Ngành hàng xây dựng bao nhiêu thương hiệu Việt Nam tại hội chợ Vietbuild là hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam ?!

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
149
8
Tình trạng hàng Việt Nam nhưng sản xuất tại Trung Quốc thì khá phổ biến với hàng điện máy và các hàng tiêu dùng phổ thông khác, dựa trên 2 lý do:
- Chi phí sản xuất tại Việt Nam quá cao so với chi phí sản xuất tại Trung Quốc
- Định kiến về hàng hóa “Made in China” , lâu nay khi nhắc tới hàng Trung Quốc, hàng Tàu nhiều người mặc định đó là hàng nhái, chất lượng kém.

Vấn đề này không phải là mới, kể từ khi bà Vũ Kim Hạnh cùng báo Sài Gòn Tiếp thị khởi xướng chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao vào năm 1997 là có trò ma mãnh này rồi, nhưng kể từ thời điểm Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp HVNCLC (đã nâng cấp thành Hội Doanh Nghiệp HVNCLC) vào 2001 thì trào lưu này bắt đầu nở rộ, nhưng đang ở mức thô thiển là nhập hàng Trung Quốc về xé nhãn Trung Quốc và dán nhãn Việt Nam và bỏ vào thùng hộp mới bằng tiếng Việt, sau đó không biết cách nào đó có được chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao ... thâm sâu chuyện này thì ai cũng biết, nhưng mình không muốn mang rắc rối cho diễn đàn (hehe có đăng thì MIN/MOD cũng xóa :D :D)

Liệt kê chuyện hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam Chất Lượng Cao này thì nhiều lắm, nhưng thôi mình tập trung vào ngành hàng xây dựng. Ngày đó ở Hà Nội là phố Cát Linh - Hào Nam, ở TP.HCM là đường Lý Thường Kiệt - Tô Hiến Thành là phố của vật liệu xây dựng, tuy nhiên sự nhá nhem lấp liếm chưa đến mức cao trào lắm. Cao trào sự nhá nhem lấp liếm này khi (26/10/2003) Công ty Vật tư xây dựng (CMC) khai trương siêu thị vật liệu xây dựng CMC nằm trong khuôn viên Trung tâm thương mại CMC Plaza (79B Lý Thường Kiệt, P.8, Q.Tân Bình, TP.HCM), siêu thị VLXD CMC (có diện tích xây dựng hơn 2.300m2) tập trung các chủng loại sản phẩm xây dựng trong và ngoài nước, với trên 10.000 danh mục mặt hàng được trưng bày và kinh doanh như VLXD cơ bản, vật liệu thiết bị nước, vật liệu thiết bị điện, vật liệu trần và vách ngăn, sơn và hóa chất…

Nhớ như in chuyện công ty TNHH Đất Quảng với thương hiệu Datkeys nhập hàng Trung Quốc về kho ở khu vực Lý Thường Kiệt
Gần đây khi đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, người tiêu dùng thường được giới thiệu nhiều mặt hàng là của Mỹ, Đức hoặc “sản xuất theo công nghệ Mỹ, châu Âu”… Thực chất những mặt hàng này được doanh nghiệp trong nước đặt mua từ Trung Quốc về, gắn lên đó một cái tên rồi đem bán.

Đại diện của Trung tâm thương mại Nguyễn Kim xác nhận có lẽ do nhân viên bán hàng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu Blacker và Black & Decker. “Black & Decker là thương hiệu Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc. Còn Blacker là thương hiệu VN được sản xuất tại Trung Quốc, tương tự các sản phẩm Gali, Sanaky, Alaska...” - đại diện của trung tâm thương mại này khẳng định.

Không chỉ có Blacker mà nhiều nhãn hiệu khác như đồ điện gia dụng Gali, Hitoshi, các loại máy MP3, MP4 hiệu Imax, các sản phẩm sứ vệ sinh Datkeys, một số nhãn hiệu điện thoại di động như Bavapen, một số hàng may sẵn... đều được sản xuất tại Trung Quốc.

Ông Nguyễn Thượng Đắt - giám đốc Công ty Đất Quảng, chủ sở hữu nhãn hiệu Datkeys - cho rằng: “Mặc dù sản xuất ở Trung Quốc nhưng chất lượng sản phẩm được chúng tôi kiểm tra gắt gao theo chuẩn quốc tế...”.
Dĩ nhiên thì hồi đó còn lập lờ phân phối sản phẩm theo thương hiệu riêng (phương thức OEM - Original Equipment Manufacture) sản phẩm được sản xuất từ các nhà máy tên tuổi tại Malaysia, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc … nhưng may là Facebook chưa phổ biến, nên quá trình OEM chưa bị chia sẻ tuột quần rộng rãi. Từ đây kéo theo một loạt phong trào công nghệ Đức, công nghệ Mỹ, công nghệ châu Âu nở rộ ... Tính làm bài tuột quần các thương hiệu nổi tiếng ngành xây dựng thực chất là hàng Trung Quốc, nhưng dù sao vẫn là OEM nên thôi.

Nhưng có vẻ coi mòi OEM khó nhai quá, gắn luôn mác 'Made in Vietnam' sản xuất 100% bên kia biên giới Trung Quốc, nhanh gọn nhất là mảng gạch ốp lát ... nhưng vẫn giật giải hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Và hôm nay đọc được phóng sự Điều tra: Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt
DxwaUZ9.jpg

in sẵn nhãn mác Asanzo , slogan , phiếu bảo hành tất tần tật toàn tiếng Việt, không có thông tin gì về xuất xứ, về Việt Nam chỉ việc dán nhãn Made In Việt Nam rồi tuồn ra thị trường thôi .

Tất nhiên là với hàng điện tử gia dụng thì chuyện này là bình thường của các công ty Việt Nam, thường là qua Trung Quốc chọn mẫu sản phẩm rồi muốn thương hiệu gì lên nó in luôn chỉ việc nhập về bán thôi. Nên ba cái đồ gia dụng của thương hiệu Việt Nam như máy sinh tố, bàn ủi, bình siêu tốc, nồi cơm điện... thì na ná nhau, thậm chí giống y chang chỉ khác cái thương hiệu thôi. Dĩ nhiên không chỉ là với hàng điện tử gia dụng, rất nhiều ngành hàng với "niềm tự hào dân tộc" chỉ vì chữ "Made in Vietnam"

Quay lại cái ở chủ đề này là bàn về ngành hàng xây dựng, và cái cụ thể là ở hội chợ Vietbuild, vì một thực tế hiện nay là vật liệu xây dựng Trung Quốc hầu như tràn ngập thị trường Việt Nam. Từ dòng sản phẩm cao cấp đến bình dân đều có sự góp mặt của các mặt hàng xuất xứ Trung Quốc. Giá bán hàng Trung Quốc lại rẻ hơn giá thị trường từ 30 – 50%. Kinh doanh vật liệu xây dựng nhập khẩu Trung Quốc trở thành “miếng mồi” ngon, mang lại lợi nhuận cao được nhiều đại lý, cửa hàng bán vật liệu xây dựng lựa chọn. Dĩ nhiên thì không phải tất cả sản phẩm xuất xứ Trung Quốc đều có chất lượng kém. Các mặt hàng được sản xuất từ các doanh nghiệp chân chính tại Trung Quốc có chất lượng khá tốt. Quay lại ở đây là vật liệu xây dựng Trung Quốc chất lượng kém đội lốt hàng Việt Nam.

da-ngan-chan-nhieu-hang-trung-quoc-gia-mao-made-in-vietnam1509166488.jpg
Gạch men Trung Quốc nhưng lại ghi "made in Vietnam"


Dạo này dạo hội chợ Vietbuild, thấp thoáng một số nhãn hiệu Made in VietNam nhưng có vẻ khả nghi, hy vọng cơ quan chức năng sớm vạch trần .. đặc biệt là món vật liệu nội thất và hoàn thiện ... công nghệ Úc, công nghệ Đức.

Có thể ném đá ao bèo, nhưng thấy người tiêu dùng bị tát mãi thế này mà không có động thái dẹp loạn từ gốc của cấp có thẩm quyền.
 
  • Like
Reactions: gianhadatsg
Thời đại toàn cầu hóa, “made in ở đâu” cũng không còn là vấn đề quan trọng nữa, tại sao cứ phải lấp liếm... iPhone giờ có lắp ráp ở Somalia vẫn là của Apple.
Đúng là chán thật, chứ mua được hàng TQ chất lượng cao sướng tê người.

Cần phải xử đẹp những trò lấp liếm này.
 
  • Like
Reactions: thuanpham
Trung Quốc là công xưởng của thế giới, 50 - 60% hàng hóa tiêu dùng có khi được sản xuất ở Trung Quốc hết. Còn hàng hóa tại Việt Nam thì có khi đến 80 - 90% là do Trung Quốc sản xuất hết rồi. Điều mình lên án là các Doanh nghiệp giả cầy đã xỏ mũi người mua dắt đi thôi.
 
  • Like
Reactions: gianhadatsg
Nói chung là không tin mấy tay Sharktank , anh Phú Sunhouse cũng một giuộc .
 
Nói chung là không tin mấy tay Sharktank , anh Phú Sunhouse cũng một giuộc .
luyên thuyên
Sunhouse ghi toàn bộ sản phẩm đồ gia dụng của họ xuất xứ China. Nếu OEM xong đổi toàn bộ xuất xứ là hợp pháp thử hỏi tại sao Sunhouse không làm vậy, họ đâu có ngu. Họ nhập TQ chính ngạch, bảo hành, đóng thuế đàng hoàng, ai thích đồ TQ thì cứ mua về mà dùng.

Với vụ Asanzo, cái tát vào người tiêu dùng Việt

 
  • Like
Reactions: gianhadatsg
Nói chung là không tin mấy tay Sharktank , anh Phú Sunhouse cũng một giuộc .
Sunhouse, Sơn Hà, Goldsun, Kangaroo, Ariston, Ferroli, Aidi, Hiệp Hưng, Trường Hải... là dùng nhựa Compound PP, ABS, HIPS dùng máy Injection của hãng Haitian để sản xuất.

Sản xuất hàng có thể chia làm 2 phần: thứ nhất là thiết kế sản phẩm, thứ hai là sản xuất. Nếu mình thiết kế, làm marketing, bán hàng, còn phần sản xuất giao cho China thì cũng thông cảm được, vì rất nhiều nhãn hiệu toàn cầu cũng làm thế. Thiết kế là linh hồn của sản phẩm, phần nguyên liệu vật chất chỉ là cái xác. Nhưng nếu lấy nguyên sản phẩm cả thể xác lẫn linh hồn từ China về như anh Khải, dán nhãn hiệu Việt Nam vào để lừa người tiêu dùng thì đúng là ko thể chấp nhận được.

Về cơ bản Asanzo là như này là ban đầu cũng nhập linh kiện, kiểm đinh, kiểm thử khá chặt chẽ. Tự lắp rắp, đăng ký thương hiệu. Dán mác Việt Nam, công nghệ Nhật. Do đánh vào phân khúc giá thấp, tạo được uy tín thương hiệu quốc gia, kênh phân phối, thế là bán được hàng. Sau nhu cầu mở rộng, đánh thêm vào các sản phẩm khác. Thế là bắt chước mô típ ...thuê A-> Z tại Trung Quốc , nhưng ngu là về dán lại mác Made in Viet Nam. Sự thật thì sản xuất hàng điện máy thuần ở Việt Nam chỉ có nước ăn cám với trình độ hiện tại khi và ở sát nách quốc gia sản xuất hàng rẻ nhất thế giới, OEM cũng là một cách làm. Thật ra thì toàn thế giới này cũng OEM từ China, vấn đề người ta vẫn để Made in China, có sao đâu, nếu như anh Tam bán tivi Asanzo ghi Made in China, thì cứ xem như là anh thiết kế, quản lí chất lượng và tiêu chuân Asanzo, nhưng nhờ bên đối tác gia công, chả sao ( vì chưa đủ năng lực mờ nhà máy sản xuất - hoặc giảm giá thành). Chứ chơi nhà máy chỉ là cái nhà kho , lột tem và dán tem, ghi Made in Việt Nam nhưng hàng nhập China là vi phạm pháp luật.

XTADQfK.jpg


Đúng là dân chuyền lột tem dán tem, nhưng mà Asanzo làm ăn còn có tâm hơn khối thương hiệu đang quảng bá linh hồn dân tộc để bán hàng China với giá trên trời ... ví dụ giá điều hoà 4 tr thì anh Tam ăn cũng có tâm đấy , nhiều hãng nó nhập hàng China về thay mác bán giá cao ngất.

Dĩ nhiên OEM mà Design by Asanzo ( mặc dù đóe biết ccm gì về điện tử) Assembly by CCC electric QZ.co.,ltd thì hơi khó vì ghi như thế bọn nhà máy bên Tàu nó tính giá khác ... chưa nói liên quan đến bản quyền, nên mình nhớ là thương hiệu Datkeys cũng lột nhãn Tàu dán nhãn Datkeys vào, còn có ma mãnh Made in VietNam hay không thì mình chưa mua hàng này bao giờ nên chưa soi được. Lựu đạn nhất trong thể loại này là Malloca

Với trò đặt công ty A 50% , công ty B 40%, thực ra 2 công ty này là 1, 10% còn lại kêu sản xuất và xào đầu vào thực ra cũng nhập nốt ! Ráp vào là có xuất xứ ... thì cam đoạn ngành hàng xây dựng giờ khá nhiều là như thế ... dĩ nhiên là công nghệ Nhật, công nghệ Úc , công nghệ Đức.
 
Tước danh hiệu Hàng VN chất lượng cao với Asanzo

"Thay mặt ban chấp hành, tôi nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này", bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC, cho biết trong thông cáo phát ra chiều 21-6.
 
  • Haha
Reactions: KienTrucSdesign
Tước danh hiệu Hàng VN chất lượng cao với Asanzo

"Thay mặt ban chấp hành, tôi nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này", bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC, cho biết trong thông cáo phát ra chiều 21-6.
Khi trả tiền đăng bài
R2Gk1Ym.jpg


Khi bị đánh sấp mặt
SR0Nspk.jpg


Người làm báo phải có trách nhiệm kiểm chứng nguồn thông tin do mình đăng, chứ không phải con vẹt nói theo lệnh của đồng tiền , và cái Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) cũng phải biết bảo vệ bộ mặt của mình. Với quả bục bể phốt rất nhố nhăng Asanzo này thì ai mà tin nổi cái Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) với danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao mà hội này phát hàng.

Asanzo trùng với Asano tòa án mới phân xử lại

Nhưng theo dòng báo chí, thì bục bể phốt từ 2014

Sự thật thì Asanzo lúc đầu cũng chỉ muốn nương theo Asanno

Ai ngờ thuê được chú Trường Giang nên phất như diều gặp gió, nên công nghệ tút nơ vít, bìa carton dán keo 502... không được xét đến để xác nhận xuất xứ hàng hoá vẫn được tung hô
luJQ7ZL.jpg


OEM về bán thương hiệu không có gì sai kể cả chấp nhận linh kiện 100% China, nhưng phải sử dụng nhưng phải có chất xám của người Việt trong đó thì mới gọi là hàng Việt. Ví dụ như ông lớn ngành nhựa Europlas dùng máy móc China, nguyên liệu của China nhưng công thức chạy ra sản phẩm Compound (PP, ABS, HIPS cho bình nước nóng, lavabo bồn cầu, cây nước nóng lạnh ...) lại do trí tuệ Việt làm từ A-Z bán khắp thế giới, doanh thu hơn 6k tỷ/năm.
 
Tò mò quá, trước nay luôn nghĩ rằng Asanzo dù là hàng Trung Quốc - điều ai chả biết - nhưng lắp ráp theo công nghệ tuốc nơ vít ở Việt Nam, thử tìm hiểu anh Tam zo là ai, hóa ra ảnh người Quảng Ninh, và một loạt thương hiệu điện máy của Việt Nam trước đó cũng là hàng Trung Quốc


Những thăng trầm trên đường buôn…

Năm 1998, Phạm Văn Tam tốt nghiệp cấp 3 ở Móng Cái, Quảng Ninh. Đến nay, đây là “học vị” cao nhất của doanh nhân này! Tam vào đời bằng nghề làm thuê chụp ảnh dạo công viên.

Năm 2001, nhân dịp vào Sài Gòn để thăm người cô ruột, nghe nói trong đó tivi nội địa khan hiếm, vậy là Tam mang theo năm chiếc tivi nội địa trong chuyến du Nam đầu tiên của cuộc đời. Nhờ người cô chỉ đường và cảnh báo thói quen buôn bán ở đất Sài Gòn, Tam đến chợ Nhật Tảo để tìm mối bán tivi.

Có cửa hàng chịu mua hàng. Điều làm Tam bất ngờ, tiền lãi của mỗi chiếc tivi gần một chỉ vàng. Một tuần sau, về lại quê, trừ hết chi phí, Tam còn lãi bốn chỉ vàng. Chưa bao giờ trong tay Tam có số tiền lớn như vậy.

Ông trở thành một kẻ buôn chuyến bắt đầu từ đó. Sẵn quen với mấy người bạn quê Nghệ An khi qua Phòng Thành (Trung Quốc) để mua tivi cũ, Tam và những người bạn đó bắt đầu đóng hàng nhiều hơn.

Thấy chuyện buôn tivi cũ có lãi, Tam mượn cô ruột 400 triệu đồng (lúc đó là một khoản tiền lớn) để lận lưng đi buôn. Có lúc nhập cả một container tivi cũ bán cho các đầu mối ở chợ Nhật Tảo.

Năm 2007. Chuyện kinh doanh đang hanh thông thì lệnh cấm nhập hàng điện tử cũ ban ra. Tam bán hết hàng đã lỡ mua, khép lại chuyện kinh doanh tivi cũ. Sáu năm làm kẻ buôn hàng chuyến đã cho Tam nhiều kinh nghiệm thương trường, bạn bè và quan trọng hơn cả là một khoản tiền lớn.

Tivi nội địa hết hàng, các đầu mối của Tam ở chợ Nhật Tảo xoay sang lắp ráp tivi. Vậy là Tam, nhờ có mối quan hệ với các đầu mối bên Trung Quốc, chuyển sang nhập linh kiện. Bao nhiêu cũng hết, có lúc Tam nhập tới năm container linh kiện. Có đầu mối nhận làm nhà phân phối, bao luôn cả “công” để bán dần cho các cửa hàng!

Bất ngờ… xây dựng thương hiệu!

Không chỉ cung cấp cho các cửa hàng nhỏ, theo lời Tam kể, nhiều thương hiệu làm tivi như Sam – Đông Á, Belco, Viettronics Tân Bình, Thủ Đức… có lúc cũng lấy linh kiện của Tam.

“Họ sản xuất ít mà tự nhập thì giá cao, lại phải bỏ tiền trước. Nay có tôi cung cấp, họ muốn lấy bao nhiêu cũng được, lại được nợ gối đầu. Họ kêu lúc nào, tôi sẵn sàng đem hàng đến. Sướng quá còn gì”, Tam giải thích.

Nhưng cuộc đời có những chữ ngờ, và chính Tam cũng không ngờ tới. Đang buôn bán linh kiện “ngon lành” thì các hãng lớn như Samsung, LG, Sony, TCL… “đánh rát” nhóm hàng tivi, nhất là loại tivi 32 inch với giá ngày càng rẻ, mẫu mã đẹp mắt… Điều đó khiến cho những Sam, Belco, những VTB… “buông súng đầu hàng”.

“Tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ xây dựng một thương hiệu tivi Asanzo cho mình, nếu như ngày đó “mấy ổng” (tức Sam, Belco, VTB…) không chết!”, Tam nhớ lại chuyện cũ. Lúc này, do “mấy ổng” đã bỏ cuộc chơi, nhưng các đối tác cung ứng linh kiện thì lúc nào cũng sẵn sàng.

Asanzo được thành lập cách đây ba năm bởi Phạm Văn Tam – một doanh nhân 8X được gắn biệt danh ‘Tam tivi nghĩa địa” thời còn buôn bán linh kiện điện tử ở chợ điện tử Nhật Tảo lớn nhất TP. HCM. Sau một vài thất bại với thương hiệu Fujiko và Supoviet, anh Tam đã quyết định lập Công ty điện tử Asanzo và xây dựng nhà máy 20 triệu USD lắp ráp tivi.

Thay vì đối đầu trực tiếp với những đại gia ngoại sừng sỏ như Sony, LG và Samsung, anh chọn phân khúc tivi giá rẻ chuyên phục vụ khu vực nông thôn và những gia đình có thu nhập thấp. Nhờ chiến lược “rút ruột” thông minh như giảm những chức năng không cần thiết cũng như tiết kiệm được chi phí quảng cáo đắt đỏ, tivi Asanzo có giá thành rẻ hơn 30% so với sản phẩm ngoại.

Trong vài năm gần đây, cái tên Asanzo nổi lên như một thế lực trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử trong nước, đặc biệt là tivi bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng như Sony, Samsun và LG.

Được thành lập năm 2013, chỉ mất 4 năm để nhà sáng lập Phạm Văn Tam phát triển công ty của mình trở thành nhà sản xuất tivi chiếm đến 16% thị phần trong nước. Công ty cũng đã mở rộng sang các lĩnh vực sản xuất đồ điện gia dụng và điện thoại thông minh.

Chiến lược giúp Asanzo thành công nằm ở việc công ty này chọn cho mình phân khúc tivi giá rẻ có màn hình nhỏ, tập trung phục vụ khu vực nông thôn. Doanh nghiệp này công bố, kể từ khi thành lập đến nay, tốc độ tăng trưởng của Asanzo cũng đạt trên 40%.

Năm 2017, Asanzo công bố tổng doanh thu của toàn hệ thống đạt 4.600 tỷ đồng. Đây là con số rất ấn tượng nếu so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành TV, điện tử, vốn bị đánh giá là đã rơi vào trạng thái bão hòa.

Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của một số công ty trong tập đoàn Asanzo không cho thấy sự ấn tượng như doanh thu công bố. Báo cáo công ty mẹ của Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo (Tập đoàn Asanzo) cho biết trong năm 2017, doanh thu của đơn vị này đạt 549 tỷ đồng và lợi nhuận 255 triệu đồng.

Công ty này được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng và có lợi nhuận lũy kế không đáng kể. Ông Phạm Văn Tam chỉ giữ 1% cổ phần tại công ty. Đáng chú ý, báo cáo tài chính ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn của công ty ở mức cao, lên tới 235 tỷ đồng, tương đương 83% tổng tài sản công ty.

Một công ty con khác thuộc hệ thống Asanzo được thành lập năm 2017 là Công ty cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam cũng báo cáo kết quả kinh doanh không mấy tích cực. Theo báo cáo công ty đạt doanh thu 381,8 tỷ đồng và lỗ 560 triệu đồng.

Asanzo tặng máy lọc nước hơn 200 triệu cho quê nhà Quang Hải

ftbM9Fh.jpg


Buổi lễ diễn ra tại trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), 4 ngày sau trận bán kết lượt về AFF Cup giữa đội tuyển Việt Nam và Philippines trên sân Mỹ Đình tối 6-12.

Trước trận đấu, doanh nhân Phạm Văn Tam - chủ tịch Tập đoàn Asanzo - cam kết sẽ trao tặng 30 máy lọc nước (trị giá 200 triệu đồng) cho các trường học trên quê hương cầu thủ nào giành danh hiệu xuất sắc của trận đấu. Và kết quả cuối trận như chúng ta đều biết, cầu thủ quê nhà ở huyện Đông Anh - Quang Hải - đã được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận.

Quang Hải sinh ra và lớn lên tại Xuân Nộn, một trong những địa bàn còn khó khăn của huyện Đông Anh. Anh từng theo học tại trường Tiểu học Xuân Nộn, sau đó được chọn vào đội tuyển và chuyển trường để theo nghiệp bóng đá.

Tổng cộng, có 17 trường học được chọn trao tặng máy lọc nước gồm 6 trường tiểu học, 4 trường THCS và 7 điểm trường mầm non trên địa bàn 4 xã là Xuân Nộn, Liên Hà, Dục Tú, Thụy Lâm.

Phát biểu tại buổi trao tặng, doanh nhân Phạm Văn Tam lý giải về việc tặng quà cho quê hương cầu thủ: "Mỗi cầu thủ góp mặt trong đội tuyển Việt Nam không chỉ là niềm tự hào của gia đình, mà còn là của quê hương, làng xóm. Những phần quà là lời cảm ơn của Asanzo đến huyện Đông Anh, đã góp phần tạo nên thành công của các cầu thủ. Đồng thời, chúng tôi cũng mong hoạt động này sẽ giúp các em học sinh hiểu rằng những cố gắng, nỗ lực và thành tựu mà mỗi người đạt được sẽ luôn được xã hội ghi nhận và tôn vinh xứng đáng."

Shark Tam – Doanh nhân “không biết sợ” và quyết tâm đưa thương hiệu điện tử Việt vươn ra thế giới
CaptureSN02.png


Sau 5 năm thành lập, từ một công ty khởi nghiệp nhỏ, Asanzo trong tay ông Phạm Văn Tam đã phát triển thần tốc, trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường điện tử Việt. Bên cạnh TV, các dòng sản phẩm điện gia dụng, điện tử, điện lạnh, thiết bị thông minh của Asanzo ra đời sau đó tiếp tục kiên trì với tiêu chí “may đo” cũng đã nhanh chóng chinh phục thị trường. Năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6,250 tỉ đồng ($268 triệu), tăng 35% so với năm 2017. Xây dựng thương hiệu điện tử bằng lối đi riêng, doanh nhân Phạm Văn Tam còn mong muốn lan tỏa ‘tinh thần Việt Nam’ đến cộng đồng startup trẻ bằng những hành động thiết thực

Trong tay chủ tịch Phạm Văn Tam lúc này là một tập đoàn điện tử quy mô lớn với 6 nhà máy đang hoạt động, hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, 150.000 điểm bán hàng và 1.000 trạm bảo hành trên toàn quốc. Tới đây, Asanzo sẽ khánh thành và đi vào hoạt động nhà máy thứ 7 tại Khu Công nghệ cao Q.9 TP.HCM với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Ngoài hệ thống nhà xưởng mới hiện đại, tại đây sẽ đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao đầu tiên của Asanzo. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa, hàm lượng chất xám trong các sản phẩm của tập đoàn. Từ đó giúp nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của thương hiệu Asanzo trong và ngoài nước.

Chân dung vị shark lần đầu dự Shark Tank đã lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp 200 tỷ đồng: Từ cậu bé thích "vọc vạch" linh kiện điện tử đến ông chủ hãng tivi “made in Vietnam”

Từ ông bầu bóng đá đến cá mập khởi nghiệp

Mới đây Tập đoàn điện tử Asanzo đã chính thức trở thành nhà tài trợ mới của CLB bóng đá Hải Phòng trong mùa giải 2018. "Chỉ có bóng đá mới khiến tất cả mọi người xích lại gần nhau hơn. Nó giúp mọi người tăng tình đoàn kết và tôi thấy đây là điểm hoàn toàn xứng đáng để đầu tư", vị doanh nhân này chia sẻ.

Những người theo dõi cơn cuồng nhiệt của bóng đá Việt hai năm trở lại đây có thể đã vài lần nghe đến cái tên Phạm Văn Tam. Anh cũng là cái tên treo thưởng nhiều cho đội bóng đá quốc gia, những phần thưởng lên đến vài tỷ đồng.

Trong khi những ông bầu khác thường làm bóng đá ở cái tuổi ngoài 50, đầu đã hai màu tóc thì chủ tịch Asanzo lại thuộc thế 8X. "Mình yêu bóng đá từ nhỏ, cũng tài trợ cho bóng đá vài năm rồi, nhưng chỉ từ khi U23 thành công, mọi người mới biết đến Phạm Văn Tam và Asanzo", doanh nhân này chia sẻ trên Vnexpress cách đây không lâu.

Anh cũng chia sẻ thêm mình hâm mộ những danh thủ thế giới như Zinedine Zidane hay "người ngoài hành tinh" Ronaldo. Từ việc yêu thích lối đá của Manchester United và Barcelona doanh nhân 8x này cũng ấp ủ dự định thành lập đội bóng của riêng mình.

Vâng đến đây thì đã lộ tẩy chân dung của anh Tam zô - Người sáng lập Phạm Văn Tam đã thoái gần hết vốn tại Tập đoàn Asanzo?


Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỉ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỉ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.

Đáng chú ý đến tháng 7/2017, ông Phạm Văn Tam giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Tập đoàn Asanzo từ 90% xuống còn 1%, tiếp sau đó các cổ đông tổ chức như CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo cũng lần lượt thoái hết vốn.

Thời điểm hiện tại, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu 7% Tập đoàn Asanzo, trên vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên 100 tỉ đồng.

Theo tìm hiểu của người viết, trên thị trường còn nhiều doanh nghiệp mang tên Asanzo khác có liên quan đến nhóm ông Phạm Văn Tam và những người đồng sáng lập.

Công ty CP Đầu tư Asanzo vốn điều lệ 5,9 tỉ đồng do Tập đoàn Asanzo sở hữu 90% kinh doanh các loại đồ điện gia dụng, đèn...

Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo vốn điều lệ 2,9 tỉ đồng kinh doanh máy lọc nước, bình nóng lạnh...

Công ty CP Viễn thông Asanzo vốn điều lệ 5,9 tỉ đồng, Tập đoàn Asanzo sở hữu 90%, kinh doanh các loại đèn, đồ điện gia dụng...

Mới đây vào tháng 1/2019, Công ty CP Công nghệ cao Asanzo được thành lập với vốn điều lệ 300 tỉ đồng, đây là công ty do ông Phạm Văn Tam trực tiếp đứng tên.

Hóa ra chia sẻ của ông anh chuyên hàng Nhật Tảo đã rửa tay gác kiếm là chuẩn xác, ổng nói

Asanzo thật ra cũng tụi tàu qua làm thôi , Tam chỉ là cu sales vớ phải kèo set up đứng ra làm bình phong! Vấn đề về số % của 1% của cty vốn điều lệ 10k tỉ cũng như 10% của cty vốn 100 tỷ nó cũng tương đương (kiểu nó vậy) nhưng ý đồ thâm sâu của đám china nó xa hơn (1% dễ nuốt hơn cổ đông 10%) .

Asanzo y như bài toán điện thoại thôi! Để cho các ranh nhưng vn educate người tiêu dùng dùm (vì dân việt cứ hay hô hào chống tàu ), nên tụi Media, tcl, Haier ..v...v...qua làm cũng chật vật cầm chừng. Đến lúc nó úp sọt 1 cái "bằng giá" thì giết sạch các Thương Hiệu Việt xong thì nó làm trùm thị trường danh chính ngôn thuận thôi

Mảng Vật Liệu Xây Dựng nó cũng đang có lộ trình ùa qua

Trước Tết có dịp ngồi nhậu chung mình bảo rồi : chọn đi con đường này khi Thuận Gió thì âm thầm mà kím vét cho đầy túi thôi, đừng có Ngáo đá vọng tưởng mà chạy theo cái Học Thuyết Nhu Cầu , tất cả chỉ là Cát Bụi & Rất mâu thuẩn với cái mình bắt đầu!

Hắn sửng cồ lập luận về Tinh Thần Dân Tộc cccj đó, về nhiệm vụ của Ranh Nhưng với xã hội!!! (Dường như con người ta ai khi đang Thuận Gió thì đều quên mình đang làm gì & rất hoang tưởng!Nhìn chung là vậy! )

Mình im kệ cmn nghĩ trong đầu chú giờ giàu hơn a nói cccj cũng đúng , nhưng 15 năm trước khi chú còn vật vờ lang thang ngoài Nhật Tảo thì a đã biết làm hàng lậu và kiếm cả bạc tỉ!

Thôi đành Phước ai nấy hưởng, Họa ai nấy chịu thôi!!!

Suy cho cùng thì Tam vẫn là một tay Sales cày thị trường giỏi

Còn lên tầm cao nữa thì phải cần quá trình!

Như Tam chẳng qua làm bình phong cho các doanh nhân Trung Quốc, chứ không phải tự nỗ lực vươn lên như đã bỏ tiền cho báo chí PR thời gian vừa qua, nôm na Tam là ngữ cõng rắn cắn gà nhà - doanh nhân Trần Ích Tắc doanh nhân Lê Chiêu Thống
 
Tò mò quá, trước nay luôn nghĩ rằng Asanzo dù là hàng Trung Quốc - điều ai chả biết - nhưng lắp ráp theo công nghệ tuốc nơ vít ở Việt Nam, thử tìm hiểu anh Tam zo là ai, hóa ra ảnh người Quảng Ninh, và một loạt thương hiệu điện máy của Việt Nam trước đó cũng là hàng Trung Quốc

Vâng đến đây thì đã lộ tẩy chân dung của anh Tam zô - Người sáng lập Phạm Văn Tam đã thoái gần hết vốn tại Tập đoàn Asanzo?

Hóa ra chia sẻ của ông anh chuyên hàng Nhật Tảo đã rửa tay gác kiếm là chuẩn xác, ổng nói

Như Tam chẳng qua làm bình phong cho các doanh nhân Trung Quốc, chứ không phải tự nỗ lực vươn lên như đã bỏ tiền cho báo chí PR thời gian vừa qua, nôm na Tam là ngữ cõng rắn cắn gà nhà - doanh nhân Trần Ích Tắc doanh nhân Lê Chiêu Thống
Phải chăng là đến lúc "giết" Tam vì Tam quá ảo tưởng sức mạnh, các doanh nhân Tàu không điều khiển được Tam nữa , Tam hết giá trị sử dụng. Xưa nay các doanh nhân Việt lót đường cho doanh nhân Tàu đều bị thanh thải sau khi hết giá trị sử dụng.

Hy vọng chính quyền có chính sách đối phó với thể loại doanh nhân Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống này, chưa nói mấy năm Tàu chơi bạo tay hơn
Họ không thu mua nông sản của nông trại Việt mà mua luôn nông trại.
Họ không chuyển đơn hàng qua Việt Nam nữa mà mua luôn nhà máy ở Việt Nam.
Họ không nhờ đứng tên giúp khi mua BĐS mà mua PP Việt đế sở hữu BĐS luôn.
...vv nhiều thứ nữa

Không biết thị trường vật liệu xây dựng và trang thiết bị nhà ở sắp tới như thế nào ? Không biết có bị doanh nhân Tàu thống trị , người Việt làm thuê trên chính quê hương mình cho các doanh nhân Tàu.
 
Hậu quả tất yếu của phong trào bài Trung Quốc nên mới nảy sinh ra lớp doanh nhân Lê Chiêu Thống
Tạm thời thì thị trường VLXD Việt Nam đang trụ vững ngoài xi măng, sắt thép thì về thiết bị vệ sinh còn American Standard, Inax, Caesar, Viglacera .. M&E thì tạm thời các công ty liên danh hay Việt Nam đang trụ được. Gạch ốp lát thì hàng Trung Quốc nếu không lo ngại men chì thì cũng có thể sử dụng.
Nhôm nhựa thì hàng Trung Quốc hay hàng Việt Nam thì truy xuất nguồn gốc thì chất xám Việt cũng không đáng là bao trong đó.
Còn các thứ khác thì cũng tùy
Hàng Trung Quốc chất lượng cao thì giá không hề rẻ, hàng Trung Quốc chất lượng thấp thì mua rồi thì mới biết tiền nào của đó.
 
  • Like
Reactions: MinhKhangArch
Hàng Trung Quốc chất lượng cao thì giá không hề rẻ, hàng Trung Quốc chất lượng thấp thì mua rồi thì mới biết tiền nào của đó.
Hệ thống điện lạnh mà chọn được hàng Hisense thì kém cạnh gì, vì đây là thương hiệu làm OEM cho Hitachi
Tương tự thang máy mà chọn Shanghai Mitsubishi thì cũng ổn luôn
Các phụ kiện Inox thì hàng Trung Quốc tốt chán vạn lần Inox Việt Nam
 
  • Like
Reactions: KienTrucTheMinh
Nếu cân nhắc chọn thương hiệu hàng Trung Quốc chất lượng cao chắc chắn sẽ tốt hơn chọn mấy thương hiệu Nhật, Hàn, Đức ... vì bản chất cũng OEM tại Trung Quốc, vì mấy thương hiệu Nhật, Hàn, Đức còn ăn lời thêm một khúc. Hàng Trung Quốc có thương hiệu luôn có ưu thế vì:
- Nhà máy đặt tại Trung Quốc luôn có sự thuận lợi về chuỗi cung ứng
- Được hưởng thuế suất xuất khẩu ưu đãi
- Được vay với lãi suất gần như cho không
- ...
Nhất là vào lúc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ này, các nhà phân phối tại Việt Nam còn nợ được 6 tháng.
Tất nhiên thì nó có giá thành cao hơn hàng Việt
Mình không ủng hộ sử dụng hàng Trung Quốc chất lượng kém.
 
Đã kinh doanh thì phải lách luật, những giữa lách luật và vi phạm pháp luật là một ranh giới rất mong manh.
Xét về khía cạnh nào đó mình vẫn khen Tam và đồng bọn giỏi, tuy nhiên cũng như Hoàng Khải với Khaisilk ... Tam và đồng bọn bị mắc bệnh ngáo danh, khi đã đạt được đỉnh cao thì phải biết âm thầm tụt xuống.
Còn về Tuổi Trẻ thì cũng không nên gỡ bài đã PR cho Tam và đồng bọn , gỡ bài là hơi hạ thấp vai trò của Tuổi Trẻ trong vụ này.
 
Mình không hiểu cơ chế nào để xác định thế nào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

hJXD8Wz.jpg


Để rồi SUNHOUSE tiếp tục được vinh danh Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019

Rồi thế nào là THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA ? Thương hiệu được coi là thương hiệu quốc gia khi nó trở thành niềm tự hào của quốc gia đó với thế giới bên ngoài.

Để rồi SUNHOUSE vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu quốc gia 2018

Nên chuyện anh Tam dân buôn Nhật Tảo lên rao giảng Kinh Doanh là chuyện thường thôi

FVDpR6O.jpg


Mong đến lúc Quản lý nhà nước và các Cơ quan hữu quan như Thuế, Hải Quan ... cũng nên tổng duyệt lại các điều hàng.
 
  • Like
Reactions: HienNguyen8285
Chuyện "OEM" hàng Tàu này mấy anh cựu trào bên Posco A&C kể chuyện vui lắm, đầu tiên và nổi đình nổi đám đạt được thương hiệu này giải thưởng nọ trong ngành hàng xây dựng là Datkeys, DQ ... nhập hàng Tàu về xong cho nhân công lột nhãn Tàu ra. Sunhouse tuổi con cháu với Datkeys, DQ.

Mấy anh nói do Datkeys, DQ còn trên tầm Sunhouse nhiều, vì thời chập choạng, tất cả là hàng rẻ từ TQ về, để tạo một thương hiệu, lựa chọn nhà cung cấp ổn định cũng không phải là chuyện dễ dàng đâu. Dĩ nhiên thì Datkeys và DQ cũng cố gắng làm hay gia công một số món từ các nhà sản xuất ở Việt Nam nhưng không thuận lợi lắm, hiện giờ thì DQ cũng ra hàng tàm tạm, Datkeys thì mất tích rồi. Lý do mấy anh nói rằng do chủ giỏi không có tướng tài và chủ tài nhưng có nhiều tật nên thua.

Buồn cười cái là giờ Sunhouse trở thành thương hiệu Quốc Gia khi chỉ mới lanh quanh nội địa và được xếp vào hạng thương hiệu cỏ. Dĩ nhiên cũng như Asanzo, không marketing thì làm sao bán được hàng. Asanzo thì đã điếm đàng lấp liếm từ thuở hàn vi (đăng ký Asanzo năm 2014) với cách đặt tên na ná Asano (được bảo hộ từ 2008), đã kẻ cắp rồi còn dám tố ngược Asano , kết cục Bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM năm 2018 đã tuyên buộc Công ty Asanzo chấm dứt hành vi xâm phạm, xóa bỏ nhãn hiệu Asanzo, hình đã dán trên các sản phẩm và buộc công ty này phải bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho Công ty Đông Phương. Phúc thẩm vào tháng 5/2019 giữ nguyên án sơ thẩm, đồng thời với việc bồi thường và xóa nhãn hiệu, Công ty Asanzo phải xin lỗi, cải chính công khai trên 3 số liên tiếp trên Báo Thanh Niên.

Dạo gần đây thường có khẩu hiệu:
" Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam "
" Dùng hàng Việt Nam là yêu nước "
Mà nói thật giữa cái "MADE IN VIETNAM " hợp pháp đến cái "HÀNG VIỆT NAM " vẫn còn là một khoảng cách xa lắm!
Đắng cái là hiện nay ngay cả thực hiện cái "MADE IN VIETNAM " hợp pháp cũng còn rất nhiều anh DN yêu nước chơi bài lừa!

Nhưng mà cũng căng, vì trong sản xuất các sản phẩm công nghệ thì nhà máy lắp ráp luôn là rẻ tiền và bèo nhèo nhất so với hầu hết các nhà máy sản xuất ra những linh kiện cấu thành sản phẩm đó . Vì vậy assembly ở đâu cũng chẳng quan trọng lắm, cái quan trọng là nơi đó làm được gì trong đó. Để chỉ làm ra cái vỏ điện thoại, nội nguyên dàn máy tapping and drilling của Samsung ở VN đã ngốn hàng tỉ đôla.
 
Hiện tại luật của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu (brand) mà chỉ có nhãn hiệu (trademark). "Brand" là dấu hiệu dưới dạng hình dáng, màu sắc, chữ viết... giúp người mua hàng nhận biết đâu là sản phẩm của nhà sản xuất nào. Giống như khi cha mẹ cho con mình một cái tên (name); nhà sản xuất cho sản phẩm của mình một cái "brand". "Trademark" là một nhãn hiệu thuộc thương hiệu "brand" được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights). Luật của các quốc gia quy định, nếu bạn sở hữu một nhãn hiệu đã đăng ký (trademark), người khác không được sử dụng nhãn hiệu đó trong phạm vi quốc gia đó. "Brand" là một khái niệm kinh doanh - marketing, trong khi "trademark" là một khái niệm pháp lý.

Thương hiệu nổi tiếng "a famous brand", "a good brand" hoặc "a valuable brand" là một sản phẩm nổi tiếng - hay sản phẩm của một nhà sản xuất nổi tiếng thường được gọi là "a branded product".

Do "brand" đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, thuật ngữ "branding" có nghĩa là "làm thương hiệu", là quá trình xây dựng hình ảnh tốt đẹp của một sản phẩm trong trái tim và trí óc của người tiêu dùng. Vì tên thương hiệu mặc nhiên xác định một sản phẩm cụ thể hoặc tên của một công ty. Khi một thương hiệu đang thực hiện công việc của mình, nó gợi lên những hình ảnh hoặc cảm xúc tích cực trong người tiêu dùng, đó là lý do tại sao thương hiệu có thể có giá trị như vậy. Thông thường một thương hiệu hoặc nhãn hiệu trở thành đồng nghĩa với sản phẩm.

Made in, nó mang nghĩa làm tại, sản xuất tại. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa. Theo quy định này, khái niệm cơ bản trong xuất xứ hàng hóa được giải thích“là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

Một chiếc smartphone Samsung được ghi nhãn "Made in Vietnam", nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của Hàn Quốc. Tức là, một chiếc smartphone được ghi dòng chữ ‘Made in Vietnam’ nhưng nó chỉ mang ý nghĩa là sản phẩm này được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam mà thôi. Cũng giống như một chiếc iPhone ghi "Made in China", sản xuất & lắp ráp tại Trung Quốc nhưng đó là sản phẩm của Mỹ.

Không bàn về lách luật trốn thuế (xuất xứ hàng hóa thuần túy hay không thuần túy, nhập linh kiện rời hay nhập nguyên chiếc...) thì các sản phẩm đề cập trong thớt này không có gì sai vì Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và người sử dụng đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.

Khi nào Việt Nam quy định cụ thể về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa nhằm mục tiêu bảo hộ ngành hàng sản xuất tại nước đó nói chung và bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cụ thể. Tiêu chí và điều kiện ghi nhãn xuất xứ có thể được quy định chung như “made in…, produced in…” hoặc chi tiết đến từng công đoạn sản xuất, gia công hoặc chứa giá trị gia tăng cụ thể như “designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for” ... thì hãy kêu gào lên là đã vi phạm pháp luật.
 
  • Like
Reactions: PhanThanh
Đồng ý, thương hiệu Việt Nam không nhất thiết phải làm mọi thứ, kể cả mua nguyên cái hộp về. Báo chí Việt Nam thì đôi khi phóng viên viết bài nhưng cũng không am tường và người đọc Việt Nam cũng không biết tự suy xét bằng cái đầu của mình .

Bản chất việc OEM/ODM là rất bình thường trong một thế giới liên thông, thương mại toàn cầu. Không việc gì ngu đi mở nhà máy sx từ A-Z cho 100k - 200k sản phẩm 1 năm cả, muốn sản xuất đạt hiệu quả lao động cao, người ta cần đạt năng suất nhiều triệu sản phẩm/năm.

Rất nhiều các thương hiệu ngành hàng xây dựng Việt Nam đã nỗ lực sản xuất trong nước, nhưng nếu không có lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và chính sách bảo hộ của nhà nước ... thì đều thua hết.
 
@PhanThanh Google chưa thu phí, người dùng phải biết sử dụng cái đầu để truy xuất thương hiệu.
Tuy nhiên như muôn thuở, thương hiệu nào cứ khè cái ISO là biết thương hiệu lởm, tiếp đến khè Công Nghệ là biết nguồn gốc là Trung Quốc phần lớn
 
APPLE dù có gia công ở Somali vẫn bán toàn cầu
SUNHOUSE dù có gia công tại Đức thì cũng chỉ có thể bán được ở Việt Nam.
dĩ nhiên thì ASANZO tuổi tép chỉ bán được bà con lao động thôi.

Nhiều người cứ cho rằng con đường trở thành một thương hiệu lớn, bắt buộc phải trải qua con đường ma giáo thì xin thưa đây là con đường ăn xổi ở thì, một kẻ gian manh lường gạt không bao giờ trở thành một đại nhân, vì xã hội không bao giờ chấp nhận chuyện này.
 
Thế nào là “Made in Vietnam”?

Nước ngoài người ta quy định rõ ràng như vậy
 
  • Haha
Reactions: DUYHADEV
Thế nào là “Made in Vietnam”?

Nước ngoài người ta quy định rõ ràng như vậy
Bộ Công thương đang soạn dự thảo về quy định ghi nhãn Made in Vietnam


Hiện Bộ Công Thương đang xúc tiến các công việc để xây dựng thông tư quy định ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam hoặc hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam.

Cũng theo vị này, trong quá trình thảo luận về dự thảo thông tư này, tinh thần chung là hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ như quy định tại Nghị định 31 cộng thêm một số điều kiện nữa thì được gắn mác “Made in Vietnam”. Bởi Nghị định 31 mới chỉ xác định xuất xứ hàng hóa để cấp các C/O theo các hiệp định thương mại, tức chúng ta có một quy định tương đối về xuất xứ hàng hóa rồi nhưng chưa có ràng buộc quy định đó với việc gắn mác “Made in Vietnam”.

Khi có quy định rõ ràng, doanh nghiệp có cơ sở xác định gắn mác “Made in Vietnam” lên sản phẩm. Còn cơ quan quản lý nhà nước cũng có cơ sở xác định doanh nghiệp vi phạm quy định gắn mác hay không. Nói chung xã hội cần một quy định như vậy để cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ thực hiện.
 
Đã kinh doanh thì phải lách luật, những giữa lách luật và vi phạm pháp luật là một ranh giới rất mong manh.
Xét về khía cạnh nào đó mình vẫn khen Tam và đồng bọn giỏi, tuy nhiên cũng như Hoàng Khải với Khaisilk ... Tam và đồng bọn bị mắc bệnh ngáo danh, khi đã đạt được đỉnh cao thì phải biết âm thầm tụt xuống.
Còn về Tuổi Trẻ thì cũng không nên gỡ bài đã PR cho Tam và đồng bọn , gỡ bài là hơi hạ thấp vai trò của Tuổi Trẻ trong vụ này.
rõ ràng mấy bài phóng sự của Tuổi Trẻ là đánh theo một mục tiêu của ai đó, có thể là đòn hiểm của đối thủ cạnh tranh

Nhược điểm khi kinh doanh những mặt hàng hồn Trương Ba da Hàng Thịt như thế này là chỉ phát triển ở một giới hạn nhất định, vượt quá giới hạn là bị thịt, có thể bị chính người nuôi mình, kể cả cơ quan chức năng lẫn đối thủ thịt, tuy nhiên Asanzo không tự lượng sức mình, khua môi múa mép quá đà.

Khi đã đủ lớn thì có 2 con đường để đi : (i) hoặc là duy trì và kiếm được tới chừng nào hay chừng đó, tìm thêm thị trường ngách để len vào kiếm thêm, (ii)hoặc là thay đổi toàn bộ, để đường đường chính chính bước ra ánh sáng cạnh tranh với các ông lớn.

Tử huyệt thì đầy ra đó mà dõng dạc bước ra đấu trường thì một phát chết tươi cũng không lạ.
 
  • Like
Reactions: MoLang
Tính còm bên này
Nhưng thôi nhân tiện có chuyện bàn về hàng Trung Quốc, nào CACE chê hàng Trung Quốc nào, đầu tiên nội soi hàng Việt Nam nào


g9Eon9D.jpg

zsaeeoa.jpg

vUsXOsy.jpg



P2TjuaQ.jpg

FQg3113.jpg


Nào giờ chuyển qua hàng Trung Quốc xem nào


JJ8cbQP.jpg

b6jaycK.jpg



TsWC8A2.jpg


thôi thì so sánh vậy
koyucnU.jpg

hJil6lB.jpg


Trình độ cơ khí Việt Nam Chất Lượng Cao không thể làm được cái này hay là nhà sản xuất Việt Nam coi thường người tiêu dùng Việt Nam, tiền bỏ túi bất chấp rủi ro của người tiêu dùng. Rủi ro lớn nhất của các mối hàn là khi xài quá tải bị nóng, các mối hàn chảy ra các đầu dây chỗ mối nối sút ra và dính vào đâu đó có trời biết. Dính trúng em chạm mạch cái là xong. Chưa kể mối hàn là người hàn, 1 tỷ lỗi trong đó lỗi hàn ẩu chiếm đa số. Chẳng lẽ cứ mỗi lần mua về toàn phải mở ra và hàn lại cho nó an toàn

Tại sao hàng Việt Nam Chất Lượng Cao không sử dụng bản mạch nguyên khối cỡ Xiaomi.

Vậy người tiêu dùng nên chọn hàng Trung Quốc hay hàng Việt Chất Lượng Cao đây ?
s0nLQmw.jpg


với kiểu này không xoắn dây chập cháy thì mới là lọa.

Dĩ nhiên thì không phải vơ đũa cả nắm, vẫn có những thương hiệu Việt có tâm với người tiêu dùng, ví dụ so sánh với mặt bằng chung các ổ cắm phích cắm trên
9dBzCot.jpg


https://www.lazada.vn/products/o-ca...o4n.searchlist.list.6.aa60112cyjnv0E&search=1
 
  • Like
Reactions: BatDongSanViet
Hóng cuộc chiến mới
Bà Vũ Kim Hạnh: 'Dựa trên pháp luật hiện nay, Asanzo không vi phạm về xuất xứ hàng hóa'

Hải quan rà soát 43 doanh nghiệp cung cấp và bán hàng cho Asanzo
Đại diện Tổng cục Hải quan thừa nhận có khoảng trống pháp lý về quy định "made in Vietnam" dẫn đến một số doanh nghiệp lợi dụng.

Chưa có quy định thì sao nói anh Tam lừa đảo khách hàng? Liệu Asanzo có thể kiện báo TuoiTre?
 
Với bài viết này thì quá nhiều sản phẩm xây dựng sản xuất tại Trung Quốc nhưng gắn nhãn sản xuất tại Việt Nam

Một công ty nhập khẩu mặt hàng “Băng keo lưới bằng sợi thủy tinh dùng trong xây dựng, xuất xứ Trung Quốc”, có C/O mẫu E. Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, phát hiện nhãn hàng hóa trên bao bì trực tiếp và bao bì chứa đựng hàng hóa thể hiện nơi sản xuất của hàng hóa là Việt Nam (Made in Vietnam).

Công ty TNHH MTV Thương mại tổng hợp Bảo Tiến An nhập khẩu từ Trung Quốc 3.300 bộ khóa mang nhãn hiệu Khóa Việt Tiệp, 1.560 van bếp ga đã dán tem kiểm nghiệm của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh Việt Nam.

Công ty TNHH MTV XNK Thành Quý và Công ty TNHH Thương mại Aeolus Henan đã nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về, qua kiểm tra phát hiện 2.880 bút bi ghi nhãn hiệu Thiên Long, 438 bộ tay nắm khóa cửa Huy Hoàng, 287 dòng hàng không khai báo hải quan nghi vấn hàng giả nhãn mác. Hiện nay, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Công ty TNHH H.T (thành phố Hồ Chí Minh) khai báo nhập 6 container gạch ốp lát không tráng men, mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Qua kiểm tra phát hiện trên bao bì sản phẩm thể hiện chữ “Made in Viet Nam” nhãn hiệu ROYALGRESPORCELANTATO, sản xuất tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhưng không biết cơ sở nào để xác định hàng giả hàng nhái hay là nhà sản xuất thông qua công ty khác để nhập hàng "của chính mình" sản xuất tại Trung Quốc
Đáng lý ra bên Việt Tiệp hay Huy Hoàng phải rùm beng vụ này lên chứ
 
Lại tiếp tục, Công ty Cổ phần Thiết bị điện 368 “Hô biến" gần 500 máy bơm nước Made in China thành Made in Vietnam


Giờ đâu đâu cũng nhập hàng tàu về đội lốt hàng Việt. Không biết nền sản xuất của nước nhà sẽ đi về đâu.