Giá cát tăng đột biến
Từ đầu tháng tư đến nay giá cát trên thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất trong các loại vật liệu xây dựng. Theo khảo sát của phóng viên tại thị trường TP Hồ Chí Minh và vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…khu vực tăng thấp nhất cũng khoảng từ 40 đến 50% so với đầu tháng ba và thậm chí tại TP Hồ Chí Minh có một số loại cát đã tăng đến 100%. Thực tế, chỉ trong thời điểm đầu tháng ba tại khu vực này giá các mặt hàng cát xây tô trung bình khoảng 190 đến 200 nghìn đồng/m2, cát bê tông khoảng 240 đến 250 đồng/m3 và thấp nhất là cát san lấp khoảng 150 nghìn đồng/m3 nhưng tại thời điểm này cát xây tô đã lên hơn 300 nghìn đồng/m3 và đặc biệt là cát bê tông có những đại lý tại khu vực Thủ Đức, Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) đã chào giá hơn 600 nghìn đồng/m3. Trong đó, không ít các đại lý đã đưa ra thông điệp giá cát không chỉ tăng theo ngày nữa mà có thể sẽ thay đổi theo giờ.
Trước thực trạng này, không ít các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng đã phải nghĩ đến bài toán tính lại cơ cấu giá thành xây dựng. Nói về điều này, ông Trần Văn Đô, phó giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại xây dựng Vượng Thịnh Phát, chuyên thầu xây dựng các công trình dân dụng cho biết: “Tuy cát chỉ chiếm khoảng 5 đến 10% kết cấu trong các loại vật liệu xây dựng như bê tông, tô tường và tường xây dựng…nhưng việc giá chóng mặt như hiện nay thì bắt buộc phải tính lại giá thành xây dựng. Nếu không các chủ thầu bắt buộc phải bù lỗ”. Theo phán đoán của ông Đô, giá cát sẽ còn tăng “nóng” trong thời gian tới và cứ tình trạng này thì kể cả những hợp đồng đã ký kết cung cấp vật liệu với giá “chết” thì các đại lý cũng có thể phải tự phá vỡ hợp đồng.
Một trong những nguyên nhân được xác định là giá cát trên thị trường tăng đột biến là do sự siết chặt việc khai thác, kinh doanh cát trên dọc các tuyến sông lớn như sông Đuống, sông Hồng, sông Đồng Nai và các tuyến sông Tiền, sông Hậu (thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long)…khiến cho nguồn cung bị khan hiến. Trong đó, khan hiếm nhất là loại cát bê tông được khai thác ở các tuyến sông lớn và đồng thời cũng đang là những điểm nóng về tình trạng khai thác cát tặc, dự án nạo vét tận thu cát tại sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Đồng Nai chạy dọc từ Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh…
Nhu cầu ngày càng tăng
Thực tế, tại Việt Nam nhu cầu về cát, sỏi để phục vụ cho san lấp, xây dựng công trình nhà ở, hạ tầng giao thông…luôn ở mức cao. Theo dự báo số lượng cát được sử dụng sẽ ngày càng tăng cao hơn. Cụ thể, năm 2015 nhu cầu cát xây dựng là khoảng 92 triệu m[SUP]3[/SUP] và dự kiến đến năm 2020 là 130 triệu m[SUP]3[/SUP]/năm. Nhu cầu về cát xây dựng được tập trung nhiều ở các thành phố và đô thị, các khu vực lân cận có tốc độ phát triển kinh tế mạnh. Riêng khu vực tam giác TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương mỗi năm nhu cầu về cát xây dựng khoảng hơn 10 triệu m[SUP]3[/SUP]/năm và được dự báo số lượng này còn tăng cao khi hàng loạt các công trình lớn, trung tâm phát triển kinh tế, tuyến cao tốc được đẩy mạnh thi công. Trong đó, theo báo cáo đánh giá của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng nguồn cát chính chủ yếu tập trung ở các dự án được cấp phép cho các doanh nghiệp được cấp phép khai thác hoặc nạo vét khơi thông luồng lạch. Nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60 đến 65% nhu cầu và cung cấp cho các thành phố, đô thị lớn. Như vậy, có thể thấy được mỗi năm có khoảng từ 35 đến 40 triệu m[SUP]3[/SUP]hiện đang được sử dụng vào các công trình xây dựng, công trình giao thông thuộc diện không rõ nguồn gốc hay gọi cách khác là cát tặc.
Trong khi giá cát tăng đột biến đi kèm với nhu cầu thực tế về cát để phục vụ cho xây dựng, san lấp ngày càng cao thì một câu hỏi được đặt ra là: Bao giờ giá cát sẽ ngừng tăng?. Đánh giá những nguyên nhân dẫn đến việc phải kiểm siết chặt khai thác, kinh doanh cát tại một hội nghị về quản lý, khai thác cát toàn quốc do Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Công An tổ chức, một số nhà quản lý cho rằng: Vì hoạt động khai thác cát xây dựng có lợi nhuận cao, trốn thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, nên một số tổ chức cá nhân đã bất chấp vi phạm, thậm chí ở một số nơi hoạt động hai thác cát trái phép có tổ chức với quy mô lớn. Trong khi đó một số công trình lớn vẫn sử dụng các nguồn cát trái phép và thu mua giá thấp hơn, việc quản lý hóa đơn chứng từ mua bán cát không có nguồn gốc khai thác hợp pháp vẫn bị buông lỏng, nên vô hình chung đã tiếp tay cho hoạt động khai cát trái phép diễn ra. Thực chất, nhu cầu tiêu dùng lớn, nguồn cung thấp đã dẫn đến tình trạng thị trường luôn khan hiếm cát. Trên thực tế, không chỉ khai cát cát trái phép với một lượng lớn mà việc kinh doanh, buôn bán cát trên thị trường rất sôi động. Giá của các loại cát trong những năm gần đây biến đổi không ngừng, rất khó kiểm soát và nhiều thời điểm đã có tình trạng “làm giá” trên thị trường cát xây dựng. Đặc biệt, giá cát được biến động theo từng vùng và có mức độ chênh lệch rất lớn nhưng ai là người kiểm soát, quản lý về khối lượng mua bán, giá trị thực và khoản tiền chênh lệch này (?). Bên cạnh đó, người tiêu dùng, các công trình xây dựng của nhà nước, công trình nhà ở dân sinh luôn phải gánh chịu cảnh đội giá vật liệu xây dựng lên cao do trượt giá.
www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/nong-chuyen-cat.html
Từ đầu tháng tư đến nay giá cát trên thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất trong các loại vật liệu xây dựng. Theo khảo sát của phóng viên tại thị trường TP Hồ Chí Minh và vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…khu vực tăng thấp nhất cũng khoảng từ 40 đến 50% so với đầu tháng ba và thậm chí tại TP Hồ Chí Minh có một số loại cát đã tăng đến 100%. Thực tế, chỉ trong thời điểm đầu tháng ba tại khu vực này giá các mặt hàng cát xây tô trung bình khoảng 190 đến 200 nghìn đồng/m2, cát bê tông khoảng 240 đến 250 đồng/m3 và thấp nhất là cát san lấp khoảng 150 nghìn đồng/m3 nhưng tại thời điểm này cát xây tô đã lên hơn 300 nghìn đồng/m3 và đặc biệt là cát bê tông có những đại lý tại khu vực Thủ Đức, Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) đã chào giá hơn 600 nghìn đồng/m3. Trong đó, không ít các đại lý đã đưa ra thông điệp giá cát không chỉ tăng theo ngày nữa mà có thể sẽ thay đổi theo giờ.
Trước thực trạng này, không ít các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng đã phải nghĩ đến bài toán tính lại cơ cấu giá thành xây dựng. Nói về điều này, ông Trần Văn Đô, phó giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại xây dựng Vượng Thịnh Phát, chuyên thầu xây dựng các công trình dân dụng cho biết: “Tuy cát chỉ chiếm khoảng 5 đến 10% kết cấu trong các loại vật liệu xây dựng như bê tông, tô tường và tường xây dựng…nhưng việc giá chóng mặt như hiện nay thì bắt buộc phải tính lại giá thành xây dựng. Nếu không các chủ thầu bắt buộc phải bù lỗ”. Theo phán đoán của ông Đô, giá cát sẽ còn tăng “nóng” trong thời gian tới và cứ tình trạng này thì kể cả những hợp đồng đã ký kết cung cấp vật liệu với giá “chết” thì các đại lý cũng có thể phải tự phá vỡ hợp đồng.
Một trong những nguyên nhân được xác định là giá cát trên thị trường tăng đột biến là do sự siết chặt việc khai thác, kinh doanh cát trên dọc các tuyến sông lớn như sông Đuống, sông Hồng, sông Đồng Nai và các tuyến sông Tiền, sông Hậu (thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long)…khiến cho nguồn cung bị khan hiến. Trong đó, khan hiếm nhất là loại cát bê tông được khai thác ở các tuyến sông lớn và đồng thời cũng đang là những điểm nóng về tình trạng khai thác cát tặc, dự án nạo vét tận thu cát tại sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Đồng Nai chạy dọc từ Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh…
Nhu cầu ngày càng tăng
Thực tế, tại Việt Nam nhu cầu về cát, sỏi để phục vụ cho san lấp, xây dựng công trình nhà ở, hạ tầng giao thông…luôn ở mức cao. Theo dự báo số lượng cát được sử dụng sẽ ngày càng tăng cao hơn. Cụ thể, năm 2015 nhu cầu cát xây dựng là khoảng 92 triệu m[SUP]3[/SUP] và dự kiến đến năm 2020 là 130 triệu m[SUP]3[/SUP]/năm. Nhu cầu về cát xây dựng được tập trung nhiều ở các thành phố và đô thị, các khu vực lân cận có tốc độ phát triển kinh tế mạnh. Riêng khu vực tam giác TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương mỗi năm nhu cầu về cát xây dựng khoảng hơn 10 triệu m[SUP]3[/SUP]/năm và được dự báo số lượng này còn tăng cao khi hàng loạt các công trình lớn, trung tâm phát triển kinh tế, tuyến cao tốc được đẩy mạnh thi công. Trong đó, theo báo cáo đánh giá của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng nguồn cát chính chủ yếu tập trung ở các dự án được cấp phép cho các doanh nghiệp được cấp phép khai thác hoặc nạo vét khơi thông luồng lạch. Nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60 đến 65% nhu cầu và cung cấp cho các thành phố, đô thị lớn. Như vậy, có thể thấy được mỗi năm có khoảng từ 35 đến 40 triệu m[SUP]3[/SUP]hiện đang được sử dụng vào các công trình xây dựng, công trình giao thông thuộc diện không rõ nguồn gốc hay gọi cách khác là cát tặc.
Trong khi giá cát tăng đột biến đi kèm với nhu cầu thực tế về cát để phục vụ cho xây dựng, san lấp ngày càng cao thì một câu hỏi được đặt ra là: Bao giờ giá cát sẽ ngừng tăng?. Đánh giá những nguyên nhân dẫn đến việc phải kiểm siết chặt khai thác, kinh doanh cát tại một hội nghị về quản lý, khai thác cát toàn quốc do Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Công An tổ chức, một số nhà quản lý cho rằng: Vì hoạt động khai thác cát xây dựng có lợi nhuận cao, trốn thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, nên một số tổ chức cá nhân đã bất chấp vi phạm, thậm chí ở một số nơi hoạt động hai thác cát trái phép có tổ chức với quy mô lớn. Trong khi đó một số công trình lớn vẫn sử dụng các nguồn cát trái phép và thu mua giá thấp hơn, việc quản lý hóa đơn chứng từ mua bán cát không có nguồn gốc khai thác hợp pháp vẫn bị buông lỏng, nên vô hình chung đã tiếp tay cho hoạt động khai cát trái phép diễn ra. Thực chất, nhu cầu tiêu dùng lớn, nguồn cung thấp đã dẫn đến tình trạng thị trường luôn khan hiếm cát. Trên thực tế, không chỉ khai cát cát trái phép với một lượng lớn mà việc kinh doanh, buôn bán cát trên thị trường rất sôi động. Giá của các loại cát trong những năm gần đây biến đổi không ngừng, rất khó kiểm soát và nhiều thời điểm đã có tình trạng “làm giá” trên thị trường cát xây dựng. Đặc biệt, giá cát được biến động theo từng vùng và có mức độ chênh lệch rất lớn nhưng ai là người kiểm soát, quản lý về khối lượng mua bán, giá trị thực và khoản tiền chênh lệch này (?). Bên cạnh đó, người tiêu dùng, các công trình xây dựng của nhà nước, công trình nhà ở dân sinh luôn phải gánh chịu cảnh đội giá vật liệu xây dựng lên cao do trượt giá.
www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/nong-chuyen-cat.html