Nghiệm thu và thanh toán các hợp đồng tư vấn liên quan đến lập dự án đầu tư và thiết kế

chauhocvan

Thành viên cơ bản
Hiện nay rất thắc mắc về vấn đề này

Với thiết kế xây dựng thì tương đối khá rõ

Câu hỏi của bạn Nguyễn Hoàng Long tại hòm thư Longnh80@yahoo.com hỏi :
Tôi đang công tác tại Kho bạc nhà nước tỉnh, trong quá trình kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản do một chủ đầu tư gửi đến thấy có vướng mắc xin được hỏi quý Bộ như sau: Chủ đầu tư thuê một doanh nghiệp tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho dự án A, hết thời hạn thực hiện hợp đồng 02 bên tiến hành bàn giao sản phẩm (không tiến hành nghiệm thu sản phẩm) sau đó chủ đầu tư gửi sản phẩm này cho cơ quan chuyên môn thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật. Căn cứ báo cáo kinh tế kỹ thuật được UBND huyện phê duyệt chủ đầu tư mới tiến hành nghiệm thu sản phẩm này với doanh nghiệp tư vấn. Vậy chủ đầu tư thực hiện như vậy có đúng quy trình xây dựng cơ bản không? Việc nghiệm thu sản phẩm báo cáo kinh tế kỹ thuật như thế nào là đúng trình tự xây dựng cơ bản và được quy định tại văn bản nào?

Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến trả lời như sau:

Việc bàn giao, nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng căn cứ vào thỏa thuận hợp đồng ký kết để thực hiện; trường hợp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng mới tiến hành nghiệm thu là phù hợp với quy định tại Điều 17 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.

Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ : Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng , thì

Điều 17. Trình tự quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
2. Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng.
3. Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng.
4. Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
5. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.


Theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng cũng khá rõ

Điều 5. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình

Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu đạt yêu cầu.

.


Nhưng các công tác lập dự án đầu tư/báo cáo nghiên cứu khả thi/tiền khả thì; thẩm tra công tác lập dự án, thẩm tra thiết kế .... thì sao ?

Ví dụ trả lời ở đây thấy rất tối
Chi tiết câu hỏi :
Công ty tôi có ký hợp đồng tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi một dự án nhóm B. Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, thời gian thẩm tra dự án nhóm B là 15 ngày, do đó thời gian thực hiện hợp đồng được ghi là 15 ngày. Trong quá trình thực hiện, công ty đã hoàn thành báo cáo thẩm tra và trình chủ đầu tư trước thời hạn 15 ngày. Hơn 2 tháng sau Sở chuyên ngành mới thẩm định xong và có quyết định phê duyệt dự án. Lúc này chủ đầu tư mới yêu cầu công ty nghiệm thu và thanh toán hợp đồng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện hợp đồng đã hết, vậy chúng tôi có cần phải ký phụ lục điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng để ký biên bản nghiệm thu hay không? Thời gian nghiệm thu ngoài thời gian thực hiện hợp đồng có phù hợp hay không?

Trả lời :
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc thẩm tra phục vụ công tác thẩm định được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Như vậy, sản phẩm tư vấn thẩm tra phải được chủ đầu tư nghiệm thu trước khi trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Tuy nhiên, trong câu hỏi chưa nêu các điều khoản về nghiệm thu, thanh toán trong hợp đồng tư vấn thẩm tra. Do đó, Bộ Xây dựng chưa đủ cơ sở để có ý kiến cụ thể về việc ký phụ lục điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng phục vụ công tác nghiệm thu, thanh toán của công ty. Việc điều chỉnh hợp đồng được quy định tại Mục 5 Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

ACE nào có kinh nghiệm chia sẻ giúp
 
  • Haha
Reactions: tuvanxaydungonline
Nên tham khảo nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng


Điều 12. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
a) Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: Là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; khảo sát; quản lý dự án; quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng; giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác trong hoạt động đầu tư xây dựng;​
Điều 13. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng
1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng:​
a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng, tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng.​
b) Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại Điểm a Khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ.​
2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành:​
a) Các thỏa thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.​
b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải đúng với quy định của pháp luật và được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.​
c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.​
d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.​
đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng.​
Điều 14. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký.​
3. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu.​


Rồi tham khảo tiếp điều 4, điều 5, điều 6, điều 8 của Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.


Điều 4. Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng
Điều 5. Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 6. Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng công trình
Điều 8. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của hợp đồng tư vấn xây dựng
Các thỏa thuận của các bên về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của hợp đồng tư vấn xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:​
1. Chất lượng sản phẩm tư vấn xây dựng phải phù hợp với nội dung hợp đồng tư vấn xây dựng đã ký kết giữa các bên; đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho hợp đồng tư vấn xây dựng. Những sai sót trong sản phẩm của hợp đồng tư vấn xây dựng phải được bên nhận thầu hoàn chỉnh theo đúng các Điều Khoản thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn xây dựng.​
2. Căn cứ nghiệm thu sản phẩm của hợp đồng tư vấn xây dựng:​
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng đã ký kết giữa các bên.​
b) Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt đối với tư vấn khảo sát xây dựng; Nhiệm vụ tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt đối với tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi; Nhiệm vụ thiết kế được duyệt, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt đối với tư vấn thiết kế công trình xây dựng; Nhiệm vụ và quy trình giám sát thi công xây dựng được duyệt đối với tư vấn giám sát thi công xây dựng.​
c) Hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đối với tư vấn khảo sát xây dựng; Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi; Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đối với tư vấn thiết kế công trình xây dựng; Hồ sơ giám sát thi công xây dựng được duyệt đối với tư vấn giám sát thi công xây dựng.​
d) Quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng cho hợp đồng tư vấn xây dựng.​
3. Biên bản nghiệm thu sản phẩm của hợp đồng tư vấn xây dựng phải ghi rõ những sản phẩm đã đủ Điều kiện nghiệm thu và những nội dung cần phải hoàn thiện (nếu có).​
Điều 9. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng
Các thỏa thuận của các bên về thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 14 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:​
1. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện trình tự thực hiện công việc, thời gian thực hiện các công việc chính và toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng, mốc thời gian nghiệm thu (bao gồm cả nghiệm thu theo giai đoạn và nghiệm thu sản phẩm cuối cùng), thời gian bàn giao sản phẩm của hợp đồng.​
2. Các bên phải có kế hoạch bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận đã ký kết.​
3. Tiến độ thực hiện hợp đồng được Điều chỉnh theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.​

Như vậy có thể nói nghiệm thu để thanh toán được tiến hành sau khi đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc phê duyệt thiết kế kỹ thuật, nghĩa là khi đó đồng nghĩa đơn vị tư vấn không còn phải chỉnh sửa hồ sơ nữa, tuy nhiên đây chỉ là mới điều kiện CẦN . Điều kiện ĐỦ để được nghiệm thu để thanh toán là đơn vị tư vấn phải hoàn thành các công việc như bàn giao đủ số lượng hồ sơ, bàn giao file mềm .... và các nghĩa vụ khác nêu trong hợp đồng.
 
Chắc chủ thớt liên quan đến nghiệm thu vốn ngân sách nhà nước, dạo này kho bạc có cái trò hay ách hồ sơ thanh toán lại, lấy lý do là nghiệm thu muộn so với quyết định phê duyệt - lý do đơn giản nhất là đơn vị tư vấn thường rơi vào thế yếu, chủ đầu tư hay dành vốn cho đơn vị thi công, còn đơn vị tư vấn thì chủ đầu tư cho rằng có thể hít không khí để sống và cống hiến cho chủ đầu tư.
 
Thanh toán hợp đồng tư vấn xây dựng được quy định tại Điều 11 Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng. Theo đó,

Việc thanh toán, hồ sơ thanh toán, đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng tư vấn xây dựng hiện theo quy định tại các Điều 19, 20 và 21 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:

- Hợp đồng tư vấn xây dựng có thể thanh toán 1 lần hoặc nhiều lần.

- Giai đoạn thanh toán có thể theo thời gian (tháng, quý,...) hoặc theo giai đoạn hoàn thành công việc tư vấn hoặc theo hạng Mục công trình, công trình.

- Thời Điểm thanh toán là ngày mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn xây dựng tương ứng với giai đoạn thanh toán.

Trên đây là quy định về Thanh toán hợp đồng tư vấn xây dựng. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 08/2016/TT-BXD.