Thảo luận Liên kết cọc với đài cọc - liên kết khớp, liên kết ngàm của cọc trong đài cọc ?!

minhtrungvanba

Thành viên cơ bản
7/3/14
45
7
Theo TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 10304:2014 - MÓNG CỌC - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

8.8. Liên kết cọc với đài cọc có thể là tựa tự do họăc là liên kết cứng.
Liên kết tựa tự do của đài lên đầu cọc trong tính toán được quy ước như liên kết khớp và trong trường hợp đài cọc toàn khối, cấu tạo bằng cách ngàm đầu cọc vào đài một đoạn từ 5 cm đến 10 cm.

Liên kết cứng giữa đài cọc với cọc được thiết kế trong trường hợp khi:
a) Cọc nằm trong đất yếu (như trong cát rời, trong đất dính trạng thái chảy, trong bùn, than bùn)
b) Tại chỗ liên kết tải trọng nén truyền lên cọc đặt lệch tâm ngoài phạm vi lõi tiết diện cọc.
c) Trong trường hợp có tải trọng ngang tác dụng, nếu dùng liên kết tựa tự do, trị số chuyển vị lớn hơn trị số giới hạn đối với nhà hoặc công trình cần thiết kế.
d) Trong móng có cọc xiên hoặc cọc tổ hợp nối từng đoạn thẳng đứng.
e) Cọc làm việc chịu kéo.

8.9. Liên kết cứng giữa cọc bê tông cốt thép và đài bê tông cốt thép đúc toàn khối được thiết kế với chiều sâu ngàm đầu cọc vào đài tương ứng chiều dài cốt thép neo hoặc với chiều dài neo các cốt thép chờ ngàm sâu vào đài theo yêu cầu của TCVN 5574:2012 . Đối với liên kết cứng trong đầu cọc ứng lực trước, phải cấu tạo cốt thép không căng trước để dùng tiếp làm cốt thép neo.

Ngoài ra còn cho phép tạo liên kết cứng bằng cách hàn các chi tiết thép chôn sẵn với điều kiện đảm bảo yêu cầu về cường độ.

CHÚ THÍCH:
1) Neo các cọc chịu kéo (xem 8.8e) vào đài cọc bằng cách ngàm cốt thép của cọc vào đài với chiều sâu được xác định bằng tính toán đủ sức chịu kéo.
2) Khi gia cố nền của các móng hiện có bằng các cọc khoan phun, chiều dài ngàm cọc vào móng phải được lấy theo tính toán hoặc được lấy theo cấu tạo bằng năm lần đường kính cọc (khi không thực hiện được điều kiện này phải có dự kiến mở rộng thân cọc tại vị trí tiếp nối với đài cọc).
3) Trường hợp liên kết cứng cọc bằng cách ngàm thân cọc vào đài cần phảI tính toán đài chống ép thủng và có cấu tạo phù hợp.


Nhưng tra theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5574:2012 về Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế thì hoàn không rõ mục 8.9 nói trên liên quan như thế nào?
 
  • Like
Reactions: katahome
Đài cọc là tấm liên kết với các đầu cọc và bảo đảm cho các cọc phối hợp làm việc với nhau.

- Cọc được coi là liên kết cứng với đài khi đầu cọc ngàm vào đài một khoảng bằng chiều dài neo cốt thép hoặc ngàm cốt thép trần vào đài bằng 40Ф đối với cốt thép trơn và 20Ф đối với cốt thép có gờ.
GtVB5nF.jpg
- Để tạo liên kết cứng người ta đập vỡ bê tông đầu cọc cho chìa cốt thép ra. Sau đó ngàm phần đầu cọc chưa bị phá bêtông vào đài một khoảng bằng 15-20cm và cốt thép đầu cọc cũng được ngàm vào đài.

- Đối với móng cọc dạng băng dưới tường khi chỉ có một hàng cọc thì có thể dùng đài bê tông cốt thép lắp ghép dưới dạng dầm tường. Lúc đó để liên kết đầu cọc với đài, người ta phá bê tông đầu cọc cho trơ cốt thép ra rồi cắm vào lỗ chừa sẵn trong đài và đổ bê tông để liên kết.

VqUWNZN.jpg

- Đối với cọc chịu lực nhổ thì độ sâu ngàm cốt thép của cọc và đài được xác định bằng tính toán theo lực nhổ.

9vjMAWA.jpg

- Chiều cao làm việc của đài h1 được xác định từ điều kiện:

9i8wCQK.jpg
Với:​
P- lực chọc thủng;​
R- cường độ chịu kéo tính toán của bê tông;​
b- là trung bình cộng của cạnh ngắn đáy trên và đáy dưới của tháp chọc thủng.​

Mục đích để khi đầu cọc ngàm vào đài để tạo thành 1 khối thống nhất, vì ngoài tải trọng thẳng đứng đài và cọc còn chịu tải ngang. Thường thiết kế khi thiết kế cọc sẽ bố trí 1 đoạn khoảng 60~65cm để lại, ( 50cm đập đầu cọc để cho lộ thép cọc sau đó liên kết thép cọc với thép đài, con 10~15cm để lại ngàm vào trong bê tông đài).
 
Cảm ơn @ksddxd - mình không hỏi về giáo trình móng cọc bê tông cốt thép nhé

cái này khi mài đít trên ghế nhà trường đã được học rồi
https://www.docdroid.net/aPGbnqV/chng-6-mong-cc-6-1-mong-cc-61-kha.pdf

Cái mình đang hỏi là TCVN nhé
Đề tài này cũng bí tiểu một thời trên ketcau.com http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=24177

Theo TC cũ - Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 về móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế


3.12. Liên kết cọc và đài
Cọc có thể được liên kết với đài dưới dạng khớp hoặc ngàm.

Trong trường hợp liên kết khớp, cọc cần được cắm vào đài với chiều sâu 5-10cm, không bắt buộc phải kéo dài cốt thép cọc vào đài.

Trong trường hợp liên kết ngàm, thì chiều dài ngàm cọc hoặc cốt thép cọc kéo dài trong đài lấy theo yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép. Trong trường hợp cọc bê tông ứng suất trước, không được dùng cốt thép kéo căng của cọc để ngàm vào đài mà phải cấu tạo hệ cốt thép riêng.

Khi cọc được liên kết ngàm với đài, cần kể đến giá trị mô-men phát sinh tại liên kết.
----------------------------------------

Rồi theo TC Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 189:1996 về móng cọc tiết diện nhỏ - tiêu chuẩn thiết kế

4.4.10. Liên kết giữa cọc và đài cọc bằng gối tựa kiểu khớp hoặc ngàm. Liên kết ngàm chỉ bắt buộc thực hiện đối với cọc chịu kéo.
Chú thích: Liên kết ngàm được thực hiện bằng cách chôn sâu cốt thép vào đài với chiều dài tương ứng với các yêu cầu của các Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.

====================

toàn à ơ ví dầu luôn
 
  • Like
Reactions: katahome
Theo mình bạn chỉ còn tham khảo mục 8.5 và 8.9 TCVN 5574:2012

8.5. Neo cốt thép không căng
8.5.2. Các thanh cốt thép dọc chịu kéo và cốt thép chịu nén cần kéo dài thêm qua tiết diện vuông góc với trục dọc cấu kiện mà ở đó chúng được tính với toàn bộ cường độ tính toán, một khoảng không nhỏ hơn lan được xác định theo công thức:​
lan =(wan + Dlan) d (189)​
nhưng không nhỏ hơn lan = land.​
Trong đó giá trị wan, Dlan và lan cũng như giá trị cho phép tối thiểu lan được xác định theo Bảng 36. Đồng thời các thanh cốt thép tròn trơn phải có móc ở đầu hoặc được hàn với cốt thép đai dọc theo chiều dài neo. Cho phép tính giá trị Rb có kể đến các hệ số điều kiện làm việc của bê tông, ngoại trừ hệ số gb2.​
Đối với cấu kiện làm từ bê tông hạt nhỏ nhóm B, chiều dài lan theo công thức (189) cần tăng thêm 10d đối với cốt thép chịu kéo và 5d đối với cốt thép chịu nén.​
.....​


Nôm na là tính chiều dài neo thép (nếu đập đầu cọc), nghĩa là tính toán để sao cho phần đầu cọc ngàm vào đài để tạo thành 1 khối thống nhất. Không nhớ rõ đâu đó trong 22TCN 272-05 quy định là 40Ф .... bạn thử tìm kiếm xem.

Còn phần cho cọc ngàm vào 5 - 10cm buộc phải có, vì phần này khi đập đầu cọc rất nham nhở
 
  • Like
Reactions: katahome
Cảm ơn @ksddxd mình sẽ tìm kiếm thêm thông tin trong 22TCN 272-05 ....nhưng tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho cầu .... vấn đề nếu bên dân dụng hay thủy lợi hay đường thủy hay bến cảng thì bó tay à ???
 
Gửi cho mọi người tài liệu cổ điển nhất - Ebook-Cấu-tạo-bêtông-cốt-thép-tái-bản-Phần-1.pdf

Tùy vào trường hợp cấu tạo nối cọc cụ thể mà có liên kết tự do hay liên kết ngàm (liên kết cứng), cứng (ngàm) thì có chịu moment, còn khớp thì không chịu moment trong liên kết. Tuy nhiên thực tế tính toán và cấu tạo kết cấu có nhiều trường hợp không thể phân định rạch ròi một liên kết là ngàm hay khớp hoàn toàn, muốn biết phải đánh giá độ cứng liên kết ... tốt nhất là tham khảo EUROCODE ... khảo sát ảnh hưởng của độ cứng liên kết đến sự phân phối nội lực của kết cấu k thông bằng phần mềm SAP2000.

Để chắc ăn thì cấy thép hình như đề tài này
.