Luật Đầu tư công sửa đổi có giải quyết được bài toán “con gà, quả trứng”, nghĩa là vốn có trước hay dự án có trước

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Luật Đầu tư công sửa đổi được Quốc hội thông qua, với tỷ lệ 90,7% số phiếu

Điểm mới đầu tiên, có ý nghĩa rất lớn, đó là thống nhất được định nghĩa về nguồn vốn đầu tư công. Theo đó, quy định 2 loại vốn đầu tư công, bao gồm vốn ngân sách nhà nước; và vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Một trong những vướng mắc lớn nhất trong quá trình thực hiện Luật Đầu tư công, đó là trình tự, thủ tục. Tại Luật Đầu tư công sửa đổi, đã sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công.

Một điểm mới quan trọng của Luật Đầu tư công sửa đổi, đó là đổi mới phương thức kế hoạch hóa, nhằm đáp ứng tốt hơn đối với thực tiễn vận hành của nền kinh tế, khắc phục được vướng mắc lớn nhất về đầu tư công trước đây, đó là vấn đề “con gà, quả trứng” - nghĩa là vốn có trước hay dự án có trước. Trước đây, muốn quyết định chủ trương đầu tư của một dự án, cần phải xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Tuy nhiên, muốn xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn phải căn cứ vào dự án. Như vậy là đã tạo một vòng lặp luẩn quẩn và không có giải pháp “lối ra” để xử lý. Luật Đầu tư công sửa đổi đã đưa ra phương án là phải có dự kiến kế hoạch nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước (tạm gọi là số kiểm tra), để từ đó, có căn cứ pháp lý về nguồn vốn để các bộ, cơ quan, địa phương triển khai các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Trích từ

Trước đây có cái án 31/10 về bố trí vốn

Tại Điều 1 Nghị định 120/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 27 Nghị định 77/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm như sau:
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm
1. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Đầu tư công.
2. Đối với dự án khởi công mới, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, cần có thêm các điều kiện sau:
a) Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch, trừ dự án khẩn cấp, dự án sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách nhà nước, tăng thu, kết dư ngân sách nhà nước và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối các nguồn vốn; bảo đảm bố trí đủ vốn theo tiến độ hoàn thành quy định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
c) Bố trí đủ vốn theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm đầu thực hiện dự án.
3. Dự án khẩn cấp và dự án cần thiết mới phát sinh bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn được bố trí vốn từ nguồn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này và phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.
4. Đối với vốn chuẩn bị đầu tư hoặc dự án chuẩn bị đầu tư phải có quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền quyết định đến ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch”.




Dựa trên luật đầu tư công 2014

Điều 56. Điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm
1. Chương trình, dự án phải có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án khẩn cấp được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 33 của Luật này.
2. Chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Có điều ước quốc tế về vốn ODA và vốn vay ưu đãi được ký kết đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
4. Dự án khởi công mới chỉ được bố trí vốn sau khi đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của Chính phủ.

Nay sửa đổi theo dự thảo đang có

Điều 52. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm.
1. Chương trình, dự án, nhiệm vụ phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án đầu tư công khẩn cấp.
2. Chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Không biết nghị định có sáng tác tiếp gì không nữa

Luật Đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020
Về điều khoản chuyển tiếp, Luật quy định chương trình, dự án đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thì tiếp tục thực hiện việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; Chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 31 tháng 12 năm 2014; Đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phép thực hiện và giải ngân đến hết 31 tháng 12 năm 2021.
 
  • Like
Reactions: NguyenHoaArch

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Luật đầu tư công trước đây hoàn toàn không có "31/10" nhưng nghị định vẫn sáng tác thêm - tất nhiên là có pháp lý "Dự án khởi công mới chỉ được bố trí vốn sau khi đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của Chính phủ. "

Mấy chủ đầu tư và công ty tư vấn thanh trời cái 31/10 này. Hy vọng lần này nghị định mới cởi trói.
 
Mình cũng hóng chờ luật đầu tư công này kích thích cho nền kinh tế TP.HCM năm sau, năm này oải rồi
Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh các sở, ngành, quận, huyện cần xem xét lại việc giải ngân vốn đầu tư công khi trong 6 tháng đầu năm, con số giải ngân chưa tới 20%.
Cụ thể, kế hoạch đầu tư công năm 2019 từ Trung ương giao cho TP Hồ Chí Minh là hơn 37.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/6, tổng số vốn giải ngân tại kho bạc Nhà nước là hơn 7.000 tỷ đồng, chỉ đạt 18,8% so với chỉ tiêu được giao.
Cho rằng con số trên quá thấp, Chủ tịch UBND TP đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ nguyên nhân.
, Có tiền mà không triển khai được
 

ArcReal

Thành viên cơ bản
Mừng quá - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 gồm 8 Chương và 54 Điều về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công. Nghị định quy định chi tiết về 12 nội dung tại Luật Đầu tư công. Trong đó, quy định chi tiết về hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, các trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm A, B, C. Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chương trình, dự án; nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công nhóm A, B, C. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, B, C tại nước ngoài.

Nghị định cũng hướng dẫn về phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư. Đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường để quyết định chủ trương đầu tư dự án. Quản lý thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng…

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định nêu rõ, Thủ tướng quyết định đối với vốn ngân sách Trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm nhưng không quá ngày 31/12 năm sau trong 7 trường hợp sau:
1. Dự án quan trọng quốc gia;
2. Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng;
3. Dự án được bố trí kế hoạch vốn để hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch nhưng không được bố trí vốn kế hoạch năm sau;
4. Dự án được bổ sung kế hoạch đầu tư từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách nhà nước, dự phòng ngân sách nhà nước hằng năm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép giải ngân vào năm sau;
5. Dự án bị ảnh hưởng tiến độ do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;
6. Dự án cơ quan đại diện và cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài;
7. Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chỉ có duy nhất 01 dự án trong năm kế hoạch hoặc không thể thực hiện điều chỉnh kế hoạch.

Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng gồm những giấy tờ sau đây:
1. Tờ trình thẩm định dự án, bao gồm: Sự cần thiết đầu tư dự án; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định tại Điều 44 của Luật Đầu tư công.
3. Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với các dự án theo quy định tại Điều 74 của Luật Đầu tư công.
4. Các tài liệu khác có liên quan phục vụ cho việc thẩm định dự án đầu tư công (nếu có).
Đồng thời, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, ý kiến của cộng đồng dân cư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định là 10 bộ.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký và làm hết hiệu lực một phần Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Xem chi tiết Nghị định số 40/2020/NĐ-CP tại đây.