Nghị định số 15/2013/NĐ-CP

Những điểm mới của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013

So với các quy định của hai Nghị định cũ, đã có những thay đổi quan trọng tại nhiều nội dung (khác hẳn với những dự thảo ban đầu đã được triển khai, lấy ý kiến) và đang gây ra những thắc mắc, tồn tại, kéo dài thời gian thực hiện thiết kế của chủ đầu tư và những đối tượng tham gia hoạt động đầu tư – xây dựng (ĐT-XD) mà cả ở các đơn vị quản lý nhà nước (QLNN) sẽ tiến hành thực hiện. Một lần nữa, các chính sách pháp luật riêng trong QLNN về QLCL lại có những thay đổi mà bản thân các đơn vị QLNN khi triển khai thực hiện cũng đang lúng túng. Quy định một phần đã trở lại những quy định cũ, thay cho cơ quan QLNN thẩm định và phê duyệt, bằng thủ tục thẩm tra trước kia đã bị “phàn nàn” nhiều, đã được xã hội hóa đến hôm nay, đơn vị QLNN gánh trở lại, trong khi trách nhiệm lại không rõ ràng và tính khả thi khi triển khai chưa cao. Xin được nêu cụ thể:

Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm:
+ Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn thi công quan trọng của công trình.
2. Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; Căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành.Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản.
3. Các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định

===> Như vậy, mẫu biên bản và thành phần nghiệm thu giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu là do 2 bên tự toàn quyền quyết định và phải được nêu rõ trong hợp đồng.
Bởi vậy mấy cái "lằng nhằng" "cứng nhắc" về biên bản và thành phần nghiệm thu trước đây của Nghị định 209 đã được xoá bỏ. Mấy cái giấy mời nghiệm thu, rồi biên bản nghiệm thu nội bộ chắc cũng nên vứt bớt cho nó nhẹ giấy tờ, bởi thực tế quy định trước đây bắt buộc phải có mấy cái đó nhưng lại chỉ mang ý nghĩa "hành là chính".
Biên bản nghiệm thu giữa A-B đã mang tính quyết định rồi.
 
Chương III: Quản lý thiết kế xây dựng công trình.
Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý.
1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
...................................................
...................................................

=> Trong phần trách nhiệm của các đơn vị liên quan có quy định.
Điều 18. Trách nhiệm CĐT.
1. Tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

===> Hiểu 1 cách nôm na thế này:
- Trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư có trách nhiệm: tự lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình nếu đủ năng lực. Hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. ==> Dùng từ "Tổ chức" là có ý nghĩa như vậy.

Trên cơ sở này, mới có cơ sở khách quan chọn nhà tư vấn thiết kế phù hợp, đồng thời làm căn cứ xem như đề bài phổ quát về yêu cầu thiết kế để nhà tư vấn thiết kế triển khai, tránh được Chủ đầu tư nói 1 đàng, đến khi tư vấn thực hiện xong lại nói 1 nẻo, thay đổi mô hình chức năng công trình bắt thiết kế bỏ đi làm lại mà không tính tiền.
 
Trách nhiệm của chủ đầu tư tại Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng
là phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng. Công trình, hạng mục chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các chỉ dẫn và yêu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và các quy định của pháp luật có liên quan.


Tổ chức, cá nhân khi tham gia họat động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.


Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định.
 
Việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc phải được tuân thủ trong hoạt động xây dựng. Còn tiêu chuẩn được áp dụng theo nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc có quy định bắt buộc phải áp dụng tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liển quan. Tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét và chấp thuận trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình và chỉ được thay đổi khi có sự chấp thuận của người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư còn được tự quyết định sử dụng hoặc thay đổi đối với các tiêu chuẩn còn lại áp dụng cho công trình khi cần thiết.
Ngoài ra, việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo tính đồng bộ, khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng. Đối với việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, phải có bản gốc tiêu chuẩn kèm theo bản dịch tiếng Việt cho phần nội dung sử dụng.
 
Trong công tác quản lý khảo sát chất lượng xây dựng, chủ đầu tư phải lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện năng lực theo quy định; tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án khảo sát kỹ thuật xây dựng và bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng; kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sát; tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.


Đối với công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo xây dựng công trình hoặc chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để lập thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết; kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế trong quá trình thực hiện hợp đồng; kiểm tra và trình thiết kế cơ sở cho người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với công trình sử dụng nguồn vốn của nhà nước; tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế-dự toán; thực hiện thay đổi thiết kế theo quy định tại Điều 22 của Nghị định; tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.


Trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điểu kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình và các công viềc tư vấn xây dựng khác; thông báo về nhiệm vụ quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện; kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng; kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng; kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình; thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức kiểm định, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn thành xây dựng công trình; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công khi xét thấy chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn…


Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013. Đối với các công trình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình công trình trước thời điểm nghị định có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình.


Đối với các quy định sử dụng thông tin năng lực để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 3- Điều 8 của Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2013.


Trong thời gian chưa ban hành văn bản hướng dẫn về phân cấp các loại công trình xây dựng, Nghị định cho phép tiếp tục áp dụng theo quy định hiện hành cho đến khi ban hành các quy định mới./
 
Điểm mới của Nghị định 15 so với nghị định 209 là tăng thêm Quyền lực "nhiêu khê" của cơ quan quản lý nhà nước về nghiệm thu công trình:
Điều 32. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
2. Trước 10 ngày làm việc (đối với công trình cấp II, III và cấp IV) hoặc trước 20 ngày làm việc (đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I) so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng, Chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này báo cáo hoàn thành hạng mục công trình hoặc hoàn thành công trình cùng danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình.
Muốn bàn giao đưa vào sử dụng, CĐT phải mời thêm cơ quan quản lý nhà nước đi kiểm tra. Vậy là sẽ sinh ra tiêu cực, "bới bèo ra bọ", Nhà thầu và CĐT phải "phong bì" để cho "mấy ổng" khỏi phải làm khó. Việc tăng cường quản lý của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình là quan điểm đúng, nhưng cách thức thực hiện theo kiểu phải mời mọc, phải qua cửa "mấy ổng" mới được nghiệm thu là vô hình dung TĂNG THÊM THỦ TỤC "HÀNH LÀ CHÍNH". Đúng ra việc quản lý Nhà nước là độc lập, thích kiểm tra lúc nào là quyền của "ổng", sai thì được phép đình chỉ, yêu cầu khắc phục nhưng không nên là bắt CĐt phải mời mọc. Đúng ra nên thực hiện quản lý NN theo kiểu "xác suất": mọi công trình đều có thể bị kiểm tra bất cứ lúc nào từ phía cơ quan Nhà nước chứ không phải luôn luôn mời và phải có thành phần như Nghị định nêu ra.
Thế là sau ngày 15/4/2013 Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ phải khổ rồi. Sẽ phải quỵ lụy, mời mọc, "phong bao" thì mới hy vọng mấy "ổng" nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Hãy chuẩn bị tinh thần tiếp đón anh chị em xây dựng nhé! :D
 
có 02 điểm mới của Nghị định 15/2013/NĐ-CP so với nghị định cũ 209, Việc này sinh ra các rườm rà, thủ tục và tốn các chi phí lobby của chủ đầu tư để qua được cửa ải thẩm tra nhỉ. Hihi

1. Chỉ dẫn kỹ thuật (khoản 3, Điều 7, Nghị định 15/2013/NĐ-CP):
Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt,cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể đượclập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.
2. Giao việc thẩm tra thiết kế cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình (cấp III đối với công trình sử dụng vốn nhà nước và cấp II đối vơi công trình sử dụng nguồn vốn khác) - Trích Điều 21, Nghị định 15/2013/NĐ-CP)
a) Nhà chung cư từ cấp III trở lên, nhà ở riênglẻ từ 7 tầng trở lên;
b) Côngtrình công cộng từ cấp III trở lên;
c) Côngtrình công nghiệp: Đường dây tải điện, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện,nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin, nhà máy xi măng từ cấp III trở lên;đối với các công trình nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, các công trình nhàkho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và khochứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệpkhông phân biệt cấp;
d) Côngtrình giao thông: cầu, hầm, đường bộ từ cấp III trở lên đối với công trình sửdụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốnkhác; công trình đườngsắt, sân bay, bến, ụ nâng tàu, cảng bến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyểnngười không phân biệt cấp;
đ) Công trình nông nghiệp và phát triển nôngthôn: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước,kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và côngtrình thủy lợi khác không phân biệt cấp;
e) Côngtrình hạ tầng kỹ thuật: Từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngânsách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; riêngcác công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân biệt cấp.
 
Một điểm mới nữa, trường ĐH Thủy Lợi nên đổi tên là vừa

Điều 6. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng:
Công trình thủy lợi thay bằng Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
hehehe

Ai có quan hệ tốt, không lo hẻo

Khoản 3, Điều 21: Trườnghợp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nêu tại Khoản 2 Điều này không đủ điềukiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tưvấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.
 
Khoai khoai lại khoai

Điều 8. Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình
1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý.
2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về năng lực hoạt động xây dựng do các tổ chức, cá nhân cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử do mình quản lý.
3. Các thông tin về năng lực hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng sau:
a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng;
d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;
đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối với các nhà thầu chính).