Lazada rơi vào tay bọn cướp Alibaba - Adayroi và những thương nhân nhập hàng Tung Của sẽ chết ?

  • Người khởi tạo Người khởi tạo bravia
  • Ngày gửi Ngày gửi

bravia

Member
16/10/15
229
11
Tại Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 12 tháng 4, Tập đoàn Alibaba và Tập đoàn Lazada đã thông báo việc Alibaba ký kết thỏa thuận đầu tư, qua đó Alibaba sẽ sở hữu cổ phần chi phối Lazada. Cụ thể hơn, giao dịch bao gồm khoản đầu tư 500 triệu USD vào vốn chủ sở hữu mới phát hành của Lazada và mua lại cổ phần của một số cổ đông Lazada nâng tổng giá trị đầu tư của Alibaba vào Lazada lên khoảng 1 tỷ USD. Với khoản chi 1 tỷ USD, Alibaba sẽ nắm đến 64% cổ phần tại Lazada. Mức định giá của Lazada hiện nay vào khoảng 1,55 tỷ USD.
Tất nhiên thì Adayroi tuổi gì so với Alibaba, nhưng trước mắt là nguyên dàn thương nhân nhập hàng Tung Của về tèo đã, tiếp theo những nhà sản xuất nhỏ cũng ra đi vì Alibaba về cơ bản chuyên phục vụ nhưng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vốn có rất nhiều ở Tung Của.
Cũng có thể cơ hội mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần nắm bắt khi làm việc trực tiếp với bên sản xuất hàng Tàu thông qua sự môi giới & bảo hộ của Alibaba. Trước đây một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh có nhu cầu vẫn làm việc qua Alibaba, nhưng giờ có nhiều người dùng cuối sẽ mua từ nhà sản xuất thay vì qua trung gian (vì trên Alibaba bây giờ cũng nhiều chú bán lẻ lắm).
Thói quen người Việt chưa quen với việc mua hàng online; hàng chợ, hàng siêu thị đầy ra còn bị lừa lên lừa xuống, kém chất lượng,... nhìn cái hình rồi xuống tiền thì nhiều người Việt chưa có thói quen. Hàng Tung Của nổi tiếng kém chất lượng và giả, cho dù nó rẻ. Trước đây doanh nghiệp Việt Nam đánh vào 2 điểm này vì Lazada thuộc Sing để nhấn mạnh dù sao cũng uy tín hơn Tung Của. Lazada đang lên như diều, bỗng dưng về tay cướp, về mặt cảm tình người Việt là bị một điểm trừ to tướng. Tham vọng kết nối trực tiếp từ nhà sản xuất Việt đến người tiêu dùng của Lazada đã bị Alibaba chặt đứt.
Giao thương quốc tế với đủ thứ rào cản, từ việc kinh doanh thông thường cho đến các rào cản về XNK hàng hóa, thuế .... nên doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt không có cơ hội nào trong kinh doanh quốc tế .... còn Lazada thì còn hy vọng, nay rơi về tay cướp rồi thì đi về đâu?
Nền tảng kinh tế Tung Của vốn dĩ nền tảng là sản xuất tức là có thể áp đặt được giá cả. Các thương nhân trung gian, mua đi, bán lại thì chết lúc nào không biết. Từ nay người Việt sẽ mua trực tiếp hàng Tung Của qua thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt chết ngắc, lâu nay Tàu nó bán hàng qua Aliexpress, giá rẻ khủng khiếp. Alibaba với cả hệ thống thanh toán cả hệ thống vận chuyển, giờ nó mà trợ giá để chiếm thị trường nữa thì mấy nhà sản xuất nhỏ cũng tèo hết. Tồn tại được may ra chỉ còn mấy anh em có thể nhập lậu qua biên giới.
Trở ngại lớn nhất của TMĐT ở Việt Nam sợ mua hàng dỏm. Giờ nền TMĐT của Việt Nam bị chi phối bởi Alibaba chuyên bán hàng Tung Của rồi thì còn sợ mua hàng dỏm nữa.
Tất nhiên nói hàng Việt Nam uy tín và chất lượng hơn hàng Tung Của chỉ là một cách tự sướng thôi. Xét về mặt công nghệ, quy mô sản xuất và phân phối ... Việt Nam không có điểm nào qua được Tung Của. Trước nay Alibaba bán hàng tương đối tốt , hệ thống phản hồi tốt, hàng đúng với quảng cáo, hầu như rất ít hàng giả, nay Alibaba có hệ thống phân phối tại Việt Nam qua Lazada nữa coi như doanh nghiệp Việt Nam lèo bèo hết cửa rồi.
Xét về lợi ích người tiêu dùng cuối End User thì quá tốt. Trước giờ nhiều người mua từ Tung Của (có thể thông qua chính Alibaba) về đem lên Lazada bán. Giờ thì người mua được mua trực tiếp từ nhà sản xuất Tung Của, giá cạnh tranh hơn, bớt cầu. Sẽ rất nhiều người tiêu dùng ủng hộ Alibaba vào Việt Nam, còn hơn ba cái hàng trôi nổi bán tràn lan trên Facebook trên mạng xã hội .... được mệnh danh là : hàng xách tay !
Hàng Tung Của cũng nhiều hàng bền, rẻ ... và hậu mãi cũng rất tốt. Không tự dưng mà hàng Tung Của áp đảo trên Ebay và Alibaba. Nếu hàng Tung Của dỏm thì người ta mua một lần sẽ ko mua nữa. Cái quan trọng là tìm đúng loại, đúng người bán, và đúng giá. Mua hàng cao cấp thì ko ai chọn Tung Của, mua hàng linh tinh thì vùi lòng đừng chọn USA.
Lý thuyết thì những người đang buôn thì kiếm cái khác buôn, kênh khác buôn, thị trường còn rộng mà. Rồi nhiễu một thời gian thôi, các công ty Việt Nam rồi cũng phải quen tập quán quốc tế, rồi đi vào chuẩn thì cơ hội xuất cho Việt Nam không phải không có .... nhưng đó là thì tương lai ...
 
Alibaba sẽ chết - thị trường Việt Nam không còn Lazada sẽ có thương hiệu đánh bại thương hiệu Tàu. Việt Nam không có cửa cho thương hiệu Tàu nhé

CEO Peacesoft Nguyễn Hòa Bình: Chợđiệntử.vn tuyên bố đối đầu với Alibaba

nguyenhoabinh-600x315-1460637753370.jpg
Ngày 14/4/2016, Cổng thông tin điện tử của Cục TMĐT và CNTT (vecita.vn) vừa đăng tải công khai Báo cáo TMĐT Việt Nam 2015. Là ấn phẩm tóm tắt những thay đổi quan trọng của TMĐT trong năm vừa qua, Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2015 do Cục TMĐT và CNTT thuộc Bộ Công Thương biên soạn, tiếp tục cập nhật các văn bản chính sách pháp luật mới về TMĐT, đồng thời tổng hợp số liệu liên quan đến tình hình ứng dụng, kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam.

Báo cáo này cũng đưa ra danh sách Top 10 website TMĐT tham gia khảo sát có tổng doanh thu cao nhất từ hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT như thu phí gian hàng, thu phí thành viên, quảng cáo, phí dựa trên % đơn hàng. Trong Top 10 website TMĐT dẫn đầu về doanh thu này, sàn giao dịch trực tuyến ChợĐiệnTử.vn xếp ở vị trí thứ hai, chỉ sau lazada.vn. (website TMĐT vừa được Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc chi khoảng 1 tỷ USD để sở hữu - PV).

Vị trí nêu trên của ChợĐiệnTử.vn đã phần nào cho thấy các website TMĐT “thuần Việt” với những cách làm độc đáo và am hiểu địa phương hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với những "ông lớn" nước ngoài mặc dù hoàn toàn bị lép vế về tiềm lực tài chính. Sự kiện này cũng đánh dấu sự lên ngôi trở lại ngoạn mục của sàn giao dịch TMĐT ra đời sớm nhất Việt Nam từ năm 2005 và hoạt động khá kín tiếng trong 3 năm gần đây.

Tổng kết về thành tựu này, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT PeaceSoft Group, đơn vị chủ quản ChợĐiệnTử.vn cho biết: “Trước làn sóng đầu tư ồ ạt vào TMĐT của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khác với chiêu bài chung là giảm giá khuyến mại dùng tiền để mua tăng trưởng, trong đó nhiều đơn vị vì không chịu nổi sức ép đầu tư đã buộc phải đóng cửa và chấp nhận mất trắng hàng triệu thậm chí hàng chục triệu USD. ChợĐiệnTử.vn đã chọn cách tăng trưởng theo chiều sâu, đó là âm thầm đầu tư vào các hạ tầng nền tảng để tạo giá trị lâu dài và tăng trưởng chất lượng dịch vụ cho người mua và người bán”.

Cụ thể là, từ một sàn giao dịch TMĐT duy nhất, trong hơn 5 năm qua PeaceSoft Group đã phát triển thành một hệ sinh thái đa dịch vụ bao gồm Cổng thanh toán - Ví điện tử NgânLượng.vn, Cổng mua sắm xuyên biên giới eBay.vn, Cổng chuyển phát hàng hoá ShipChung.vn và hợp tác với nền tảng hạ tầng hậu tầng kho vận BoxMe.vn… khiến khách hàng ưu tiên lựa chọn ChợĐiệnTử.vn cho các nhu cầu mua bán trực tuyến.

“Với chiến lược mà chúng tôi gọi là “Chiến tranh nhân dân trong kinh doanh”, nếu tập đoàn Alibaba là cá sấu sông Dương Tử như lời Jack Ma nói thì PeaceSoft Group sẽ là một đàn cá hổ sẵn sàng đương đầu và cạnh tranh sòng phẳng tại thị trường Việt Nam”, ông Bình tự tin khi được hỏi về nguy cơ cạnh tranh với đại gia đến từ Trung Quốc sắp tới.
 
TMĐT Việt Nam được như Alibaba còn khuya khoắt ... chắc chắn sẽ bị sự cố ... không sự cố này sẽ đến sự cố kia ... đơn giản TMĐT của Việt Nam là trung gian của trung gian. Mấy sàn TMĐT của Việt Nam làm trung gian nhưng lại trung gian cho mấy ông mua đi, bán lại. Mấy ông này thì uy tín thấp lắm, sẵn sàng hủy tài khoản này rồi đăng ký cái khác. Nhưng nếu là nhà sản xuất thì khác, đã đầu tư sản xuất là tính làm ăn lâu dài nên phải giữ uy tín. Alibaba lên được như như ngày nay là do Trung Quốc có đến hàng trăm triệu cơ sở sản xuất từ quy mô nhỏ (vài người) cho đến cỡ lớn và cực lớn. Đặc trưng này không nước nào có nên cũng không nước nào có trang thành công như Alibaba.
 
TMĐT của Việt Nam là facebook.
Các đặc điểm của thị trường Việt bao gồm:
- Việt Nam có tỉ lệ phổ cập di động rất cao nhưng người Việt phần lớn dùng điện thoại để vào mạng xã hội (46%) và tìm kiếm nội dung (45%) hơn là tiến hành các giao dịch ngân hàng (4%).
- Tỉ lệ người dùng thẻ ATM cũng thấp và chủ yếu có thói quen tiêu tiều mặt.

Mà bản chất của xã hội là cứ nơi nào tập trung đông người thì nơi đó có sự giao thương buôn bán.
Khi Facebook tích hợp tính năng mua bán trong các nhóm (group), mới đây Facebook lại tiếp tục bật tính năng Shop trên Fanpage. https://www.facebook.com/business/a/retail-ecommerce-industry
Cụ thể, đối với các Fanpage với chủ đề là Shopping/Retail, người dùng đã có thể thấy một nút với tên gọi Add Shop Section, bấm vào thì sẽ mở ra khung nội dung nhằm trưng bày hàng hóa hấp dẫn không kém gì một trang TMĐT.
Việc Facebook tỏ ra nhanh nhạy trong việc cung cấp tính năng shopping chắc chắn sẽ làm cho các trang thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam toi.
 
Thương mại điện tử thời "sập tiệm"

Thị trường TMĐT của Việt Nam thời gian qua có khá nhiều biến động. Đặc biệt, một số doanh nghiệp TMĐT phải đóng cửa hoặc chuyển đổi sở hữu… Ông có bình luận gì về hiện trạng này, thưa ông?

Chúng thấy rõ, rủi ro của từng nhóm kinh doanh TMĐT.

Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ truyền thống, những doanh nghiệp này ứng dụng TMĐT để mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng. Nhóm này ứng dụng TMĐT từ đầu những năm 2000 đến nay, nhìn chung có nhiều thành công. Những doanh nghiệp này bắt đầu bằng website, giới thiệu thông tin sản phẩm, dịch vụ trực tuyến, họ thành công nhưng ít truyền thông về những thành công này.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí (bao gồm sử dụng dịch vụ công trực tuyến như hải quan điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử). Nhóm này cũng ứng dụng thành công TMĐT, hiệu quả khá cao, tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí. Có nhiều doanh nghiệp tìm được khách hàng mới, thị trường mới, xuất khẩu được nhiều sản phẩm mới ra thị trường nước ngoài và cũng được khách hàng nước ngoài tìm đến qua website, các kênh hỗ trợ của nhà nước. Tuy vậy, nhóm doanh nghiệp này cũng ít truyền thông và đặc điểm kinh doanh B2B nên xã hội ít biết đến.

Thứ ba, các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ TMĐT như sàn TMĐT, tiếp thị trực tuyến hay du lịch trực tuyến (Lazada, Vật giá, Gotadi...) và các doanh nghiệp mới được xây dựng chủ yếu dựa vào TMĐT như thông tin du lịch, bán hàng trực tuyến. Trong khi hai nhóm đầu tiên phát triển ổn định thì nhóm thứ 3 gặp những khó khăn nhất định vì họ không chủ động được nguồn hàng, thị trường và khách hàng.

Thực ra đây cũng chỉ là một nhóm nhỏ, một hoạt động trong TMĐT thôi. Bên cạnh việc bán lẻ của nhóm này, còn hàng chục ngành hàng khác vẫn đang ứng dụng TMĐT thành công, như du lịch, giải trí phim ảnh, học online, khách sạn, các nhà máy, xí nghiệp... đó là các doanh nghiệp đã có nền tảng thương mại truyền thống và tham gia TMĐT như một hoạt động mới, giúp tăng trưởng mở rộng thị trường.

Mời mọi người đọc
 
tiếp theo
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) miếng bánh thơm nhưng không dễ nuốt

Theo EuroMonitor, dự kiến đến cuối năm 2016, tỉ trọng TMĐT sẽ tăng gần gấp 3 lần. Thị trường TMĐT đang là miếng bánh thơm của hàng vạn shop, tuy nhiên, không ít shop đành phải ngậm ngùi dừng chân sớm hoặc gồng mình cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn do khả năng vận hành kém hiệu quả.

Nguyên nhân vì đâu?

Bán hàng trực tuyến không phải là một công việc nhẹ nhàng như mọi người hay lầm tưởng. Bản chất của TMĐT là sử dụng lợi thế của Internet để tiếp cận hàng triệu khách hàng.

Không những phải am hiểu tâm lý khách hàng để thực hiện marketing hiệu quả, mà họ còn cần nhập hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý đơn hàng, giao hàng, đổi trả như bất cứ nhà bán lẻ truyền thống.

Theo FinancialTimes, thành công của Alibaba đến từ chính những người giao hàng và hệ thống kho bãi vận chuyển hàng hoá toàn quốc hiệu quả với chi phí thấp. Alibaba cũng đầu tư hơn 300 triệu đô vào SingPost để cung cấp giải pháp kho vận cho khu vực Đông Nam Á.

Làm thế nào để shop bán hàng online có thể bứt phá?

Tại các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp TMĐT đang lấn át các nhà bán lẻ truyền thống. Bí quyết của họ chính là chỉ tập trung vào marketing. Mọi việc còn lại sẽ thuê các đối tác thứ ba cung cấp giải pháp kho vận toàn diện fulfillment.
img_201512290913359973.jpg
Dịch vụ fulfillment
Theo ông Tom Taylor, phó chủ tịch dịch vụ bán hàng của Amazon:

“Với dịch vụ fulfillment, người bán có thể thâm nhập được vào các thị trường lớn hơn một cách dễ dàng, mở rộng mô hình kinh doanh, vượt ra khỏi các khó khăn về chi phí đầu tư, khoảng cách địa lý, thời gian giao hàng,…”.

Trong khu vực, các công ty như Sokochan (Thái Lan), SingPost (Singapore), ISIS (Malaysia) cũng đã mau chóng ra mắt dịch vụ kho vận để đáp ứng sự tăng trưởng đột phá của TMĐT.

Ở Việt Nam, có thể kể đến BoxMe.vn – đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hậu cần kho vận (Fulfillment) toàn diện dành cho các shop bán hàng trực tuyến trên khắp các tỉnh thành.
 
  • Like
Reactions: ducxenang
Việc gì mà mọi người phải hốt hoảng nhỉ? Cứ như Uber hay Grab so với taxi truyền thống thôi, cứ có lợi cho người tiêu dùng làn chơi.

Lazada được đánh giá là kênh bán hàng có giá rẻ nhất hiện nay tại Việt Nam.

Và tất nhiên thì mua hàng online phải có trình độ, và món hàng giá trị cao thì nên chọn hình thức COD chứ không nên thanh toán trước.
- Lazada và Shopee là marketplace, lựa cái nào "bán và giao hàng bởi Lâzda" mà mua. Tuyệt đối không mua của những nhà bán hàng có bản doanh ở phía Bắc. Xem phần "bán bởi" là biết.
- Mua Tiki thì đỡ hơn vì là hàng hoá chính họ mua và tự bán. Nhưng họ cũng đã bắt đầu bán kiểu marketplace giống Lazada rồi.

Và như là muôn thuở, phải kiểm tra thật kỹ hàng hóa trước khi trả tiền như khi mua tại các cửa hàng ... thế thôi.
 
P/S Trực tuyến hay không trực tuyến .... thì cũng tùy vào từng loại hàng hóa mà quyết định mua
Ví dụ về Laptop thì Dell hay HP hay xyz.....: KHÔNG được phép bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Họ bán cho đại lý cấp 1, cấp 2,... đại lý này đi lấy hàng TỪ KHO CỦA HÃNG

Người tiêu dùng thông minh, là mua hàng XUẤT PHÁT TỪ KHO CỦA HÃNG bằng con đường ngắn nhất ( rẻ nhất có thể)
Logic đơn giản thể thôi ... mọi nguồn hàng rẻ hơn logic này thì là hàng ôi hàng thối
 
Trên nguyên tắc, Tiki sẽ cho có độ tin cậy hơn bởi vì mô hình kinh doanh nó khác với Lazada hay Shopee.

Lazada / Shopee - là mô hình CHỢ - MARKETPLACE: nghĩa là Lazada / Shopee tạo ra nền tảng chợ, anh là nhà buôn anh bỏ hàng anh vô trong cái chợ đó. Khi nào Lazada / Shopee nhận đơn hàng (basket) của anh thì họ sẽ liên lạc với nhà buôn và thực hiện việc lấy hàng, giao nhận, thu tiền, sau đó chi trả cho nhà buôn sau khi trừ chi phí.
(*) Khi có vấn đề xảy ra, ví dụ giao hàng sai, đồ bị hư,... Lazada / Shopee sẽ cần thời gian để "làm rõ" với khách hàng và nhà buôn trong khoảng thời gian vài ngày,... sau đó thực hiện việc đền bù sau vài ngày, và là do nhà buôn thực hiện; Lazada / Shopee chỉ là trung gian. Vì vậy, mua hàng trên này, anh nên nhìn chấm điểm nhà buôn, độ tin cậy, comment của khách,...

Tiki - mô hình B2C: xuất phát điểm là sách. Họ trữ sách, lưu kho, và bán cho anh. Sau này mở rộng ra các sản phẩm khác họ cũng làm như vậy. Rồi để mở rộng mặt hàng, các nhà buôn cũng tham gia nhưng cần qua nhiều bước tìm hiểu, ký kết hợp đồng, thỏa thuận với Tiki;... vì Tiki là đại diện của họ.
(*) Khi có vấn đề xảy ra: Tiki sẽ "làm rõ" với khách hàng, cũng mất thời gian, có khi là trong 1 hoặc vài ngày, nhưng chắc chắn là nhanh hơn Lazada / Shopee vì chỉ cần "làm rõ" với khách hàng. Nếu sai, họ sẽ tự trích tiền đền bù cho khách trước rồi mới... bắt nhà buôn đền tiền. Vài lần như vậy thì Tiki bỏ hợp tác với nhà buôn, chỉ giữ lại những nhà buôn uy tính.

Lazada / Shopee rất giỏi về Machine Learning, AI và có đội Business Intelligence rất bự (điển hình Nam, founder của trang Powersell vừa đoạt giả Startup trên Vnexpress là trưởng nhóm Business Intelligence bên đó), nên nó giỏi trong việc biết anh mua cái gì, thích cái gì,...

Tiki không giỏi vụ này. Nền tảng lủng nhiều chỗ, làm tới đâu sửa tới đó. Do đó, họ dồn toàn lực vô Operation, ví dụ, tập trung chất lượng, cam kết, giảm tỉ lệ hàng lỗi xuống cực thấp,... và cam kết giao hàng 2 tiếng.
 
tiếp theo
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) miếng bánh thơm nhưng không dễ nuốt


Theo EuroMonitor, dự kiến đến cuối năm 2016, tỉ trọng TMĐT sẽ tăng gần gấp 3 lần. Thị trường TMĐT đang là miếng bánh thơm của hàng vạn shop, tuy nhiên, không ít shop đành phải ngậm ngùi dừng chân sớm hoặc gồng mình cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn do khả năng vận hành kém hiệu quả.

Nguyên nhân vì đâu?

Bán hàng trực tuyến không phải là một công việc nhẹ nhàng như mọi người hay lầm tưởng. Bản chất của TMĐT là sử dụng lợi thế của Internet để tiếp cận hàng triệu khách hàng.

Không những phải am hiểu tâm lý khách hàng để thực hiện marketing hiệu quả, mà họ còn cần nhập hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý đơn hàng, giao hàng, đổi trả như bất cứ nhà bán lẻ truyền thống.

Theo FinancialTimes, thành công của Alibaba đến từ chính những người giao hàng và hệ thống kho bãi vận chuyển hàng hoá toàn quốc hiệu quả với chi phí thấp. Alibaba cũng đầu tư hơn 300 triệu đô vào SingPost để cung cấp giải pháp kho vận cho khu vực Đông Nam Á.

Làm thế nào để shop bán hàng online có thể bứt phá?

Tại các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp TMĐT đang lấn át các nhà bán lẻ truyền thống. Bí quyết của họ chính là chỉ tập trung vào marketing. Mọi việc còn lại sẽ thuê các đối tác thứ ba cung cấp giải pháp kho vận toàn diện fulfillment.

img_201512290913359973.jpg

Dịch vụ fulfillment
Theo ông Tom Taylor, phó chủ tịch dịch vụ bán hàng của Amazon:

“Với dịch vụ fulfillment, người bán có thể thâm nhập được vào các thị trường lớn hơn một cách dễ dàng, mở rộng mô hình kinh doanh, vượt ra khỏi các khó khăn về chi phí đầu tư, khoảng cách địa lý, thời gian giao hàng,…”.

Trong khu vực, các công ty như Sokochan (Thái Lan), SingPost (Singapore), ISIS (Malaysia) cũng đã mau chóng ra mắt dịch vụ kho vận để đáp ứng sự tăng trưởng đột phá của TMĐT.

Ở Việt Nam, có thể kể đến BoxMe.vn – đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hậu cần kho vận (Fulfillment) toàn diện dành cho các shop bán hàng trực tuyến trên khắp các tỉnh thành.
đây là kiểu bán hàng online à các bạn
 
Lazada rơi vào tay bọn cướp Alibaba - Adayroi và những thương nhân nhập hàng Tung Của sẽ chết ? Toàn than khóc vớ vẩn

Bài học Viễn Thông A đó thôi, không bán nên năm ngoái bán mình cho Vin với giá 39 tỉ. Viễn Thông A xuất phát điểm hơn MWG rất nhiều.

Hiện nay, nhiều anh như Diana, Nguyễn Kim... cũng nhìn thấy điều này, bán một cục khi được giá, ôm tiền làm chuyện khác, chứ kình chống rồi cũng chả tới đâu. Kinh doanh, suy cho cùng là lợi nhuận. Đừng nghĩ duy trì cơ nghiệp mãi cho đời sau. Cái gì cũng có thời. Nokia, Yahoo, Kodak, rồi tới đây sẽ là Sony, Panasonic, Hitachi... siêu khủng mà tèo thì cũng tèo.

Hôm qua đọc bài viết Ông chủ kem đánh răng Dạ Lan: 'Liên doanh với Colgate là sai lầm lớn nhất đời tôi"

https://vnexpress.net/longform/ong-...gate-la-sai-lam-lon-nhat-doi-toi-3912398.html

Tuy Dạ Lan hồi đó nếu không bán thì cũng sẽ chết từ từ thôi, nhưng chắc chắn sẽ rất nhiều người oán hận Colgate đã tiêu diệt một thương hiệu Việt, không như Unilever đã duy trì P/S. Nếu hồi đó không bán thì khi bọn Colgate và Unilever tràn vào thì cũng sống dở chết dở và phá sản còn tệ hại hơn. Rồi đâu biết ngày đó cả Colgate và Unilever đều tranh mua P/S, nhưng cuối cùng Unilever thắng nên Colgate mới quay qua Dạ Lan, dĩ nhiên Colgate mua Dạ Lan là tiêu diệt thương hiệu - mục đích chỉ lấy hệ thống phân phối.

Thực ra đây là bài viết PR Dạ Lan, tuy vậy rất kính trọng và khâm phục ông chủ Dạ Lan, nhưng mình thấy chiêu PR này quá lố, vì ai cũng biết thương hiệu Dạ Lan thì ông Nhơn đã cho tái xuất cách đây cả chục năm rồi, nhưng thị trường với 2 ông lớn Colgate và Unilever nắm thị phần quá lớn và dường như đã kết sổ nên giờ sử dụng thương hiệu Dạ Lan cho bất kỳ sản phẩm chăm sóc cá nhân nào cũng đều thất bại. Chưa nói kem đánh răng Dạ Lan chỉ có dấu ấn với lớp 7x trở về trước ở miền Bắc, chứ ở miền Nam không ai biết Dạ Lan là cái chi chi, chả hiểu anh Nhân này nói là Dạ Lan chiếm 70% thị phần cả nước là từ nguồn nào ?

Giá như ngày xưa ổng ôm tiền thuận thời thế để phát triển. Ổng lập công ty đầu tư, đổ vào đất, thì giờ cũng tầm Nam Long rồi chứ chẳng chơi. Tiếc là lại đâm đầu vào chỗ ai cũng muốn nhảy ra.

Mình có người bạn có gia đình làm sản xuất từ 20 năm. Càng ngày càng ỳ ạch vì thực sự cạnh tranh quá căng. Bây giờ cái giá trị nhất của công ty không phải tên tuổi hay lực lượng lao động, mà là mấy chục nghìn m2 đất mặt tiền đường lớn nằm giữa khu dân cư, tiền lãi sản xuất giờ không bằng tiền lãi ngân hàng nếu bán đất lấy tiền gửi ngân hàng, nhưng cứ sản xuất lây lất vì đất bán là thua mua là thắng, ít nhất là trong vòng 5 năm qua.

À mà biết đâu bài PR Dạ Lan là PR cá nhân để làm businesses khác thì sao nhỉ ? Nhưng thời buổi này sản xuất cực chua, không biết digital marketing, bán hàng, đổi mới công nghệ và tới một lúc nào đó, cần có sự đột phá thì mới phát triển tiếp được ... mà cái này phải ai cũng đủ năng lực đâu ... tốt nhất là nên dừng lại để nhường bước cho người khác.
 
Theo dõi cái này


4080779-566815-upload-2019-12-17-11-25-35-lrwy8lntld9ky0r9gx3x.png


Thì có vẻ Adayroi sắp chết, tương lai gần chắc Tiki cũng theo bước, hàng hóa ít đa dạng, giá lại cao.
 
Sinh lời từ môi giới bán hàng trên sàn TMĐT hơi bị chua, chi phí vận hành + shipping + marketing + tech > doanh thu 1 đơn hàng mang về cho 1 sàn TMĐT, vì đơn giản chỉ thu được tầm từ 5-10% commission từ mỗi đơn hàng.

TMĐT hiện nay thì nói chung vẫn đang giai đoạn đốt tiền, ông nào mạnh tay hơn ăn chết ông kia, tầm 5 - 7 năm nữa sẽ ra mèo nào cắn mỉu nào ở thị trường mình. Hiện nôm nay là TIKI vs. Lazada vs. Adayroi vs. Sendo vs. Shoppee là 2 ông China, 1 ông Vietnam, 2 ông Nhật Bản nội chiến với nhau, đại gia TMĐT từ Hoa kỳ chống tay nhìn.

Mấy trò mèo nói xu hướng TMĐT là tất yếu là XL, ở Việt Nam người tiêu dùng mua hàng TMĐT là vì nó chiết khấu, nó rẻ hơn so với mua trực tiếp, chứ không phải vì nó tiện lợi hơn mua hàng trực tiếp. Cho nên sau này dù có 1 mình 1 ngựa thì cũng phải chịu lỗ nếu muốn có khách hàng.

Thắng sẽ chỉ là Alibaba và các công ty con vì thu lời từ việc bán hàng Trung Quốc trực tiếp đến người tiêu dùng. Các hàng này đóng thuế đầy đủ với Việt Nam thì vẫn bóp chết mấy ông thương nhân Việt đi mua đồ Tàu về bán.

Còn hệ sinh thái thì chẳng lẽ là bán Data ? Data nghe có vẻ kinh khủng, bán cho ai được? Tầm cá nhân bán thì được tí tiền, chứ tầm công ty thì tiền đó chắc đủ mua văn phòng phẩm. Dường như đang có lẫn lộn giữa eComerce và Fintech ! Còn để các liên kết các chuỗi GTGT thì thấy Adayroi chết ngỏm củ tỏi rồi đó.
 
79475254_10157590672343503_6161997641224814592_o.jpg

VinGroup lại không thật lòng nữa rồi. Chỉ cần đọc thông báo ngày 17, cut off 17 luôn là đủ biết rồi.



Sự thật thì tin nội bộ đóng cửa ban ra cách đây cả tháng, khuyến khích nhân viên chuyển sang công ty khác cùng tập đoàn.
Tết này nhân viên Adayroi được tri ân 2-3 tháng lương, Vinmart thì được tri ân 1.5 tháng làm nhân viên Vin ở mảng khác hóng.

Nói chung là cuộc chiến TMĐT và cuộc chiến chuỗi tạp hóa vẫn chưa có ánh sáng cuối đường hầm ... trừ tên cướp Alibaba