Một con đĩ hạng sang đã chấp nhận đi giá rẻ một lần thì nó sẽ vĩnh viễn trở thành con đĩ giá rẻ.
Một ngày nào đó phát hiện làm đĩ giá rẻ không đủ ăn, nó sẽ không thể nào quay lại làm con đĩ hạng sang như trước kia mà chỉ có nước bỏ nghề.
Chúng ta cũng thế...
Nếu như chúng ta giảm giá dịch vụ hoặc coi rẻ dịch vụ của mình một lần, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nâng được giá dịch vụ của mình lên mức như cũ.
Nghề dịch vụ cũng giống như làm đĩ, cái cốt yếu là thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và đem lại tiền về cho bản thân.
Đĩ hạng sang hay đĩ bình dân, đĩ phản quốc hay đĩ yêu nước gì đều có thể thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng, chỉ khác biệt ở chỗ service của em nào tốt hơn, nhiều khi khách hàng đi vì con đĩ đó đẹp, service tốt chứ không phải đi về giá.
Vậy nên cạnh tranh về giá là cái ngu xuẩn nhất trong 2 ngành làm đĩ và dịch vụ.
Có thể tôi nói đến đây, một số bạn hoặc công ty mới lại nhảy dựng lên, bảo rằng mới ra thì cần gì quan tâm giá cả, chỉ cần có khách hàng là đủ rồi, không cạnh tranh về giá thì không bao giờ giành được khách hàng từ các công ty lâu đời khác.
Một con đĩ cao cấp hoạt động lâu năm tất nhiên rồi service sẽ xuống cấp, các quy trình đi khách sẽ có những lỗ hổng mà các con đĩ khác cần phải khai thác, giả sử như khi xưa, đĩ cao cấp hay bình dân luôn phải dựa vào relationship mới có khách hàng, và sẽ luôn quen mùi như thế, nhưng những con đĩ mới ra nghề, có thể dùng social để tiếp thị, cho khách hàng xem sản phẩm và giá cả trước rồi mới để khách hàng chọn, đó là một lỗ hổng mới cần khai thác, khi đĩ xưa đã dần tụt hậu.
Ngành dịch vụ cũng thế, thay vì cạnh tranh về giá, chúng ta có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức chứ không nhất thiết cứ phải đi theo bãi shit của các công ty dịch vụ xưa, nên nhớ, nếu giá bạn rẻ và dịch vụ bạn tốt thì may ra khách hàng mới quan tâm, còn giá rẻ mà dịch vụ như loằn cũng chỉ khiến công ty của bạn chết dần mà thôi.
Nhưng đa phần giá rẻ đều là dịch vụ như loằn.
Một con đĩ bình dân, lấy tiền khách rẻ thối thì làm gì có tiền trùng tu, làm gì có tiền tu bổ, tất nhiên dịch vụ của nó sẽ xuống cấp nhanh hơn những con đĩ cao cấp. Một công ty dịch vụ nếu như lấy cái giá rẻ mạt để giành khách hàng, thì đương nhiên số tiền mang lại sẽ không đủ để duy trì bộ máy, tất dịch vụ của công ty đó sẽ kém dần do nhân viên lương thấp, chỉ trừ khi bạn khởi nghiệp bố bạn chịu, còn lại các công ty dịch vụ đều chết non vì nhân sự dứt áo ra đi do lương thấp.
Học tập bài học của Miliket, 1 thời làm mưa làm gió trong lĩnh vực F&B, Miliket đã ám thị trong lòng người VN hai chữ "Mỳ tôm" do trên vỏ mì của Miliket có 2 con tôm đối sánh, nhưng Miliket đang chết dần và mất thị phần vào các hãng khác, có phải là do họ cứ mãi ở phân khúc giá rẻ không?
Các công ty dịch vụ ngày nay ra đời như nấm sau mưa, và ra 10 thì chết 9, lý do thì có rất nhiều nhưng chủ quan tôi nhìn thấy một lý do hết sức là xàm xí đú - cạnh tranh nhau về giá. Tôi từng làm việc với khá nhiều đối tác lớn, và để ý nhìn thấy quy trình làm việc của họ là sẽ dò giá của đối thủ và đưa ra mức giá thấp hơn, những lại chèn vào trong bản kế hoạch những chi phí không đáng có, nếu nhìn sơ bộ, họ đã đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ rất nhiều, nhưng nếu đọc chi tiết bản plan, mức giá sẽ bị đội lên khủng khiếp do có quá nhiều hạng mục bù vào, đó là lý do công ty lớn vẫn sống và có tiền duy trì đội ngũ.
Nhưng các công ty vừa và nhỏ không nhìn thấy điều đó, họ thi nhau bắt chước công ty lớn cạnh tranh nhau về giá. Và họ chết yểu.
Làm đĩ, đừng bao giờ là con đĩ bình dân, trừ khi bạn đã hết thời. Làm dịch vụ, đừng bao giờ làm một cách rẻ mạt, trừ khi bạn chỉ làm vì niềm vui.
Vậy công ty mới ra đời, làm sao để cạnh tranh với các đối thủ khác nếu như không hạ giá, tất cả chỉ gói gọn trong câu hỏi "Làm sao để khách hàng chọn bạn giữa vô vàn đối thủ khác cũng giống như bạn?"
Câu trả lời ở đây là sự khác biệt về dịch vụ, và giá trị bạn mang lại cho khách hàng có lớn hay không, có hiệu quả hơn với những giá trị mà các công ty trước mang lại hay không, ví dụ nhỏ là khi tôi thành lập công ty, tôn chỉ ban đầu của tôi là không thèm cạnh tranh về giá, và luôn lấy giá cao hơn người ta, nhưng khách hàng của tôi lại đổ về ào ạt, kinh dị hơn nữa là mặc dù tôi marketing cho người ta rất tốt, nhưng tôi lại không marketing cho tôi, fanpage và website công ty tôi tới giờ vẫn chưa làm xong cơ mà
Đó là tôi đã chọn một hướng đi hoàn toàn khác với thị trường, tôi chọn ngành bán lẻ, với âm mưu biến công ty thành cái chợ chứ không phải trung tâm thương mại, không hào nhoáng mà chỉ cần nhộn nhịp, lý do vì sao bạn biết không? TIỀN, cái chợ chắc chắn sẽ NHIỀU TIỀN hơn trung tâm thương mại, nếu như trung tâm thương mại thi nhau phá sản, thì tôi chưa thấy cái chợ nào nó phá sản cả.
Một ngày nào đó phát hiện làm đĩ giá rẻ không đủ ăn, nó sẽ không thể nào quay lại làm con đĩ hạng sang như trước kia mà chỉ có nước bỏ nghề.
Chúng ta cũng thế...
Nếu như chúng ta giảm giá dịch vụ hoặc coi rẻ dịch vụ của mình một lần, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nâng được giá dịch vụ của mình lên mức như cũ.
Nghề dịch vụ cũng giống như làm đĩ, cái cốt yếu là thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và đem lại tiền về cho bản thân.
Đĩ hạng sang hay đĩ bình dân, đĩ phản quốc hay đĩ yêu nước gì đều có thể thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng, chỉ khác biệt ở chỗ service của em nào tốt hơn, nhiều khi khách hàng đi vì con đĩ đó đẹp, service tốt chứ không phải đi về giá.
Vậy nên cạnh tranh về giá là cái ngu xuẩn nhất trong 2 ngành làm đĩ và dịch vụ.
Có thể tôi nói đến đây, một số bạn hoặc công ty mới lại nhảy dựng lên, bảo rằng mới ra thì cần gì quan tâm giá cả, chỉ cần có khách hàng là đủ rồi, không cạnh tranh về giá thì không bao giờ giành được khách hàng từ các công ty lâu đời khác.
Một con đĩ cao cấp hoạt động lâu năm tất nhiên rồi service sẽ xuống cấp, các quy trình đi khách sẽ có những lỗ hổng mà các con đĩ khác cần phải khai thác, giả sử như khi xưa, đĩ cao cấp hay bình dân luôn phải dựa vào relationship mới có khách hàng, và sẽ luôn quen mùi như thế, nhưng những con đĩ mới ra nghề, có thể dùng social để tiếp thị, cho khách hàng xem sản phẩm và giá cả trước rồi mới để khách hàng chọn, đó là một lỗ hổng mới cần khai thác, khi đĩ xưa đã dần tụt hậu.
Ngành dịch vụ cũng thế, thay vì cạnh tranh về giá, chúng ta có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức chứ không nhất thiết cứ phải đi theo bãi shit của các công ty dịch vụ xưa, nên nhớ, nếu giá bạn rẻ và dịch vụ bạn tốt thì may ra khách hàng mới quan tâm, còn giá rẻ mà dịch vụ như loằn cũng chỉ khiến công ty của bạn chết dần mà thôi.
Nhưng đa phần giá rẻ đều là dịch vụ như loằn.
Một con đĩ bình dân, lấy tiền khách rẻ thối thì làm gì có tiền trùng tu, làm gì có tiền tu bổ, tất nhiên dịch vụ của nó sẽ xuống cấp nhanh hơn những con đĩ cao cấp. Một công ty dịch vụ nếu như lấy cái giá rẻ mạt để giành khách hàng, thì đương nhiên số tiền mang lại sẽ không đủ để duy trì bộ máy, tất dịch vụ của công ty đó sẽ kém dần do nhân viên lương thấp, chỉ trừ khi bạn khởi nghiệp bố bạn chịu, còn lại các công ty dịch vụ đều chết non vì nhân sự dứt áo ra đi do lương thấp.
Học tập bài học của Miliket, 1 thời làm mưa làm gió trong lĩnh vực F&B, Miliket đã ám thị trong lòng người VN hai chữ "Mỳ tôm" do trên vỏ mì của Miliket có 2 con tôm đối sánh, nhưng Miliket đang chết dần và mất thị phần vào các hãng khác, có phải là do họ cứ mãi ở phân khúc giá rẻ không?
Các công ty dịch vụ ngày nay ra đời như nấm sau mưa, và ra 10 thì chết 9, lý do thì có rất nhiều nhưng chủ quan tôi nhìn thấy một lý do hết sức là xàm xí đú - cạnh tranh nhau về giá. Tôi từng làm việc với khá nhiều đối tác lớn, và để ý nhìn thấy quy trình làm việc của họ là sẽ dò giá của đối thủ và đưa ra mức giá thấp hơn, những lại chèn vào trong bản kế hoạch những chi phí không đáng có, nếu nhìn sơ bộ, họ đã đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ rất nhiều, nhưng nếu đọc chi tiết bản plan, mức giá sẽ bị đội lên khủng khiếp do có quá nhiều hạng mục bù vào, đó là lý do công ty lớn vẫn sống và có tiền duy trì đội ngũ.
Nhưng các công ty vừa và nhỏ không nhìn thấy điều đó, họ thi nhau bắt chước công ty lớn cạnh tranh nhau về giá. Và họ chết yểu.
Làm đĩ, đừng bao giờ là con đĩ bình dân, trừ khi bạn đã hết thời. Làm dịch vụ, đừng bao giờ làm một cách rẻ mạt, trừ khi bạn chỉ làm vì niềm vui.
Vậy công ty mới ra đời, làm sao để cạnh tranh với các đối thủ khác nếu như không hạ giá, tất cả chỉ gói gọn trong câu hỏi "Làm sao để khách hàng chọn bạn giữa vô vàn đối thủ khác cũng giống như bạn?"
Câu trả lời ở đây là sự khác biệt về dịch vụ, và giá trị bạn mang lại cho khách hàng có lớn hay không, có hiệu quả hơn với những giá trị mà các công ty trước mang lại hay không, ví dụ nhỏ là khi tôi thành lập công ty, tôn chỉ ban đầu của tôi là không thèm cạnh tranh về giá, và luôn lấy giá cao hơn người ta, nhưng khách hàng của tôi lại đổ về ào ạt, kinh dị hơn nữa là mặc dù tôi marketing cho người ta rất tốt, nhưng tôi lại không marketing cho tôi, fanpage và website công ty tôi tới giờ vẫn chưa làm xong cơ mà
Đó là tôi đã chọn một hướng đi hoàn toàn khác với thị trường, tôi chọn ngành bán lẻ, với âm mưu biến công ty thành cái chợ chứ không phải trung tâm thương mại, không hào nhoáng mà chỉ cần nhộn nhịp, lý do vì sao bạn biết không? TIỀN, cái chợ chắc chắn sẽ NHIỀU TIỀN hơn trung tâm thương mại, nếu như trung tâm thương mại thi nhau phá sản, thì tôi chưa thấy cái chợ nào nó phá sản cả.
Tác giả: Nguyễn Trọng Hiếu
(*) Bài viết sử dụng ngôn từ mạnh và đều theo quan điểm chủ quan của người viết.
Nguồn: www.blogxanh.com/2017/05/lam-i-ung-bao-gio-lam-con-i-binh-dan.html
(*) Bài viết sử dụng ngôn từ mạnh và đều theo quan điểm chủ quan của người viết.
Nguồn: www.blogxanh.com/2017/05/lam-i-ung-bao-gio-lam-con-i-binh-dan.html