Làm cách nào để kính cường lực an toàn

Có một việc mong các sư phụ tính giúp
Tòa nhà có một dàn mái đón và hành lang dài lợp kính cường lực 15ly
Tuy nhiên, chỉ cần 1 viên sỏi liệng lên là bùmmmmmmmmmmmmm và nó đã bùm 3 tấm do trẻ con ném xuống ( bằng cái đầu lọc thuốc lá)
Đã tìm đến một số biện pháp như dán phim chống vỡ nhưng không hiệu quả, chỉ có tác dụng làm giảm việc sụp tấm kính ngay lập tức chứ không thể giải quyết được như vấn đề kính 2 lớp ( vỡ rạn và nằm im trên dàn thép)
Nếu tháo toàn bộ ra và thay bằng kính 2 lớp thì đơn vị TV/thiết kế này nhục quá, nếu duy trì thì không ai dám đi bên dưới. Hiện nay phải phủ toàn bộ bằng tấm lợp poly tạm thời chống va đập.
Còn biện pháp nào tốt hơn dù có đắt thì các sư phụ cho tí cao kiến - kể cả dán phim chống đạn
Bối rối quá
P1090172_zps25995439.jpg


P1090175_zps02e6f565.jpg


P1090180_zps006447c4.jpg


Nhiều người nói

Mấy cái mái này toàn thuê mấy Công ty cung cấp kính cường lực rẻ tiền nên mới dễ vỡ vậy.
Lúc chọn thầu, chọn giá rẻ, không có tiêu chuẩn nào đặt ra cho kính lợp mái, gắn cái mác cường lực vào là Chủ đầu tư cứ tưởng an toàn.
Bác lên đây hỏi rông rài làm gì, gọi luôn cho Phú Phong, Thuận Thành nó tư vấn cho, khỏi phải lăn tăn.

Lúc đầu, em cũng nghĩ vậy. Nhưng kính có nguồn gốc rõ ràng chứ không phải đồ đểu
Khi quy trách nhiệm cho các đơn vị như TVGS, Thi công, Cung cấp và mời 1 đơn vị TV độc lập thì mới vỡ ra một điều :
Nó không chịu nổi các vật có góc nhọn ( mà trước đây mình đã từng huấn luyện thoát hiểm khỏi nhà kính chỉ bằng cái gót của guốc phụ nữ)
Theo công thức tính : 1 viên đá với trọng lượng 0,02grs rơi ở độ cao 21m thì nó tương đương với 9kg
Khi thí nghiệm với 1 tấm kính khác, của nhãn hiệu uy tín tại VN. Nó cũng tèo như thường.
 
Sau khi kính bị vỡ, việc họp bàn và đưa ra các tình huống và xác định nguyên nhân đã làm đủ, và thêm vào đó là :
1, Cùng loại kính của nhà sản xuất đấy : Lót bên dưới(xung quanh kính) một lớp gioăng, ném đá thử : Vỡ
2, Đổi kính của 1 nhà cung cấp danh tiếng khác : Vỡ
3, Thu hồi khẩu độ của kính ( diện tích). Vỡ
4, Tạo dốc cho mái kính bằng cách hạ đầu ngoài của côn sên để cho vật rơi trượt đi : Rạn và vỡ sau 10p
5, Dán phim chống vỡ : Vỡ nhưng từ từ sụp xuống, chậm hơn so với chưa dán là 15p

Nói túm lại là đang bó tay.

Qua tìm hiểu, bên SSG cũng bị nhưng do kính dán 2 lớp nên độ nguy hiểm được giảm trừ

Cách hiệu quả nhất là gắn camera để bắt thằng ném đá, sau đó quay cảnh nó bị chặt tay rồi vứt lên Facebook
:confused:
Vụ kính cường lực không an toàn và dể bể, nên em quyết định thay toàn bộ cầu thang kính thành gỗ căm xe, bị mấy anh KTS ném đá tưng bừng do thay đổi thiết kế nội thất, đúng là xấu hơn nhiều do cầu thang là điểm nhấn trung tâm. Đọc xong bài của anh Fill chắc phải đi phủ tấm lưới dưới cửa sổ trời quá, trên đó em đặt 20m2 kính 15 ly lấy sáng, hàng xóm chơi đểu là người ở dưới thấy ông bà luôn

Với giải pháp:


Thay hết Polycarbonat đặc ruột là yên tâm, chấp nhảy xuống luôn, Đạn bắn không thủng, búa đập không bể. Giá...bèo hơn kính cường lực - nhưng nó không phải là kính cường lực nữa
Nhà cung cấp vui lòng google thêm, saigon thì nhiều lựa chọn lắm.
Thách gạch chọi....vô tư.
Nên lấy màu sáng để tránh bạc màu vì phơi nắng.

 
Mọi người đều hiểu sai về công dụng của kính cường lực. Trước tiên kính cường lực cũng là kính trắng thường, người ta đo cắt theo kích cỡ của vật dụng xong thì đem đi gia nhiệt, nghĩa là đốt ở nhiệt ở 700-800*C rồi xả khí CO2 và hoá chất vào gọi là tôi. Thành phẩm sẽ là một loại kính mới cứng hơn nhưng lại giòn và không thể khoan hay cắt được nữa vì sẽ bể.

Người ta dùng kính cường lực để bao bọc các vật kiến trúc vì nó chịu lực tốt hơn và an toàn, khi bể vỡ sẽ tạo ra những mảnh vụn như hạt ngô không có các cạnh sắc nhọn gây hại cho con người. Cái này bác nào hay xem phim Mỹ là thấy rõ nhất khi đạn bắn vài cửa kính.

Muốn an toàn thì cứ nên lắp kính thường, đo cắt kích cỡ xong thì dán một lớp 3M trong suốt, lúc này giá thành sẽ tăng lên 3-4 lần nhưng khi bị đập nó sẽ lùng nhùng dính với nhau thành một khối giống như kính lái xe hơi khi gặp tai nạn.
 
Kính cường lực hiện nay trên thị trường cho nhà dân dụng đều ko đạt chuẩn, các công trình cao tầng thì đảm bảo hơn. Nếu nung đạt nhiệt độ tiêu chuẩn thì chi phí khá cao nên trên thị trường dân dụng hầu như ko có nhiều lựa chọn. Mổi sản phẩm của kính cường lực đều có tên của đơn vị trên từng tấm kính.
Kính cường lực có thể tự vở nếu như ứng suất của các hạt NiS lớn hơn ứng suất nén lúc cường lực. Hiện nay, ở VN có nhiều đơn vị như Phong Phú hay Đáp Cầu đều đã nhập các máy Ngâm Nhiệt kính cường lực. Kính cường lực sẽ được ngâm ở 290 độ để tìm các sản phẩm lổi. Vì thế sản phẩm nào bị lổi thì sẽ nổ ngay trong lò.
Thay vì dán decal hay phim 3M như trên thì đã có sẳn dòng sản phẩm Kính dán an toàn 2 (hoặc nhiều) lớp. Lớp phim dán nằm giữa 2 lớp kính và giá so với cường lực cũng ko chênh đáng kể.

Nhiều chủ đầu tư hay chủ nhà hiện nay chưa thật sự suy nghĩ nghiêm túc đến chuyện cái kính mà thôi.
Cường lực mà nung ở 700-800 độ như nói ở trên thì để chơi thôi
 
Ở VN, nguời ta ko đuợc đào tạo cách sử dụng kính, nên các CĐT và nhà thiết kế sử dụng tràn lan vô tội vạ...

Kính cuờng lực - tempered glass, ko ai dùng cho vách hay nơi cố định, vì tính an toàn ko cao, khó lắp đặt, sửa chữa, ko thể cắt hay điều chỉnh tại hiện truờng. Thay vào đó, nguời ta dùng vách, tuờng, nơi cố định... bằng kính an toàn - laminated glass - một loại kính có lớp keo an toàn ở giữa.

Hoặc giả, nguời ta dùng laminated glass, nhưng từng tấm kính đó truớc khi dán thì nhà máy gia nhiệt, nung để đạt tiêu chuẩn cuờng lực, sau đó mới dán vào nhau bằng lớp keo như trên, gọi là tempered laminated glass. Và nguời ta cũng hạn chế dùng làm vách cố định hay tuờng, vì khó sữa chữa.

Laminated glass, luôn luôn có thông số 6mm38, 8mm38, 10mm38, 13mm38 ... 20mm38.v.v... trong đó lớp keo là 0.38mm, phần còn lại là các lớp 3mm, 5mm, 8mm, 10mm... dán với nhau. Loại này cắt gọt vô tư, gia cố thoải mái, hư hỏng thì sửa ráp tại chỗ trong 7 nốt nhạc. Điều mà Tempered glass phải hold trong 10 ngày để sản xuất theo kích thuớc.

Tempered glass, chỉ dùng cho cửa, door & window, những nơi hoạt động nhiều, có thể gây nứt cho kính thuờng hay laminated glass. Vì Tempered glass cứng hơn nhiều. Nếu bể, thì đã có những thông số phổ biến dùng cho cửa, nên vẫn thay thế nhanh đuợc, do kính đuợc sản xuất sẵn cho cửa.

VN, cái gì dùng cũng sai...
 
Có thể nói thuật ngữ Kính Cường Lực là "lừa đảo" - Các thể loại kính các bác nói trên chung quy gọi chung là kính An Toàn - cường lực cái mụ nội, thôi thì em copy nguyên từ google

Kính an toàn là loại kính đảm bảo an toàn cho người sử dụng cả khi vỡ.Kính an toàn có 2 loại cơ bản là kính dán và kính tôi.
Kính dán an toàn (Laminated Glass): được tạo ra bằng cách dán 2 hoặc nhiều lớp kính nguyên liệu thông thường vào với nhau. Giữa các 2 lớp kính là một lớpphim PVB. Nhờ có những lớp phim này mà khi bị vỡ, các mảnh vỡ này được giữ lại, không văng ra gây nguy hiểm. Với các loại phim khác nhau có thể tạo ra được nhiều chủng loại kính như kính trong,kính màu, kính phản quang,... Kính dán sau khi hoàn thành có thể tiếp tục gia công (cắt, khoan, mài,...) nên có thể sản xuất hàng loạt.
Kính tôi an toàn (Tempered Glass): là loại kính được nung lên tới nhiệt độ cao sau đó làm lạnh đột ngột nhờ đó kính có độ cứng cao, khi vỡ tạo thành các mảnh nhỏ vụn không có tính sát thương. Ngoài ra, khi tôi có thể uốn cong kính. Kính tôi thành phẩm không thể gia công.
Kính an toàn loại này được ứng dụng nhiều trong kiến trúc, giao thông, nội thất và nhiều lĩnh vực khác nữa.
 
Nếu bác nào chịu chơi, làm cái tempered laminated glass thì có những ưu điểm sau:


  • Hạn chế tia cực tím: Kính an toàn có loại chống được đến 99% tác hại của tia cực tím mà không ảnh hưởng tới độ sáng cần thiết cho tầm nhìn của người và sự phát triển của cây cối.

  • An toàn: Kính an toàn không thể bị vỡ đột ngột như các tấm kính thường, lớp PVB ở giữa sẽ làm giảm hiệu quả của mọi sự tác động ngoại lực, tấm kính vẫn nguyên vẹn ngay khi bị vỡ, những mảnh kính sẽ vẫn ở nguyên vị trí làm giảm bớt sự nguy hiểm.

  • An ninh: Kính an toàn có khả năng chống lại sự đột nhập cao hơn bởi vì có lớp bảo vệ ngay cả khi kính bị đập vỡ. Kính an toàn không thể cắt từ một phía, vì thế thông thường những dụng cụ cắt kính và những dụng cụ thông thường là vô dụng. Tùy thuộc vào độ dày, loại kính an toàn có lớp PVB còn có thể chịu đựng được sức nổ của bom và đạn súng trường.

  • Giảm tiếng ồn: Kính an toàn có khả năng cách âm tốt hơn kính thường. Đối với các sân bay, khách sạn, trung tâm xử lý dữ liệu, cácphòng thu âm và bất cứ một tòa nhà nào gần sân bay, đường cao tốc hay đường tàu thì kính an toàn rất hữu hiệu. Các tòa nhà lắp kính an toàn giảm tiếng ồn từ bốn phía, bảo đảm cho ta một môi trường làm việc hoặc nghỉ ngơi yên tĩnh hơn.

  • Chịu nhiệt và điều khiển sự hấp thụ nhiệt: Kính làm giảm sự hấp thụ nhiệt, điều khiển độ chói và làm cho tòa nhà mát mẻ hơn. Kính an toàn cũng đáp ứng tiêu chuẩn củathủy tinh cách nhiệt, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao không bị vỡ do đó sẽ giữ chân ngọn lửa, tạo điều kiện cho sự chữa cháy và dập tắt hỏa hoạn

  • Độ bền cao hơn: Kính an toàn có độ bền vững khá cao, thậm chí người ta còn dùng kính an toàn để làm sàn nhà, bể bơi, mái che, mái vòm (uốn), các sun-room và các tòa nhà ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt.

  • Ưu thế về mỹ thuật và kiểu dáng: Kính có màu sắc, độ dày, kích thước và hình thể đa dạng giúp các kiến trúc sư có nhiều sự lựa chọn hơn.

  • Sự biến dạng thấp: Nếu được nung với điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, kính vẫn tránh được sự méo mó do đã được nung trước đó. Hình ảnh khi nhìn qua kính đẹp và trung thực hơn thông thường.
 
Chỗ mình ở, xin phép giấu tên và lưu ý cho các ACE đang ở chung cư có ban công dạng full kính này cẩn thận, nhất là đối với trẻ em!
Căn này đang trống, kính ko hiểu sao tức và vỡ vụn

uKS2Tfi.jpg

95UuDj7.jpg


Chắc nói không với lan can kính, vì theo mình được biết là nhiều chung cư bị rồi, nhà phố cũng bị nhưng ít nguy hiểm hơn chung cư
 
@csvifi Kính trên là kính cường lực nhưng không phải kính an toàn. Kính an toàn là loại có 1 lớp keo nằm giữa 2 lớp kiếng, khi bể nó không bị rơi tự do như vậy.

Kính cường lực cứng, nhưng càng cứng thì lại giòn. Chỉ cần thợ kém hay cẩu thả, khóa chết khoảng tự do của kính, thì chuyện nổ là thời tiết vs thời gian. Với kiểu lan can kính không khung thì rất nguy hiểm.

LbeBBxG.jpg


Kính TQ, chỉ cần chấn động nhẹ là nổ ngay. Các công trình cao cấp hiện nay rất kỹ việc chọn sản phẩm kính sản xuất từ TQ.
Ở Thái Lan và Sin đã chuyển sang dùng tấm kính nhựa sản xuất ở Thái Lan.
 
Mấy người quen làm việc ở Bitexco nói thấy kính Bitexco lâu lâu cũng nổ 1 tấm, phải đặt bên Hàn Quốc về thay. Nói về kính bảo đảm không nổ thì khó tin lắm. Rồi chỗ tòa nhà văn phòng may VT, kính cường lực 3 lớp có lớp khí trơ 2 lớp ngoài 15mm vẫn nổ

44780939285_f89bede04f_o.jpg

Đừng đổ thừa tại thợ thầy Việt Nam, ở nước ngoài nổ kính cũng không phải là chuyện lạ .... Toronto, Texas, Chicago, Las Vegas ... còn nhiều chỗ nữa mà lười kiếm link thôi
ví dụ:
Spontaneous Glass Breakage: Why it happens and what to do about it
https://www.constructionspecifier.c...akage-why-it-happens-and-what-to-do-about-it/

ví dụ Kansas city - 2013 - Một madam Mẽo kiện chính quyền vì kính cường lực nổ gây thương tích trong một tòa nhà chính phủ
Ongoing Lawsuit Involves Spontaneous Breakage of Tempered Glass
https://www.usglassmag.com/2016/03/ongoing-lawsuit-involves-spontaneous-breakage-of-tempered-glass/

ví dụ Singapore - Kính cường lực ở National Gallery nổ tan tành giữa buổi họp quan trọng.
https://www.straitstimes.com/singapore/glass-shattering-issues-aired-at-industry-conference

ST_20161001_GLASS_2637207.jpg

Nghĩa là kính cường lực nào chẳng có nguy cơ tự nổ, đã tôi nhiệt làm sao tránh hết được đâu. Kính an toàn là tiêu chuẩn tối thiểu khi sử dụng trên cao, cũng như đã trèo giàn dáo là đeo dây an toàn thôi.

Kính an toàn là kính dán 2 lớp. 2 lớp nên độc lập với nhau và cách nhau lớp dán. Trường hợp kính tự nổ ( do ứng suất nội) thì thường chỉ nổ 1 trong 2. Hiếm khi nổ 2 tấm ngọai trừ có tác động ngọai lực.

Khi bắt vít vào mấy cái trụ inox hay trụ gỗ (cầu thang) thì dù có bể cũng treo ở đó không rơi được. Nghĩa là nổ 1 trong 2 thì các mảnh vỡ cũng vẫn nằm nguyên chỗ cũ, không rơi xuống. Lớp keo 0.38mm ở giữa nó giữ miếng kiếng không rơi.

45695343281_7c459fe45f_o.jpg

Tất nhiên kính an toàn loại kính dán 2 lớp có nhược điểm là khả năng chịu lực kém hơn, đặc biệt nếu lớp keo ở giữa không phải keo tốt thì lớp keo ở giữa nó chảy ra. Tuy nhiên keo tốt của Dupon, thời gian miễn nhiễm với thời tiết, nước mưa ... lâu hơn nhưng vẫn mờ và ngã màu theo thời gian.

À mà muốn chịu lực tốt thì đặt kính dày hơn, ví dụ 2 lớp 10mm, tổng cộng hơn 20mm luôn thì chịu lực đỡ hơn.
 
Đừng đánh đồng khái niệm tuyệt đối trong kĩ thuật. Những khi yêu cầu kĩ thuật cao, họ sẽ kiểm soát được vấn đề kính tự nổ. Và họ vẫn dùng kính cường lực không dán. Điều đó cho thấy nguyên nhân là có thê kiểm soát được tối đa chứ không thích nổ là nổ. Nói thế có nghĩa là kính hiện nay tự nổ là đương nhiên, không phải lỗi kĩ thuật.

Với kiểu nhà phố thì thế này chắc chắn là không dễ nổ, bên dưới là kiểu rãnh trên gỗ , bên trên cao kính nó không dính với cái gì nữa. Vậy nếu thanh đà gỗ nó có rung thì kính di chuyển theo gỗ, không va chạm vào cái gì thì không sao cả.
31823067158_a23a488e25_o.jpg

30754774837_aca2011710_o.jpg

Rồi xem cầu thang này dùng kính gì, cứ đổ thừa cường lực hay nổ thì ai dám lắp
45695637341_7786e2e059_o.jpg

30754823537_bcfd59fed1_o.jpg

44970647934_81bfc1a4bc_o.jpg

44781218435_f8fc46600f_o.jpg

43877479780_8d19b4d83a_o.jpg

31823108308_b36334fa06_o.jpg

45695641181_025fcb5d45_o.jpg

31823110438_dec79f0cbb_o.jpg

43877481220_45c90e58b1_o.jpg

44781222325_b27e9eaf7a_o.jpg

44970652604_a2dddc7e69_o.jpg

30754836357_26651fc9d5_o.jpg

Kính hiện này cường lực cho có lệ, chứ thật ra mà như kính cường lực Đáp Cầu thì đâu có tình trạng kém thế. Do kinh tế thôi., canh tranh giá và giảm chất lượng rồi đổ thừa.


Thay thế kính cường lực bằng các tấm polycarbonate tuy an toàn nhưng nhược điểm lớn nhất là bị đục sau một thời gian sử dụng và dễ trầy xước nên bị hạn chế khi sử dụng nhưng nơi tiếp xúc ánh nắng và có va chạm như vách cửa ...


Việc thay thế bằng tấm Acrylic cũng có nhiều nhược điểm. Tấm arcylic nhược điểm lớn nhất là dễ cháy, và khi cháy lửa rất độc, trong khi poly khó cháy hơn. Ngoài ra acrylic còn bị giòn hơn poly -> làm vật liệu chịu lực nguy hiểm và lão hoá nhanh nếu bị tiếp xúc với nhiệt độ và ánh sáng. Ở Nhật một số thủy cung họ làm vách Acrylic để có tầm nhìn rộng, nhưng là công nghệ độc quyền và giá thành cao hơn kính rất nhiều. Nói tóm lại là hiện giờ những mảng trang trí lớn như vách, cửa, lan can ... vẫn chưa có vật liệu nào tối ưu hơn kính về công năng, thẩm mỹ cũng như giá thành.
 
Có một việc mong các sư phụ tính giúp
Tòa nhà có một dàn mái đón và hành lang dài lợp kính cường lực 15ly
Tuy nhiên, chỉ cần 1 viên sỏi liệng lên là bùmmmmmmmmmmmmm và nó đã bùm 3 tấm do trẻ con ném xuống ( bằng cái đầu lọc thuốc lá)
Đã tìm đến một số biện pháp như dán phim chống vỡ nhưng không hiệu quả, chỉ có tác dụng làm giảm việc sụp tấm kính ngay lập tức chứ không thể giải quyết được như vấn đề kính 2 lớp ( vỡ rạn và nằm im trên dàn thép)
Nếu tháo toàn bộ ra và thay bằng kính 2 lớp thì đơn vị TV/thiết kế này nhục quá, nếu duy trì thì không ai dám đi bên dưới. Hiện nay phải phủ toàn bộ bằng tấm lợp poly tạm thời chống va đập.
Còn biện pháp nào tốt hơn dù có đắt thì các sư phụ cho tí cao kiến - kể cả dán phim chống đạn
Bối rối quá

P1090172_zps25995439.jpg


P1090175_zps02e6f565.jpg


P1090180_zps006447c4.jpg




Lúc đầu, em cũng nghĩ vậy. Nhưng kính có nguồn gốc rõ ràng chứ không phải đồ đểu
Khi quy trách nhiệm cho các đơn vị như TVGS, Thi công, Cung cấp và mời 1 đơn vị TV độc lập thì mới vỡ ra một điều :
Nó không chịu nổi các vật có góc nhọn ( mà trước đây mình đã từng huấn luyện thoát hiểm khỏi nhà kính chỉ bằng cái gót của guốc phụ nữ)
Theo công thức tính : 1 viên đá với trọng lượng 0,02grs rơi ở độ cao 21m thì nó tương đương với 9kg
Khi thí nghiệm với 1 tấm kính khác, của nhãn hiệu uy tín tại VN. Nó cũng tèo như thường.
nhìn nguy hiểm vãi