[Ngân sách nhà nước] Tình huống HSMT thiếu khối lượng so với thiết kế - bên thi công có văn bản thôn

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Khi dự thầu - bên thi công có phát hiện HSMT (HSMT làm theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP) thiếu khối lượng, đã có văn bản đính kèm trong HSDT - nhưng đính kèm ở cuối hồ sơ, nhưng BMT không phát hiện ra văn bản này nên không đưa vào báo cáo đánh giá HSDT.

Khi tiến hành thương thảo hợp đồng, bên thi công quên đề cập đến văn bản đã trình nộp trong HSDT, vẫn tiến hành ký kết HĐKT với khối lượng đã nêu trong HSMT

Dạng hợp đồng trọn gói

Theo trả lời của TS Nguyễn Việt Hùng trên mua sắm công: muasamcong.vn/danh-muc-tin/de...-danh-gia-hsdt
TS Nguyễn Việt Hùng nói:
Hỏi:
Chúng tôi gặp phải tình huống như sau:
Trong hồ sơ dự thầu (HSDT) cho gói xây lắp, nhà thầu bỏ sót một hạng mục công việc trong bảng tổng hợp kinh phí. Khi chấm thầu, tổ chuyên gia đấu thầu không phát hiện ra sơ suất này. Hợp đồng cho gói thầu đã được ký và khi thanh toán mới phát hiện ra sai sót. Nếu đưa hạng mục này vào thì giá trúng thầu vượt giá gói thầu được duyệt. Vậy xin hỏi đối với tình huống này cần xử lý như thế nào?

Trả lời:
Tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, cụ thể là khi tiến hành thanh toán khối lượng thực hiện. Thời gian gắn với tình huống là rất quan trọng bởi tại từng thời gian sẽ có căn cứ khác nhau để xem xét, xử lý. Tình huống này thực chất liên quan tới vấn đề giá. Trong đấu thầu có nhiều loại giá, bắt đầu từ giá gói thầu, giá dự thầu, giá dự thầu sau sửa lỗi, giá hợp đồng... Khi tiến hành thanh toán thì phải căn cứ vào hợp đồng, không liên quan tới giá gói thầu vì giá này chỉ sử dụng khi xem xét kết quả đấu thầu.

Theo đó, đối với gói thầu xây lắp thì điều kiện để nhà thầu xếp thứ nhất được đề nghị trúng thầu là giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu này không vượt giá gói thầu (dự toán). Một khi điều kiện này không đạt được thì phải xử lý theo Điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP (NĐ85), thậm chí có trường hợp phải hủy cuộc thầu. Còn khi đã có kết quả đấu thầu, đã hoàn thành việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, đã ký hợp đồng thì giá gói thầu không còn vai trò, không còn ý nghĩa.

Trong trường hợp này thì tổ chuyên gia đấu thầu đã có sơ suất là không phát hiện việc chào sót một hạng mục của nhà thầu. Sai sót này chỉ được phát hiện khi tiến hành thủ tục thanh toán. Mà thường phát hiện càng muộn thì xử lý càng khó, càng phức tạp và thậm chí “đau đớn”.

Nói đến thanh toán hợp đồng thì không thể bỏ qua hình thức hợp đồng ghi trong hợp đồng. Tiếc rằng nội dung này lại không được người hỏi đề cập tới. Do vậy, xin giả định đối với hai hình thức hợp đồng trong tình huống gói thầu xây lắp:

1. Hợp đồng được ký (theo tình huống nêu trên) là hợp đồng trọn gói:
Theo hình thức hợp đồng này thì giá trị thanh toán hợp đồng chính là giá hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các công việc theo thiết kế và được nghiệm thu. Tại Điều 48 NĐ85 quy định, đối với hình thức hợp đồng này, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại Bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu phát hiện khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để đảm bảo phù hợp với thiết kế.

Như vậy, trong tình huống của bạn có thể hiểu rằng trong quá trình đánh giá HSDT hoặc trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bên mời thầu/tổ chuyên gia đấu thầu đã có sơ suất, không phát hiện ra việc nhà thầu bỏ sót khối lượng không đưa vào giá dự thầu (không tổng hợp vào chi phí). Tuy tình hình như vậy nhưng hợp đồng ký vẫn là trọn gói (như thế là các bên ký hợp đồng đã rà soát kỹ khối lượng công việc theo thiết kế) nên bên nào có sơ suất thì bên đó gánh chịu hậu quả. Bởi lẽ đã là hợp đồng theo hình thức trọn gói thì tại Điều 48 NĐ85 quy định:“Khối lượng thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu”.

Theo quy định về thanh toán nêu trên, đối với hợp đồng ký là trọn gói, khi nhà thầu được xác nhận hoàn thành theo thiết kế (không phụ thuộc vào khối lượng công việc thực hiện) thì nhà thầu được thanh toán đúng bằng số tiền ghi trong hợp đồng (giá hợp đồng). Trong trường hợp này việc thanh toán “không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác” (Điều 48 NĐ85).

Tóm lại, trong trường hợp này giá hợp đồng (không bao gồm trị giá công việc bỏ sót) là cơ sở thanh toán cho nhà thầu. Nhà thầu “quên” tính khối lượng vào giá dự thầu sẽ chịu thiệt, còn bên mời thầu/tổ chuyên gia/chủ đầu tư tuy “bỏ sót”, “quên” nhưng lại không gây thiệt hại cho Nhà nước nên cũng chẳng sao. Đã ký hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với chữ ký của mình. Đây là một bài học đắt giá cho nhà thầu khi ký hợp đồng theo hình thức trọn gói nhất là đối với gói xây lắp.

2. Hợp đồng được ký kết (theo tình huống nêu trên) là hợp đồng theo đơn giá:
Theo hình thức hợp đồng này thì tình huống trở nên phức tạp hơn nhiều, cụ thể:
Trong HSDT do nhà thầu nộp đã bỏ sót một hạng mục tức là bỏ sót một khối lượng công việc theo tiên lượng mời thầu. Khi đánh giá HSDT, bên mời thầu/tổ chuyên gia phải có trách nhiệm phát hiện việc chào thiếu này để tiến hành hiệu chỉnh sai lệch (Điều 30 NĐ85). Do các bên khi ký hợp đồng đã bỏ sót hạng mục này nghĩa là không có tên hạng mục kèm đơn giá và thành tiền trong hợp đồng đã ký, thành thử không có cơ sở thanh toán cho nhà thầu (vì đây là hợp đồng theo đơn giá).

Nhưng nếu không được thanh toán thì nhà thầu sẽ không thực hiện và sẽ không có công trình đạt được như thiết kế. Sự việc dẫn đến các bên ký hợp đồng (chủ đầu tư và nhà thầu) sẽ phải thảo luận tìm giải pháp. Đối với hợp đồng theo đơn giá thì khối lượng thực tế được xác nhận là cơ sở để thanh toán. Trong trường hợp của bạn hạng mục bỏ sót chỉ có trong hồ sơ mời thầu (HSMT) lại không có trong HSDT, không có trong hợp đồng, nhưng theo thứ tự ưu tiên pháp lý trong hợp đồng quy định tại Điều 47 NĐ85, trong nội dung hợp đồng thuộc HSMT thì HSDT lại có vị trí pháp lý cao hơn HSMT. Do vậy, chủ đầu tư muốn có công trình theo thiết kế thì phải bổ sung việc thanh toán cho hạng mục bỏ sót này. Nhưng câu hỏi đặt ra là với đơn giá nào? Nếu có đơn giá tương tự trong HSDT thì dễ, nếu không hai bên sẽ phải thương thảo, nhưng vì phía nào cũng muốn giành quyền lợi nên đôi khi dẫn đến những tranh luận gay gắt.

Tuy nhiên, đã là tồn tại thì phải khắc phục, và ai gây ra sơ suất thì phải rút kinh nghiệm hoặc phải chịu trách nhiệm liên đới. Rõ ràng sự sơ ý tuy là của nhà thầu (thường là vô ý nhưng đôi khi lại là cố ý) nhưng bên mời thầu/tổ chuyên gia đã không làm tròn nhiệm vụ của mình.

Như đề cập, nếu cộng thêm chi phí cho hạng mục bỏ sót sẽ dẫn đến giá trúng thầu vượt giá gói thầu (dự toán). Nghĩa là trường hợp bên mời thầu/tổ chuyên gia phát hiện hạng mục bỏ sót để hiệu chỉnh sai lệch thì nhà thầu đã không đủ điều kiện để trúng thầu. Điều này làm cho sự việc trở nên phức tạp hơn nhiều. Để xử lý sự việc cần có sự thỏa thuận giữa hai bên (chủ đầu tư và nhà thầu) về nội dung, biện pháp xử lý rồi lập báo cáo đầy đủ, tỉ mỉ để xác định thẩm quyền, quyết định là chủ đầu tư (nếu không vượt quá tổng vốn đầu tư) hoặc thuộc người có thẩm quyền (nếu làm vượt tổng mức đầu tư).

Giá như trong quá trình đánh giá HSDT, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, hạng mục bỏ sót của nhà thầu được phát hiện thì sự việc đã không xảy ra. Do vậy, sự cẩn trọng, kỹ năng đánh giá HSDT là một yếu tố quan trọng, nó là một quá trình tích lũy. Sự sơ suất, vô ý của bên mời thầu/tổ chuyên gia trong trường hợp này, nhìn một cách khắt khe, cũng là một hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu theo định nghĩa ở khoản 5 Điều 2 NĐ85:“Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu”. Mà đã là vi phạm thì sẽ bị xử lý để răn đe. Có những sơ suất chỉ cần khắc phục bằng một lời xin lỗi, nhưng có những sơ suất là phải trả giá, mà là giá đắt. Cách tốt nhất là cố gắng đừng để có sơ suất.

Như vậy, qua phân tích cho thấy, sự sơ suất của bên mời thầu/tổ chuyên gia đấu thầu trong đánh giá HSDT đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá gây ra nhiều hệ lụy hơn so với hình thức hợp đồng trọn gói.

Theo luật Đấu Thầu 2013 thì
Điều 62. Loại hợp đồng
1. Hợp đồng trọn gói:
a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;
d) Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;
đ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc.
2. Hợp đồng theo đơn giá cố định:
Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.
3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.
4. Hợp đồng theo thời gian:
Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng.




Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định 85/2009/NĐ-CP, Nghị định 68/2012/NĐ-CP, Quyết định 50/2012/QĐ-TTg.
Điều 95. Thanh toán đối với loại hợp đồng trọn gói
1. Nguyên tắc thanh toán:
Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu với giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện hoặc một lần sau khi nhà thầu hoàn thành các trách nhiệm theo hợp đồng với giá trị bằng giá hợp đồng trừ đi giá trị tạm ứng (nếu có).Trường hợp không thể xác định được chi tiết giá trị hoàn thành tương ứng với từng hạng mục công việc hoặc giai đoạn nghiệm thu hoàn thành thì có thể quy định thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hợp đồng.
2. Hồ sơ thanh toán đối với hợp đồng trọn gói bao gồm:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;
b) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
Điều 96. Thanh toán đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định
1. Nguyên tắc thanh toán:
a) Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện;
b) Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này với đơn giá không thay đổi nêu trong hợp đồng;
c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
2. Hồ sơ thanh toán bao gồm:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;
d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán;
đ) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
Điều 97. Thanh toán đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
1. Nguyên tắc thanh toán:
a) Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá điều chỉnh ghi trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện;
b) Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này;
c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
2. Hồ sơ thanh toán bao gồm:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh theo quy định của hợp đồng;
d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán;
đ) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
Điều 98. Thanh toán đối với loại hợp đồng theo thời gian
1. Nguyên tắc thanh toán:
a) Mức thù lao cho chuyên gia được tính bằng cách lấy lương của chuyên gia và các chi phí liên quan đến lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ lễ, nghỉ tết và các chi phí khác được nêu trong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo quy định nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ). Trường hợp thời gian làm việc thực tế của chuyên gia ít hơn hoặc nhiều hơn so với thời gian trong hợp đồng đã ký, việc thanh toán căn cứ theo thời gian làm việc thực tế mà chuyên gia đã thực hiện;
b) Các khoản chi phí liên quan (ngoài chi phí lương của chuyên gia quy định tại Điểm a Khoản này) bao gồm: Chi phí quản lý của đơn vị quản lý, sử dụng chuyên gia (nếu có); chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, thông tin liên lạc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, trong hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán như thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình hoặc thanh toán trên cơ sở đơn giá thỏa thuận trong hợp đồng:
2. Hồ sơ thanh toán:
Tùy tính chất của công việc tư vấn để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như biên bản nghiệm thu kết quả của công việc tư vấn, tài liệu xác nhận tiến độ thực hiện hợp đồng và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
Điều 99. Thanh lý hợp đồng
1. Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp sau đây:
a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
b) Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.
2. Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất bằng biên bản thống nhất ký giữa hai bên. Biên bản thanh lý hợp đồng có thể được lập riêng hoặc như một phần của biên bản nghiệm thu đợt cuối cùng hoặc biên bản thống nhất chấm dứt hợp đồng với nội dung phù hợp với trách nhiệm các bên đã quy định trong hợp đồng và hợp đồng sẽ được coi là đã thanh lý trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các trách nhiệm trong biên bản thanh lý hợp đồng nêu trên; đối với những hợp đồng có quy mô lớn, phức tạp thì việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời hạn 90 ngày.


Nay đơn vị thi công muốn thanh toán phần khối lượng thực tế đã thực hiện phải làm các thủ tục như thế nào?
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Bác (hoặc xếp bác) quên ngay và luôn một cách khẩn trương về việc lấy tiền nhóe, vì đây là hợp đồng trọn gói

Điều 62 luật Đấu Thầu rõ ràng như ban ngày rồi còn gì
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Đuổi ngay và luôn nhân viên nào ký nháy ký mũi cho Giám Đốc
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
bravia;n340 nói:
Đuổi ngay và luôn nhân viên nào ký nháy ký mũi cho Giám Đốc
Trọn gói thường là gói thầu quy mô nhỏ dành cho những nhà thầu nhỏ
Như ý bác thì đuổi giám đốc rồi còn gì nữa
:):):)