Lạm bàn về việc xử lý giấy phép xây dựng sai quy chế kiến trúc cũng như xử lý các "ô nhiễm" màu sắc, ánh sáng ... gây ra bởi các công trình đô thi.

Xem VTV bản tin tài chính trưa nay thấy có trích dẫn về tòa nhà màu vàng tại Đà Nẵng bị chính quyền mời lên , nhưng thông tin quá vắn tắt, đành Google theo dõi sự kiện này - nên mạo muộn mong mọi người thử lạm bàn về việc xử lý giấy phép xây dựng này như thế nào ?

logo-toa-nha-shb05-15888156682702058534758.jpg
logo-29-2-nha-cao-tang-1-15831197436861571976590.jpg
logo-nha-kinh-33-1583120356341403986836.jpg


logo-toa-nha-shb07-15888156690561632342296.jpg
logo-29-2-nha-cao-tang-4-15831197443391466087253.jpg


Đó là công trình Trung tâm thương mại và văn phòng dịch vụ SHB Đà Nẵng, đường Nguyễn Văn Linh do Ngân hàng TMCP SHB làm chủ đầu tư. Và tòa nhà Risemount Apartment Đà Nẵng, đường Như Nguyệt, Q.Hải Châu do Công ty Pavnc Risemount làm chủ đầu tư.

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, qua rà soát phát hiện các chủ đầu tư không thực hiện đúng hồ sơ thỏa thuận phương án kiến trúc đã được Sở Xây dựng thẩm định, UBND thành phố thống nhất trước đây.

Phương án kiến trúc được duyệt là sử dụng kính màu xanh, trong khi thực tế chủ đầu tư sử dụng kính màu vàng có độ phản quang không phù hợp với phương án được duyệt.


Hiện cả hai tòa nhà trên đều trong giai đoạn hoàn thiện phần mặt kính.

Ông Nguyễn Đức Viết, phòng xây dựng cơ bản Ngân hàng SHB, cho biết công trình được làm đúng theo thiết kế, giấy phép xây dựng được cấp.

"Loại kính sử dụng được nhập khẩu, có giấy tờ đầy đủ. Bây giờ chúng tôi làm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn chứ để ý sao được nhà người ta làm như thế nào. Nếu chúng tôi làm không đúng theo tiêu chuẩn thì mới ý kiến được chứ. Kính nào chả phản quang, Việc bình thường có vấn đề gì đâu" - ông Viết nói.

Tương tự, ông Hồ Kỷ, phó tổng giám đốc Vicoland, cho biết loại kính ốp tòa nhà Risemount đặt từ nước ngoài, đảm bảo các thông số về xây dựng. Vấn đề phản chiếu ánh sáng có nhưng ít, không ảnh hưởng đến người dân. "Những lúc trời nắng lớn, anh em đi kiểm tra thì thấy cũng không ảnh hưởng lắm" - ông Hồ Kỷ nói.

Theo ông Vũ Ngọc Anh - vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng, các công trình cao ốc sử dụng kính vật liệu làm tường bao công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn về hệ số phản xạ, phản quang, hệ số hấp thụ nhiệt, chỉ số truyền dẫn nhiệt bảo đảm thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Về màu sắc, trong thiết kế quy hoạch kiến trúc đô thị đã được tính toán rất kỹ, và có tiêu chuẩn cụ thể về màu sắc mặt ngoài của các tuyến đường, tuyến phố đô thị, nhằm tạo ra những không gian sống thân thiện với môi trường. Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (QCVN 09/2017/BXD).

Trên cơ sở này, chính quyền các địa phương có thẩm quyền ban hành quy chế về quản lý kiến trúc đô thị, quy định cụ thể việc sử dụng màu sắc kính bề mặt đường phố tại từng khu vực đô thị để bảo đảm cảnh quan đô thị.





Sở Xây dựng Đà Nẵng mới đây cho biết trong giấy phép xây dựng cấp cho 2 công trình này ghi rõ, màu sắc kính lắp đặt bề mặt ngoài của công trình là màu xanh.

Tuy nhiên, cả hai chủ đầu tư khi xây dựng đã tự ý lắp đặt kính màu vàng thay thế kính màu xanh.


Tuy nhiên tiếp tục tìm hiểu thì mới có sự lợn cợn

Trao đổi với Nhadautu.vn, một đại diện của Tập đoàn Vicoland (chủ đầu tư dự án) cho biết, trong thiết kế đã được phê duyệt có đầy đủ thông tin như chiều cao tầng, quy mô, lắp loại kính gì… nên mới thi công.

“Về cơ bản tất cả các nhà cao tầng đều có một lớp cách nhiệt và lớp phản quang (trong đó, phản quang thì có mạ vàng, mạ crom…, màu sắc do chủ đầu tư chọn hoặc theo dự án chọn và tiêu chuẩn có trong xuất xứ của kính) chứ kính trắng sẽ bị hấp nhiệt nên rất nóng”, đại diện của Tập đoàn Vicoland nói.

“Hiện nay về mặt pháp lý thì dự án đã có đầy đủ hết. Vừa qua, một số người dân có phản ánh loại kính dự án đang sử dụng gây chói mắt, chứ không phải nói chúng tôi làm không đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Chúng tôi đã làm đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định”, đại diện của Tập đoàn Vicoland khẳng định.

Theo đại diện của Tập đoàn Vicoland, mới đây, Trung tâm Kết cấu thép và xây dựng (Viện KHCN Xây dựng) đã có công văn phúc đáp gửi Công ty PAVNC Risemount – Tập đoàn Vicoland về việc sử dụng loại kính cho dự án nói trên.

Hiện tại ở Việt Nam chưa có văn bản pháp lý quy định độ phản quang ngoài VLR-out, nhưng ở một số nước láng giềng như Singapore, Hồng Kông thì độ phản quang này không được vượt quá 20%.

Do đó yêu cầu độ phản quang ngoài VLR-out từ 19% (theo số liệu kỹ thuật của nhà cung cấp) là chấp nhận được. Kính có độ phản quang ngoài VLR-out cao sẽ gây một số bất lợi về an toàn cho giao thông đối với khu vực xung quanh, với người đi bộ và các công trình xung quanh. Ngoài ra, còn làm hình ảnh của bề mặt bao che công trình bị biến dạng khi sử dụng kính đã gia cường nhiệt: kính tôi hoặc bản tôi.

Trung tâm Kết cấu thép và xây dựng cho rằng, loại kính của Công ty CP PAVNC đang sử dụng theo thông số kỹ thuật của nhà cung cấp có hệ số phản xạ ngoài VLR-out là 19+-3%, còn theo kết quả thí nghiệm của Trung tâm thì loại kính này có độ phản xạ VLR-out là 19,52%. Do vậy, loại kính này có thể được chấp nhận để sử dụng lắp đặt bao che công trình, không ảnh hưởng nhiều đến công trình lân cận.



Làm việc với chính quyền, chủ đầu tư hai tòa nhà lắp kính vàng ở Đà Nẵng không nhận sai vì thành phố "không ghi rõ màu kính khi cấp phép xây dựng". Tại buổi làm việc, giám đốc dự án đầu tư toà nhà 30 tầng nói trong hồ sơ thiết kế đã được thẩm định và cấp phép, kính mặt tiền của toà nhà là loại cường lực 15 mm, không ghi cụ thể màu kính.

Trong khi đó, người giám sát công trình được cử đi thay chủ đầu tư tòa nhà 15 tầng không đồng ý với kết luận của Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, cho rằng toà nhà này không thực hiện đúng hồ sơ thỏa thuận phương án kiến trúc đã được thẩm định và UBND thành phố thống nhất trước đây là "thay đổi từ màu xanh sang màu vàng".

Ông Nguyễn Minh Huy - Phó chủ tịch UBND quận Hải Châu, cho biết hai chủ đầu tư đều khẳng định họ không sai theo giấy phép xây dựng và chỉ ghi vào biên bản nội dung "không đồng ý với nội dung xử phạt theo công văn Sở Xây dựng nêu".


Và vui nhất là đoạn này


Ông Lê Văn Tuấn - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng, tiếp tục cho rằng chủ đầu tư tòa nhà 15 tầng không những làm sai thỏa thuận phương án kiến trúc (tự ý lắp kính vàng thay cho kính xanh) mà còn làm sai theo hồ sơ cấp phép.

Theo ông Tuấn, trong hồ sơ cấp phép, mỗi tầng ở mặt ngoài lớp kính phân làm 3 đoạn; đoạn dưới là kính hộp theo công nghệ low-e, giữa là lớp khí, ở trên cùng là kính trắng. "Đối chiếu thực tế và bản vẽ kèm theo giấy phép xây dựng không khớp với nhau, chưa kể là kính màu gì", ông Tuấn nói.


Dài quá, cắt ra ở bên dưới
 
Ở đây không bàn về kỹ thuật - vì phần kính mặt dựng tòa nhà lớn mà dùng phản quang thì tư vấn tầm bậy rồi - rằng doanh nghiệp phải biết để sản phẩm của mình hài hòa với quyền lợi của chính quyền và người dân - hoàn toàn lại phản đối các doanh nghiệp này, không có sự cảm thông nào cả - mà chủ yếu bàn về xử lý giấy phép xây dựng này.

Hiện có rất nhiều thông tư, nghị định, luật ... về việc xây dựng sai phép. Tuy nhiên, việc dùng từ ngữ chuyên ngành về xây dựng, kiến trúc không phải là dễ hiểu kể cả với thanh tra xây dựng .

Tìm hiểu về Quy chế kiến trúc của Thành Phố Đà Nẵng



thì có nêu rất rõ

Điều 4. Nguyên tắc quản lý kiến trúc công trình
1. Tất cả công trình được thiết kế theo xu hướng kiến trúc hiện đại, thích dụng, sử dụng vật liệu và công nghệ mới, vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, phù hợp với khí hậu địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu, khuyến khích sử dụng sản phẩm, vật liệu sản xuất trong nước; đồng thời gìn giữ và tôn tạo các công trình kiến trúc cũ có giá trị kiến trúc văn hóa và lịch sử. Tạo ra một sắc thái kiến trúc hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, địa hình tự nhiên, phát huy không gian mặt nước (sông, biển), đồi núi. Kiến trúc phù hợp với ý tưởng quy hoạch phân khu chức năng đô thị. Hạn chế và sử dụng có chọn lọc các chi tiết kiến trúc cổ nước ngoài (không khuyến khích việc sử dụng quá nhiều các chi tiết kiến trúc cổ nước ngoài vào công trình như: mái chóp, mái vòm, các thức cột, con tiện...v.v);

2. Màu sắc công trình: sử dụng vật liệu ốp hoặc màu sơn bên ngoài công trình hạn chế tối đa sử dụng các gam màu nóng (ví dụ: vàng, cam, đỏ...), gam màu tối sẫm (ví dụ: màu đen, nâu đậm…) hay các màu sắc, vật liệu có độ tương phản cao làm màu chủ đạo bên ngoài công trình;

QCVN 09:2017/BXD về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả là để có cơ sở ban hành quy chế kiến trúc, nhưng Đà Nẵng có vẻ không update vào 23/2018/QĐ-UBND nói trên.


Tuy nhiên khi tham khảo Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì có vẻ không có điều khoản nào xử lý vi phạm quy chế kiến trúc thì phải



Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.


7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
b) Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
c) Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
d) Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);
đ) Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.


Rõ ràng là chủ đầu tư không tuân thủ đúng theo phương án kiến trúc ... là vi phạm quy định hiện hành của Đà Nẵng, nhưng xử phạt như thế nào ?
 

ArchCongMinh

Thành viên cơ bản
Nói chung là không có giấy phép xây dựng trong tay thì không biết được đúng sai, không biết tòa nhà này ngày xưa cấp phép như thế nào ?

Nếu GPXD ban hành theo kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng thì luôn có
(Trang 1)
2. Được phép xây dựng công trình: (tên công trình)..........................
- Theo thiết kế có ký hiệu: .........................................
- Do: (tên tổ chức tư vấn) ..................lập
- Đơn vị thẩm định, thẩm tra (nếu có): ..........................................
- Gồm các nội dung sau:
....
+ Màu sắc công trình: ..........................
Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp thì bổ sung các nội dung sau:
+ Diện tích xây dựng (tầng một): ....................m2
.....
Đối với khu vực đã có thiết kế đô thị được duyệt thì bổ sung những nội dung theo quy định của Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

(Trang 2)
CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY:
1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.
2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.
3. Phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng đến kiểm tra khi định vị công trình, xây móng và công trình ngầm (như hầm vệ sinh tự hoại, xử lý nước thải...).
4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.
5. Khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi nội dung giấy phép xây dựng thì phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.


đến Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng thì vẫn giữ nguyên

2. Được phép xây dựng công trình: (tên công trình) ……………………………
- Theo thiết kế: ……………………………………….
- Do: (tên tổ chức tư vấn) …………………lập
- Đơn vị thẩm định, thẩm tra (nếu có): ………………………………
- Gồm các nội dung sau:
+ Màu sắc công trình: …………………………………


Kể từ ngày ban hành Nghị định số 38/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị (có hiệu lực từ ngày 25-5-2010)


thì tại các tuyến phố chính, các trục đường chính của đô thị, khu vực quảng trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hòa chung cho toàn tuyến, cho khu vực và phải được quy định trong giấy phép xây dựng.

vụ kính màu gì chắc không ai ghi rõ trong giấy phép đâu
 
  • Like
Reactions: MoiGioiBatDongSan