mà giật hết cả mình. Hỏi thì chả hiểu gì về kết cấu mà mô hình hoá như thật. Nhìn cầu này dầm ngang không có thanh chéo đã kinh kinh rồi xong không biết có giằng dưới không nữa, 24m mà tính ra 4I400 nữa.
Đọc kết luận của phòng gì đấy ở Yên Bái kết luận nguyên nhân sập cầu là do bê tông đầu dầm dày hơn thiết kế 7cm, bản mặt cầu rộng hơn thiết kế 46cm lại càng buồn cười nữa. Chưa có hoạt tải đã toi rồi mà đổ ngay cho thi công được.
Cầu vừa đổ bê tông đã sập ở Yên Bái: Xác định nguyên nhân
Thứ Năm, 20/12/2018 12:42 PM GMT+7

(VTC News) - Cơ quan chức năng xác định nguyên nhân khiến cây cầu thiện nguyện ở Yên Bái vừa đổ bê tông đã sập là do đơn vị thi công chưa làm đúng với bản vẽ thiết kế.

Ngày 20/12, theo thông tin từ Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Văn Yên (Yên Bái), nguyên nhân sập cầu theo đánh giá sơ bộ là do đơn vị thi công chưa làm đúng với bản vẽ thiết kế.
Cụ thể, báo cáo từ Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Văn Yên cho biết: “Khoảng 12h ngày 18/12, trong khi đang đổ bê tông mặt cầu thôn Gốc Nụ đã xảy ra sự cố sập toàn bộ mặt cầu xuống suối.
Kiểm tra tại hiện trường và đối chiếu thực tế nhận thấy, thép dầm chủ không đúng thiết kế, chiều rộng bê tông mặt cầu rộng hơn so với thiết kế 0,46m. Chiều cao bê tông mặt cầu tại vị trí mố cầu dày hơn 7cm.
Nguyên nhân đánh giá sơ bộ ban đầu là do đơn vị thi công chưa làm đúng với bản vẽ thiết kế. Quá trình thi công, hệ thống giàn giáo, cốt pha, cây chống yếu làm chuyển vị hệ thống dầm gây sập cầu”.
https://vtc.vn/cau-vua-do-be-tong-da-sap-o-yen-bai-xac-dinh-nguyen-nhan-d447120.html
Hayza
 
Nói về trình độ kỹ sư bây giờ, không riêng gì cầu mà XDDD, công nghiệp, cảng ... đều rơi vào tình trạng thế không hiểu biết gì về kết cấu hết. Bây giờ chương trình học cắt ngắn, học theo tín chỉ, môn nào xương xương sinh viên bỏ qua hết. Thiết kế kết cấu toàn cậy có phần mềm, rồi có thiết kế mẫu, nên những môn cơ bản như SBVL, Cơ kết cấu gần như sinh viên bỏ hoặc học rất qua loa. Đến khi đi làm cứ copy paste từ chỗ này sang chỗ khác, không nắm được nguyên lý kết cấu cơ bản, sai đúng không biết. Gặp công trình hoặc kết cấu lạ chút là làm bừa.

Ngày trước học đúng là như cực hình, cơ kết cấu học đến 3 kỳ. Nhưng đến khi ra đi làm nắm nguyên lý rất vững. Bạn mình bỏ nghề gần 20 năm đi buôn mà làm nhà nó đứng nhìn thép sàn vẫn nói được là đặt đúng thớ hay không đấy.

Nhưng nói về cầu Gốc Nụ sập thì mình vẫn nghiêng về giả thiết là lỗi thi công
Quá trình thi công, hệ thống giàn giáo, cốt pha, cây chống yếu gây chuyển vị hệ thống dầm gây sập cầu.
http://www.tapchigiaothong.vn/he-lo-nguyen-nhan-cay-cau-dang-xay-thi-do-sap-xuong-suoi-d69952.html
 
Lại tiếp tục nè

Cầu Bình Tân Nhơn thuộc xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự có chiều dài 39m gồm 3 nhịp, bề rộng mặt cầu 4m, tải trọng thiết kế 5 tấn. Tổng kinh phí xây dựng hơn 1,9 tỷ đồng. Trong đó, UBMTTQVN tỉnh vận động Agribank chi nhánh Đồng Tháp tài trợ gần 1,5 tỷ đồng, số tiền còn lại ngân sách huyện chi đối ứng.
Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 16.11.2017 do Cty TNHH Gia Phát thi công trong 3 tháng. Khi đưa vào sử dụng thì đến ngày 15.3.2018, cầu xảy ra sự cố sập nhịp giữa và nhịp biên.

G-T-21.jpg


Cận cạnh hiện trường cầu mới xây xong đã sập
Theo ông Nguyễn Phi Đua – Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự , nguyên nhân dẫn đến sự cố nói trên bước đầu xác định là do nền đất yếu, có hiện tượng tạo túi bùn dẫn đến sụp lún bờ đê làm trượt toàn bộ khối đất đắp ra phía kênh đẩy lật bệ trụ làm rớt dầm sàn cầu.
 
Thôi hai đồng chí ở trên tập trung chuyên môn đi

Giai đoạn này chưa xét đến thiết kế đi mà xét vấn đề thi công

Đầu tiên là hệ chống đơn có vấn đề khi chưa xét đến hoạt tải áp lực đẩy ngang của vữa bê tông khi hỗn hợp vữa còn lỏng, của thiết bị thi công, của người .... Nếu lười tính toán thì cứ lấy 5% của tải trọng thẳng đứng khi thi công là tải trọng đẩy ngang. Do vậy nếu dùng hệ chống đơn phải giằng ngang và giằng chéo cho nhau để triệt tiêu tải trọng ngang, đặc biệt giằng chéo cùng tiết diện với giằng ngang nhưng chịu lực ngang gấp nhiều 6 lần giằng ngang. Nếu nhìn trên hình cho thấy rõ ràng thi công không quan tâm tới tải trọng ngang này nên thanh dầm I mới bị vặn như vậy.

Tiếp đến có thể liên kết dầm ngang cũng có vấn đề, dẫn đến các dầm biên dịch chuyển sang hai bên (hoặc bị vặn theo chiều mũi tên đỏ mình vẽ) thì các dầm ngang vô tác dụng (nó sẽ rơi xuống dưới).
kOfbdg9.jpg

Phán đoán này dựa trên cơ sở hình ảnh dưới đây
RyWr4TX.jpg


Hiện tượng mất ổn định dầm thép chữ I được minh họa như thế này
2094721-34040-260px-beam-mode-2-sz7z07zfo3memd7qmv-j.gif


Do vậy sập là do tải trọng động khi thi công, do không được liên kết an toàn, khi này dầm chưa làm việc theo hệ mà các dầm làm việc độc lập nhau, chỉ cần có chuyển vị nhỏ gây ra mất cân bằng không đúng phương chịu lực là bị sập thôi. :)
đồng ý với kiến bác này :)