Lụm lặt và lạm bàn về KPI (Key Performance Indicator) & OKR (Objectives and Key Results) trong lĩnh vực xây dựng

FBCN

Thành viên cơ bản
30/1/16
17
15
KPI (Key Performance Indicator) được hiểu là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Nó là một hệ thống bao gồm các mục tiêu tương ứng với các chức danh trong một tổ chức và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực (về nhân sự: về tuyển dụng, về đào tạo, về năng suất của nguồn nhân lực, về an toàn lao động, về giờ làm việc, về lương, về đánh giá công việc, về hoạt động cải tiến, về lòng trung thành…; về tài chính, về sản xuất chất lượng, về quảng cáo…) và từng cá nhân. Kèm với nó là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá người giữ vị trí, chức năng đó có hoàn thiện mục tiêu đề ra hay không; và có thể có hệ thống mức thưởng, phạt tương ứng với hiệu suất đánh giá được. Mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống KPI riêng biệt, ngay cả mỗi bộ phận cũng sẽ có một KPI khác nhau (Sales, Marketing, Product, …) và ngay cả mỗi người trong một bộ phận cũng có KPI khác nhau (SEO KPIs, Email KPIs, Social KPIs, …). Vì lẽ đó, KPI vừa mang tính nguyên tắc lại vừa đa dạng, linh hoạt.

Tuy nhiên không nên áp dụng KPI để đo lường kết quả các mục tiêu thuộc lĩnh vực sáng tạo. Đặc điểm công việc của các vị trí sáng tạo như họa sỹ thiết kế, phát triển phần mềm, kiến trúc sư, chuyên gia phân tích dữ liệu,...là công việc, mục tiêu đổi mới liên tục, không lặp lại, thậm trí có những việc diễn ra đúng 1 lần hoặc trong thời gian ngắn, vì vậy không áp dụng được KPI. Trong những trường hợp này OKR là lựa chọn hoàn hảo, ngày càng nhiều công ty ứng dụng OKR trong quản lý, điều hành như Intel, Google, LinkedIn, Deloitte,.... OKR là phương thức cải tiến của quản lý theo mục tiêu, nó là một thành phần của Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của quy trình Quản trị hiệu suất và áp dụng cho các các công ty ứng dụng Quản trị nhanh gọn. OKRs (Objectives and Key results) là một phương pháp quản trị doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp định lượng và tạo ra những Kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa Mục tiêu (Objectives) trong một thời hạn nhất định, thường là theo quý. Tất cả những Mục tiêu và Kết quả then chốt đều được công khai minh bạch trong toàn thể công ty.

OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu, được sinh ra và áp dụng lần đầu tiên bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970, hiện OKR đang được áp dụng rộng rãi tại các công ty công nghệ như Google, Zynga, Twitter, LinkedIn, mục đích chính của nó là kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra. OKR có các đặc trưng cơ bản sau:
- Hệ thống mục tiêu có chu kỳ ngắn, ví dụ như Google thiết lập là hàng quý.
- Hệ thống mục tiêu có tính liên kết và phân cấp từ công ty, sau đó chuyển xuống các bộ phận, các nhóm và cuối cùng là từng cá nhân.
- Mục tiêu trong doanh nghiệp (được gọi là Objectives - Chính là chữ O trong OKR) được cụ thể hóa bằng các kết quả then chốt (Key Results - KR), ví dụ mục tiêu “Tăng lượng truy cập vào web site”, qua nghiên cứu cho thấy có thể đạt được bằng hai kết quả then chốt:
+ Cải thiện xử lý lỗi 404 (Lỗi truy cập vào trang không tồn tại).
+ Ra mắt 3 chức năng mới trên web site để thu hút thêm người sử dụng, kéo dài thời gian họ ở trên site, đồng thời đo lường được kết quả.

Trong hệ thống OKR, mỗi cá nhân thông thường chỉ nên có tối đa 5 mục tiêu, mỗi mục tiêu không nên có quá 4 kết quả then chốt để mọi người tập trung đạt được các kết quả trọng yếu, tránh dàn trải. Khái niệm KR (trong OKR) tương đối giống với KPI do cùng được dùng để đo lường kết quả, khác biệt với KPI ở các điểm sau:
- Đều được đo bằng số, tuy nhiên kết quả then chốt trong KR thường là tham vọng mà bạn mong muốn đạt được, KR là cầu nối giữa tham vọng và thực tế. Trong khi đó KPI được dùng để đo lường chính xác kết quả của đầu ra hay trong một công đoạn của quy trình.
- KPI thường là số liệu chính xác tuyệt đối, chẳng hạn như doanh số, điểm số mức độ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ sản phẩm lỗi, tỷ lệ thời gian dừng sản xuất, chất lượng khách hàng tiềm năng do marketing mang về,..... Trong khi đó kết quả then chốt (KR) có thể không dễ đo lường chính xác, chẳng hạn như trong KR ở trên “Cải thiện xử lý lỗi 404” đòi hỏi phải có định nghĩa kết quả thế nào là xuất sắc, tốt, khá, trung bình, kém,.... những định nghĩa đó đôi khi có tính chủ quan.
- KPI thường cố định, ít thay đổi trong thời gian dài (Ví dụ doanh số được đo hàng tháng liên tục cho từng nhân viên kinh doanh trong cả năm, các năm tiếp theo chỉ số này vẫn được sử dụng), KR có thể tồn tại trong ngắn hạn, thậm trí chỉ xuất hiện một lần duy nhất, ví dụ “Cải thiện xử lý lỗi 404” có thể chỉ tồn tại trong 1 quý, sau khi lỗi 404 được xử lý dứt điểm, KR đó không còn tồn tại trong kế hoạch của các chu kỳ tiếp theo.

Chính vì sự khác nhau ở trên, OKR hay được áp dụng trong các vị trí sáng tạo (ví dụ như vị trí lập trình tại các công ty công nghệ), KPI thường được áp dụng trong các vị trí truyền thống, ví dụ như bán hàng, sản xuất. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp vừa áp dụng KR, vừa áp dụng KPI; chẳng hạn OKR áp dụng tại các vị trí sáng tạo, không dễ đo lường chính xác, KPI áp dụng cho các vị trí truyền thống; thậm trí ở một số vị trí, việc đo lường được thực hiện bằng cả KR lẫn KPI.

OKR và KPI đều là công cụ của Quản trị hiệu suất, tuy nhiên OKR thường gắn liền với Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của Quản trị hiệu suất truyền thống. OKRs và KPIs đều là biến thể của phương thức quản trị hiện đại theo mục tiêu MBO. Do đó, tùy theo yêu cầu doanh nghiệp mà các nhà quản trị nên lựa chọn cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Đặc điểm khác biệt dễ nhận biết giữa KPI và OKR như sau: KPI được áp dụng đối với những bộ phận có mục tiêu, công việc lặp đi, lặp lại liên tục theo chu kỳ cố định, đo lường được theo kết quả chính xác. Trong khi đó, OKR sẽ áp dụng đối với những trường hợp khó đo lường chính xác và không theo chu kỳ.
 
  • Like
Reactions: moithau
Ví dụ KPIs

Lĩnh vực tư vấn xây dựng nói chung (dịch vụ kỹ thuật Professional, Scientific, and Technical Services) - nợ chuyển sang Việt ngữ
  • Annual billable utilization percentage
  • Availability
  • Availability (excluding planned downtime)
  • Average percentage of CPU utilization
  • Average percentage of memory utilization
  • Average hourly fee
  • Average number of virtual images per administrator
  • Cost of managing processes
  • Cost of service delivery
  • Deviation of planned budget for SLA
  • Downtime
  • Mean time to repair (MTTR)
  • Mean time between failure (MTBF)
  • Number of defects found over period of time
  • Number of outstanding actions of last SLA review
  • Percentage of application development work outsourced
  • Percentage of bugs found in-house
  • Percentage of consultants generating revenue
  • Percentage of consulting hours that generate revenue
  • Percentage of email spam messages stopped/detected
  • Percentage of outage due to changes (planned unavailability)
  • Percentage of outage due to incidents (unplanned unavailability)
  • Percentage of service requests resolved within an agreed-on period of time
  • Percentage of systems covered by antivirus/antispyware software
  • Percentage of systems with latest antivirus/antispyware signatures
  • Percentage of time lost redeveloping applications as a result of source code loss
  • Percentage of time sheets in need of correction/validation
  • Percentage of unit tests covering software code
  • Percentage of user requested features
  • Profit per project
  • Quality assurance personnel as percentage of the number of application developers
  • Software development quality
  • System usability scale
  • Time ratio for design to development work
  • Time-to-market of changes to existing products/services
  • Total service delivery penalties paid
  • Unit costs of IT services
  • Workforce turnover rate

Cho lĩnh vực Bất Động Sản

REALTOR WEBSITE​
  • Conversation rate (i.e., take rate) - Number of conversations over number of website visits
  • Top conversion page exit - The page where website visitors change their minds and exit your website.
  • Traffic source percentage - Website visits referred by
REAL ESTATE OFFICE​
  • Advertising and promotion
  • Average commission per sale
  • Average commission per salesperson
  • Commission margin
  • Net profit
  • Office cost (telephone, fax, and other office cost)
  • Rent cost of premises
  • Sold homes per available inventory ratio
  • Total income
  • Wages and salaries (including commissions and vehicle allowances)
  • Year-to-year variance on average sold price
  • Year-to-year variance on dollar volume of sold listings
  • Year-to-year variance on sold average dollar per square foot

COMMERCIAL PROPERTY MANAGEMENT​
  • Annual return on investment in percentage
  • Construction/purchaser rate - New constructed or purchased units over time
  • Cost per square foot
  • Equity value growth in percentage
  • Lease events coverage ratio - Number of lease inquiries over number of available units
  • Management efficiency - Number of leased spaces over number of staff
  • Market share growth
  • Monthly return on investment as percentage
  • Occupancy cost - Cost per occupied unit
  • Operation cost to rent income ratio
  • Percentage of rent collected
  • Price to income as percentage
  • Profitability per square foot
  • Real estate demand growth - Market rental demands
  • Rented space usage quality - Average number of tenant visits over rented space
  • Renting cost - Renting cost per square foot
  • Renting return on investment - Rent income over cost
  • Revenue per square foot
  • Risk metrics as percentage
  • Total property management income per property manager
  • Usage efficiency - Available renting square feet over number of staff
  • Utilization (vacancy) rate - Rented square feet over total square feet, or rented units over total units

REAL ESTATE INVESTOR​
  • Average gross multiplier for portfolio
  • Cost per square foot to value per square foot ratio
  • Equity to value ratio
  • Gross multiplier per commercial property
  • LTV (loan to value) ratio per property
  • Mortgage rate index
  • Overall LTV (loan to value) ratio for portfolio
  • Price per square foot to value per square foot ratio
  • Profitability per square foot
  • Property value growth (market trend)
  • Purchase price-to-appraisal value ratio
  • Rental value growth rate ROI (return on investment)

Cho lĩnh vực xây dựng - Construction Industry
  • Number of accidents
  • Number of accidents per supplier
  • Actual working days versus available working days
  • Cash balance - Actual versus baseline
  • Change orders - Clients
  • Change orders - Project manager
  • Client satisfaction - Client-specified criteria
  • Client satisfaction product - Standard criteria
  • Client satisfaction service - Standard criteria
  • Cost for construction
  • Cost predictability - Construction
  • Cost predictability - Construction (client change orders)
  • Cost predictability; Construction (project leader change orders)
  • Cost predictability - Design
  • Cost predictability - Design and construction cost to rectify defects
  • Customer satisfaction level
  • Day to day project completion ratio - Actual versus baseline
  • Fatalities
  • Interest cover (company)
  • Labor cost - Actual versus baseline
  • Labor cost over project timeline
  • Liability ratio (over asset) on current versus completion comparison
  • Number of defects
  • Outstanding money (project)
  • Percentage of equipment downtime
  • Percentage of labor downtime
  • Percentage of backlogs over project timeline
  • Percentage of unapproved change orders
  • Productivity (company)
  • Profit margin - Actual versus baseline profit margin over project timeline
  • Profit predictability (project)
  • Profitability (company)
  • Quality issues at available for use
  • Quality issues at end of defect rectification period
  • Ratio of value added (company)
  • Repeat business (company)
  • Reportable accidents (including fatalities)
  • Reportable accidents (non-fatal)
  • Return on capital employed (company)
  • Return on investment (client)
  • Return on value added (company)
  • Time for construction
  • Time predictability - Construction
  • Time predictability - Construction (client change orders)
  • Time predictability - Construction (project leader change orders)
  • Time predictability - Design
  • Time predictability - Design and construction
  • Time taken to reach final account (project)
  • Time to rectify defects
 
Có rất nhiều cách để xây dựng KPIs cho lĩnh vực xây dựng nói chung, cách đơn giản nhất là chọn tập trung vào các chỉ số hữu hình như tài chính vì chúng dễ đo lường và thêm một số chỉ số khác để giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, tuy nhiên có ba điều quan trọng cần xem xét khi xác định KPIs cho hoạt xây dựng:

1. Các dữ liệu lịch sử trước đây so sánh với chỉ số
2. Các chỉ số tài chính không thể hiện toàn cảnh, nó chỉ cung cấp thông tin thấu đáo về các hạn chế trong hoạt động kinh doanh, vì tiền là đầu tiên.
3. Liệu các doanh nghiệp cùng lĩnh vực có dùng bộ chỉ số này không ? hay họ có bộ chỉ số khác

Tình hình cạnh tranh trong hoạt động xây dựng ngày càng khắc nghiệt, do vậy điều quan trọng là phải xem xét liệu giúp doanh nghiệp phát triển và duy trì tính cạnh tranh khi xây dựng KPIs hay ý chí chủ quan của chủ doanh nghiệp. Các chỉ số cơ bản:
  • Các KPIs truyền thống phổ biến nhất là doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Cần xác định một biên lợi nhuận thích hợp, đặc biệt là đối với các dự án chứa đựng nhiều rủi ro thì biên lợi nhuận cần phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo dự án tiến triển.
  • Doanh thu là một KPI quan trọng khi so sánh với ngân sách để đảm bảo dự án được thực hiện theo kế hoạch. Nếu là nhà thầu phụ, cần theo dõi doanh thu để xác định xem mối quan hệ của họ với các nhà thầu chính có tiếp tục có lợi hay không ?
  • Giám sát chi phí là một KPI thiết yếu vì tỷ suất lợi nhuận trong ngành xây dựng hiện nay rất thấp. Cung cầu trong xây dựng luôn biến động, do đó giá cả cũng luôn thay đổi và do đó cần phải giám sát chặt chẽ chi phí để đảm bảo dự án luôn có lãi.
  • Vì cung và cầu trong ngành luôn thay đổi, giá cả cũng vậy và do đó cần phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo dự án tiếp tục có lãi. Khi bắt tay thực hiện cần sử dụng một hệ thống quản lý dự án, liên tục theo dõi chi phí công việc trong quá trình dự án giúp loại bỏ phỏng đoán xem dự án có sinh lãi hay không.
 
  • Like
Reactions: moithau
Đối với hoạt động thi công xây lắp thì các chỉ số sau cũng cần phải có

1. An toàn
Điều quan trọng là ưu tiên an toàn trên công trường là vì cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn. Bằng cách đầu tư vào sự an toàn của người lao động, doanh nghiệp sẽ ít gặp phải các vấn đề như thanh toán bảo hiểm tốn kém hoặc các chi phí bất ngờ khác. Phải hiểu rằng an toàn là một KPIs thiết yếu, là điều cần thiết để giữ an toàn cho nhân viên để có chi phí thấp, năng suất và sự an tâm. Dưới đây là một số KPIs quan trọng liên quan đến an toàn xây dựng:
- Tỷ lệ an toàn/sự cố
- Số lượng các cuộc họp và truyền thông về an toàn
- Số vụ tai nạn của nhà thầu phụ

2. Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng dự án là một phần thiết yếu để giảm thiểu các sửa chữa sau này, cần có chỉ số kiểm soát chất lượng để kiểm soát chi phí và tiến độ. Tốt nhất nên bố trí nhân sự chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng thường trú tại công trình, nên là kỹ sư hay KTS. Nhân sự này chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả và đảm bảo tất cả đã được kiểm soát hoặc có tỷ lệ nhất định nào đó đã được kiểm soát. KPIs này cũng liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp.

KPIs kiểm soát chất lượng có thể bao gồm:
- Số lượng khuyết tật
- Thời gian sửa lỗi
- Sự hài lòng của khách hàng
- Chi phí làm lại
- Số lượng tổng kiểm tra chất lượng
- Số lần kiểm tra đạt

3. Người lao động
Sự hài lòng trong công việc của người lao động cũng quan trọng không kém , là động lực kích thích họ làm việc hăng say. Nếu người lao động hài lòng với công việc của họ, thì khả năng bám trụ với công việc cũng như có nỗ lực hoàn thành công việc tốt hơn. Đầu tư vào phúc lợi của người lao động là rất đáng giá để đo lường sự hài lòng của người lao động, là một KPI quan trọng đảm bảo dự án hiệu quả và doanh nghiệp phát triển.

Dưới đây là một số KPIs thiết yếu liên quan sự hài lòng của nhân viên:
- Lương thưởng
- Hệ thống tiếp nhận góp ý của người lao động
- Đào tạo

4. Năng suất/ hiệu quả
Chỉ số năng suất là một cách tuyệt vời để đo lường năng suất của người lao động theo thời gian hoạt động của dự án, bằng cách thường xuyên phân tích năng suất của người lao động trên công trường có thể giúp doanh nghiệp đánh giá lại và thực hiện các thay đổi cần thiết để đảm bảo dự án đúng tiến độ và có giá thành nằm trong phạm vi đã ước tính. Ưu tiên mục tiêu của dự án, KPIs năng suất là một công cụ hữu ích để các nhà quản lý dự án hiểu được dự án đã thành công như thế nào

Một số KPIs liên quan đến năng suất là:
- Tỷ lệ (%) thời gian lãng phí (thiết bị và lao động)
- Sản lượng (quy đổi ra tiền) trung bình mỗi ngày/mỗi giờ
- Tỷ lệ hư hỏng

5. Quy trình mua vật tư vật liệu và cung cấp đến công trường
Sau khi nhận được hợp đồng, quá trình theo dõi mua và cung cấp vật tư đến công trường cần có chỉ số đánh giá và cần theo dõi cẩn thận cũng như xác định các vấn đề tiềm ẩn.

6. Kiểm soát hàng tồn kho của nhà thầu phụ
Hoạt động thi công xây lắp là một ngành luôn chịu tác động tức thời với mọi sự biến động của nền kinh tế xã hội. Bất kỳ thay đổi nào đối với nền kinh tế đều có thể tác động đáng kể đến công việc của các nhà thầu phụ. Nhiều nhà thầu phụ sẽ mua vật liệu quá mức vì họ cho rằng họ sẽ sử dụng vật liệu cho các dự án trong tương lai. Tuy nhiên, hàng tồn kho không được sử dụng có thể là một sự tiêu hao đáng kể cho công ty hoặc dự án xây dựng, vốn đã có biên lợi nhuận mỏng.

Kiểm soát hàng tồn kho của nhà thầu phụ là một KPI dự đoán thiết yếu. Nó có thể giúp so sánh hoạt động mua và hàng tồn kho, cũng như xác định các trường hợp hàng tồn kho bị lãng phí. KPI cũng có thể được so sánh giữa tháng này sang tháng khác để xác định cách hàng tồn kho đã được sử dụng trong suốt vòng đời của dự án.
 
  • Like
Reactions: moithau
Sao chủ thớt bỏ chạy rồi à ? Không có chỉ số nào hay cho ngành xây dựng ngoài chỉ số khoán việc cả, tuy nhiên quản lý khoán việc là con dao hai lưỡi, cũng vì khoán việc mà nhiều tổng công ty, công ty sụp đổ.
 
Với quy định pháp luật lao động ở thiên đường thì điều mà quản lý doanh nghiệp sợ nhất chỗ nhân viên nó thích nghỉ thì nó tự nghỉ thôi, còn không thì chẳng có gì không kiểm soát được nếu thích, nghĩa là phải đưa ra một hệ thống kiểm soát phù hợp với lương đang trả cho nhân viên, nếu lương cao như anh Vượng VinGroup thì anh kiểm soát cả thời gian tiêu tiện, nhưng có ai dám nghỉ ngang đâu.

Với công việc mang tính văn phòng, đặc biệt là back office (các phòng ban thực hiện các công việc nội bộ, các công việc liên quan trực tiếp đến các bộ phận trong doanh nghiệp, đây thường là các công việc nội bộ - thường chỉ làm việc với các phòng ban trong nội bộ công ty mà không liên hệ hay làm việc với các đối tác hay khách hàng bên ngoài) thì luôn luôn là nỗi ám ảnh vì rất khó kiểm soát, không biết được nhân viên đang làm gì , hỏi lúc nào cũng bận, lúc nào cũng phàn nàn thiếu người, quá nhiều việc .... rất nhiều công việc dở dang hoặc hoàn thành không đúng hạn hoặc hoàn thành có nhiều sai sót, nhưng nếu lắp camera theo dõi sẽ thấy rất rảnh rang, nghe nhạc, lướt mạng xã hội chém gió, mua bán online .... vấn đề để kiểm soát được nguồn lực này như thế nào cũng là vấn đề.

Các ngành dịch vụ kỹ thuật hay nói chung là các ngành sáng tạo, nhất là trong xây dựng với nhân viên thiết kế đặc biệt là KTS miệng luôn leo lẻo phải có không ian sáng tạo, nhưng cứ thử đưa ra KPI xem, nhân viên có năng lực sẽ rất hào hứng nhưng nhân viên năng lực kém là những người đầu tiên phản đối. Vấn đề đặt ra là mức lương, nếu mức lương xứng đáng thì cần đuổi thẳng cổ những loại nhân viên mở mồm leo lẻo phải có không gian sáng tạo. Hãy bỏ tư duy tuyển nhiều nhân sự lương thấp mà không làm không ra ôn dịch gì cả.

KPI thì phải do người trực tiếp giao việc giao KPI, mà đa số quản lý chỉ biết giao việc chứ không giao được KPI nên phải nhờ người khác giao dùm, thế là toang thôi. Giao KPI phải cụ thể, dựa vào con số để có nấc thang đánh giá, hệ thống đo đếm không gian lận được, tránh cãi nhau. Quản lí và người thực hiện phải cùng nhìn thấy và theo dõi, báo cáo định kì tuần, tháng thì mới ăn thua.

Điều sai lầm lớn nhất là hệ thống KPI là giao bên nhân sự triển khai - rất phản tác dụng, vì mặc dù nó chỉ là vài con số, nhưng biết được giao số gì đòi hỏi người giao chỉ số phải hiểu rất rõ về công việc.

KPI phải đi từ mục tiêu, sau đó mapping mục tiêu với các bộ phận,
KPI có lag : đầu ra, kết quả mong muốn, lead : các yếu tố để đạt dc kết quả đầu ra

KPI cần đơn giản, nhiều doanh nghiệp làm theo kiểu BSc này nọ nhưng càng vẽ vòng các rối rắm, hãy làm đơn giản, tập trung cải tiến cái operations trước, chứ không bao giờ có chuyện set KPIs là tự nhiên quản lý hiệu quả đâu.

Giống như điều khiển ô tô có chế độ kiểm soát tốc độ, KPI là cái limit cruise control, phải biết được tốc độ cho phép/ tình hình giao thông/ kĩ năng tài xế/ ý thức giao thông để ra biển báo "hợp lý và tối ưu"

Lượm lặt hầu mấy ngài xây dựng