Luật Lao động 2019 có hiệu lực - các giải pháp khi người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội theo luật định !?

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Kêu ca mãi
cũng chán rồi, giờ thảo luận giải pháp nào cho người sử dụng lao động khi người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội, khi bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực

  • Kể từ 01/01/2021, không còn hợp đồng lao động theo thời vụ, đây là một trong những điểm mới nổi bật được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019. Cụ thể, kể từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:
    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chất dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Như vậy, so với quy định hiện hành tại Bộ luật lao động 2012 thì sẽ không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ. Mặt khác, Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2021) cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước trong một số trường hợp như:
  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật này.
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật này.
Bộ luật lao động 2012 cho phép các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng. Tuy nhiên, theo Bộ luật lao động 2019 thì các bên chỉ có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp:
  • Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động;
  • Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
Người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
  • Người sử dụng lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động cũng như không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
  • Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ không được buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động. Hành vi này được bổ sung thêm bởi khoản 3 Điều 17 Bộ luật lao động 2019.
Điểm qua một số điểm mới của luật lao động 2019 liên quan đến chủ đề,

tiếp tục bên dưới
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Cũng thêm vài dòng cho người ngoài ngành khi lướt qua chủ đề này, lao động xây dựng ở Việt Nam rất đặc thù, hôm nay họ có thể là nông dân ngày mai họ là công nhân xây dựng, ngày kia là thương gia lưu động (hàng rong) ..., có thể vừa là lao động xây dựng công trình vốn ngân sách, có mối thơm nhảy ra làm công trình vốn tư nhân, đang làm cho doanh nghiệp này có thể nhảy sang làm cho doanh nghiệp khác, ép đóng BHXH (thu 10,5%) chắc chắn là phần lớn sẽ phản đối. Chưa nói những lao động chuyên nghiệp hay tổ đội chuyên nghiệp thích nhận khoán theo từng công việc riêng rẽ: thép, ván khuôn, bê tông, xây, trát, sơn, ốp lát, điện, nước, điều hòa....

Lưu ý là không bàn đến chuyện chủ công trình nợ tiền, công nhân thì thanh toán hàng tháng, bảo hiểm thì chốt hàng quý, vật tư thì đòi gối đầu ... vấn đề này thuộc về quan hệ dân sự giữa các bên với nhau.

Rõ ràng ngành xây dựng hầu như phần lớn sử dụng lao động thời vụ, ngoài các nhóm theo cai ruột thì còn ràng buộc, còn nhóm nông nhàn thích thì làm, thích thì nghỉ, thích thì nhảy sang công ty khác, với quy định chỉ còn HĐLĐ xác định thời hạn dưới 36 tháng và HĐLĐ không xác định thời hạn ... là một vấn đề quá khó khăn trong việc đóng BHXH cho NLĐ, dù là đóng với mức lương tối thiểu vùng ... nhiều người nói là ví dụ mức lương tối thiểu 4,5 triệu thì 32% của 4,5 triệu có 1,44 triệu thì đóng luôn đi ... mấy ai biết đoạn trường làm BHXH cho lao động thời vụ khó khăn như thế nào, vì với họ BHXH là không cần thiết vì họ nhảy việc liên tục chứ không xác định làm lâu dài cho một doanh nghiệp. Vừa làm thủ tục BHXH xong cho họ thì họ đã nhảy sang chỗ khác, thế là lại è cổ đóng cho họ.

Một điều khó khăn là BHXH được quyền soi báo cáo thuế của doanh nghiệp, nghĩa là thuế thông thương với BHXH ... bất thường BHXH soi mói quỹ lương là có thể truy thu BHXH theo quỹ lương.

Vậy giải pháp lập các công ty con bình phong ký hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng để xoay tua sử dụng công nhân phải chăng là hướng đi cùng với giải pháp giải pháp chấm công dưới 14 ngày trong 1 tháng , học việc, thử việc .... giải pháp hộ kinh doanh cá thể ===> xuất hoá đơn nhân công mất 5% thuế GTGT, 2% thuế TNCN, môn bài ????

Hóng các cao nhân
 
Đúng là công trình xây dựng với mớ lao động thời vụ mà giờ bảo đi ký hợp đồng đóng bảo hiểm thì cái nhân viên kế toán nó làm bảo hiểm với lương chết cmn luôn, chạy giấy tờ xong chắc chắn là tèo. Tặng cho họ cái BHYT tự nguyện (800k/năm) họ còn không sử dụng nữa là BHYT bắt buộc, họ chỉ thích thích tiền tươi thóc thật thôi. Ngay cả kỹ sư cũng có nhiều tên củ chuối như công nhân luôn ấy, vừa muốn công ty mua BHYT cho nhưng lại đề nghị công ty là em không muốn đóng BHXH, nhận lương trừ 10,5% là giãy như đỉa phải vôi.
 
Với lao động làm việc trên 6 tháng thì không việc gì phải tiếc mà không đóng BHXH cho những đối tượng này, những lao động thời vụ khi làm việc liên tục trên 3 tháng thì không tiếc gì cái BHYT tự nguyện .... oải là ở chỗ mấy ông bà cứ leo lẻo chuyện đóng BHXH là chuyện các ông, tôi chỉ có mang theo nhõn cái CMND hay CCCD, các ông muốn làm thủ tục thì cầm CMND/CCCD đi công chứng chứng thực xong trả lại ngay, các ông làm gì là việc của các ông còn tôi chỉ cần biết tôi làm cho ông lương tôi là thợ xây 500k/ngày, phụ hồ 350k/ngày thì tôi làm ngày nào ông cộng lại rồi trả đủ cho tôi, làm tăng ca các kiểu - tôi đếch cần biết thuế má, bảo tế bảo y gì - thì cứ thế mà trả đủ nhé. Ba thứ BHXH lằng nhằng, đóng vào thì chỉ có lỗ chứ lời lóm gì, các ông thích hợp thức hóa với nhà nước là chuyện của các ông.

Trước đây chưa có quy định ép buộc đóng BHXH thì hầu như doanh nghiệp nào cũng phải oằn lưng ra gánh thuế TNCN của lao động thời vụ ... nay với trò này mà làm mấy công trình vốn nhà nước chắc chắn lại bị hạch sách chuyện này, thế là phải oằn lưng ra gánh BHXH cho đối tượng thích thì làm không thích thì không thèm say goodbye - bỏ ngang đi làm công trình khác hoặc nghề khác. Mấy tổ nhận khoán cũng vậy, thích cũng nghỉ ngang dẫn nguyên cả đám đi nơi khác.

Nay nhà nước ép thế này thì nhân sự phụ trách bảo hiểm chỉ việc ăn với việc mở, chốt sổ BHXH cũng hết mẹ ngày, chưa kể đám lao động thời vụ hay tổ khoán vắng vài tuần lại bất chợt quay về năn nỉ làm lại, rồi lại được vài tháng lại nhảy, bám theo xin chữ ký làm thủ tục BHXH chắc điên khùng luôn. Cho dù chốt sổ BHXH xong thì họ cũng không quan tâm mà quay về nhận vì đơn giản là đâu phải tiền của họ (10,5%) mà là doanh nghiệp muốn đóng thì ói ra đủ 32%, nên họ không đóng nên họ cũng không quan tâm. Rồi cũng như thuế TNCN, doanh nghiệp phải đóng cho họ, tuy gắn với quyền lợi của họ nhưng họ có đi quyết toán đâu.

Không dám nói xấu nhà nước chứ khoản BHXH hay TTNCN của lao động thời vụ ngành xây dựng chỉ có lợi cho nhà nước thôi, nói thẳng là như một loại thuế thân. Tìm hiểu thì mức đóng BHXH ở Việt Nam thuộc vào loại khủng bố, người nước ngoài quá sốc ... chưa nói ba trò chốt tính lương hưu cũng đại nhảm, giá như cứ xem như một loại thuế thân, nhà nước giảm mức tổng đóng xuống 15% thì chắc không doanh nghiệp nào trốn đâu.
 
  • Haha
Reactions: ChanhNghiaGroup
Lại than thở, phỏng ích gì, mùa Covid đi đâu cũng nghe than như bộng, chán òi ... lúc này là lúc cần những chủ đề thảo luận vượt khó ... và chủ thớt đang thảo luận làm đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước như thế nào ... nói thẳng thì ChanhNghiaGroup không sử dụng nhiều lao động thời vụ, các công việc outsourcing thì thường làm với các thầu phụ có pháp nhân để họ xuất hóa đơn. Tìm hiểu các đối tác thầu phụ thì cũng khuyến khích các tổ đội lập công ty để xuất hóa đơn nhân công với thông lệ là đơn giá NC x 1,13 (10% thuế VAT nộp cho Nhà nước và 3% cho xử lý khai báo thuế của công ty cung cấp NC), và tìm cách trả lương công nhật nhưng dưới 14 ngày/tháng.
 
  • Like
Reactions: KachiCons
Giờ có lẽ lập công ty dịch vụ cung ứng lao động để cung cấp hóa đơn nhân công cho doanh nghiệp xây dựng có lẽ hay à, nguồn đầu vào là anh chị em xe công nghệ, anh chị công nhân bị sa thải đợt dịch vừa rồi .... chứ giờ thợ sơn bả, thợ điện nước, thợ điều hòa, thợ nề (thợ xây trát, phụ hồ, thợ ốp lát,...) cũng chuối lắm, chỉ ký nhận bảng lương, chứ kêu ký hợp đồng này nọ là lắc .
 

BinhAnLeCons

Thành viên cơ bản
Giờ đang hóng loại hình hợp đồng khoán việc, cứ đóng thuế TNHCN là thuế chấp nhận chi phí hợp lý nhưng đám BHXH ăn hại có chấp nhận không vì giờ thuế liên thông với BHXH, đám BHXH ăn hại lại nhảy vào thanh cha thanh chú.

Không phải than chứ ngành XD giờ quá căng, việc thì ít, nhân công tăng giá từng ngày, lao động nhảy việc liên tục, giờ có trò này nữa thì kế toán chỉ làm BHXH cho lao động thời vụ cũng đã hết ngày. Liệu có cách gì thuận lợi cho doanh nghiệp không đám BHXH ăn hại ?
 
Bảo kế toán hết ngày vì đi khai báo BHXH cho lao động thời vụ thì phải xem lại tư cách của ông giám đốc, vì đơn giản là không ai dại gì đâm đầu vào bụi rậm cả, chi phí lao động thời vụ được thuế chấp nhận là chi phí hợp lý (không đóng BHXH) hay không thì đó là nghiệp vụ kế toán, thuê nhằm đứa dốt nát thì chịu thôi.

Ai cần tư vấn thì liên hệ làm vài chai bia giao lưu, chứ không thể bô bô trên mạng được.
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Qua bên Cà Phân cũng có thớt như thế này, yên tâm đi không doanh nghiệp nào vác tiền đi đóng BHXH cho lao động thời vụ đâu - toang ngay tức khắc.

Chi phí lao động ngắn hạn (dưới 3 tháng) ngành xây dựng chiếm đến 60% có thể thậm chí 90% chi phí nhân công của một công trình tùy theo loại hình công trình, nên dĩ nhiên NSDLĐ sẽ chọn phương án rẻ nhất, thuận lợi nhất. Nếu không đóng BHXH cho NLĐ thì chi phí để hợp thức hóa đúng luật cũng loanh quanh 13-15% (bao gồm cả quyết toán thuế sau này), còn lách luật thì chỉ cần 6-7% - hầu hết doanh nghiệp đều lách luật.

Nếu NSDLĐ muốn đóng cho họ (21,5%) cũng rất khó khăn, từ chuyện NLĐ không muốn đóng (10,5%) lẫn thủ tục giấy tờ - không dễ để kê khai BHXH với giấy tờ mang theo chỉ nhõn cái CMND/CCCD, chưa nói dạng lao động này đôi khi chỉ làm vài tuần là nhảy,

NSDLĐ muốn đóng thì vui lòng móc tiền đóng sạch sẽ 32%, nhưng chưa kịp xong thủ tục BHXH thì họ đã nhảy sang công trình khác rồi, hoặc lại làm việc khác không liên quan đến doanh nghiệp nữa ===> cũng không quay lại để nhận mã số bảo hiểm đâu vì quá trình đóng của họ cũng không liên tục ==> NLĐ cũng không được hưởng lợi gì cả.

Tóm lại là NSDLĐ và NLĐ không được lợi ích gì cả nếu đóng BHXH

Nên tóm gọn lại là .... ai cần thì mời bia DaiThangCons
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Một vấn đề đau đầu là rất nhiều lao động xây dựng thời vụ có tuổi nhất là cánh U50, chưa đóng BHXH bao giờ bắt đóng BHXH thì họ chắc chắn so đo không chịu. Rốt cuộc nếu muốn nghiêm túc chấp hành cho NLĐ làm việc vài tháng (thậm chí vài ngày) đã tự ý bỏ việc, hoặc không qua được thời gian thử việc ... ngoài cử nhân sự chuyên trách đăng ký/rút BH như cơm bữa ... là vẫn chưa có giải pháp .
 
Đúng là các doanh nghiệp xây dựng khá nan giải , có muốn tử tế thì tiền mặt cũng đâu có sẵn, làm thầu cho mấy chủ đầu tư như FLC hay Eurowindow thì mới thấm thía, tiền thì họ éo trả, công nhân thì thanh toán hàng tháng, bảo hiểm thì chốt hàng quý, vật tư thì đòi gối đầu.


Doanh nghiệp xây dựng cỡ vừa vài trăm công nhân, thậm chí là hàng nghìn, mỗi tháng doanh nghiệp phải gánh thêm chi phí "thuế thân" 3,2 đồng trên 10 đồng lương khi người lao động hoàn toàn không muốn đóng ... vì phần lớn thợ thì làm nhiều công trình làm nhiều doanh nghiệp trong một thời gian ngắn, không dễ dàng để các công ty xây dựng tuyển được công nhân chuyên nghiệp riêng cho mình, vì phải cạnh tranh để thắng thầu, mà nuôi trọn đội nhân công đầy đủ cho một công trình thì quên đi, chạy việc cho họ làm sấp mặt, nên mọi thứ đều khoán được nếu có thể, khoán đến từng công việc riêng rẽ: thép, ván khuôn, bê tông, xây, trát, sơn, ốp lát, điện, nước, điều hòa.... giờ công nhân lao động làm việc đều thích nhận khoán theo công trình là chủ yếu. Đóng bảo hiểm bắt buộc thì người sử dụng lao động phải đóng 100% ngoài giá khoán.

Đây cũng là lý do lợi nhuận của CTD với HBC đi xuống, người lao động chỉ quan tâm tiền thực nhận, không quan tâm luật với pháp, doanh thu 20.000 tỉ. chi phí nhân công khoảng 2000 tỉ phải trả đủ, lao động thời vụ không đóng BHXH thì tiết kiệm được 600 tỉ, đóng đủ BHXH mất thêm 600 tỉ nữa, 3% doanh thu, lợi nhuận xưa 5%, nay chỉ còn 2%.

Nói chung là trừ phi có chiêu có võ thì thì cành cao như Quách Thái Công, trả thợ 500k/công thì x 2-3 lần lên thành 1000 - 1500k/công trong ngày bình thường (nghỉ lễ các kiểu thì cứ đúng hệ số mà nhân) ..... đóng bảo hiểm đầy đủ cho anh em 32%, còn lãi chán, đàng hoàng mà làm, thời buổi nó thế đấy thì giá là thế đấy, rẻ hơn không làm. Còn không thì chọn giải pháp lập công ty con để giải chi phần nhân sự, khoán việc cho công ty con, tổ đội công nhân đăng ký hộ kinh doanh cá thể, xuất hoá đơn nhân công mất 5% thuế GTGT, 2% thuế TNCN môn bài. Thành lập khoảng chục công ty con, ký hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng, giải pháp chấm công dưới 14 ngày trong 1 tháng , học việc, thử việc .... để xoay tua sử dụng công nhân.

Nhức đầu quá thì giải pháp đơn giản nhất là liên hệ chúng tôi.
 
Vâng chuyện muôn thưở, chia sẻ sau đây của anh Cafe Rang Mộc - Chorro Coffee , thay lời chia sẻ của mình

Ai nào nói rằng phải tham gia cho người lao động thì người đó mới chỉ nhìn dc 1 chiều hướng đó là những người làm ổn định, lâu dài thì tham gia là đúng rồi, bên em đóng BHXH cho những đối tượng này trên mức lương chính luôn đó, còn vấn đề e nói ở đây là đối tượng lao động thời vụ, đặc biệt là ngành xây dựng, còn các công nhân như may mặc... thì nó cũng tương đối ổn định, người nào thực tế làm trong ngành xây dựng thì mới hiểu.

- Công nhân như phụ hồ, thợ xây thì họ thích thì làm, không thích thì say goodbye đi làm chỗ khác, họ chỉ cần biết tôi làm cho ông lương tôi là thợ xây 500k/ngày, phụ hồ 350k/ngày thì tôi làm ngày nào ông cộng lại rồi trả đủ cho tôi, tôi làm tăng ca các kiểu có lúc lương cả tháng của tôi dc 15tr nhưng các cụ nói họ đóng thuế xem, tôi đếch cần biết thuế má gì, cứ trả đủ cho tôi nhé. Thế là người sử dụng lao động lại phải oằn lưng ra gánh khoản thuế này. Còn nói về BHXH thì công nhân như thợ xây, phụ hồ họ cũng đếch quan tâm là mai sau nhận lương hưu hay không, họ quan tâm ngày lương của tôi 500k thì phải trả đủ, thiếu là tôi đi chỗ khác làm.

- Thậm trí có những tổ nhận khoán, ví dụ xây tô 30k/m, có thằng của công ty khác đến gạ, hỏi nhận khoán ở đây bao nhiêu, thằng công ty kia nói về làm cho tao, tao trả khoán 32k/m, thế là thằng tổ trưởng nó dẫn cả bầy thợ, phụ đi luôn. Thế các cụ là người sử dụng lao động với bọn Bảo hiểm chỉ việc ăn với việc mở, chốt sổ BHXH cũng hết mẹ ngày, chưa kể nó làm cho thằng đó hết việc hoặc công việc ko dc như tụi nó mong muốn thì tụi kia lại quay về làm. Nên em nói cái ngành xây dựng, đặc biệt là lao động thời vụ nó phức tạp lắm chứ ko như các cụ nhìn nhận đâu.

Em chốt lại: Cái khó ở đây là công nhân họ ko quan tâm thuế má, bảo hiểm j cả, họ chỉ quan tâm nhận tiền đủ ngày công, họ ko làm ổn định, nay làm chỗ này mai làm chỗ khác nên việc đóng BHXH là rất khó. Với khối lượng công nhân từ vài trăm đến cả ngàn thì nếu đóng BHXH thì em cam đoan ko có 1 cty xây dựng nào sống sót, toang hết. Làm ko đủ để đóng.

Rồi nếu đóng cho công nhân thì họ cũng ko quan tâm, lao động này thì ko bền, có lao động làm dc 1-2 tháng là nhảy việc, em đảm bảo sổ BHXH khi chốt xong thì họ cũng chả quan tâm mà đến nhận vì nếu đóng BHXH cho họ thì người sử dụng lao động cũng phải bỏ tiền ra đóng, họ ko đóng nên cũng chả quan tâm. Cứ vài công ty đóng 1 chút thì các cụ nghĩ tiền này ai sẽ hưởng khi họ ko thèm nhận, đảm bảo mấy bố xơi ko phần này của họ là cái chắc. Cũng như thuế TNCN, cty đóng cho họ, lao động thời vụ họ phải tự đi quyết toán thuế thì với trình đọ của họ thì có thể quyết toán dc ko, mấy bố lại xơi ko phần này. Bố tổ, mang tiếng lợi cho họ mà mấy bố xoi không của người ta.

Đóng thớt được rồi MIN ơi
Vì biết rồi, khổ lắm nói mãi