Hehe
Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong đầu tư xây dựng; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở ...
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018, thay thế Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
mới hợp thức hóa cho xây dựng trái phép nè ...
Hàng ngàn căn nhà ở TP HCM sẽ không phải đóng phạt vì việc thu lợi bất chính cho phần xây dựng sai phép, không phép khi quy định mới có hiệu lực. Tình trạng xây nhà sai phép phổ biến nhất là ở các dự án phân lô, bán nền. Ở những khu dân cư này, rất nhiều người tự ý sửa lại thiết kế nhà mẫu theo ý thích của mình. Thậm chí, nhiều chủ nhà còn xây thêm một tầng khiến việc hoàn công đi vào ngõ cụt khi số tiền nộp phạt lên đến hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, khi sửa chữa lại nhà, nhiều chủ hộ thay đổi thiết kế, xây thêm phòng trên sân thượng. Đến khi họ cập nhật nội dung này vào giấy chủ quyền thì bị phát hiện sai phạm. Đứng trước số tiền phạt lớn nên chỉ khi nào cần thiết như cầm sổ đỏ đi vay ngân hàng thì chủ nhà mới "ngậm bồ hòn" đi đóng, còn không thì chưa thể hoàn công theo quy định.
Thông tư 03/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, có hiệu lực từ ngày 12-6 đã mang đến niềm vui cho nhiều người khi không còn phải tốn khá nhiều tiền nộp phạt để tồn tại phần xây dựng vi phạm.
Các trường hợp nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng rất nhiều điều kiện nếu muốn tồn tại công trình mà không phải nộp lại một phần khoản lợi bất hợp pháp thu được từ diện tích nhà xây không phép, sai phép, thực sự là tin vui đối với hàng ngàn chủ nhà "lỡ" xây sai phép ở TP HCM nhưng chưa đóng phạt về khoản tiền thu lợi bất hợp pháp từ phần sai phạm.
Cụ thể, thời điểm xây dựng tính từ ngày 4-1-2008 đến trước 15-1-2018 (ngày Nghị định 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực) nhưng sau ngày 15-1-2018 mới phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15-1-2018 và có một trong các văn bản: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả.
Đó mới chỉ là điều kiện cần. Nhà ở riêng lẻ còn phải đáp ứng hàng loạt điều kiện khắt khe khác như: không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và phải phù hợp với quy hoạch.
Theo đó, hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP nếu đáp ứng đủ sáu điều kiện sau đây:
- Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 4-1-2008 và đã kết thúc trước ngày 15-1-2018, nhưng sau ngày 15-1-2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15-1-2018 và đã có một trong các văn bản sau đây: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả.
- Không vi phạm chỉ giới xây dựng.
- Không ảnh hưởng các công trình lân cận.
- Không có tranh chấp.
- Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp.
- Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
6 điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ
Kể từ ngày 15-1-2018, cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này được miễn áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
Ngoài trường hợp nêu trên, từ ngày 15-1-2018, cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép; xây dựng sai thiết kế, sai quy hoạch… không còn được nộp lại số lợi bất hợp pháp mà phải tháo dỡ công trình nhà ở vi phạm.
Trước đây Nghị định 121/2013/NĐ-CP "mở cửa" cho người dân muốn tồn tại nhà ở riêng lẻ khi xây dựng sai phép, không phép là phải đóng một khoản lợi 40%. Thế nhưng, không phải ai cũng đóng, trừ khi có nhu cầu nộp hồ sơ hoàn công, cập nhật chủ quyền.
Nay trong quá trình giải quyết hồ sơ, cơ quan chức năng phải xem xét căn nhà đó có thuộc dạng chuyển tiếp từ 121/2013/NĐ-CP trước đây hay không và chỉ chấp nhận một số trường hợp đủ điều kiện. Những trường hợp này sẽ được miễn nộp khoản tiền thu lợi bất chính theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, dù có được miễn nộp phạt khoản lợi bất chính thì chủ nhà vẫn buộc phải đóng phạt do hành vi xây dựng trái phép. Nghĩa là việc vi phạm xảy ra đã lâu, nhưng bây giờ mới phát hiện thì chủ nhà vẫn bị xử phạt hành chính và buộc phải khắc phục. Khi đó, cơ quan chức năng mới xem xét, nếu nằm trong các trường hợp được miễn phạt khoản thu lợi bất chính thì chỉ phải nộp phạt vi phạm hành chính. Nghị định 139/2017/NĐ-CP có nhiều điểm mới giúp nhiều chủ nhà thuận lợi hơn trong việc hoàn công hoặc cập nhật chủ quyền. Nhiều trường hợp xây dựng trước đây không đúng quy hoạch nhưng đến nay, quy hoạch thay đổi mà căn nhà lại phù hợp với quy hoạch mới thì cũng được xem xét cho tồn tại.
Tuy nhiên ngược lại, có những trường hợp trước đây phù hợp quy hoạch nhưng chủ nhà chưa "hợp thức hóa" mà đến nay lại không còn phù hợp thì vẫn có thể không được xem xét cho tồn tại. Với những trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp nộp lại số tiền bất hợp pháp mà chưa nộp thì việc có truy thu khoản tiền đó hay không cũng phải xem xét kỹ lưỡng, bởi nếu không thu thì quyết định hành chính không được thi hành. Những công trình nào đã có quyết định cưỡng chế, tháo dỡ rồi thì địa phương vẫn phải xây dựng kế hoạch cưỡng chế, tháo dỡ.
So sánh giữa Nghị định 139/2017/NĐ-CP và 121/2013/NĐ-CP, Nghị định 139/2017/NĐ-CP tuy "cởi trói" cho các chủ nhà "lỡ sai" nhưng lại siết hơn Nghị định 121/2013/NĐ-CP khi không cho phép nộp phạt để tồn tại phần sai phép như trước nữa mà buộc phải tháo dỡ, nếu không tháo dỡ thì sẽ bị cưỡng chế dù công trình đó có phù hợp quy hoạch hay không.
Mặt khác, Thông tư 03/2018/TT-BXD và Nghị định 139/2017/NĐ-CP sẽ khiến các đầu nậu không dám xây nhà trái phép; còn người dân thì buộc phải chấp hành xây nhà theo giấy phép nếu không muốn bị cưỡng chế tháo dỡ ngay tức khắc.
Nghĩa là hết thời nộp phạt để tồn tại như quy định thoáng đãng theo nghị định 121/2013/NĐ-CP.