Thảo luận Lý do gì đến nay vẫn chưa có quy định sử dụng rộng rãi xỉ nhiệt điện để san lấp mặt bằng hoặc làm nền đường giao thông ?!

Dù xỉ nhiệt điện đã được chính thức đem san lấp làm đường nông thôn mới tại Hà Tĩnh mình thương – quê hương của ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Thị xã Kỳ Anh là một trong những địa phương đầu tiên tận dụng được lợi thế về khoảng cách, tiết kiệm chi phí vận chuyển khi nhà máy nhiệt điện đóng trên địa bàn cấp tro, xỉ miễn phí. Quá trình đưa tro, xỉ vào san lấp, làm nền đường đã mang lại hiệu quả khả quan tại địa phương này.

Theo bà Nguyễn Thị Hoài Nam, Trưởng phòng Quản lý Đô thị và Kinh tế thị xã Kỳ Anh, sau khi nắm được các quy chuẩn và thông số đảm bảo an toàn về môi trường của tro, xỉ nhà máy nhiệt điện, UBND thị xã Kỳ Anh đã có văn bản đề xuất nhà máy hỗ trợ để địa phương đưa vào sử dụng. Hiện một số phường, xã như: phường Sông Trí, phường Kỳ Trinh, xã Kỳ Hà... đã triển khai làm đường bằng vật liệu trên.

Ngoài thị xã Kỳ Anh, một số địa phương khác, kể các thành phố Hà Tĩnh đã mạnh dạn đưa tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện vào sử dụng. Đặc biệt 2 phường Trần Phú và Thạch Linh đã dùng hàng trăm khối tro xỉ để làm các tuyến đường lâu nay không có kinh phí thi công.

a4200-1532312864353378285459.jpg

Một đoạn đường ở phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh vừa được san lấp bằng tro, xỉ từ của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/dieu-ba...y-nhiet-dien-vung-ang-1-20180723094033056.htm


Có phải theo bài báo này
Các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm khủng khiếp đến mức nào?
https://www.thesaigontimes.vn/276572/Cac-nha-may-nhiet-dien-than-gay-o-nhiem-khung-khiep-den-muc-nao

Thì việc đem xỉ nhiệt điện đi san lấp nền đường, nền nhà thay cát ở Hà Tĩnh, có thực sự là mối nguy hại lâu dài tới mực nước ngầm ?!
 
Mấy ông nhà báo học khối Xê chém về kỹ thuật nghe nó...mênh mông lắm

Thủ tướng đã Phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/...en-nha-may-hoa-chat-phan-bon-2017-346283.aspx

Bộ XD biên soạn mấy năm nay mà đã công bố được Tiêu chuẩn sử dụng tro xỉ NMNĐ làm vật liệu san nền, làm đường đâu. Chính sách pháp luật cứ lẹt đẹt theo sau thì khó làm lắm, làm như thế này mà PC49 vào là ăn phạt ngay.
 
Hiện nay đang có nhiều tranh cãi, tro xỉ là tài nguyên hay là chất thải
Tác hại của xỉ than là có
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/canh-bao-o-nhiem-phong-xa-cao-nha-may-nhiet-dien-than-261079.html

Mỹ giờ quy định hầu như phải đem vào bãi rác
fly-ash.jpg

https://www.epa.gov/coalash/frequent-questions-about-2015-coal-ash-disposal-rule

Vì họ phát hiện ra xỉ thải gây ô nhiễm cho nước ngầm
Heightened levels of pollutants — including arsenic and radium in some cases — were documented at plants in numerous states, from Virginia to Alaska.
https://apnews.com/f3c75ee69bd7485590d467d76d766dfc
https://insideclimatenews.org/news/...xic-pollution-groundwater-data-epa-monitoring
https://earthjustice.org/news/press...s-are-polluting-groundwater-at-coal-ash-dumps

Để làm đường thì dùng dưới hình thức phụ gia bê tông tươi CVC hoặc làm bê tông đầm lăn RCC ... dùng cho những đường không chịu tải hoặc chịu tải thấp như đường đi bộ, đường nội bộ.

Và dùng san lấp mặt bằng là hạ sách, tận dụng làm gạch , cấu kiện bê tông giá trị cao hơn
 
Xỉ than làm đường thì vài bữa trời mưa là ăn đòn thôi

Kim loại nặng, axit,.... rồi tới bữa nào đó nông sản xuất khẩu bị trả về lại la khóc lu loa chửi thằng tư bẩn bắt chẹt. Không lối thoát.
 
Nghe tin khởi công nhà máy nhiệt điện trên quê hương Quảng Trị mà cảm giác không thấy vui


Dù theo truyền thông là sử dụng nguyên liệu than, công nghệ tiên tiến của Châu Âu, sử dụng công nghệ trên siêu tới hạn, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường.


Lại mối lo bụi, khí thải và tro xỉ


Vấn đề luôn là vấn đề

ndvt_zing57.jpg


untitled-2-15455074122771794060959.jpg


Đã vượt kế hoạch không còn chỗ chứa
 
Đọc bài báo này, không hiểu Bộ Công Thương và Chính phủ sao vẫn khoái nhiệt điện nhỉ ? Hầu như trải dọc Việt Nam thì chổ nào cũng có xây nhà máy nhiệt điện.


Nhiều tỉnh, thành đang có xu hướng “nói không” với nhiệt điện than bởi rủi ro môi trường và những hệ lụy khác kéo theo trong quá trình xây dựng nhà máy nhiệt điện than theo quy hoạch điện quốc gia.


Hiện nay cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện than hoạt động, chiếm khoảng 35% tổng điện sản xuất. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (gọi tắt Quy hoạch điện VII) hiệu chỉnh, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 66 nhà máy nhiệt điện than, chiếm 53,2% tổng điện sản xuất.

6ac16e59-215e-4638-9a60-e6d650655753.jpg
 
Vấn đề với nhiệt điện than cần phải xử lý khói thải <==> Chi phí xử lý cực kỳ đắt đỏ, nếu tính đúng tính đủ chi phí, có lẽ giá thành nó cũng cao ngang các hình thức sản xuất điện sạch khác <==> nền kinh tế ko gánh nổi chi phí điện. Bài toán là chấp nhận chi phí sạch đến đâu thôi. Chứ giàu có thì cần gì phải xài bẩn <===> trong thời gian ngắn hạn, chắc chưa bỏ hoàn toàn điện than được đâu.

Nói chung là nếu đầu tư công nghệ hiện đại thì chi phí quá cao, dẫn đến giá thành điện cao <===> đầu tư công nghệ cũ để nhanh thu hồi vốn <==> ô nhiễm cao. Mà thực ra, Bộ Công Thương ép chứ hầu hết các tỉnh không còn cấp đất cho điện than nữa, chỉ có các tỉnh quá đói thì mới có cơ may cho điện than.

Quay lại chủ đề Ứng dụng tro, xỉ làm vật liệu xây dựng


Lý do gì mà còn vướng mắc ?
 
Tro xỉ là phải "tro xỉ sạch" đã loại bỏ kim loại nặng, lưu huỳnh,....các thứ độc hại trước ... nhưng thực tế có làm được không để sử dụng vào san lấp.

Nếu làm gạch thì bài toán chính nằm ở chi phí vận chuyển. Hiện nay, tro xỉ (fly ash) chủ yếu để làm gạch không nung, nhưng sản lượng không bao nhiêu vì nằm ở chi phí vận chuyển, và độc hại. Những nhà máy điện có tro xỉ, thì lại nằm xa nhà máy, và nằm xa khu vực tiêu thụ chính. Trong khi tro xỉ cho không không ai lấy, các nhà máy thì đòi bán, không ai mua. Tro xỉ rất độc hại, chỉ cần ghé mấy nhà máy sản xuất gạch sử dụng Fly ash thì biết. Mặt khác nếu biết gạch cho công trình dân dụng mà sử dụng Fl yash đảm bảo không ai dám mạnh dạn sử dụng, dẫn đến đầu ra kém.
 
Mọi người chém gió lưu nhé

Ngày 28/9/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký quyết định số 2847/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12249:2018 “Tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp – Yêu cầu chung”. Theo đó, Tiêu chuẩn này quy định một số chỉ tiêu kỹ thuật đối với tro xỉ nhiệt điện hỗn hợp, tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp bao gồm: thông số ô nhiễm và mức giới hạn trong nước chiết từ tro xỉ nhiệt điện phải đáp ứng yêu cầu quy định đối với nước thải công nghiệp, độ trương nở thể tích và chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn. Việc ban hành TCVN 12249:2018 “Tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp – Yêu cầu chung” nhằm mục đích giám sát và kiểm tra chất lượng đối với Tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp. Góp phần giải quyết tình trạng tro, xỉ đang tồn đọng tại bãi thải của các Nhà máy nhiệt điện hiện nay.

1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho tro xỉ nhiệt điện đốt than sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng, giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
1.2 Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với tro xỉ nhiệt điện đốt than đã được phân định không phải chất thải nguy hại theo quy định.



4 Yêu cầu đối với tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu san lấp
4.1 Nước chiết từ tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện phải đáp ứng yêu cầu đối với nước thải công nghiệp về các thông số ô nhiễm và mức giới hạn theo quy định.
4.2 Đối với tro xỉ nhiệt điện nhiễm mặn hoặc hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện có hàm lượng clorua (Cl-) trong nước chiết lớn hơn 1.000 mg/L chỉ sử dụng làm vật liệu san lấp tại các khu vực nhiễm mặn.
GHI CHÚ: Lưu ý các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn cho công trình.

4.3 Tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện dùng làm vật liệu san lấp có độ trương nở thể tích không lớn hơn 10%.
GHI CHÚ: Lưu ý độ ổn định bề mặt san lấp và áp lực trương nở đối với công trình.

4.4 Tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện phải đáp ứng mức giới hạn về chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (I) không lớn hơn 1.
GHI CHÚ: Trường hợp xây dựng công trình kín (nhà cửa, nhà kho...) trên bãi san lấp cần xem xét đến nồng độ khí radon trong không khí.




Ngày 14/5/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 1250/QĐ-BKHCN về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 12660:2019 Tro xỉ nhiệt điện đốt than làm nền đường ô tô- Yêu cầu kỹ thuật, thi công và nghiệm thu - Coal ash of thermal power plant in construction of highway embankments- Technical, construction and acceptance requirements
TCVN 12660:2019 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.



4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Yêu cầu chung
Nền đường đắp bằng tro xỉ nhiệt điện phải phù hợp với các quy định tại Điều 4 TCVN 9436:2012. Vật liệu sử dụng trong nền đường đắp bằng tro xỉ nhiệt điện và hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện phải phù hợp với các quy định tại TCVN 12249:2018 và Điều 5 TCVN 9436:2012. Ngoài ra, loại nền đường và các loại vật liệu này còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu cụ thể tại 4.2 và 4.3.

4.2. Yêu cầu cụ thể đối với nền đường
4.2.1. Nền đường phải được đắp bao cả hai bên mái ta luy và phần đỉnh nền phía trên bằng đất đắp phù hợp để chống xói lở bề mặt, đồng thời tạo thuận lợi cho việc đi lại của xe, máy thi công.
Đất đắp bao hai bên mái taluy phải có chỉ số dẻo lớn hơn hoặc bằng 7. Chiều dày đắp bao hai bên mái dốc tối thiểu là 1,0 m. Phải có các biện pháp thoát nước cho nền đường qua lớp đắp bao ta luy.

4.2.2. Lớp đất đắp bao phần trên đỉnh nền có chiều dày tối thiểu là 0,5 m, được đánh dốc ra ngoài phạm vi nền đường để thoát nước. Không nên dùng vật liệu rời rạc cho lớp đắp bao này để hạn chế nước mưa, nước mặt xâm nhập vào phần đắp bằng tro xỉ nhiệt điện hoặc hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng các loại vật liệu rời rạc, cần phải có thêm vải địa kỹ thuật phía dưới lớp đắp bao.

4.2.3 Giữa các lớp tro xỉ nhiệt điện hoặc hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện nên bố trí các lớp đất trung gian bằng vật liệu đất chọn lọc có chiều dày tối thiểu 0,3m (xem Phụ lục A).

4.3. Yêu cầu cụ thể đối với vật liệu tro xỉ nhiệt điện và hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện
4.3.1. Khi sử dụng làm nền đường ô tô, tro xỉ nhiệt điện và hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện được phân loại theo AASHTO M145-91 (xem Phụ lục B).

4.3.2. Chỉ sử dụng tro xỉ nhiệt điện và hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện trong nền đắp.

4.3.3. Không sử dụng tro xỉ nhiệt điện hoặc hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện để xây dựng các bộ phận của nền đường trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đường cũng như trong khu vực dưới mức nước ngập hoặc mức nước ngầm.

4.3.5. Không được sử dụng trực tiếp các loại tro xỉ nhiệt điện hoặc hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện dưới đây để đắp bất cứ bộ phận nào của nền đường:
- Tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện thuộc nhóm A-8 theo AASHTO M145 (hoặc tương đương theo TCVN 5747:1993) (xem Phụ lục B);
- Tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện có thành phần hữu cơ quá 10,0 %, có lẫn cỏvà rễ cây, lẫn rác thải sinh hoạt (Hàm lượng hữu cơ xác định theo AASHTO T267-86);
- Tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện có lẫn các thành phần muối dễ hòa tan lớn hơn 5 % (Hàm lượng muối hòa tan xác định theo Phụ lục D, TCVN 9436:2012);
- Tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện có độ trương nở lớn hơn 3,0 %;
- Tro xỉ, hỗn hợp tro xỉ thuộc phụ nhóm A-7-6 (theo AASHTO M145 hoặc tương đương theo TCVN 5747:1993) có chỉ số nhóm từ 20 trở lên (xem Phụ lục B).

Phụ lục A

(Tham khảo)

Một số cấu tạo nền đắp bằng tro xỉ nhiệt điện hoặc hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện

image001.jpg
 
Cảm ơn @thuvienxaydung , nhưng với bài báo này

5cauhoi2-15455066666201424500134.jpg


Đọc thấy sốc rồi, đọc tiếp thì còn sốc nữa


Phải chăng TCVN 12249:2018 được "sáng tạo" ra từ một phép cộng số học đơn thuần giữa QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp??

Vấn đề ở đây là, so với QCVN 07:2009/BTNMT thì TCVN 12249:2018 chỉ lấy 19 chỉ tiêu về thành phần nguy hại vô cơ, bỏ qua đến 206 chỉ tiêu về thành phần nguy hại hữu cơ - là những thành phần đã được chứng minh tồn tại trong than và tro, xỉ gồm các chất hữu cơ gây ô nhiễm bền vững như PCB, dioxin/furan, phenol...

Tương tự, so với QCVN 40: 2011/BTNMT thì TCVN 12249:2018 lấy 20 chỉ tiêu vô cơ, bỏ qua 13 chỉ tiêu (trong đó bao gồm PCB) và lại áp dụng cột B ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với cột A (nguồn tiếp nhận là nguồn cấp nước sinh hoạt).

Liệu có lời giải thích nào thỏa đáng khi bỏ qua hàng loạt các chất độc hại có thể có trong than? Liệu rằng tất cả các loại chất thải công nghiệp không nguy hại khác đạt TCVN 12249:2018 như hạt nix thải (tồn tại khoảng 1 triệu tấn tại bãi thải nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin, Khánh Hòa), xỉ thép (phát sinh trên 1 triệu tấn/năm) cùng với hàng chục loại chất thải công nghiệp không nguy hại khác với tổng lượng thải khoảng 8 triệu tấn/năm... đều có thể sử dụng san lấp mặt bằng, như một công ty đang bị điều tra “là khả thi”, “có ý nghĩa thực tiễn, kinh tế và làm giảm tác động môi trường” hay sao?


Cần biết rằng Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) trong hướng dẫn sử dụng tro, xỉ than phối trộn vật liệu làm đường cao tốc chỉ cho phép dùng tro, xỉ có tỉ lệ than dư không quá 12%, đồng thời cảnh báo cần hết sức thận trọng và có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa phát tán các chất độc hại khi sử dụng tro, xỉ dạng rời như dùng san lấp mặt bằng.

Quay trở lại với TCVN 12249:2018 vừa được ban hành, vì sao chỉ tiêu tỉ lệ than dư cực kỳ quan trọng như vậy để phân loại chất lượng tro, xỉ nhằm đánh giá khả năng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng nhưng lại bị bỏ qua? Đây có thể sẽ là kẽ hở để bất cứ loại tro, xỉ nào cũng có thể đạt TCVN 12249:2018, từ đó có được “tấm lệnh bài” cho việc san lấp mặt bằng?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại Quốc hội rằng: “Nếu các công nghệ lò đốt triệt để, siêu siêu tới hạn thì như vậy thành phần vật liệu này có thể khẳng định là trở thành vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng, đặc biệt là các vật liệu trong san lấp, vật liệu xây dựng”. Vậy trong 26 nhà máy nhiệt điện đang vận hành mà Bộ TN-MT từng cho biết, có bao nhiêu nhà máy áp dụng công nghệ “siêu siêu tới hạn”?

Trong thuật ngữ công nghệ, supercritical là “siêu tới hạn”, ultra-supercritical là “trên siêu tới hạn” và mới nhất, công nghệ advanced ultra-supercritical là “trên siêu tới hạn nâng cao”, được phân loại dựa vào nhiệt độ và áp suất hơi của lò hơi nhà máy nhiệt điện.

Có lẽ ý “siêu siêu tới hạn” là nói đến ultra-supercritical, là “trên siêu tới hạn”. Theo tìm hiểu của người viết, Việt Nam hiện nay không có nhà máy nào đang vận hành mà áp dụng công nghệ “trên siêu tới hạn”, nếu kể cả các nhà máy đang xây dựng cũng chỉ có chưa đến 5 nhà máy áp dụng công nghệ “siêu tới hạn”.

Đa số các nhà máy đang vận hành đều áp dụng công nghệ ngưng hơi truyền thống với thông số hơi dưới tới hạn và cận tới hạn, là những công nghệ có hiệu suất thấp, phát thải cao, thuộc loại lạc hậu nhất thế giới mà các nước đang từng bước loại bỏ và không khuyến khích đầu tư.

Thống kê của World Coal Association cho thấy công nghệ “siêu tới hạn” có suất đầu tư cao hơn 20% so với công nghệ “cận tới hạn”, còn công nghệ “trên siêu tới hạn” có suất đầu tư cao hơn 40% so với công nghệ “cận tới hạn”.

Các chủ đầu tư lựa chọn công nghệ có hiệu suất thấp vì rẻ, đồng nghĩa với lựa chọn này là định mức tiêu thụ năng lượng cao và phát thải ô nhiễm lớn. Họ chỉ thấy cái lợi trước mắt mà sẵn sàng bỏ qua các chi phí do các thiệt hại về môi trường và sức khỏe mà xã hội phải gánh chịu.

Tìm đâu ra nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam áp dụng công nghệ “siêu siêu tới hạn” trong hiện tại cũng như trong ít nhất 10 năm tới để khẳng định tro, xỉ “trở thành vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng”, “trộn lẫn với ximăng để làm vật liệu san lấp thì rất tốt”?

Cơ sở khoa học và thực tiễn nào để thuyết phục được rằng việc sử dụng tro, xỉ đạt TCVN 12249:2018 để san lấp mặt bằng là không gây tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân? Câu hỏi này chúng tôi đã gửi đến cơ quan chức năng nhưng rất tiếc, vẫn chưa nhận được trả lời thỏa đáng.

Với hiện trạng công nghệ nhiệt điện than và đặc điểm tro xỉ hiện nay, việc cho phép dùng tro, xỉ san lấp mặt bằng tràn lan còn nguy hại hơn chôn lấp tro, xỉ có kiểm soát tại các bãi chôn lấp tập trung
 
  • Sad
Reactions: thuvienxaydung
ACE có thể tham khảo văn bản mới nhất của bộ Xây Dựng -
Quyết định số 216/2019/QĐ-BXD ngày 28/3/2019 ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng tro xỉ nhiệt điện đốt than vào san lấp. Việc ban hành Chỉ dẫn này nhằm đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro xỉ nhiệt điện đốt than theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 452/2017/QĐ-TTg ngày 12/4/2017


Quyết định số 218/QĐ-BXD ngày 28/3/2019 ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật Gia cố nền đất yếu – Phương pháp gia cố toàn khối có sử dụng tro bay