Môi giới kiểu mới kiểu như hợp tác xã (Co-ops) - một mô hình cần nên nghiên cứu

Định nghĩa về Co-ops thì mênh mông rồi, từ wiki Cooperative cho tới văn bản pháp luật nhà nước Luật hợp tác xã 2012-23, rồi Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã .... ở đây chỉ đi ngắn gọn vào mô hình Worker Co-ops - là mô hình làm việc cùng với nhau, không có chủ tớ, đồng sở hữu bởi các thành viên để phục vụ các thành viên. Tại sao phải có hợp tác xã, đơn giản là nếu từng thành viên thì khó thực hiện một công việc, một hợp đồng ... mà phải hợp lại với nhau để hoàn thành, để hoàn thành một nhiệm vụ mà không thể đạt được nếu làm một mình, nhưng không làm mất vai trò cá thể của từng thành viên. Như vậy về bản chất, hợp tác xã gần như là một tổ chức môi giới (broker) được sở hữu tập thể các thành viên.

Cụ thể với ngành nghề xây dựng và bất động sản, có thể đi sâu vào các loại hình: Worker Co-ops, Freelancer Co-ops, Producer and Marketing Co-ops, Housing Co-ops, Consumer Co-ops ... hoặc có thể vào tham khảo thêm các mô hình (kiểu) hợp tác xã khác tại website: www.co-oplaw.org/ ....

Tuy nhiên bản tính của người Việt là rất khó hợp tác với nhau ... vậy thay vì thành lập hợp tác xã bài bản có hội đồng quản trị hay hội đồng điều hành, thì thành lập một tổ chức môi giới được sở hữu bởi các thành viên - mô hình Intermediaries Co-ops

Hóng phím đàm
 
  • Like
Reactions: NoiThatManhHe
(cdxdvn nghiên cứu cho thành viên được sửa chủ đề đi - đăng bài xong quay lại sửa chủ đề không được)

Có thể hiểu Intermediaries Cooperative là mô hình hỗ trợ hợp tác ... có thể đại diện cho nhiều người mua, đại diện cho nhiều người bán, đại diện cho nhiều người tiêu dùng.

Ngoài ra hiện nay có một mô hình khá mới platform cooperative cũng là mô hình môi giới kiểu mới, thay vì lệ thuộc vào doanh nghiệp lưỡng diện đang thảo luận tại chủ đề Thử lạm bàn mô hình kinh doanh lưỡng diện " two-sided maket" đối với ngành xây dựng và bất động sản ... thì cùng nhau tạo một cái ứng dụng xài chung được mọi người cùng kiểm soát, thay vì bị doanh nghiệp lưỡng diện như Uber hay Grab kiểm soát
The term “platform cooperativism” was coined by New School professor Trebor Scholz in a 2014 article titled, “Platform Cooperativism vs. the Sharing Economy,” in which he criticized popular sharing economy platforms and called for the creation of democratically-controlled cooperative alternatives that "allow workers to exchange their labor without the manipulation of the middleman.

Nôm na là một mô hình trung gian ăn tiền cò ít nhất, muốn vậy thì cùng hợp tác với nhau.
 
Ngày xưa có một người đi xin việc làm mãi không được, quyết chí mở một trung tâm môi giới việc làm - và thành công. Một doanh nhân xuất khẩu xoài sang TQ tán gia bại sản, đi thuê nhà liên miên ... quyết định nhảy sang làm môi giới BĐS thành công và đang làm chủ mấy sân Golf đình đám cạnh sân bay

Noi gương này ... có vẻ mọi người khoái cái nghề môi giới quá nhỉ? Môi giới mà không ăn dày thì làm sao phát triển được thưa mọi người? Kiểu mô hình Platform Cooperativism đơn giản là hoạt động dựa trên mô hình giao dịch ngang hàng (Peer to Peer – P2P) tức là cắt đi vai trò trung gian độc lập, tổ chức trung gian được các thành viên bán dịch vụ/hàng hóa ... thành lập dưới dạng hợp tác xã. Mô hình này khó thành công vì cá mè một lứa, đặc biệt là tại Việt Nam.

Giống như các công ty tư vấn hiện nay tại Việt Nam, phần lớn đang tự ăn thịt mình chi lời lóm không còn được bao nhiêu. Khi người môi giới có lợi nhuận thấp thì cũng đồng nghĩa tự ăn vào thịt mình ... và lụi tàn hay lây lất.

Kinh doanh là phải có lợi nhuận, kiểu kinh doanh phi lợi nhuận dạng như các doanh nghiệp xã hội thì làm chơi chơi thì được làm thật thì tèo, vì lấy đâu tiền trả lương cho CEO xuất sắc, lấy đâu chí phí cho R&D ...
 
Có vẻ nhiều người nhầm lẫn vai trò Hợp Tác (Cooperative) với vai trò Intermediaries, hai cái hoàn toàn khác nhau, một bên là "cùng hợp tác" còn một bên đứng giữa "xúc tác hay giới thiệu". Đúng là hiện nay tại nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, nghiệp đoàn, phường hội và các hội ngành nghề khác ... thì ban điều hành hay nhóm điều hành thực sự làm cò. Nhiều hợp tác xã bản chất chỉ làm trung gian ăn tiền phế của các thành viên, nhưng như vậy thì bản chất không còn là hợp tác xã nữa.

Platform thì tùy ngữ cảnh, ví dụ với ứng dụng Uber (Peer-to-peer) thì Platform có thể hiểu là sân chơi cho để những người liên quan kết nối trực tiếp với nhau theo luật chơi nào đó, Uber là người chủ sân chơi này sẽ có cách kiếm tiền phù hợp theo định hướng kinh doanh của mình. Nôm na là economic platform hay platform economy thì xoay tua cũng là diễn đàn cũng là sân chơi về kinh doanh platform business.


Đọc kỹ bài viết "What is a Platform?" cũng đã nói rõ, đây là mô hình kinh doanh tạo ra giá trị bằng cách tạo ra một môi trường (sân chơi) cho hai hay nhiều nhóm có quan hệ phụ thuộc với nhau, phổ biến là một bên là bán và một bên là mua. Người chủ sân chơi tùy cách mình kinh doanh để kiếm tiền từ những người chơi, trực tiếp thì có thể thu phí một bên hoặc hai bên hoặc nhiều bên, gián tiếp thì có thể treo quảng cáo hay bán thông tin người dùng cho một tổ chức nào đó có nhu cầu. Tóm lại họ là tổ chức kết nối chứ không phải môi giới hay trung gian.
 
langdangphieubat nói:
(cdxdvn nghiên cứu cho thành viên được sửa chủ đề đi - đăng bài xong quay lại sửa chủ đề không được)

Có thể hiểu Intermediaries Cooperative là mô hình hỗ trợ hợp tác ... có thể đại diện cho nhiều người mua, đại diện cho nhiều người bán, đại diện cho nhiều người tiêu dùng.

Ngoài ra hiện nay có một mô hình khá mới platform cooperative cũng là mô hình môi giới kiểu mới, thay vì lệ thuộc vào doanh nghiệp lưỡng diện đang thảo luận tại chủ đề Thử lạm bàn mô hình kinh doanh lưỡng diện " two-sided maket" đối với ngành xây dựng và bất động sản ... thì cùng nhau tạo một cái ứng dụng xài chung được mọi người cùng kiểm soát, thay vì bị doanh nghiệp lưỡng diện như Uber hay Grab kiểm soát
The term “platform cooperativism” was coined by New School professor Trebor Scholz in a 2014 article titled, “Platform Cooperativism vs. the Sharing Economy,” in which he criticized popular sharing economy platforms and called for the creation of democratically-controlled cooperative alternatives that "allow workers to exchange their labor without the manipulation of the middleman.

Nôm na là một mô hình trung gian ăn tiền cò ít nhất, muốn vậy thì cùng hợp tác với nhau.
Cứ đề nghị, BQT sẽ tự sửa tiêu đề cho
 
(cdxdvn nghiên cứu cho thành viên được sửa chủ đề đi - đăng bài xong quay lại sửa chủ đề không được)

Có thể hiểu Intermediaries Cooperative là mô hình hỗ trợ hợp tác ... có thể đại diện cho nhiều người mua, đại diện cho nhiều người bán, đại diện cho nhiều người tiêu dùng.

Ngoài ra hiện nay có một mô hình khá mới platform cooperative cũng là mô hình môi giới kiểu mới, thay vì lệ thuộc vào doanh nghiệp lưỡng diện đang thảo luận tại chủ đề Thử lạm bàn mô hình kinh doanh lưỡng diện " two-sided maket" đối với ngành xây dựng và bất động sản ... thì cùng nhau tạo một cái ứng dụng xài chung được mọi người cùng kiểm soát, thay vì bị doanh nghiệp lưỡng diện như Uber hay Grab kiểm soát

Nôm na là một mô hình trung gian ăn tiền cò ít nhất, muốn vậy thì cùng hợp tác với nhau.
Ăn tiền cò nè

Sau 10 ngày Go-Viet thu full chiết khấu, tài xế viết tâm thư: Nếu Grab mở lối, anh em xin chạy về!

Tin buồn cho các tài xế “áo đỏ”: Go-Viet vừa tăng chiết khấu lái xe ngang ngửa Grab, chấm dứt chính sách không thu hoa hồng

Cuộc chiến này không đốt tiền mạnh còn lâu mới soán ngôi Grab đuợc.
 
GoViet đuối như trái chuối rồi

Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Go-Viet đồng loạt từ chức

Ông Đức và bà Linh từ chức trong bối cảnh Go-Viet vẫn giậm chân tại chỗ trong nhiều tháng qua với 3 dịch vụ là gọi xe hai bánh, gọi thức ăn và giao hàng. Từ đầu tháng này, công ty bắt đầu tăng chiết khấu lên mức 20% khiến một số tài xế nảy ý định đầu quân cho ứng dụng khác.

Trong khi đó, Grab lại liên tục mở rộng địa bàn hoạt động của dịch vụ gọi thức ăn. Cách đây ít ngày, GrabPay by Moca còn bổ sung thêm tính năng thanh toán hóa đơn điện, nước và điện thoại trả sau. Đối thủ mới là Be Group thì công bố đã chiêu mộ được hơn 15.000 tài xế chỉ sau 3 tháng chào sân. Đơn vị này còn đặt mục tiêu có mặt tại 22 tỉnh, thành trong năm 2019.

CEO Go-Viet thôi việc, yêu cầu đền bù 800.000 USD
Trong thông cáo phát ra chiều 29/3, Go-Viet xác nhận việc ông Nguyễn Vũ Đức rời vị trí CEO Go-Viet. Nhân sự cấp cao khác thôi chức vụ lãnh đạo tại công ty này là bà Linh Nguyễn, Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển Go-Viet.
Go-Viet cho biết 2 người này sẽ nhận vị trí cố vấn tại GoJek và tiếp tục làm việc tại Việt Nam. Những thành viên còn lại của ban lãnh đạo của Go-Viet sẽ đảm nhận việc quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty.

Sếp của Be hôm trước thấy tuyên bố sẵn sàng đốt tiền để giành thị phần.

Không biết lần này dám mạnh tay tiếp không

Mấy công thương mại điện tử sống nhờ tiền cò cũng thế, mấy trang đặt phòng trực tuyến không biết khi nào tới số .... đốt hết tiền không raise thêm được là tèo
 
Hôm nay đọc được bài báo về Hoa Vĩ - Huawei thấy khá hay (bỏ qua yếu tố chính trị) , xin trích ra những yếu tố liên quan đến chủ đề này.





Huawei Technologies là công ty con của Huawei Investment & Holding Co. Huawei Investment lại do CEO Nhậm Chính Phi sở hữu 1,01% vốn, công đoàn Huawei sở hữu 98,99% còn lại.

Đây chính là điểm kì lạ nhất trong cơ cấu cổ đông của Huawei. Khác với các doanh nghiệp lớn khác tại Trung Quốc – hay thậm chí là trên cả thế giới, Huawei từ lâu đã quảng bá hình ảnh của mình như là một doanh nghiệp do những người đã hoặc đang làm việc tại công ty làm chủ.

Nhân viên của Huawei sở hữu công ty thông qua chương trình ESOP được triển khai từ những ngày đầu thành lập. Đến cuối năm 2018, Huawei có 96.768 nhân viên kiêm cổ đông. Công ty cũng khẳng định rằng: Bất kì ai muốn mua cổ phần của Huawei đều phải làm việc tại đây. Nói cách khác, vốn điều lệ của Huawei là do người lao động sở hữu 100%.

Huawei không thể đăng kí hàng chục nghìn nhân viên-cổ đông do con số này là quá lớn. Theo Luật Doanh nghiệp của Trung Quốc, một công ty trách nhệm hữu hạn chỉ đăng kí tối đa 50 cổ đông, một công ty cổ phần không niêm yết có thể đăng kí tối đa 200 cổ đông.

Huawei là một công ty trách nhiệm hữu hạn và do vây, công đoàn đóng vai trò là một nền tảng trung gian cho phép người lao động sở hữu cổ phần của công ty.
Việc công đoàn đăng kí với tư cách một cổ đông không phải là quá hiếm gặp. Theo điều khoản của Chương trình Quyền chọn Cổ phiếu cho Người lao động Thẩm Quyến, được chính quyền thành phố ban hành năm 2001, cổ phần thuộc sở hữu của nhân viên có thể được đăng kí và nắm giữ dưới tên của công đoàn. Một số doanh nghiệp có trụ sở tại Thẩm Quyến như Ping An và Vanke đều áp dụng cơ cấu cổ đông này trong những năm đầu thành lập.

Theo báo cáo thường niên của Huawei, đại hội cổ đông của công ty có sự tham gia của hai cổ đông là công đoàn và nhà sáng lập Nhậm Chính Phi. Công đoàn không có quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của Huawei, Ủy ban Đại diện lại là cơ quan có quyền lực cao nhất. Ủy ban này được thành lập để đại diện cho cổ đông-nhân viên thực hiện quyền làm chủ công ty. Các thành viên của Ủy ban này được các cổ đông-nhân viên bầu ra theo cơ chế 1 cổ phần có 1 phiếu bầu.

Theo website của Huawei, hiện nay Ủy ban này có 115 thành viên và tham gia trực tiếp vào việc đưa ra nhiều quyết định kinh doanh. Ủy ban cũng bầu ra 17 thành viên Hội đồng quản trị của Huawei theo cơ chế 1 người có 1 phiếu bầu. 17 thành viên này bao gồm 1 Chủ tịch và 4 phó chủ tịch. Các phó Chủ tịch này luân phiên nhau giữ vị trí Chủ tịch.

Năm 2018, Ủy ban Đại diện của Huawei tổ chức hai cuộc họp để quyết định các vấn đề quan trọng như phân phối lợi nhuận, tăng vốn, các qui chế quản trị, ...
Ngoài 1,01% vốn cổ phần trực tiếp sở hữu, CEO Nhậm Chính Phi còn đang sở hữu 0,13% vốn thông qua chương trình ESOP của công ty. Như vậy, tỉ lệ sở hữu chung của ông là 1,14%, giúp ông trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của công ty.

Bộ Qui tắc quản trị của Huawei cho phép ông Nhậm có quyền phủ quyết các vấn đề liên quan đến tăng vốn, điều chỉnh cơ cấu vốn, sửa đổi các qui tắc quản trị lớn của công ty hay đề cử ứng viên vào HĐQT và Ban Kiểm soát. Đại diện Huawei cho biết ông Nhậm sẽ không sử dụng quyền phủ quyết của mình trừ khi thực sự cần thiết.

Việc toàn bộ cổ đông của Huawei đồng thời là những người làm việc tại công ty là một điểm rất đặc biệt. Nhiều công ty cũng có chương trình phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên, tuy nhiên tỉ lệ cổ phiếu ESOP trên vốn điều lệ của công ty thường rất nhỏ, nhiều khi chỉ 1-2%. Riêng Huawei lại lựa chọn thành phần cổ đông chỉ bao gồm những người làm việc tại công ty, nói cách khác người lao động sở hữu công ty 100%.

Cơ cấu cổ đông này có nét tương đồng với các doanh nghiệp hợp tác xã (co-op) trên thế giới. Tại Vương Quốc Anh có 7.226 hợp tác xã độc lập, mang về doanh thu 36,1 tỉ bảng Anh trong năm 2018, tăng 700 triệu bảng so với năm 2017. Số lượng hội viên hợp tác xã lên tới 13,1 triệu người, tương đương 1/5 dân số toàn Vương quốc Anh. Trên khắp thế giới, số lượng hợp tác xã lên tới con số 3 triệu. Các doanh nghiệp này có qui mô lớn nhỏ rất khác nhau nhưng có chung đặc điểm là người lao động đồng thời là cổ đông sở hữu 100% doanh nghiệp.

Chẳng hạn, Tập đoàn Hợp tác xã Mondragon ở phía bắc Tây Ban Nha có hơn 80.000 nhân viên kiêm cổ đông làm việc tại 266 công ty con và chi nhánh, tạo ra 12 tỉ euro doanh thu mỗi năm và là một trong những tập đoàn lớn nhất Tây Ban Nha. Mondragon hiện hoạt động trong 4 lĩnh vực chính bao gồm tài chính-ngân hàng, sản xuất công nghiệp, bán lẻ và giáo dục. Các quyết định sản xuất kinh doanh thường được quyết định bằng thảo luận công khai của người lao động trong chi nhánh, công ty con. Thành viên trong ban giám đốc công ty được người lao động bầu ra theo thể thức mỗi người có một phiếu bầu ngang nhau, không phải người nào có nhiều cổ phần thì có nhiều phiếu bầu như tại các doanh nghiệp tư bản.

Tại thủ đô London của Anh có một doanh nghiệp hợp tác xã có tên Suma Wholefood chuyên bán đồ ăn chay. Thành lập năm 1977, đến nay Suma đã có 42 năm phát triển. Ngoài việc tất cả cổ đông đều là nhân viên, ở Suma còn có những đặc điểm kì lạ hơn nữa như:
  • Suma không có CEO, không có Hội đồng quản trị hay Ban Tổng Giám đốc ra lệnh cho nhân viên
  • Tất cả các quyết định lớn đều được toàn thể nhân viên kiêm cổ đông họp bàn và biểu quyết công khai theo cơ chế 1 người có 1 phiếu bầu.
  • Người lao động luân phiên đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau và thành thạo nhiều kĩ năng công việc
  • Mọi người lao động tại Suma nhận cùng một mức lương duy nhất, năm 2018 là 15,6 bảng Anh/giờ (khoảng 480.000 đồng/giờ)
Tuy "cào bằng" lương thưởng và không có lãnh đạo cố định như vậy nhưng Suma vẫn tồn tại được trong 42 năm qua và đạt được nhiều thành tự đáng nể. Năm 2014, Suma được vinh danh là doanh nghiệp hợp tác xã của năm. Năm 2015, Suma có 166 nhân viên kiêm cổ đông tạo ra doanh thu 40 triệu bảng Anh. Năm 2017 Suma đạt doanh thu 48 triệu bảng Anh (gần 1.500 tỉ đồng) và vinh dự nhận giải thưởng của Nữ hoàng Anh cho doanh nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực thương mại quốc tế - giải thưởng cao quý nhất của nước Anh cho doanh nghiệp.

Quay lại với Huawei, có thể thấy giữa Huawei và các doanh nghiệp hợp tác xã nêu trên có hai điểm chung như: toàn bộ cổ đông đều là nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp đều do các nhân viên kiêm cổ đông bầu ra. Tuy nhiên Huawei cũng có nhiều điểm khác biệt như: việc bầu cử Ủy ban Đại diện tại Huawei vẫn được thực hiện theo cơ chế 1 cổ phần có 1 phiếu bầu thay vì 1 người có 1 phiếu bầu, vai trò của một cá nhân CEO Nhậm Chính Phi quá lớn - có thể phủ quyết ý kiến của cả tập thể, ... đây là hướng đi hay của hợp tác xã
 
  • Like
Reactions: mayxaydung
Thank @fbnc_manager , có thể tham khảo thêm từ website của Hoa Vĩ mà


Hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, ra các quyết định về các vấn đề lớn như tăng vốn, phân bổ lợi nhuận và lựa chọn thành viên Hội đồng Quản trị/Ban Kiểm soát.

Ban Giám đốc (BOD) là cơ quan ra quyết định về chiến lược và quản lý của công ty. Ban Giám đốc chỉ đạo và giám sát hoạt động kinh doanh tổng thể và ra quyết định về các vấn đề quan trọng liên quan đến chiến lược và hoạt động.

Trách nhiệm chính của Ban Kiểm soát bao gồm giám sát việc tuân thủ nội bộ và bên ngoài, kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động của công ty, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc và ban lãnh đạo cấp cao cũng như chuẩn hóa hoạt động của Ban Giám đốc.

Huawei thực thi hệ thống Giám đốc Điều hành luân phiên dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc. Là người điều hành chính trong các hoạt động và quản lý khủng hoảng của công ty trong suốt nhiệm kỳ, Giám đốc Điều hành luân phiên và đương quyền sẽ chịu trách nhiệm về sự sống còn và phát triển của công ty.


Đại hội Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Công ty và bao gồm hai cổ đông là Công đoàn và ông Ren Zhengfei.

Các vấn đề chính của Công ty, bao gồm các quyết định của Công đoàn với tư cách là cổ đông của Công ty, sẽ được xem xét và quyết định bởi Ban Đại diện ("Ban"). Ban đại diện bao gồm tất cả các đại diện của nhân viên nắm giữ cổ phần ("Đại diện") và thực hiện các quyền thay mặt cho tất cả nhân viên nắm giữ cổ phần.

Các Đại diện và Đại diện Thay thế được bầu bởi những nhân viên đang nắm giữ cổ phần với thời hạn 5 năm. Trong trường hợp có một chỗ trống trong cơ quan Đại diện, các Đại diện Thay thế sẽ đảm nhiệm vị trí đó theo thứ tự được xác định trước.


Ban Giám đốc (Board of Directors - BOD) là bộ phận ra quyết định về chiến lược và quản lý công ty. BOD chỉ đạo và giám sát hoạt động kinh doanh chung và ra quyết định về các vấn đề quan trọng liên quan đến chiến lược và hoạt động.

Trách nhiệm chính của BOD là:
  • Quyết định phương hướng chiến lược của công ty; và phê duyệt và giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển trung và dài hạn của công ty.
  • Cung cấp tư vấn và hướng dẫn để quản lý về các vấn đề quan trọng, bao gồm các cuộc khủng hoảng lớn và thay đổi thị trường.
  • Đánh giá các hoạt động kinh doanh, tổ chức và các quy trình kinh doanh của công ty; và phê duyệt việc tái cơ cấu tổ chức, chuyển đổi kinh doanh và chuyển đổi quy trình chính.
  • Phê duyệt các chính sách tài chính, sắp xếp tài chính và giao dịch kinh doanh chính của công ty.
  • Phê duyệt kết quả hoạt động, kết quả tài chính và báo cáo tài chính của công ty.
  • Xây dựng cơ chế giám sát của công ty và giám sát việc thực hiện.
  • Xây dựng cấu trúc quản lý công ty và tổ chức việc tối ưu hóa và triển khai.
  • Quyết định lựa chọn, thẩm định và bồi thường của Tổng Giám đốc; và phê duyệt việc bổ nhiệm và bồi thường cho các thành viên khác của ban quản lý cấp cao.
  • Phê duyệt các chính sách về lập kế hoạch nhân sự và các chính sách nhân sự quan trọng cấp doanh nghiệp.

Ông Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi) hiện giữ chức phó chủ tịch Hội đồng quản trị, nhưng ông không nằm trong số ba CEO luân phiên hiện tại .
 
Có phải ý tưởng mở một hợp tác xã môi giới bất động sản? Khá lãng mạn, vì đơn giản là quá dễ dàng để triển khai nên quá dễ dàng để thất bại
 
  • Like
Reactions: tranthanhhaitq1971
Có phải ý tưởng mở một hợp tác xã môi giới bất động sản? Khá lãng mạn, vì đơn giản là quá dễ dàng để triển khai nên quá dễ dàng để thất bại
google search từ khóa "israeli kibbutz failed because"
Israel's kibbutzim swap socialist ideals for personal profit in struggle to survive
..
một vài dòng để mô hình kibbutz của Israel đã thất bại dù thường xuyên được chính quyền Israel cứu trợ. Sau một trăm năm tồn tại mô hình kibbutz đã hoàn toàn thay đổi, vào năm 2010 tờ Haaretz của Israel đã đưa tin như sau:
như vậy cho thấy mô hình hợp tác xã rất khó để triển khai, khái niệm cộng đồng điều hành rất khó thành công, kiểu gì cũng bắt buộc phải doanh nghiệp hóa , có người sử dụng lao động và người lao động.
 
Mô hình môi giới kiểu Cenhomes và nghemoigioi.vn cho thấy họ thành công phần nào
Bạn thực sự đã tham gia Cenhomes và nghemoigioi.vn chưa mà nói họ thành công ?
website nghemoigioi.vn thì thất bại rồi, còn cenhomes.vn thì khác gì trang rao vặt BĐS, chả ma nào vô, giờ bu qua chotot hết rồi
 
Bạn thực sự đã tham gia Cenhomes và nghemoigioi.vn chưa mà nói họ thành công ?
website nghemoigioi.vn thì thất bại rồi, còn cenhomes.vn thì khác gì trang rao vặt BĐS, chả ma nào vô, giờ bu qua chotot hết rồi
Nếu bác là môi giới thì vào nghemoigioi dự án nào cũng có thông tin và làm cộng tác sòng phẳng; Theo em Cenland vẫn là công ty môi giới mạnh nhất Việt Nam
 
Tôi vẫn cho rằng Forum nó khác với những mạng xã hội kiểu FB, Twitter, G+.
Các mạng xã hội kia đặt trọng tâm là người dùng trong khi forum là nội dung.
Rõ ràng cách tương tác trên forum và FB hoàn toàn khác nhau nhưng vì FB phát triển quá mạnh nên người ta nghĩ rằng forum bị thay thế.
Tuy nhiên, quan điểm của tôi thì cho rằng hình thức forum sẽ vẫn tồn tại, tuy rằng sẽ không còn mạnh nữa.
Theo mình @BatDongSanViet cần đọc bài này
Cộng tác viên trực tuyến là một mô hình rất hay, nhưng không rõ có phù hợp với lĩnh vực xây dựng và bất động sản hay không ?
Tại sao không chọn mô hình hợp tác xã nhỉ ?
Cộng Đồng thành lập các hợp tác xã - hợp tác xã nhiệm vụ (là các thành viên) có nhiệm vụ đi bán hàng - được các công ty ký gửi vào.
 
Tại sao không chọn mô hình hợp tác xã nhỉ ?
Cộng Đồng thành lập các hợp tác xã - hợp tác xã nhiệm vụ (là các thành viên) có nhiệm vụ đi bán hàng - được các công ty ký gửi vào.
Diễn đàn lưu lượng truy cập còn rất thấp, mô hình hợp tác xã - bản chất nó là TMĐT rồi - hơi bị tốn bộn tiền quảng cáo nhé, đừng xúi dại nhau nhé.
chưa nói là vấn đề quản lý hợp tác xã không dễ nhé, nếu ngon ăn thì các IT đã trở thành đại gia hết rồi.
 
Ngày xưa ai cũng nhạo báng Facebook, kết cục sao nhỉ? Giờ xem định giá Uber nào
Facebok chính thức sống nhờ quảng cáo rao vặt
Uber thì toang rồi
 
Ngoài vấn đề công nghệ, chọn mô hình nào ? Mô hình mô hình listing/marketplace hay agent ortiented ? Vì sự khác biệt cốt lõi của các mô hình listing, market place với agent sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau, phân khúc khách hàng mục tiêu khác nhau.

Làm sao có lượng người dùng đủ lớn ? Có lượng người dùng đủ lớn rồi thì làm sao để monetize nó ? Rồi kiếm tiền từ membership tới partnership với các đối tác tài chính hay chủ đầu tư, đơn vị vận hành, nói chung đủ thứ ???

Hoạt động đầu tư xây dựng nói chung và bất động sản nói riêng có tính địa điểm và hành vi các thị trường khác nhau, ngay ở Việt Nam thì Sài Gòn và Hà Nội cũng khác nhau, chưa nói không phải giao dịch thường xuyên như F&B
 
  • Like
Reactions: DucLoiKTS
Trong môi giới bất động sản thì có Primary Market (thị trường sơ cấp), Secondary Market (thị trường thứ cấp) ... nhưng listing được coi như là một nghệ thuật của môi giới bất động sản, nó giống như một đòn bẩy giúp sức cho những người làm kinh doanh môi giới bất động sản có thể đạt được những ý đồ của mình trong công việc, listing chính là một công cụ giúp cho công việc của họ thành công nhanh hơn, listing chính là một đòn bẩy quan trọng nhất trong quy trình môi giới bất động sản bán nhà của người nhân viên môi giới.

Quy trình môi giới cơ bản như sau:
- Môi giới sẽ tìm kiếm những sản phẩm tiềm năng nhất trên thị trường, những sản phẩm mà người dùng có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng cao nhất. Sau đó liên hệ và tiếp cận đến những người bán nhà hay cho thuê, tiếp đến môi giới bất động sản sẽ tư vấn cho người bán nhà hoặc cho thuê nhà.
- Bước tiếp thương lượng, hợp tác và tìm giải pháp bán hàng cho thuê nhà nhanh nhất, phải sử dụng đến công cụ Listing để đưa sản phẩm của bạn lên thị trường.
- Tìm kiếm khách hàng thông qua người mua hàng qua danh sách, phân loại khách hàng, xem có những khách hàng nào là tiềm năng, khách hàng nào là không tiềm năng, lên chiến lược bán nhà, tiếp cận khách hàng người mua, sau đó tiếp cận đến khách hàng cho người mua và tư vấn thương lượng, nếu kết thúc giao dịch sẽ ăn được phí môi giới

Nói thì dễ, nhưng phải có có kiến thức chuyên môn và khá nhiều kiến thức xã hội khác để đong đưa với khách hàng, những kiến thức này phần lớn không dạy trong trường lớp mà thu lượm được từ cuộc sống và công việc hàng ngày. Đặc biệt phải am hiểu về loại hinh BĐS cần môi giới, đất nền, căn hộ, văn phòng có tính chất đặc thù khác nhau, rồi còn phong thủy tâm linh ... Nhưng giao tiếp nhanh nhạy thông minh là yếu tố quan trọng nhất để thành công, đâu phải dễ để có kỹ năng kỹ năng giao tiếp thông minh, biết lúc nào nên mềm mỏng với khách hàng, biết lúc nào nên cứng rắn và thuyết phục khách hàng đúng lúc đúng thời điểm ?

Vậy hoàn toàn là kỹ năng bán hàng cá nhân, hợp tác xã kiểu gì nhỉ ?