Lạm bàn các giải pháp cho các chủ bất động sản cho thuê sau khi kết thúc dịch Coronavirus

Tình hình rất rất nhiều người thuê nhà đòi giảm tiền thuê mặt bằng, từ báo chí tới facebook, nay các ông lớn trước dịch đã lao đao, kinh doanh kém hiệu quả như Thế Giới Di Động hay VinComerce mượn gió bẻ măng tiếp tục gây sức ép

Cứng rắn như Thế giới Di động: Sẵn sàng trả mặt bằng đang bị đóng cửa do COVID-19 nếu chủ nhà không miễn, giảm giá cho thuê


Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đề nghị đối tác miễn phí tiền mặt bằng cho 2.000 cửa hàng bị đóng cửa do Covid-19 và giảm 50% giá thuê trong 1 năm


Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đề nghị 50% cho 12 tháng liên tục đã là quá đáng rồi, VinComerce còn đòi lấn sân giảm hết thời gian hợp đồng (hợp đồng 5 năm, người chủ hợp đồng này còn hạn 4 năm ) phải nói là quá khủng bố.

DMXFdWY.jpg


Trong lúc các ngành hàng khác khó ngành, VinMart lại làm ăn được trong mùa dịch mà vẫn mượn gió bẻ măng.

Phong trào đấu tố chủ mặt bằng khắp nơi, bất cần chủ mặt bằng phải vay mượn ngân hàng để đầu tư , giải pháp nào trong tình hình này

Theo cá nhân BatDongSanChoThue, các chủ mặt bằng hãy cứng rắn, không việc gì mà phải xuống nước cả

Đầu tiên thì mấy cửa hàng Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và,VinMart đâu có gì giá trị ngoài hàng hóa trong đó chứ ba cái tủ bàn ve chai có bao nhiêu, dọn đi cái một, chỉ giảm giá hoặc miễn từng tháng một, rồi tiếp tục tính, nếu dịch vẫn còn thì vẫn giảm. Chính phủ cũng chỉ hỗ trợ bộ phận "cùng đinh" một lần ba tháng chứ có nhiều đâu.
 
Trong cơn hoạn nạn, cùng chia chung tay chia sẻ khó khăn là đúng, nhưng kiểu như các chuỗi bán lẻ có thói quen ép nhà cung cấp, nay giở trò trò ép luôn chủ bất động sản cho thuê thì thật là quá đáng. Đừng tưởng dễ ăn, các chủ mặt bằng sẵn sàng tự giải cứu để bảo toàn đồng vốn của họ.

Các chủ mặt bằng không việc gì ngại ngùng cắt hợp đồng với các chuỗi bán lẻ, sẵn sàng giảm giá thuê mặt bằng 70% hay thậm chí 50% cho những người còn có tiềm năng bật lên sau dịch, hãy để những chuỗi bán lẻ này chết đi.
 
Giai đoạn này các chủ bất động sản cho thuê hãy thật khôn ngoan, tránh trở thành vật tế thần trên Facebook. Dạo này trên các nhóm hội Facebook đang có phong trào tố chủ nhà sau khi xin hỗ trợ tiền nhà mùa dịch mà không được ngày càng nhiều, nhiều người không đi thuê nhà không đi thuê mặt bằng cũng adua theo trend để lấy số má, nhàn cư vi bất thiện bầy đàn. Hợp đồng như thế rồi, xin giảm thì nó là vấn đề cùng nhau chia sẻ khó khăn, chứ không phải lợi dụng bất khả kháng để "tống tiền"

Các chuỗi bán lẻ đánh giá quá thấp các chủ mặt bằng cao cấp như Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và VinMart đang thuê, họ sàng bỏ không vài năm cũng không ảnh hưởng gì, chỉ tội nghiệp trò khốn của Thế Giới Di Động và VinComerce tạo áp lực lên các chủ bất động sản cho thuê khác thôi.

Tính viết bài chia sẻ tiếp trên diễn đàn, nhưng trong lúc thiên hạ đang sợ bị cởi truồng, mình viết bài về gu thời trang quần áo thì không hay lắm.
 
Cứ đúng HĐ mà triển, HĐ không có điều khoản thiên tai dịch bệnh giảm tiền thì việc hỗ trợ giảm hay không do từng người chủ. Nói chung là cũng xác định nên cùng chia sẻ khó khăn với nhau trong thời điểm này, chia sẻ khó khăn, vì giai đoạn này người thuê cũng khó khăn thật, và nếu họ trả thì người cho thuê cũng khó tìm được khách thuê mới , quan trọng là hợp tác với nhau lâu dài, nhưng người thuê quá đáng quá thì cứ theo HĐ mà triển.
 
Các chủ BĐS cho thuê cần kiên quyết liên kết với nhau nói KHÔNG, có thể xem thêm bài báo này

Giới đầu tư đang đua nhau “bắt đáy” BĐS khi thị trường này đang tồn tại song song hai trạng thái khá ngược: vừa khan hàng do nguồn cung giảm sút, lại vừa “chạm đáy” về giá khi bức tranh kinh tế chung khốn khó vì Covid-19.

 
  • Like
Reactions: KCNSaiGonBacGiang
Dạo quanh lượm lặt vài dòng cho các khổ chủ đang có BĐS cho thuê

Năm 2019, lợi nhuận MWG là 3834 tỷ, tính chẵn 3800 tỷ, 3000 cửa hàng, bao gồm 1000 TGDĐ, 1000 ĐMX và 1000 BHX. Bỏ qua 1000 cửa hàng BHX đang hòa vốn, thì 2000 cửa hàng còn lại sinh lơi nhuận 160tr/ tháng. Mỗi cửa hàng bình quân tiền thuê + bảo vệ 24/7 la chi phi không the bỏ qua la 50tr/ tháng thì nếu đóng cửa do lockdown (Hà Nội và HCM đang khuyến cáo) hoặc giảm doanh thu lớn thì có lẽ áp lực rất lớn với hệ thống, đây cũng là gót chân Asin của bất kỳ chuỗi dịch vụ nào.

Giai đoạn này thì đúng như Chủ tịch Thế giới di động tuyên bố Lỗ là điều không tưởng, mỗi ngày đều tự hỏi tại sao giá cổ phiếu giảm mạnh vì BHX dịch thì khách đông xe máy xếp tràn cả xuống đường, do hàng loạt quán ăn đóng cửa, dân bu vào BHX mua đồ về tự nấu ăn, doanh thu tăng lên hẳn.

Nên chuyện TGDĐ bắn tin đòi giảm giá thuê áp lực giảm 50% tiền thuê thì biết là khó thực hiện, vì không chủ mặt bằng nào đồng ý giảm 50% 12 tháng, nhưng nằm trong kế hoặch cắt giảm điểm bán là bắt buộc (lấy lý do không hỗ trợ giảm mặt bằng), và dù cho các chủ mặt bằng có giảm đi nữa thì có lẽ cũng khó mà tiếp tục thuê vì giảm cầu (các chuỗi khác chết sạch rồi, đâu còn dư địa tăng khi chuỗi khác đóng cửa), nên sẽ có làn sóng đóng cửa tiếp theo của MWG khi tình hình tệ hơn.

Lúc MWG thuê thì đẩy giá lên cao để chiếm vị trí vàng mà, nhưng chỗ nào không hiệu quả, hoặc hiệu quả kém sẽ đóng ngay thời điểm này với lý do không đồng ý giá thuê. Công văn xin giảm chi phí này chỉ là liều Morphin kéo dài cơn đau để có room cho thay đổi mô hình thôi. Thực ra chi phí thuê mặt bằng của MWG do các hãng tài trợ khá lớn, chia lô bán nền trong khuôn viên shop khá nhiều. Với tình hình này thì chắc chắn các hãng đã đánh tiếng chi phí hỗ trợ này sẽ bị cắt giảm đầu tiên nên phương án thoát dịch của MWG chắc chắn là cắt giảm shop ít nhất 30%, cắt càng sớm càng bớt đau khổ.

Có 2 giải pháp được anh Tài chia sẻ là chiến lược trong đợt này là Đi chợ giùm bạnXin giảm tiền thuê nhà, đánh giá cả 2 đều là "hoang đường" để đạt mục đich giữ số cửa hàng như cũ và tăng doanh số. Giải pháp Đi chợ giùm bạn tại sao là "hoang đường" vì thói quen này nếu có là ở TP.HCM và Hà Nội nơi BHX ít cửa hàng nhất . Quan trọng nữa là nó cần educated cho người dùng làm quen với nó trong thời gian dài, và phải đốt tiền để user họ bỏ thói quen hiện có. Anh Tài còn lấy ví dụ như là Grabfood để người nghe dễ hình dung nhưng mà anh Tài không nói Gbab đốt bao nhiêu và bao lâu để ra Grabfood.

Thế nên 30% cửa hàng ra đi kỳ này là tất yếu ... là ít nhất 700 cửa hàng đóng từ nay đến cuối năm, một số trong đây sẽ convert ra BHX chăng? Chuyện anh Tài có nói một câu đại loại là M&A lúc này là tội lỗi ( đại loại thế), nên có thể bán nguyên con MWG kỳ này như NK, Diana, Kinh Đô .. đã từng làm. Theo ngôn ngữ hiện nay thì kẻ nào ăn nói ... thì sống như....

Quả bóng MWG bơm căng qua mỗi năm, ai cũng biết và anh Tài làm được. Anh Tài cũng rút tiền thông minh qua Esop để giữ lợi nhuận đẹp cho cổ đông nhưng nồi cháo càng ngày càng loãng. Mong anh qua sóng này để nuôi sống 20.000 nhân sự các cấp của MWG. Cổ phiếu MWG chỉ thực sự khủng hoảng khi Tây ném thẳng trên sàn mà không có premium như trước đây, 49% Tây nắm giữ mới là ngòi nổ thực sự. Tín hiệu đã xuất hiện với PNJ khi Tây ném 300k giá trần vào cầu mà không sang tay cho nhau như mọi lần, và dĩ nhiên PNJ săp tới thì thê thảm hơn MWG nhiều.
 
Chuyện cổ phiếu trên hai sòng bạc Hosino và Hasino thì chắc mở thớt mới đi, thớt này chỉ nên bàn về vấn đề mặt bằng. Giới chủ mặt bằng đã có bài phản hồi lại VinCommerce (VinMart và VinMart+ ) và TGDĐ

.....
Đại gia bán lẻ dính đòn ‘hồi mã thương’ vì chiến lược mở chuỗi phủ thị trường


Có thể Covid-19 là rủi ro trong ngắn hạn và không thể khiến các doanh nghiệp này đứng bên ranh giới sống còn. Nhưng ở góc độ nào đó, họ cũng đã dính phải đòn đau vì chiến lược chiếm lĩnh thị trường “thô bạo” trước đó. Nhất là với doanh nghiệp thuần bán lẻ như Thế Giới Di Động trong bối cảnh “thế giới bất động” như hiện nay.

Dùng "hồi mã thương" là sai mà nên dùng là "thượng mã phong" thì hợp lý hơn, trước nay lấy thịt đè người, tung tiền tranh cướp hết chỗ đẹp, giờ định ép các chủ mặt bằng tạo tâm lý để họ nghĩ ai cũng giảm thế giúp dễ đàm phán, chứ giảm 50% trong vòng 1 năm hay hết hợp đồng như VinCommerce thì chủ mặt bằng một là quá thừa tiền lại dễ tính hoặc hai là ngu. Khôn như TGDĐ với VinCommerce ở quê đầy, giá cả thì phải ngồi thương lượng - không được thì cứ theo hợp đồng.
 
Đứng dưới góc độ là những người có quyền lợi liên quan đến việc cho thuê mặt bằng, nhận thấy các chuỗi đã phá hoại gía trị mặt bằng, giá thuê mặt bằng đã quá cao so với giá trị thực, bài viết dưới đây phản ánh đúng điều đó
........

Giải mã việc hàng loạt cửa hàng ăn uống 'vỡ trận'

(TBKTSG) - Việc các doanh nghiệp F&B (ngành thực phẩm và nước uống) chịu ảnh hưởng nặng trong bối cảnh nền kinh tế đang thực hiện các biện pháp “ngủ đông” do dịch Covid-19 là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vì sao hàng loạt cửa hàng ăn uống và dịch vụ đã tiến hành sang quán dù chỉ mới trải qua một vài tháng khó khăn?


[IMG='width:862px; width="862px"']https://cdn.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/301831/ca42a_11.jpg[/IMG]


F&B là một nhánh nhỏ trong nhóm ngành du lịch và khách sạn. So với những ngành nghề khác thì nhóm F&B có độ rủi ro cao bởi chi phí cố định rất lớn. Chi phí cố định thể hiện các chi phí mà nhà hàng sẽ phải phát sinh cho dù có phục vụ khách hàng nào hay không, bao gồm: phí mặt bằng, điện nước, nhân viên (đối với nhân viên chính thức), Internet, thuế, lãi vay ngân hàng...

Trong tất cả các loại phí trên thì tiền thuê mặt bằng thường chiếm tỷ trọng đáng kể, dao động từ 10-40% doanh thu, tùy địa điểm. Các địa điểm ở khu vực trung tâm có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng cực lớn nhưng cũng khiến đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp bị đẩy lên rất cao khi chi phí cao.


Với mặt bằng hơn 200 mét vuông ở trung tâm thành phố thì chi phí thuê mặt bằng phải lên đến gần 400 triệu đồng/tháng. Điều đó có nghĩa là quán cà phê phải bán ít nhất 400 ly/ngày để có thể hòa vốn dựa trên cấu trúc chi phí điển hình của một cửa hàng cà phê.

Hơn nữa, mức biên lợi nhuận trên doanh thu của nhóm ngành nghề này chỉ nằm trong mức trung bình (dao động từ 5-15% doanh thu). Với lợi nhuận khoảng 10% doanh thu và mặt bằng chiếm đến 40% doanh thu thì có thể thấy nếu Highland Coffee không hoạt động ba tháng thì phải “cày” 12 tháng sau mới bù lại số lỗ đã phát sinh.

Ngay cả các thương hiệu lớn như Trung Nguyên, Starbuck, The Coffee House hay Phúc Long cũng chỉ có mức lợi nhuận hạn chế.

Bên cạnh đó, TPHCM còn có tỷ suất giá thuê trên giá mặt bằng cao nhất thế giới với mức 5,91%, cao hơn hẳn những thành phố sầm uất như Tokyo. Trong khi đó, Hà Nội đứng ngay ở vị trí thứ ba với 3,72%. Con số 5,91% có ý nghĩa là nếu mặt bằng được mua với giá 10 tỉ đồng thì tiền cho thuê một năm khoảng 590 triệu đồng, tương đương gần 50 triệu đồng/tháng.

Khi tiền thuê mặt bằng cao, doanh nghiệp sẽ cố gắng chuyển phần lớn chi phí này vào giá của sản phẩm, qua đó đẩy giá trị của các sản phẩm lên cao hơn nhiều so với khả năng có thể thanh toán của người dân. Chi phí mặt bằng cao như vậy và khả năng thanh toán của người dân thấp thì các doanh nghiệp F&B chỉ có thể hoạt động ở công suất thấp.

Họ có thể đạt được mức rất cao trong giai đoạn đầu khi ra sản phẩm mới gây tò mò cho người tiêu dùng nhưng càng về sau thì khách hàng sẽ chỉ quan tâm tới giá trị sản phẩm mang lại so với chi phí họ bỏ ra. Càng ngày, lượng khách hàng sẽ không đủ để bù đắp cho chi phí cố định đó.

Đúng là giá là do thị trường quyết định, người kinh doanh thấy còn kiếm lãi được thì họ vẫn thuê ... trước đây cứ xác định sóng sau đè sóng trước, chuỗi này chết thì chuỗi khác ngoi lên, nhưng trong đại dịch này thì hơi khó.

Do đó các chủ mặt bằng nên hiểu và cảm thông. Tuy nhiên, mức độ chia sẻ đến đâu sẽ phụ thuộc hầu như toàn bộ vào khả năng thương lượng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không nên có cái kiểu ở "kèo trên" hay "bố đời" thiên hạ như VinCommerce hay TGDĐ là không thể chấp nhận được.
 
  • Haha
Reactions: ChuHung
Các nhà môi giới BĐS cũng góp phần tội lỗi trong việc đẩy giá trị cho thuê lên cao, nay ăn năn hở bác @PhuThinhPhatReal. Chính các chuỗi đã gây tội ác đã nnâng giá thuê lên chóng mặt mấy năm qua khiến những hộ kinh doanh nhỏ lẻ thuê mặt bằng làm ăn trầy trật, đặc biệt là trò khốn nạn nâng giá đẩy người thuê cũ ra khỏi mặt bằng đang thuê.

Cá nhân mình thì vẫn tin TGDĐ (MWG) vẫn sống khỏe, chuyện thiên tai dịch bệnh không ai muốn, chuyện đóng cửa hay vẫn giữ chỉ là xử lý tình huống. Bài báo này nêu rõ ràng - Thế Giới Di Động muốn đối tác giảm 50% giá thuê mặt bằng trong 12 tháng dù doanh thu tăng


Ai cũng biết BHX thời điểm này đã có lời & muốn xôi thịt lụm tiền thì đã cho bùm để nổ doanh thu rồi, do sợ overload sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ nên muốn nó chạy theo lộ trình. Tiếp nữa là chuyển đổi mô hình ở TGDĐ dễ & nhanh như lật bàn tay, vì toàn những con người làm thật ăn thật chứ không phải kiểu lùa gà lùa giấy như FLC của Quyết còi.

TGDĐ sẽ chuyển đổi, nhưng chậm gặp hoàn cảnh lockdown này, yếu huyệt của dịch vụ trên nền luân chuyển hàng hoá tạo ra thặng dư. Hàng hoá ở đây là điện tử và điện thoại, đồng hồ, mắt kính thứ xếp hàng cuối cùng trong dịch hoạ, thiên tai và kéo dài sau đó. Nhìn cứu trợ hay từ thiện hiện nay, người lạc quan nhất cũng phải lên kế hoạch cắt giảm 50% cửa hàng chuỗi đang có. Dịch này là cơ hội để bán lẻ cơ cấu lại tổ chức, chỉnh đốn hành trang, không bị ảnh hưởng nặng giống như các doanh nghiệp sản xuất, sau dịch các doanh nghiệp bán lẻ lại có thêm sức mạnh vì có nhiều lựa chọn và nhiều nguồn tiếp sức

Còn cái trò ép giảm giá 50% này hóng được là của anh Trần Kinh Doanh, anh này xưa àm Giám Đốc Kinh Doanh cho AkzoNobel (sơn Dulux) được đâu khoảng 3 tháng thì chịu không nổi và nhảy tàu. Nay bung chiêu này thì coi chừng phản đòn, vì TGDĐ nổi tiếng là chúa chổm về việc ép các đối tác của mình..... Rất nhiều đối tác & hãng sản xuất mong TGDĐ thu hẹp.

Nói chung là các chủ mặt bằng cứ vững tin đi, không việc gì phải sợ cả, lụt thì lụt cả làng, đừng để cánh đi thuê mặt bằng chèn ép. Giá cả hợp lý thì kiểu gì cũng sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với những khách thuê tốt.
 
Ơ thế quái nào đang bàn về "các giải pháp cho các chủ bất động sản cho thuê sau khi kết thúc dịch Coronavirus" lại lan man sang chuyện kinh doanh của TGDĐ vậy ? Chuyện kinh doanh của các chuỗi bán lẻ và nhà hàng bản chất thì luôn có ưu thế về tiền mặt, tiền thu hàng ngày là tiền tươi, nếu chiếm dụng công nợ tốt thì tiền chi ra trong thời đoạn ngắn thấp. Gặp đại dịch thì nếu quỹ tiền mặt sẵn có không dồi dào thì buộc phải thu hẹp số lượng điểm kinh doanh hoặc đóng cửa.

Còn ứng xử như TGDĐ với VinCommerce là bố láo bố toét, đúng như một chủ nhà đã phát biểu


Hành xử như Starbucks Việt Nam hay Trung Nguyên Legend là rất văn minh, không trịch thượng


Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh là một trong các khoản chi bao gồm nhiều thứ khác, bên thuê mặt bằng cứ nhăm nhăm đòi giảm tiền thuê là sao ? Nhân tiện vậy thì phát văn bản yêu cầu người lao động làm việc không lương, yêu cầu cấp điện nước miễn phí, yêu cầu đối tác cung cấp hàng hóa hay nguyên liệu đầu vào miễn phí, yêu cầu ngân hàng cho vay không lãi suất .... khôn như thế dưới quê đầy.

Liệu trong giai đoạn khó khăn này, Thế Giới Di Động có tặng không hay giảm giá 50% các mặt hàng điện tử hay VinMart hay BHX tặng thực phẩm cho những người gặp khó khăn, hay vẫn cứ thu đủ .... mịa không khéo còn tát nước theo mưa tăng giá.

Bên cho thuê mặt bằng cũng chỉ là một đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào như bất kì đối tác nào đang có quan hệ kinh doanh với bên đi thuê mặt bằng, nếu không yêu cầu được "người lao động làm việc không lương, yêu cầu cấp điện nước miễn phí, yêu cầu đối tác cung cấp hàng hóa hay nguyên liệu đầu vào miễn phí, yêu cầu ngân hàng cho vay không lãi suất ...." thì thương lượng với bên cho thuê mặt bằng hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn trên cơ sở thiện chí, chứ kiểu bố láo ông nội người ta như Thế Giới Di Động hay VinCommerce thì vui lòng cút.
 
Các bác chủ mặt bằng cứ nói thẳng là giảm giá cho bên thuê, nhưng lấy tiền đâu nộp cho con cái đang đi học , các trường có miễn giảm học phí đâu ... các trường cục huỵch toẹt học hay không thì tuỳ... thì bên thuê có thuê nữa hay không thì tùy.


Trường dân lập nào cũng thế, có báo giá hết rồi, đóng sớm trước 30/5 còn được giảm thêm vài phần trăm trong khi theo dự kiến đầu thắng 6 mới tới HK2. Dịch Covid tưởng lỗ mà chúng ta lại lời to các đồng chí à, hiệu trưởng VAS và các trường dân lập đồng lên tiếng .... VinCommerce và Bách Hoa Xanh nhanh chóng nhảy vào like.
 
Vấn đề hiện nay là một bộ phận a dua theo số đông dù không thật sự khó khăn, ví dụ FPT thì mảng FPTshop tăng trưởng do nhu cầu mua sắm cho nhu cầu tại gia tăng, Long Châu thì bán thuốc tốt, nhưng vẫn theo đóm ăn tàn đòi giảm giá. Còn các chuỗi siêu thị tiện lợi cũng vậy, dịch Vinmart đông hơn ngày thường, nhưng VinCommerce lại quá đáng.

Toàn kinh doanh kiểu làm cha thiên hạ! 2020 khó khăn tí thì đòi: giảm lương nhân viên, giảm giá vốn từ nhà cung cấp, giảm chi phí mặt bằng... để: duy trì lợi nhuận năm 2020, không phải lấy lợi nhuận tích lũy để bù lỗ, dùng tiền đó tiếp tục mở rộng hệ thống, giữ thị phần.
 
Tham khảo
Mẫu Hợp đồng bảo vệ cơ quan



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2020

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Số:

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
  • Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016;
  • Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
  • Căn cứ Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm viêc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Căn cứ Nghị định 60/2013/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 điều 63 Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
  • Căn cứ Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động.
  • Căn cứ Nghị định 44/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
  • Căn cứ Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
  • Căn cứ Điều lệ Công ty A
  • Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các bên.
Hôm nay, ngày 21 tháng 9 năm 2020, tại địa chỉ …, chúng tôi gồm:

BÊN A: NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Ủy ban nhân nhân tỉnh X

Người đại diện:……………………………………………………………………………………

Chức vụ:………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………

Số điện thoại

BÊN B: NGƯỜI LAO ĐỘNG

Ông: Nguyễn Văn B

Sinh ngày:……………………………………………………………………………………….

CMND số:………………. Cấp ngày:……….. tại………………………………………………

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………..

Số điện thoại:……………………………………………………………………………………

Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất các nội dung sau:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

Các bên đồng ý ký hợp đồng lao động với nội dung:Loại hợp đồng: Hợp đồng xác định thời hạn từ ngày 25/10/2020 đến ngày 25/10/2023.

Địa điểm làm việc: UBND tỉnh X

Bộ phận làm việc: Tổ bảo vệ

Chức năng chuyên môn: nhân viên bảo vệ

Người quản lý trực tiếp: Tổ trưởng tổ bảo vệ

Nội dung công việc:

+ Hỗ trợ khách và công chức, viên chức đưa xe vào đúng vị trí theo quy định, phát thẻ xe, thu thẻ xe.

+ Nhân thư báo, bưu phẩm và chuyển ngay đến bộ phận văn thư.

+ Giúp đỡ các bộ phận cá nhân nơi công tác trong phạm vi thời gian cho phép

+ Khi phân ca trực thì bảo vệ phải lập biên bản bàn giao ca theo quy định

+ Quản lý chìa khóa các bộ phận, ghi rõ số khóa đã bàn giao trong sổ trực ban khi được phân công

+ Thường xuyên kiểm tra tài sản, nếu phát hiện mất mát phải báo cáo kịp thời cho cấp trên

+ Kiểm tra thiết bị phòng cháy, chữa cháy vào đầu tháng. Vận hành thành thạo, thao tác nhanh, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

+ Kiên quyết không có người có mùi bia , rượu, mang chất cháy nổ hoặc hung khí vào Ủy ban.

+ Thực hiện các công việc khác do Tổ trưởng bảo vệ phân công

Điều 2. Chế độ làm việc

Thời gian làm việc: 8 tiếng/ngày, nghỉ 1 ngày trong tuần. Ca làm việc thay đổi hàng tuần theo sự sắp xếp của Tổ trưởng

Trang thiết bị hỗ trợ: Đồng phục và các thiết bị hỗ trợ theo quy định

Điều kiện an toàn lao động và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều 3. Tiền lương, phụ cấp và các chế độ phúc lợi

3.1. Tiền lương

Lương cơ bản: 4.000.000 đồng

Tiền thưởng: phụ thuộc và kết quả làm việc do đơn vị đánh giá

Tiền lương làm thêm giờ:

+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%

+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%

+ Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Kỳ hạn trả lương: trả lương tháng một lần vào ngày 05 của tháng tiếp theo.

Hình thức trả lương: tiền mặt

Chế độ nâng lương: 1 lần/ năm căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3.2. Phụ cấp

Công tác phí: được chi trả toàn bộ khi có hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong quá trình đi công tác.

Phụ cấp: ăn trưa: 650.000 đồng/tháng

Xăng xe: 200.000 đồng/tháng

3.3. Chế độ phúc lợi

Khen thưởng: người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của cơ quan

Chế độ nghỉ: những nhân viên được ký hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (mỗi năm 12 ngày phép). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Các ngày nghỉ lễ, tết, việc riêng theo quy định của pháp luật.

Chế độ bảo hiểm theo quy định của nhà nước: đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước.

Chế độ phúc lợi: liên hoan, du lịch hằng năm theo quy định của cơ quan.

Điều 4. Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (bên A)

4.1. Quyền của bên A

– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng ( bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn);

– Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy của cơ quan trong thời gian hợp đồng còn giá trị;

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy cơ quan;

– Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên quan để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

4.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

– Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.

– Thành toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

5.1. Quyền của người lao động

– Được hưởng mức lương và phụ cấp theo thỏa thuận hợp đồng và quy định của cơ quan;

– Được đóng bảo hiểm theo quy định;

– Được hưởng các chế độ nghỉ, nâng lương, phúc lợi theo thỏa thuận hợp đồng và quy định của cơ quan.

– Được quyền bắt giữ ngay và lập biên bản kịp thời các trường hợp phạm pháp quả tang theo quy định của pháp luật đối với bất kỳ ai có hành vi vi phạm pháp luật tại cơ quan;

– Thực hiện đúng các quyền theo nội dung công việc đã thỏa thuận.

5.2 . Nghĩa vụ của người lao động

– Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người quản lý và ban lãnh đạo;

– Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu;

– Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, các quy định trong thỏa ước lao động tập thể, chính sách của cơ quan;

– Chịu trách nhiệm bồi thường vật chất (nếu có) khi người lao động vi phạm những điều khoản đã ký kết và gây ra những thiệt hại cho người sử dụng lao động;

– Tham gia đầy đủ, nhiệt tình các buổi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề do bộ phận hoặc đơn vị tổ chức;

– Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động và các thỏa thuận văn văn bản khác với cơ quan làm việc

– Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin.

Điều 6. Chấm dứt hợp đồng lao động

-Hết hạn hợp đồng;

– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

– Người lao động đủ điều kiện về thơi gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu;

– Người lao động bị kết án từ giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

– Người lao động chết, bị toàn án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định;

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

Điều 7. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

7.1 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;

– Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

– Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

– Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

– Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn điều trị 90 ngày liên tục mà khả năng lao động chưa được phục hồi;

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết ít nhất từ 3 đến 30 ngày theo quy định của pháp luật.

7.2 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Ủy ban nhân dân tỉnh X

-Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa phục hồi;

– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà cơ quan đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải cắt giảm nhân lực;

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, UBND tỉnh X phải báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 30 ngày.

Điều 8. Sa thải

Ủy ban nhân dân tỉnh X được áp dụng hình thức sa thải trong trường hợp:

-Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thường tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ thông tin mật của đơn vị, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của cơ quan.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Điều 9. Sự kiện bất khả kháng

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,… cơ quan buộc phải cắt giảm nhân lực thì cơ quan có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, cơ quan phải báo trước ít nhất 30 ngày và trong thời hạn 14 ngày phải thanh toán các khoản lương, thưởng, trợ cấp cho người bị thôi việc. Trường hợp sự kiện bất khả kháng khiến người lao động không thể đi làm hoặc số lượng công việc giảm dẫn đến mức lương giảm thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải báo trước ít nhất 30 ngày cho cơ quan.

Điều 10. Giải quyết tranh chấp

Trường hợp có tranh chấp phát sinh, hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác, thỏa thuận các bên cùng có lợi. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Chi phí cho mọi hoạt động kiểm tra, xác minh, lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 11. Điều khoản bảo mật

Người lao động cam kết bảo mật tuyệt đối các bất kì thông tin hoặc tài liệu nào có chứa thông tin bảo mật của đơn vị cho đến khi các thông tin mật đã được công ty phổ biến rộng rãi trước công chúng. Cam kết bàn giao đầy các vật dụng, trang thiết bị do cơ quan cấp khi rời khỏi cơ quan. Không mua bán, sử dụng, chuyển giao hoặc thu lợi theo một cách thức nào đó tiết lộ thông tin mật mà mình đã thu hoặc biết được trong quá trình làm việc tại cơ quan cho bất kỳ bên thứ ba.

Điều 12. Điều khoản chung

Hợp đồng này lập thành 02 bản tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh hoặc điều chỉnh nào liên quan đến hợp đồng này thì mọi phát sinh, điều chỉnh đó phải được lập thành văn bản và ký bởi hai bên trước khi có hiệu lực.

ĐẠI DIỆN BÊN A BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)







Mẫu Hợp đồng thuê bảo vệ trông xe

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2020

HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ TRÔNG XE

Số: 88/HĐLĐ

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày 21 tháng 09 năm 2020, tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SMP VIỆT NAM. Chúng tôi gồm:

  1. BÊN A (BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG):
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SMP VIỆT NAM

Mã số doanh nghiệp: 0106637342

Địa chỉ trụ sở chính: Km 27 Quốc Lộ 6, phố Mới, thôn Nghĩa Hào, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện theo pháp luật: NGUYỄN VĂN A

Chức danh: Giám đốc

2. BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG):

Ông: NGUYỄN VĂN B Giới tính: Nam

Sinh ngày: 05/12/1990 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

CMND số: 132300876

Ngày cấp: 17/01/2020 Nơi cấp: Công an Long An

Hộ khẩu thường trú: Khu 1, xã An Trạch, huyện Bến Lứt, tỉnh Long An, Việt Nam

Địa chỉ hiện tại: Số 15, Khu 10, thôn Nghĩa Hào, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại liên hệ: 03425308881

Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng thuê bảo vệ trông xe (từ giờ gọi tắt là “hợp đồng”) với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN


  1. Thời gian: từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 đến ngày 1 tháng 10 năm 2022
  2. Tại Công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SMP VIỆT NAM
  3. Vị trí: Bảo vệ
  4. Công việc: Trông xe
ĐIỀU 2: PHẠM VI CÔNG VIỆC:

  1. Bấm và phát vé gửi xe, hướng dẫn người gửi xe, để xe đúng vị trí trong nhà xe.
  2. Hướng dẫn xe chạy đúng hướng, hỗ trợ, sắp xếp xe theo hàng lối gọn gàng. Xếp xe phải cẩn thận tránh trầy xước hoặc làm hỏng xe. Lấy xe cho khách ra khỏi hàng.
  3. Phải kiểm tra kỹ vé xe tránh kẻ gian sử dụng vé giả.
  4. Đối chiếu vé của xe được lấy ra và huỷ phần vé xe do chủ xe trả lại.
  5. Giám sát người ra/vào trong bãi, thương xuyên kiểm tra nhà xe nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp mất an toàn và sự cố phát sinh trong nhà xe.
  6. Đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ tại nhà xe, bãi xe.
ĐIỀU 3: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ

  1. Thời gian làm việc:
Ca sáng: 06 giờ 00 đến 15 giờ 00 hàng ngày

  • Thời gian nghỉ:
Nghỉ hàng tháng: người lao động được nghỉ phép 04 ngày/tháng có hưởng lương. Còn đối với trường hợp:

  • Nếu trong một tháng mà không nghỉ đủ số ngày quy định thì sẽ được nghỉ bù sang tháng sau.
  • Nghỉ quá số ngày quy định thì sẽ được trừ vào lương cơ bản số ngày nghỉ quá quy định.
ĐIỀU 4: CHẾ ĐỘ THỬ VIỆC

  1. Thời gian thử việc: 02 tháng kể từ ngày đi làm
  2. Mức lương thử việc: 90% mức lương chính thức
  3. Chế độ: Trong thời gian thử việc, bên B có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua thời gian thử việc mà bên B không đáp ứng được yêu cầu công việc của bên A thì bên A có quyền chấm dứt hợp đồng và trả lương tháng thử việc cho bên B.
ĐIỀU 5: LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP LƯƠNG

  1. Lương và phụ cấp lương:
  2. Mức lương cơ bản: 6.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu triệu đồng chẵn)
  3. Phụ cấp ăn: 30.000 đồng/ngày
  4. Lương làm thêm giờ: được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
  5. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  6. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  7. Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  8. Phương thức trả lương:
Lương sẽ được chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng riêng của người lao động do công ty cấp trong vòng 10 ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực và bên B cung cấp đầy đủ thông tin cho công ty yêu cầu.

  • Hình thức trả lương: Chuyển khoản
  • Mệnh giá: Việt Nam đồng
  • Kỳ hạn trả lương:
  • Tiền lương được trả mỗi tháng một lần đầy đủ và đúng thời hạn cho người lao động căn cứ theo thời gian làm việc thực tế của người lao động. Trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà công ty không thể trả lương đúng hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.
  • Thời gian trả lương: ngày 10 hàng tháng. Trường hợp thời điểm trả lương trùng ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định thì được trả vào ngày làm việc tiếp theo.
ĐIỀU 6: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

  1. Quyền lợi
  2. Được cung cấp trang bị đồng phục, thẻ, thiết bị bảo vệ cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình;
  3. Được hưởng lương và phụ cấp lương theo đúng thoả thuận trong Hợp đồng;
  4. Được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật Nhà nước và thoả thuận trong Hợp đồng;
  5. Có quyền tạm hoãn, huỷ bỏ Hợp đồng nếu xảy ra thiệt hại hoặc theo quy định của pháp luật;
  6. Nghĩa vụ
  7. Có trách nhiệm bảo vệ tài sản trong phạm vi trông giữ;
  8. Thường xuyên báo cáo cho người quản lý mọi vấn đề được yêu cầu;
  9. Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc quy chế, nội quy của công ty;
  10. Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của công ty và pháp luật Nhà nước quy định;
  11. Thực hiện đúng cam kết trong Hợp đồng và các thỏa thuận bằng văn bản khác với công ty.
  12. Có trách nhiệm bồi thường về những thiệt hại tại khu vực trông giữ nếu do lỗi sơ ý, thiếu tách nhiệm hay không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, để kẻ gian trộm cắp tài sản trông giữ.
ĐIỀU 7: QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

  1. Quyền hạn
  2. Yêu cầu người lao động thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
  3. Có quyền tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật nếu người lao động vi phạm nội quy công ty, thoả thuận trong Hợp đồng;
  4. Nghĩa vụ
  5. Hỗ trợ, thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng để người lao động đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình;
  6. Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo Hợp đồng.
ĐIỀU 8: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

  1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:
  2. Khi hết kỳ hạn hợp đồng;
  3. Do bất khả kháng;
  4. Theo quy định pháp luật.
  5. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng vì bất cứ lí do gì, hai bên có nghĩa vụ lập biên bản thanh lý hợp đồng để xác nhận chấm dứt quyền và nghĩa vụ mỗi bên.
  6. Người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản phí đến thời điểm chấm dứt hợp đồng cho công ty.
  7. Công ty có trách nhiệm thanh toán lương đầy đủ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 01 tháng kể từ khi người lao động chấm dứt hợp theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  1. Khi hai bên xảy ra tranh chấp sẽ ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và phải được lập thành văn bản.
  2. Nếu sau 03 lần tổ chức thương lượng, hai bên không thể thống nhất thoả thuận giải quyết tranh chấp, một hoặc cả hai bên có quyền đưa ra Toà án nhân dân huyện Chương Mỹ để giải quyết.
  3. Mọi trường hợp tranh chấp, khiếu nại đều phải gửi cho các bên liên quan bằng văn bản chính thức.
ĐIỀU 10 : BỒI THƯỜNG HỢP ĐỒNG

  1. Nếu một bên vi phạm thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại đối với hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại.
  2. Bên vi phạm có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
ĐIỀU 11: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

  1. Hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm các bên ký kết.
  2. Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
  3. Hợp đồng này gồm 05 trang được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Hai bên đã cùng nhau đọc lại hợp đồng, thống nhất với nội dung trên và đồng ý ký tên./.

CHỮ KÝ CÁC BÊN

ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên)







Hợp đồng thuê bảo vệ công trình


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


—————​

…….., ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ

(V/v: thuê bảo vệ công trình)


Số: ……/……​

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động 2012;
  • Căn cứ Luật thương mại 2005;
  • Căn cứ nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, vào lúc … giờ ngày … tháng … năm … tại………………, chúng tôi gồm các bên sau đây tiến hành việc giao kết hợp đồng về việc thuê bảo vệ công trình.

A/ BÊN THUÊ BẢO VỆ – BÊN A

Đại diện Ông/Bà:……………………………… Chức vụ:………………………

– CMTND số:……………………… Nơi cấp:……………… Ngày cấp:………..

– Số điện thoại:……………………………………………………………………….

– Đại diện cho:……………………………………………………………………….

– Trụ sở:.……………………………………………………………………………..

– MST:………………………………………………………………………………..

– Hotline:……………………………………………………………………………..

B/ BÊN NHẬN BẢO VỆ – BÊN B

Họ và tên:…………………………………….. Sinh năm:……………………..

– CMTND số:……………………… Nơi cấp:……………. Ngày cấp:………..

– Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………….

– Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………..

– Số điện thoại:……………………………………………………………………….

Nội dung hợp đồng cụ thể gồm những điều khoản sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG THOẢ THUẬN

Bên A thuê bên B thực hiện những công việc bảo vệ công trình được quy định chi tiết tại Điều 2 trong thời gian từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…

– Tên công trình:……………………………………………………………………..

– Địa điểm công trình:………………………………………………………………..

– Thời gian làm việc:…………………………………………………………………

– Bộ phận làm việc:…………………………………………………………………..

– Vị trí bảo vệ:………………………………………………………………………..

– Thời hạn hợp đồng:…………………. Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…

ĐIỀU 2. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

2.1 Đối với khách ra vào công trình


– Hỏi tên khách, tên cơ quan công tác, mục đích vào gặp ai, bộ phận/ phòng ban nào

– Liên lạc bằng bộ đàm hoặc điện thoại vào bên trong báo cho người cần gặp ra đón, nếu không có hẹn trước thì phải có sự đồng ý của người mà khách cần gặp thì bảo vệ mới giải quyết cho vào.

– Đăng ký ghi tên khách, tên Công ty, giờ đến của khách vào sổ khách ra vào (giữ lại giấy tờ tùy thân).

– Cấp phát cho khách thẻ khách và các dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, giầy, kính,…

– Hướng dẫn phương tiện ra vào trong công trình.

– Kiểm tra các đồ vật khách mang ra (nếu có) có đúng với giấy cho phép mang ra của đơn vị chủ quản (phải có chữ ký của người có thẩm quyền duyệt bảo vệ mới giải quyết). Bảo vệ công trình xây dựng thu lại các vật dụng đã phát cho khách.

– Bảo vệ đề nghị khách ghi vào sổ giờ ra và ký tên, trả lại giấy tờ tùy thân cho khách khi làm xong thủ tục.

2.2 Đối với công nhân

– Kiểm tra thẻ, mũ, trang phục và các trang thiết bị bảo hộ khác trước khi vào làm việc trong công trình.

– Yêu cầu tất cả công nhân phải bỏ mũ xuống, lần lượt ra từng người để kiểm tra.

– Kiểm tra cẩn thận túi xách, đối chiếu vật dụng mang ra, kiểm tra có đúng như đã đăng ký hoặc đúng như trong giấy cho ra của đơn vị chủ quản, ngoài ra không được mang ra bất cứ vật dụng gì ra khỏi công trình.

2.3 Đối với các loại xe ra vào:

Yêu cầu xe phải dừng tại cổng, người tài xế phải xuất trình giấy tờ, đăng ký tên, số xe, đem những gì vào, giờ vào vào trong sổ, thông báo cho người có trách nhiệm của đơn vị chủ quản ra đón, khi đạt yêu cầu thì mở cổng cho xe vào.

Kiểm tra xe có đầy đủ điều kiện vào mục tiêu (ví dụ chiều cao không thích hợp, xe quá lớn,…)

– Khi xe ra yêu cầu dừng xe tại cổng, bảo vệ kiểm tra giấy tờ có liên quan đến việc đem hàng hoá ra ngoài, tài xế làm thủ tục giờ ra và đăng ký vào sổ đăng ký.

– Kiểm tra và đối chiếu với thực tế hàng mang ra có trùng khớp với phiếu xuất hàng, kiểm tra cẩn thận các thùng xe, gầm xe, thành xe và cabin xe,.. không giải quyết các hàng hoá không giấy phép mang ra.

2.4 Đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu

– Khi vào, kiểm tra hoá đơn, chủng loại, số lượng, mã số,…; liên lạc với người có liên quan của đơn vị chủ quản ra đón; ghi vào sổ đăng ký nguyên vật liệu,…

– Khi ra, kiểm tra hoá đơn, giấy xuất kho có chữ ký của đơn vị chủ quản sau đó kiển tra trên thực tế.

2.5 Tuần tra các vị trí bảo vệ

– Tuần tra khu vực được giao, phát hiện, bắt giữ, lập biên bản những người vi phạm nội quy công trình

– Phát hiện những sự cố cháy nổ tại công trình xây dựng, ngăn chặn những hành vi vi phạm an toàn lao động,…

– Kiểm tra khoá các cửa sổ, cửa ra vào tại công trình xây dựng.

ĐIỀU 3. CHI PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

– Phí dịch vụ bảo vệ là:…………./ tháng. Chưa bao gồm 10% thuế VAT

– Thời gian thanh toán: từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng. Trường hợp bên A chậm thanh toán cho bên B thì sẽ phải trả thêm khoản phí ……/ phí dịch vụ của tháng chậm thanh toán cho bên B.

– Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của bên B theo số tài khoản:

Tên Tài khoản ngân hàng:……………………………………………………………

Số tài khoản:………………………………………………………………………

Ngân hàng:…………………………………. Chi nhánh:……………………


ĐIỀU 4. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỖI BÊN

1. Quyền và nghĩa vụ của bên A

Bên A có quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác bảo vệ của bên B theo đúng yêu cầu nội dung công việc.

– Bên A có trách nhiệm cung cấp toàn bộ các trang thiết bị cần thiết cho việc thực hiện công việc đã nêu trong hợp đồng cho bên B. Toàn bộ số trang thiết bị,… này sẽ được bên A giao cho bên B vào ngày đầu bên B nhận việc và được bên B giao trả lại với tình trạng như khi nhận (không tính hao mòn trong quá trình thực hiện công việc). Việc giao nhận được thực hiện tại……………………….. và được lập thành văn bản có chữ ký của các bên.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B thực hiện công việc của mình

– Hỗ trợ những yêu cầu của bên B nhằm cải thiện hoặc thực thi những biện pháp an ninh cần thiết để bảo vệ công trình.

– Thanh toán chi phí dịch vụ đầy đủ và đúng hạn như đã thoả thuận.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Chịu trách nhiệm trong trường hợp có hành vi trái pháp luật, thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại cho bên A

– Trang bị đồng phục, trang thiết bị bảo vệ cần thiết cho lực lượng bảo vệ của mình trong quá trình làm nhiệm vụ.

– Giao tiếp với cán bộ công nhân, khách hàng ra vào công trình một cách lịch thiệp.

– Thường xuyên, kịp thời báo cáo cho bên A những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ của mình; những tai nạn, rủi ro hoặc sự việc bất thường diễn ra trong công trình.

– Được thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định trong hợp đồng của hai bên.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 5. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA BÊN B

– Bên B chịu trách nhiệm bồi thường về những thiệt hại tại khu vực công trình được giao bảo vệ nếu do lỗi sơ ý, thiếu trách nhiệm hau không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, để kẻ gian lấy cắp tài sản,…

– Giá trị bồi thường được tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Trong vòng… ngày kể từ khi nhận được tài liệu kê khai tài sản bị thiệt hại do bên A cung cấp, nếu bên B chưa hoàn tất việc bồi thường thì phải chịu hình thức xử phạt …%/ số tiền bồi thường chưa trả/số ngày chậm thanh toán.

– Bên B không chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã thông báo trước bằng văn bản về những khuyến cáo hay điều nguy hiểm, đáng ngờ sẽ xảy ra cho công trình với bên A mà bên A không khắc phục triệt để.

– Bên B không bảo vệ cho bất cứ hành vi nào của bên A nếu xét thấy hành vi đó vi phạm pháp luật

ĐIỀU 6. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

– Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

+ Theo thoả thuận của hai bên

+ Do bất khả kháng

+ Sau khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ của hợp đồng

+ Theo quy định của pháp luật.

– Một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên còn lại trước 30 ngày. Nếu việc chấm dứt hợp đồng của một bên không do lỗi của bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho bên còn lại thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

– Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng do lỗi của bên còn lại thì bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn vì bất cứ lý do gì, hai bên có nghĩa vụ thanh lý hợp đồng bằng việc lập biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại hợp đồng này.

– Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

ĐIỀU 7. ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG

– Bên B không được phép tiết lộ thông tin về công nghệ, kỹ thuật, thông tin công trình cho bên khác nếu như chưa được sự đồng ý của bên A.

– Bên B bàn giao kết quả công việc cho bên A bằng biên bản bàn giao kết quả công việc trong vòng … ngày trước khi hợp đồng kết thúc hiệu lực.

– Hai bên có thể chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng trước thời hạn bằng văn bản báo trước cho bên kia … ngày kể từ ngày ghi trên hợp đồng. Mỗi bên có quyền đề xuất bằng văn bản việc chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy bên kia vi phạm nghiêm trọng nội dung được nêu trong hợp đồng.

ĐIỀU 8. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…. Hợp đồng được lập thành hai bản có giá trị pháp lý như nhau. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của hợp đồng này.

BÊN A BÊN B

Nguồn


Cắt tỉa ra
 
  • Haha
Reactions: PTHVina
Tham khảo


Nguồn


Cắt tỉa ra
Cắt tỉa ra như thế nào ?
HĐLĐ với bảo vệ là hợp đồng đặc thù, kiểu như
- Thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng (Khoản 2 Điều 105)
- NLĐ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm (Khoản 3 Điều 107)


nghĩa là quên mịa đi luật lao động 2019 nhé