Mong muốn giúp đỡ về công nghệ khoan cọc xi măng đất trong điều kiện chật hẹp và bị khống chế chiều cao thiết bị

minhtrungvanba

Thành viên cơ bản
7/3/14
45
7
Tình hình là bên mình đang muốn triển khai cọc đất xi măng xử lý nền đất yếu có một tuyến đường mở rộng, nhưng trong quá trình giải phóng mặt bằng, các đơn vị cấp phép xây dựng đã cấp phép cho nhà xây có ban công nhô ra khỏi lộ giới xây dựng 1,4m. Do vậy, chiều cao cần khoan đưa vào khu vực hè phố phải thấp hơn 4m.

Cũng có tìm hiểu phương pháp thi công khoan cọc xi măng đất CMS

Nôm na là công nghệ trộn sâu kết hợp với phun vữa áp lực trung bình Combination mixing slurry system (CMS), nhưng xem có vẻ thiết bị vẫn có chiều cao lớn

5FXbngW.jpg

41hBB9o.jpg

i4Vl028.jpg


Hóng xem có anh chị nào giới thiệu được phương pháp thi công thích hợp không ?
 
  • Haha
Reactions: TELICO
Trích vài dòng CMS từ bài viết trên website của chúng tôi:
- CMS là một trong những phương pháp thi công cọc xi măng đất theo công nghệ MITS (Middle Injection Total System), đó là phương pháp cải tạo nền đất yếu bằng việc sử dụng kết hợp hai hệ thống: phun vữa với áp lực trung bình và lưỡi cắt đặc biệt, được gắn trên một máy đào cải tiến.
- Hệ thống CMS được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, linh hoạt với khối lượng chỉ 25 tấn được gắn trên thân một máy đào làm máy cơ sở trong khi đó các thiết bị cũ với khối lượng từ 80 tấn đến 135 tấn. Điều này giúp cho máy CMS thật sự linh hoạt hơn rất nhiều so với công nghệ Tenocolumn trong các điều kiện thi công phức tạp
- Một thiết kế đặc biệt và ưu việt nữa của CMS đó chính là việc kết hợp phương pháp khuấy và phun vữa dưới áp lực trung bình (từ 50 bar – 200 bar), cùng với lưỡi cắt được thiết kế đặc biệt cho phép làm tơi đất hiệu quả hơn. Lúc này nhiệm vụ trộn đều, cắt đất nhờ vào hệ thống tia cao áp và tránh hiện tượng “cùng xoay” (co-rotation) của hỗn hợp đất xi măng giúp cho cọc đều hơn và có cường độ cao hơn.

Công nghệ CMS mang lại hàng loạt ưu điểm vượt trội so với công nghệ khoan cơ học (Tenocolumn) truyền thống là giảm đáng kể chi phí làm biện pháp thi công cho công trình, tối ưu giúp tiết kiệm chi phí thi công, rút ngắn thời gian thi công công trình :
- Chỉ cần sử dụng thiết bị nhỏ gọn chỉ 25 tấn dễ dàng thi công trên mặt bằng chật hẹp, khu vực đất yếu hoặc dễ sạt lở.
- Thi công được tại các địa hình phức tạp, không cùng cao độ: vươn cần khoan thi công ở các vị trí cao hơn và thấp hơn.
- Máy nhỏ – Thi công cọc lớn: Thi công cọc có đường kính từ D500 mm lên đến D1600 mm bằng thiết bị nhỏ gọn hơn rất nhiều so với công nghệ Tenocolumn.
- Cho chất lượng cọc cao hơn so với các phương pháp thông thường nên tiết kiệm được vật liệu sử dụng
- Dễ dàng vận chuyển, lắp đặt thiết bị, giảm chi phí vận chuyển
- Có thể thi công tại các địa hình ngập nước.
Còn yêu cầu chiều cao trần 4m thì vô phương

Có thể tham khảo thêm từ các bài viết trên website
 
  • Like
Reactions: minhtrungvanba
Bó tay chấm cơm, vì ngay cả đổi sang Công nghệ ba pha: Quá trình phụt có cả vữa, không khí và nước; Vữa xi măng được bơm qua một vòi riêng biệt nằm dưới vòi khí và vòi nước để lấp đầy khoảng trống của khí. Công nghệ này là phương pháp thay thế đất hoàn toàn. Đất bị trào ngược lên mặt đất sẽ được thu gom xử lý vận chuyển đi.
(lưu ý là tiền bạc nó cũng khác nhé)

Dùng máy khoan phụt vữa cao áp YBM , tuy có mỗi đoạn cần khoan dài dài 3 m được ghép nối ren côn .... nhưng tổng chiều dài cũng quá cha

http://locthanhtpse.com/UserUpload/Files/636296057144558137_YBM_jet_grouting_catalog_EN.pdf.

Loại nhỏ nhất cũng đã không làm ăn được dưới ban công nhà nhô ra rồi
0TbuMBI.jpg
 
  • Like
Reactions: minhtrungvanba
Mình cũng quan tâm vụ này, vì có làm những việc liên quan

Google công nghệ trộn ướt (Wet Mixing hay Jet-grouting)

Công nghệ trộn ướt (khoan phụt vữa cao áp) là một quá trình bê tông hóa đất. Nhờ có tia nước và tia vữa phun ra với áp suất cao ( 200 ÷ 400 atm) và tốc độ lớn ≥ 100 m/s, các phần tử đất nền xung quanh lỗ khoan bị xói tơi ra và hòa trộn với vữa phụt đông cứng tạo ra một khối đồng nhất “xi măng - đất”. Nguyên lý công nghệ theo 3 cách sau:

Công nghệ đơn pha: Tia vữa xi măng phun ra với vận tốc ≥ 100 m/s vừa cắt đất đồng thời vừa trộn vữa với đất tạo ra hỗn hợp xi măng đất đồng đều. Cọc xi măng đất đồng nhất có độ cứng cao và hạn chế đất trào ngược lên.

Công nghệ hai pha: Hỗn hợp vữa xi măng được bơm ở áp suất cao, tốc độ lớn và được trợ giúp bởi một tia khí nén bao bọc quanh vòi phun; cho phép vữa xâm nhập sâu hơn vào trong lòng đất và tạo ra cọc xi măng đất đường kính lớn hơn. Tuy vậy tia khí làm giảm độ cứng cọc xi măng đất và đất dễ bị trào ngược lên.

Công nghệ ba pha: Quá trình phụt có cả vữa, không khí và nước; Vữa xi măng được bơm qua một vòi riêng biệt nằm dưới vòi khí và vòi nước để lấp đầy khoảng trống của khí. Công nghệ này là phương pháp thay thế đất hoàn toàn. Đất bị trào ngược lên mặt đất sẽ được thu gom xử lý vận chuyển đi.

OQ0dg1s.jpg

Sơ đồ công nghệ trộn ướt.

Theo công nghệ trộn ướt có thể thi công theo 6 bước sau:
4jCbL0T.jpg


Bước 1: Đinh vị máy khoan vào đúng vị trí khoan cọc bằng máy toàn đạc điện tử.
Bước 2: Bắt đầu khoan vào đất, quá trình mũi khoan sẽ đi xuống đến độ sâu theo thiết kế.
Bước 3: Bắt đầu bơm vữa theo quy định và trộn đều trong khi mũi khoan đang đi xuống, tốc độ mũi khoan đi xuống : 0,5m÷0,7m/phút.
Bước 4: Tiếp tục hành trình khoan đi xuống, bơm vữa và trộn đều, đảm bảo lưu lượng vữa theo đúng thiết kế.
Bước 5: Khi đến độ sâu mũi cọc, dừng khoan và dừng bơm vữa và tiền hành quay mũi ngược lại và rút cần khoan lên, quá trình rút lên kết hợp trộn đều 1 lần và nén chặt vữa trong lòng cọc, nhờ cấu tạo mũi khoan. Tốc độ rút cần khoan lên trung bình: 0,8m÷1,2m/phút.
Bước 6: Sau khi mũi khoan được rút lên khỏi miệng hố khoan, 01 cây cọc vữa được hoàn thành. Thực hiện công tác dọn dẹp phần phôi vữa rơi vãi ở hố khoan, chuyển máy sang vị trị cọc mới.

Như vậy chiều cao khống chế phụ thuộc vào cách trộn vữa xi măng Agitator - thiết bị Jet Grouting Equipment đa dạng , ví dụ những máy như thế này
drilling-rig-beretta-t22-s1.jpg
drilling-rig-beretta-t22-s2.jpg


Hoặc như thế này
soilcrete_berlin133-9_de.jpg


historic-renovation-micropiles.jpg


Nguồn: https://www.kellerholding.com/soilcrete-jet-grouting.html

Trung Hoa Anh Hùng
20160705091802_50702.jpg
20160912131756_15422.jpg


Nguồn: https://www.anchordrillingrig.com/s...-ground-reinforcement-constrcution-xp-25.html

Như vậy nghiên cứu máy khoan sử dụng các đốt cần khoan ngắn (<1,5m), cơ cấu điều khiển chiều sâu khoan nên dùng xi lanh thủy lực là phù hợp hơn vì kết cấu nhỏ gọn, giá rẻ hơn loại dùng mô tơ thủy lực kết hợp xích tải, kết cấu giá khoan cũng gọn nhẹ hơn vì chịu lực dọc trục nhỏ. Việc hạ và rút cần khoan trong quá trình thi công CXMĐ được thực hiện nhờ bộ tời trên máy cơ sở. Những dây chuyền thiết bị thi công chưa có hệ điều khiển tự động, việc kiểm soát chiều sâu CXMĐ được thực hiện thông qua việc quan sát các vạch chia chiều dài trên cần khoan.

===> Nếu khối lượng lớn có thể đặt gia công hoặc đặt mua từ Trung Hoa Anh Hùng :D
 
  • Like
Reactions: minhtrungvanba
Cảm ơn @Friulsider đã bỏ công Google -
Món YBM GI-series mà @TELICO hay @SaiGonCons đề cập là là Compact jet grouting equipment :D - tuy có đốt khoan 3m - nhưng chiều dài cần dẫn hướng cũng lớn.

Compact-jet-grouting-equipment-ready-for-action.png


JduqKmP.jpg

Đặt hàng như https://www.ecanet.com/uploads/files/Resources/HDI_Bauer_Jet_Grouting_EN_905.760.2.pdf
hay Trung Quốc https://www.alibaba.com/showroom/jet-grouting-equipment.html
thì nói làm gì nữa, còn cái mình cần là có ở Việt Nam ... vì cần nhiều đơn vị có khả năng làm như vậy.
 
Đầu tiên cần phải làm rõ chọn loại đất xi măng nào đã chứ, mình post lại nội dung cũ rích nhé để phân biệt các loại cọc xi măng đất

1) CDM (Cement Deep Mixing)
Dịch sang tiếng Việt nôm na là "Trộn Xi Măng Dưới Sâu" hay mọi người hay gọi đúng như bản chất của nó là "Cọc Xi Măng Đất" (trộn xi măng với đất). Cách trộn là dùng Lưỡi Khoan Cơ Khí làm tơi đất đồng thời vữa XM được trộn cùng với đất. Vì điều này mà mô tơ khoan của máy to -> Máy kích thước khá cồng kềnh.​

2) MITS (Middle Pressure Injection Total System) hay có khi gọi tên gọn là CMS (Combine Mixing Slurry System)
Cái này không như CDM là chỉ dùng Lưỡi Khoan Cơ Khí làm tơi đất mà còn dùng chính vữa Xi Măng được phun với áp lực cao để làm tơi đất. Chính vì thế mà máy nhỏ hơn, có thể gắn thiết bị khoan trên xe đào tự hành 20T để thi công được cọc xi măng đất. Tuy nhiên về chiều sâu cũng như khả năng khoan vào đất cứng là kém hơn hệ máy CDM nói trên.​

3) Còn cái khoan cọc CDM mà ấn Lõi Thép vào trong là một dạng biến thể của cọc xi măng đất.
- Nếu dùng lõi thép xoắn ruột gà thì họ gọi là ATT-Pile.​
- Nếu dùng lõi thép tròn có gờ xoắn (gờ trong và gờ ngoài xoắn ngược chiều nhau) thì họ gọi là Gantetsu-Pile.​
- Nếu không có Lõi thép xoắn ruột gà hay Thép tròn có gờ xoắn thì dùng cọc dự ứng lực PC/PHC. Về nguyên tắc thì cũng là khoan 1 cọc CDM rồi ấn cọc PC/PHC vào trong thôi. Mục đích là huy động sức chịu tải theo đất nền của cọc xi măng đất còn sức chịu tải theo vật liệu là của cọc PC/PHC.​
Mỗi loại cọc ấn định một dạng thiết bị thi công rồi, kiểu như là đã chọn TCVN 9906: 2014 để áp dụng thì khỏi chọn TCVN 9403:2012
 
  • Like
Reactions: TELICO
Đúng rồi @arcreal ợ, công nghệ CMS (Combination Mixing Slurry System) đã xuất hiện ở Nhật Bản cách đây 14 năm do hiệp hội MITS nắm bản quyền. Đến nay thì công nghệ này đã có mặt tại Việt Nam và đã áp dụng vào công trình đầu tiên để xử lý nền đất yếu: Âu tàu Rạch Chanh, Long An. Với công nghệ mới CMS, máy nhỏ gọn và linh hoạt cho phép thi công sát mép bờ sông, tiết kiệm biện pháp thi công đáng kể cho Thầu chính. Telico JSC là công ty triển khai công nghệ này lần đầu tiên tại Việt Nam.

Về cái khỏi là cọc XMD có lõi cọc BTCT giờ gọi là khoan thả cọc BTCT , diễn đàn có chủ đề rồi

 
Không có hồ sơ cụ thể làm sao đưa ra được giải pháp nhỉ ? Hiện nay nhỏ gọn nhất chỉ có là
thiet-bi-thi-cong-xu-ly-nen-dat-2.png


Chúng là sự kết hợp hai hệ thống là phương pháp phun vữa với hệ thống áp lực trung bình và phương pháp sử dụng lưỡi cắt đặt biệt được gắn trên một máy đào cải tiến.

Những ưu điểm vượt bật của công nghệ sử dụng thiết bị thi công xử lý nền đất mới này là gì?

Thông thường với các phương pháp cũ người ta thường dùng các thiết bị thi công xử lý nền đất nặng hàng trăm tấn nên thường rất tốn công sức và chi phí trong quá trình thi công. Phương pháp sử dụng thiết bị thi công xử lý nền đất bằng phương pháp mới của Nhật Bản này có sức nặng là 25 tấn nền dễ dàng thi công ở khu vực chật hẹp, đất yếu đặc biệt là những khu vực đất dễ bị sạt lở.

Với thiết kế có các cần khoan thi công vô cùng linh hoạt ở các vị trí cao và thấp nên thiết bị thi công xử lý nền đất này có thể thi công được ở những địa hình phức tạp và không cùng cao độ. Bằng việc sử dụng phương pháp thi công mới này mà nhà thầu tiết kiệm được cho mình một lượng chi phí đầu tư đáng kể cho việc thi công công trình.

So với các hình thức sử dụng thiết bị thi công xử lý nền đất cũ thì việc thi công bằng phương pháp sử dụng công nghệ mới này giúp cho việc thi công các loại cọc có đường kính lến đến 1,6 m bằng thiết bị nhỏ gọn và dễ dàng hơn. Phương pháp thi công nền đất này sẽ giúp tiết kiệm được một lượng lớn vật liệu sử dụng hơn so với các thức cũ mà không hề làm giảm đến chất lượng cũng như hiệu quả của công trình.

Để biết thêm được nhiều thông tin chi tiết hơn cũng như được tư vấn hỗ trợ miễn phí bạn có thể liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG ACC-BVA để có được nhiều thông tin chi tiết hơn về phương pháp sử dụng thiết bị thi công xử lý nền đất mới này