Thỏa thuận hợp tác cấp quyền công nghệ với ARM cũng chính là lời tuyên bố thất bại của Intel trước đối thủ này.
Có lẽ tuyên bố cấp quyền công nghệ chip xử lý di động của ARM, là một trong những quyết định khó khăn nhất của gã khổng lồ Intel. Nhưng trong tình thế hiện nay, đó là biện pháp cuối cùng để giúp Intel có thể tồn tại trước một đối thủ cạnh tranh quá mạnh.
Việc chấp nhận sử dụng kiến trúc ARM để sản xuất chip di động cho mình, không khác gì lời thừa nhận thất bại trước đối thủ. Gã khổng lồ Intel, từng là kẻ độc tôn trên thị trường chất bán dẫn, nắm giữ thế độc quyền khiến tất cả các nhà sản xuất khác khiếp sợ, giờ đây đã phải quỳ gối.
Steve Jobs đã từng đề nghị Intel chế tạo chip cho iPhone, nhưng Intel lại từ chối cơ hội “ngàn vàng” này để rồi phải hối tiếc như bây giờ.
Intel vừa phải sa thải 12.000 nhân viên trong bối cảnh doanh thu của thị trường PC tụt dốc. Rõ ràng là nếu Intel không bỏ lỡ thị trường smartphone béo bở thì họ đã không lâm vào tình cảnh bi đát như ngày hôm nay.
Thị trường smartphone hiện nay gần như bị độc chiếm bởi công nghệ vi xử lý của ARM, một công ty thiết kế chip của Anh vốn không có năng lực sản xuất và có doanh số chỉ bằng ngân sách quảng cáo của Intel vào thời điểm iPhone chưa ra đời.
Vậy thì điều gì đã xảy ra? Làm thế nào một công ty được sáng lập bởi Gordon Moore, cha đẻ của mạch tích hợp và tác giả của định luật Moore trứ danh, lại bỏ lỡ con thuyền smartphone? Chính thành công quá lớn có được nhờ sản xuất chip PC và việc đánh giá thấp tiềm năng của thị trường di động đã khiến Intel chậm chân so với các đối thủ. Nói cách khác, công thức thành công trong quá khứ đã trở thành rào cản tiến đến tương lai của công ty khởi xướng cuộc cách mạng vi xử lý này.
Giống như khi bạn chơi cờ, bạn còn rất nhiều quân trên bàn cờ, bạn tin rằng mình chắc chắn sẽ thắng. Nhưng chỉ sau vài nước đi đầy toan tính của đối thủ, bạn lại thua một cách chóng vánh. Điều này có khả năng sẽ xảy ra với Intel. Apple vừa qua đã cho ra mắt iPhone 7 được trang bị chip A10 Fusion. Con chip này được đánh giá rất cao và hứa hẹn sẽ đem đến một cuộc lật đổ ngoạn mục.
Ở thị trường PC và Server, Intel đạt được vị trí độc tôn. Để đạt được vị thế độc tôn trên thị trường vi xử lý cho PC, Intel đã hành xử như một băng đảng “mafia”. Giả sử Intel muốn tăng biên lợi nhuận của mình, hãng này sẽ gõ cửa Dell và nói: “Chúng tôi sẽ tăng giá bán CPU cho các anh”. Do Dell không có lựa chọn nào khác ngoài sản phẩm của Intel, Dell buộc phải chấp nhận sự tăng giá này.
Hiện nay ai cũng biết Intel đã thua đứt trên thị trường di động trước ARM, đến mức độ các chip vi xử lý Atom ngày nay chỉ còn được sử dụng để làm các PC tí hon, hiệu năng thấp, dùng cắm vào TV để xem phim, duyệt web... còn mảng di động, phone, tablet... thì có lẽ tới 99.9% thiết bị là sử dụng chip vi xử lý dựa trên kiến trúc ARM.
20 năm trước, khi thị trường PC còn có 2 đối thủ ngang tầm, Intel và AMD. AMD do quá chủ quan với sự thành công của chip 386, đã không đầu tư tốt cho mảng phát triển sản phẩm mới, nên sau khi Intel cho ra đời chip 486, và tiếp theo là Pentium, thì AMD gần như mất dấu ko sủi tăm...
20 năm ngụp lặn với thân phận kẻ dưới, AMD chưa bao giờ bỏ cuộc, và bây giờ đã đàng hoàng quay trở lại thị trường PC với kiến trúc vi xử lý Ryzen (hay còn gọi là Zen), với năng lực xử lý vượt trội so với những chip intel core i đời mới nhất, nhưng giá bán... chỉ bằng một nửa!
Quan trọng hơn, dưới tay AMD là ATI, một hãng sản xuất chip đồ hoạ đứng thứ 2 thế giới với hiệu năng xử lý chỉ thua chip của nVidia. Mảng đồ hoạ lại chính là vết chân A Sin của Intel, bao nhiêu năm nay, họ đầu tư vào chip đồ hoạ tích hợp, nhưng hiệu quả đạt được chỉ là những con chip làng nhàng, xử lý ổn ở chế độ 2D nhưng hoàn toàn vô dụng khi phải xử lý hình ảnh 3D.
CPU của AMD đã đạt và vượt hiệu năng CPU Intel, việc tích hợp chip đồ hoạ ATI vào Ryzen là một điều tất yếu, ko sớm thì muộn, họ sẽ làm được, vậy thì Intel sẽ về đâu, tương lai thật mịt mờ đối với gã khổng lồ này.
Dẫu biết 1 con chip trong smartphone nó bán được có 20-30usd, và ngày nay đang có khoảng 6-7 hãng làm được, mức lãi chắc chỉ còn khoảng 10usd / chip, còn 1 con chip PC và Server thì lãi 200-800usd, nên lấy chất lượng bù số lượng. Dẫu biết có thể sắp tới mảng CPU cho desktop và di động thì Intel có thể thất thế chứ bên Server thì vẫn độc bá. Mà các thiết bị di động càng phổ biến thì càng cần đến server. Google hay Facebook khoe thiết kế Server riêng để phù hợp yêu cầu nhưng vẫn dùng CPU Intel. Linux có được như ngày nay cũng nhờ chạy được trên CPU Intel.
Nhưng đâu biết rằng Server không dùng chip AMD được vì vấn đề tiêu hao năng lượng của nó, một thời gian cố chạy đua theo intel, chip AMD - với kiến trúc vi xử lý kiểu cũ - chỉ có thể đẩy xung nhịp lên cao và thua trắng trong hiệu suất xử dụng điện. Nhưng chip Ryzen có công suất TDW hoàn toàn ngang với Intel, sau mảng desktop, họ sẽ tấn công vào mảng server - và đã nổ súng -hiện họ chưa có khả năng tích hợp chip đồ hoạ vào CPU, sau khi tích hợp thành công thì họ sẽ nhảy sang làm qua laptop.
5-10 năm nữa Intel sẽ đi theo Nokia chăng? Nếu ko đạt được một sự đột biến về công nghệ, điều đó sẽ là tất yếu.
Có lẽ tuyên bố cấp quyền công nghệ chip xử lý di động của ARM, là một trong những quyết định khó khăn nhất của gã khổng lồ Intel. Nhưng trong tình thế hiện nay, đó là biện pháp cuối cùng để giúp Intel có thể tồn tại trước một đối thủ cạnh tranh quá mạnh.
Việc chấp nhận sử dụng kiến trúc ARM để sản xuất chip di động cho mình, không khác gì lời thừa nhận thất bại trước đối thủ. Gã khổng lồ Intel, từng là kẻ độc tôn trên thị trường chất bán dẫn, nắm giữ thế độc quyền khiến tất cả các nhà sản xuất khác khiếp sợ, giờ đây đã phải quỳ gối.
Steve Jobs đã từng đề nghị Intel chế tạo chip cho iPhone, nhưng Intel lại từ chối cơ hội “ngàn vàng” này để rồi phải hối tiếc như bây giờ.
Intel vừa phải sa thải 12.000 nhân viên trong bối cảnh doanh thu của thị trường PC tụt dốc. Rõ ràng là nếu Intel không bỏ lỡ thị trường smartphone béo bở thì họ đã không lâm vào tình cảnh bi đát như ngày hôm nay.
Thị trường smartphone hiện nay gần như bị độc chiếm bởi công nghệ vi xử lý của ARM, một công ty thiết kế chip của Anh vốn không có năng lực sản xuất và có doanh số chỉ bằng ngân sách quảng cáo của Intel vào thời điểm iPhone chưa ra đời.
Vậy thì điều gì đã xảy ra? Làm thế nào một công ty được sáng lập bởi Gordon Moore, cha đẻ của mạch tích hợp và tác giả của định luật Moore trứ danh, lại bỏ lỡ con thuyền smartphone? Chính thành công quá lớn có được nhờ sản xuất chip PC và việc đánh giá thấp tiềm năng của thị trường di động đã khiến Intel chậm chân so với các đối thủ. Nói cách khác, công thức thành công trong quá khứ đã trở thành rào cản tiến đến tương lai của công ty khởi xướng cuộc cách mạng vi xử lý này.
Giống như khi bạn chơi cờ, bạn còn rất nhiều quân trên bàn cờ, bạn tin rằng mình chắc chắn sẽ thắng. Nhưng chỉ sau vài nước đi đầy toan tính của đối thủ, bạn lại thua một cách chóng vánh. Điều này có khả năng sẽ xảy ra với Intel. Apple vừa qua đã cho ra mắt iPhone 7 được trang bị chip A10 Fusion. Con chip này được đánh giá rất cao và hứa hẹn sẽ đem đến một cuộc lật đổ ngoạn mục.
Ở thị trường PC và Server, Intel đạt được vị trí độc tôn. Để đạt được vị thế độc tôn trên thị trường vi xử lý cho PC, Intel đã hành xử như một băng đảng “mafia”. Giả sử Intel muốn tăng biên lợi nhuận của mình, hãng này sẽ gõ cửa Dell và nói: “Chúng tôi sẽ tăng giá bán CPU cho các anh”. Do Dell không có lựa chọn nào khác ngoài sản phẩm của Intel, Dell buộc phải chấp nhận sự tăng giá này.
Hiện nay ai cũng biết Intel đã thua đứt trên thị trường di động trước ARM, đến mức độ các chip vi xử lý Atom ngày nay chỉ còn được sử dụng để làm các PC tí hon, hiệu năng thấp, dùng cắm vào TV để xem phim, duyệt web... còn mảng di động, phone, tablet... thì có lẽ tới 99.9% thiết bị là sử dụng chip vi xử lý dựa trên kiến trúc ARM.
20 năm trước, khi thị trường PC còn có 2 đối thủ ngang tầm, Intel và AMD. AMD do quá chủ quan với sự thành công của chip 386, đã không đầu tư tốt cho mảng phát triển sản phẩm mới, nên sau khi Intel cho ra đời chip 486, và tiếp theo là Pentium, thì AMD gần như mất dấu ko sủi tăm...
20 năm ngụp lặn với thân phận kẻ dưới, AMD chưa bao giờ bỏ cuộc, và bây giờ đã đàng hoàng quay trở lại thị trường PC với kiến trúc vi xử lý Ryzen (hay còn gọi là Zen), với năng lực xử lý vượt trội so với những chip intel core i đời mới nhất, nhưng giá bán... chỉ bằng một nửa!
Quan trọng hơn, dưới tay AMD là ATI, một hãng sản xuất chip đồ hoạ đứng thứ 2 thế giới với hiệu năng xử lý chỉ thua chip của nVidia. Mảng đồ hoạ lại chính là vết chân A Sin của Intel, bao nhiêu năm nay, họ đầu tư vào chip đồ hoạ tích hợp, nhưng hiệu quả đạt được chỉ là những con chip làng nhàng, xử lý ổn ở chế độ 2D nhưng hoàn toàn vô dụng khi phải xử lý hình ảnh 3D.
CPU của AMD đã đạt và vượt hiệu năng CPU Intel, việc tích hợp chip đồ hoạ ATI vào Ryzen là một điều tất yếu, ko sớm thì muộn, họ sẽ làm được, vậy thì Intel sẽ về đâu, tương lai thật mịt mờ đối với gã khổng lồ này.
Dẫu biết 1 con chip trong smartphone nó bán được có 20-30usd, và ngày nay đang có khoảng 6-7 hãng làm được, mức lãi chắc chỉ còn khoảng 10usd / chip, còn 1 con chip PC và Server thì lãi 200-800usd, nên lấy chất lượng bù số lượng. Dẫu biết có thể sắp tới mảng CPU cho desktop và di động thì Intel có thể thất thế chứ bên Server thì vẫn độc bá. Mà các thiết bị di động càng phổ biến thì càng cần đến server. Google hay Facebook khoe thiết kế Server riêng để phù hợp yêu cầu nhưng vẫn dùng CPU Intel. Linux có được như ngày nay cũng nhờ chạy được trên CPU Intel.
Nhưng đâu biết rằng Server không dùng chip AMD được vì vấn đề tiêu hao năng lượng của nó, một thời gian cố chạy đua theo intel, chip AMD - với kiến trúc vi xử lý kiểu cũ - chỉ có thể đẩy xung nhịp lên cao và thua trắng trong hiệu suất xử dụng điện. Nhưng chip Ryzen có công suất TDW hoàn toàn ngang với Intel, sau mảng desktop, họ sẽ tấn công vào mảng server - và đã nổ súng -hiện họ chưa có khả năng tích hợp chip đồ hoạ vào CPU, sau khi tích hợp thành công thì họ sẽ nhảy sang làm qua laptop.
5-10 năm nữa Intel sẽ đi theo Nokia chăng? Nếu ko đạt được một sự đột biến về công nghệ, điều đó sẽ là tất yếu.