Lạm bàn về thành phố ma Bình Dương ???

  • Người khởi tạo Người khởi tạo huynhbao
  • Ngày gửi Ngày gửi

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
142
8
Thành phố ma Bình Dương
(Thị trường) - Dù được đầu tư hạ tầng hoàn thiện, nhiều ngôi nhà ở TP mới Bình Dương vẫn bị bỏ hoang, không có người sinh sống.


Dưới đây là một số hình ảnh mới nhất về TP mới Bình Dương được PV báo Đất Việt ghi lại:
Hạ tầng giao thông tại TP mới Bình Dương đã được xây dựng hoàn thiện


Nhưng nhiều khu vực vẫn đang bị bỏ hoang, cây cỏ mọc cao quá đầu người

Những khu nhà ở không một bóng người...

Đóng cửa im lìm qua ngày tháng

Đội ngũ xây dựng là những người duy nhất thường xuyên có mặt ở nơi đây. Dù không có người ở, nhưng những công trình xây dựng vẫn liên tiếp được mọc lên

Xây xong, đóng cửa và treo biển bán nhà là hình ảnh thường thấy tại khu vực này

Không có người ở, các trung tâm ăn uống, dịch vụ cũng rơi vào cảnh kinh doanh èo uột

Những công trình xây dang dở, chấp nhận "dầm nắng, phơi sương"


Cây cỏ tranh nhau tồn tại cùng với công trình nhà ở

Nhiều ngôi nhà thi công dang dở, nội thất chưa được hoàn thiện để chờ người mua. Do không có ai bảo vệ, ai cũng có thể ra vào
 
Không hiểu truyền thông dạo này đang rộ lên phong trào đánh Thành phố "ma" Bình Dương với mục đích gì?
Lướt qua mấy bài
Bất động sản Bình Dương 'chết lâm sàng':
Bài 1: Thành phố mới hoang tàn sau 10 năm sốt đất
Bình Dương từng là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nhưng hiện tại, bất động sản ở tỉnh này đang lâm vào cảnh chợ chiều. Hàng loạt khu đô thi, khu dân cư, các dự án rơi vào cảnh hoang vắng không có người ở. Vì sao?
âm điểm của thị trường bất động sản trong những năm qua là thành phố mới Bình Dương. Theo quy hoạch, thành phố mới Bình Dương rộng 1.000ha và là một khu đô thị hiện đại. Thành phố mới đang được xây dựng theo quy hoạch, nhiều dự án đang định hình ở đây với tầm cỡ quốc tế. Tỉnh Bình Dương cũng tích cực quảng bá, kêu gọi nhiều doanh nghiệp bất động sản đầu tư vào thành phố mới.
Hiện tại, thành phố mới Bình Dương đang dần được hình thành với bảy phân khu chức năng: Khu trung tâm hành chính, khu trung tâm tài chính ngân hàng chứng khoán, khu công viên công nghệ kỹ thuật cao, khu trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế, khu phục vụ cộng đồng…
Dự án điển hình ở thành phố mới là Khu đô thị Tokyu Bình Dương với vốn đầu tư 1,2 tỉ USD do Công ty TNHH Becamex Tokyu, liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu Nhật Bản và Tập đoàn Becamex IDC của Việt Nam đầu tư. Ngoài ra, thành phố mới Bình Dương còn nhiều dự án khác như Mapletree của Singapore, khu phố Golden Town, dự án Aroma…
Trái với kỳ vọng ban đầu, thành phố mới Bình Dương đang trở nên hoang tàn sau 10 năm phát triển. Hàng loạt dãy phố không có người ở, nhiều khu phố ma bắt đầu hình thành, công trình xây dựng dang dở phải ngưng thi công ngày càng nhiều…
Bài 2: Dự án đình đám của đại gia địa ốc Kim Oanh giờ ra sao?
Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Oanh là một trong những cánh chim đầu đàn ở lĩnh vực đất nền của thị trường vùng ven TP.HCM ở năm 2016. Năm vừa qua, Kim Oanh đã phân phối thành công khoảng 6.000 sản phẩm đất nền và nhà phố xây sẵn thuộc tám dự án tại thị trường Đồng Nai và Bình Dương, gấp đôi năm 2015.
Điển hình là các dự án: Đại Phước Center City, Richland City, Bien Hoa Riverside, Golden Center City... Riêng dự án Golden Center City 2 có đến 95% trong tổng số 1.162 sản phẩm được giao dịch thành công. Năm nay, Kim Oanh đặt ra mục tiêu sẽ đưa ra thị trường 10 dự án với khoảng 11.000 sản phẩm tại Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM.
Phân phối và làm chủ đầu tư của nhiều dự án được quảng cáo rầm rộ nhưng tại Bình Dương, số phận của các dự án của Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Oanh cũng không nằm ngoài số phận như thành phố mới Bình Dương. Hiện tại, dự án của Kim Oanh chỉ có vài nóc nhà, chỉ là bãi đất trống không có một bóng người, hạ tầng nham nhở...
Bài 3:Vì sao thị trường bất động sản Bình Dương chết lâm sàng?
Cũng nằm sát bên TP.HCM, hạ tầng kết nối hoàn thiện, dân số đông... trong khi thị trường bất động sản Đồng Nai và Long An sôi động trong những năm qua với hàng loạt dự án đình đám thì Bình Dương lại lâm vào cảnh trùm mền.
Hàng tồn kho quá nhiều
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Bình Dương bất động trong những năm qua là hàng tồn kho quá nhiều. Doanh nghiệp bất động sản có tung ra sản phẩm mới cũng không thể bán được.
Ông Quang thống kê, Bình Dương có hơn một triệu dân và khoảng vài trăm ngàn lao động nhập cư. Tuy nhiên, số lượng đất nền ở tỉnh này lên đến 5-7 triệu khiến nguồn cung dư thừa. Hơn nữa, hàng tồn kho quá nhiều nên giá bán không thể tăng. Người dân chỉ có thể mua đi bán lại ở thị trường thứ cấp còn dự án mới thì rất khó bán hàng.
“Số lượng đất nền ở Bình Dương đang quá lớn khiến tỉnh này lâm vào cảnh dân ít đất nhiều. Chỉ có Dĩ An, nơi giáp TP.HCM là thị trường còn tốt. Tuy nhiên, ở đây thì số lượng sản phẩm không nhiều”, ông Quang nói.

Xác định sai đối tượng khách hàng
Với hơn một triệu dân và vài trăm ngàn lao động nhập cư, đối tượng mà các công ty bất động sản nhắm đến phải là người nhập cư. Tuy nhiên, giá bán bất động sản Bình Dương lại lấy đất đai ở TP.HCM làm thước đo nên ngoài tầm với thu nhập của người lao động nhập cư.
Ông Trần Khánh Quang dẫn chứng, thành phố mới Bình Dương rộng 1.000ha, giá bán trung bình khoảng 30 triệu đồng/m2. Trong khi đó, nhiều khu vực xung quanh thành phố mới, giá đất chỉ khoảng 3 triệu đồng/m2.
“Chỉ cách nhau có một ngã tư, một con đường nhưng giá đất ở trong và ngoài thành phố mới chênh lệch nhau tới 10 lần thì người nhập cư sẽ không chọn vào ở trong thành phố mới Bình Dương. Thay vào đó, họ sẽ mua đất ở các khu vực lân cận để cất nhà”, ông Quang nói.

Bài cuối: Đưa bất động sản Bình Dương về giá trị thật
Bất động sản Bình Dương bất động trong những năm qua là bài học đắt giá cho chính quyền và các công ty địa ốc tại đây. Muốn hồi sinh thị trường bất động sản tỉnh này, cần giảm giá bán 70-80% so với hiện tại.

Đang hóng, tuy nhiên sự thật hiện nay đầy hài hước tuy không có người mà Chủ đầu tư vẫn hét giá 5-6 tỷ cho khu VSIP2. Oải quá liền hỏi thuê căn ngay góc ngã tư Lê Hoàn - Trần Quốc Toản cổng VSIP2, lại ra giá 20 triệu/ tháng, nghe giá bỏ về thẳng, một tháng sau Chủ đầu tư đề xuất 15 triệu/tháng, trả giá 9 triệu/tháng mà thì lại gật đầu.

Không hiểu sao ai đi định giá cao khủng khiếp vậy? Khi ai cũng biết còn lâu Bình Dương mới đủ tầm là khu đô thị như Sài Gòn hay Hà Nội. Đi đâu cũng nghe mùi rác xú uế, đường thì chật hẹp quanh co ngập nước ... rồi còn tự hào là quy hoạch khu dân cư bao quanh/ xen kẻ khu công nghiệp là bước đột phá ... với tình trạng vi phạm về môi trường hiện nay thì quy hoạch kiểu dân cư xen với công nghiệp thì ai cũng run khi muốn định cư lâu dài.

Đã thế Bệnh viện đa khoa Quốc tế Becamex lại xây nằm sát quốc lộ 13, thuộc phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An – Bình Dương, tiếp giáp với quận Thủ Đức TPHCM. Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) 1.500 giường tại khu phố 1, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một khởi công rầm rộ từ 2014 nằm trên đường chính nối đại lộ Bình Dương và đường Mỹ Phước – Tân Vạn ... được môi giới nhà đất tung hô ... tung hỏa mù, tăng giá đất nghe thấy mê, toàn tỷ tỷ ... nhưng đến nay chưa đâu vào đâu ... làm sao mà các nhà đầu tư tin tưởng nổi.

Chưa nói giờ ai mới lên Bình Dương cũng mất cảm tình với tình trạng trạm thu phí khắp nơi, thời tiết thì nóng nực, nguy cơ ô nhiễm từ các KCN, dân lao động tứ xứ khắp nơi tụ về với tình hình an ninh trật tự kém.
 
Người Bình Dương mà mua nhà 4-5 tỷ thì họ mua nhà ngay khu dân cư hiện hữu để vừa làm vừa ở.Để kéo dân về ở đâu chỉ là mỗi cơ sở hạ tầng khu ở mà còn một mớ hạ tầng xã hội khác. Muốn một khu đô thị mới để đông dân đến ở thì phải có sự đồng bộ về hạ tầng, hạ tầng ở đây có 2 loại là hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trong đó hạ tầng kỹ thuật thì phải chắc chắn có trước. Ngoài ra, hạ tầng xã hội bao gồm: Trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí các phương tiện giao thông công cộng trong toàn khu vực…phải đáp ứng được nhu cầu người dân

Khu này muốn cho thuê thì chỉ hợp với chuyên gia nước ngoài đang mần ăn trên đó. Thế nhưng, phần lớn những đối tượng này lại thuê nhà tại SG, vì được công ty hỗ trợ đi lại và có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cuộc sống sinh hoạt hơn tại thành phố ma.


Người từ TP.HCM xuống đây mua cái đất rồi xây cái nhà rao bán 4-5 tỷ trong KDC Qui hoạch đúng hoang tưởng. Chắc vừa hút cần sa vừa ra giá. Cầm 3 tỷ chạy về vùng ven Sài Gòn nhóc nhà.


Đúng là tầm nhìn quá xa so với thực tiễn. Tại Sài Gòn thì Phú Mỹ Hưng từ 2003 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Mà nam SG được mỗi khu vực PMH có thể xem là thành công, các khu khác thuộc nam Sài Gòn thì cũng lốm đốm da beo, rồi cứ nhìn sang quận 2 hiện nay xem có hút người nhanh như Phú Mỹ Hưng không, thành phố ma Thủ Thiêm cũng sắp hình thành. Lý do, hầu hết người dân vẫn chỉ thích những khu đô thị cũ, nơi đó có những quán ăn thân quen, trường học, bệnh viện, chợ búa và con đường đi làm hằng ngày. Để thay đổi họ qua một khu đô thị mới không hề dễ dàng.

Thành phố ma Bình Dương vẫn đang thiếu và yếu hạ tầng xã hội ... lại còn được định giá quá cao, khiến cho phần đông dân cư của Bình Dương là công nhân và người có thu nhập trung bình chưa thể tiếp cận khu vực này

Cứ tưởng chuyển toàn bộ cơ quan hành chính ra là xong, gương tày liếp chuyển tịnh lị từ Vũng Tàu về Bà Rịa nhưng dân có theo đâu. Hà Nội đã từng thất bại khi di dời lên Xuân Mai thời bao cấp ... xong rồi lại phải di dời ngược các cơ sở giáo dục, các cơ quan về lại Hà Nội. Nhìn ra thì "thành phố thông minh" Putrajaya được thành lập năm 1995 tại Malaysia, nhiều tòa nhà chính phủ và văn phòng đã dời về đây ... nhưng đã trở siêu thành phố ma vì chủ yếu là khách du lịch, nhưng dân thì rất ít trừ đám phải ép buộc đi theo.

Tại sao thất bại, điểm cốt yếu nhất trong vấn đề này đó là đơn giản là không tạo một sức hút cực lớn ... làm thế nào để khuyến khích người dân ở các vùng khác cần thiết di chuyển đến địa điểm mới. Mệnh lệnh hành chính khủng nhất là Napyidaw của Myanmar ... một đô thị diện tích xấp xỉ thủ đô Hà Nội nhưng chỉ có nhõn loanh quanh 1 triệu dân ... với đại lộ 12 làn xe với một cơ sở hạ tầng hiện đại những cũng đang là thủ đô ma.

Nói chung là thành phố mới Bình Dương chết lâm sàng rồi, giờ thổi hồn sống dậy hơi khó
 
Các hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, chợ búa, khu vui chơi giải trí và các phương tiện giao thông công cộng ... đâu phải ngày một ngày hai mà có được. Sài Gòn hay Hà Nội thì cũng vậy, các khu đô thị mọc lên san sát nhưng các công trình xã hội vẫn còn khiêm tốn, nếu không muốn nói là quá ít. Nhưng cứ bán rẻ như Mr Thản điếu cày là lấp đầy ngay.

Chung quy là quy luật cung cầu, định vị sai nên giá cũng sai. Các chủ đầu tư xác định sai chiến lược bán hàng và định giá sản phẩm thì giờ phải sửa sai. Giờ thành phố ma Bình Dương cần phải kiếm mấy khu lõi kích cầu giảm giá khoảng 60% giá rao bán hiện nay thì lấp đầy ngay ... nhưng để đảm bảo yêu cầu chất lượng dân cư ... thì cấm sử dụng xe 2b :p:p:p:p:p
 
Vấn đề giờ phải định vị Thành phố ma BD sau khi tái sinh là khu nghỉ dưỡng (tức là không quan tâm kế sinh nhai) hay là khu dân cư ... nếu là khu dân cư thì phải lấy mốc của Biên Hòa kế cận và giảm đi 20% do bất lợi không nằm trên trục giao thông Bắc Nam.

Nói vui chứ khi xong cao tốc Bến Lức - Long Thành thì coi chừng Bình Dương đuối bởi Long An nếu dàn lãnh đạo Long An đủ tâm đủ tầm ... nên là nếu xét dưới góc độ cá nhân thì đầu cơ chổ Long An thơm hơn Bình Dương nhiều.
 
Thứ nhất : Cơ sở hạ tầng bài bản hiện đại là tầm nhìn xa cho sự phát triển tương lai sau này

Thứ 2 : Khu Trung tâm TPM vắng là do ở Trung tâm đã quy hoạch không phân lô bán đất nền để ở mà chỉ dành quy hoạch những phức hợp,thương mại, dịch vụ, độ thị nhà phố. Mặt khác ở đây chủ yếu là xí nghiệp công nhân, nhân viên thu nhập Trung bình... Nên họ không thể mua căn nhà phố mấy tỷ để ở được. Bạn thử đến những nơi khu trọ gần xí nghiệp xem có vắng ko. Bạn tham quan vào những giờ tan tầm, ra vào ca ở gần Trung tâm TPM thì sẽ biết rõ và viết nó về sự phát triển. So sánh cách đây 5 năm xem sao. Bên cạnh đó cũng nên tìm hiểu xem bình dương cũng đang đẩy mạnh thứ hút còn người đến đây rất mạnh nhé. Thông qua những sự kiện triển lãm kinh tế, thể dục thể thao, hay truyền hình nữa.
 
  • Like
Reactions: thanhhoa
Tiếp tục

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/hoang-vang-thanh-pho-moi-binh-duong-989413.html

Có anh chị em nào dính ở đây không?
đọc còm dưới cười vãi

THIÊN TP Hồ Chí Minh - 03/08/2018
Chỗ nào có người khu vực phía bắc vào mua là chỗ đó người có nhu cầu thực coi như bít cửa. Tôi thấy người miền bắc thường trả giá BĐS rất cao và mua lần mấy lô, mấy nhà. Mua xong họ bỏ đó chứ không cần cho thuê lắm. Người lao động tích cóp cả đời cũng khó mà cạnh tranh nổi để có một cái nhà để ở. Tôi tự hỏi sao nhiều người giàu quá vậy?
Bò ở dưới toàn gặm cỏ trên miếng đất tiền tỉ, đất biệt thự, được đầu tư hạ tầng, chắc thịt cũng ngon hơn thịt bò nơi khác nhỉ?!

Cách đây 6,7 năm gì đó, khi chào bán nhà phố Gold Town ở con đường Tạo lực gì đó mà hội sale họ nói khu này tương lai như Đồng Khởi quận 1, 1 căn giá 5 tỷ bằng căn nhà phố khu HLKT lúc đó , mình và ông bạn nghe cười thầm trong bụng .... giờ thì kg biết giá nó còn bao nhiêu nhỉ ?
 
đất các khu Công nghiệp trên Mỹ Phước năm 2008 từ 25 đến 45usd/1m2.hiện nay khoảng 65-110usd/1m2 (VAT)
Lô từ 5.000 m2 đến 10.000m2

những người đầu tư đất xưởng cho thuê trên khu CN đều hoàn vốn mua đất, hoàn vốn xây dựng sau 10 năm. bây giờ đang vào giai đoạn lãi ròng tiền cho thuê, chưa tính gia tăng do đất khu CN lên giá.

những người như Đại Nam, Mapletree, Hưng Thịnh, Kim Huy... nhìn một vùng đất khác cách nhìn của những người bình thường.
 
Đúng rồi, phát triển Thành phố mới Bình Dương cần lấy đơn vị 100 năm để đo đếm, đơn vị 10 năm chưa đủ dài để đo đếm.
Một thành phố hàng chục km2 từ khi hình thành đến khi hoàn thiện cần gấp nhiều lần đơn vị 10 năm, lấy thời gian của 1 kiếp người để đo đếm giá trị BĐS của thành phố mới Bình Dương, sẽ luôn cảm thấy đau.
 
Thành phố ma đâu không biết, thấy vẫn gom đất ầm ầm

 
Thành phố ma đâu không biết, thấy vẫn gom đất ầm ầm



TPM_zing29.JPG