Sự “xuống dốc” của ngành vật liệu xây dựng (VLXD) hiện nay không chỉ do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế mà còn do sự phát triển tràn lan theo phong trào, chưa đúng quy hoạch, không theo nhu cầu thị trường, khiến cung vượt cầu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo theo ngành VLXD “tụt dốc”. Lượng hàng tiêu thụ nội địa liên tục giảm, hầu hết các doanh nghiệp không khai thác hết năng lực sản xuất. Cụ thể như: xi măng chỉ sản xuất dưới 80%, gốm sứ dưới 70%, kính xây dựng dưới 50%, vật liệu không nung dưới 55%... công suất.
Có thể nói, ngành VLXD đang trong cơn khủng hoảng mà nguyên nhân không chỉ khách quan từ khủng hoảng chung của nền kinh tế và bất động sản mà trong đó còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan khi ngành phát triển chưa theo quy hoạch, “trên định hướng một đường, dưới đi một nẻo”. Hiện nay, một số địa phương có đưa ra quy hoạch phát triển nhưng phần lớn chồng chéo với quy hoạch của Trung ương. Ngoài ra, bên cạnh các nhà máy quy mô lớn, công nghệ tiên tiến thì phần lớn các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đều có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu tốn nhiều năng lượng, tiêu hao nhiều nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đổi mới sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, giá cả chưa cạnh tranh với hàng nhập khẩu… ngành công nghiệp VLXD muốn tồn tại và phát triển bền vững cần đầu tư phát triển theo quy hoạch trên cơ sở cân đối cung cầu thị trường trong nước và thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo theo ngành VLXD “tụt dốc”. Lượng hàng tiêu thụ nội địa liên tục giảm, hầu hết các doanh nghiệp không khai thác hết năng lực sản xuất. Cụ thể như: xi măng chỉ sản xuất dưới 80%, gốm sứ dưới 70%, kính xây dựng dưới 50%, vật liệu không nung dưới 55%... công suất.
Có thể nói, ngành VLXD đang trong cơn khủng hoảng mà nguyên nhân không chỉ khách quan từ khủng hoảng chung của nền kinh tế và bất động sản mà trong đó còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan khi ngành phát triển chưa theo quy hoạch, “trên định hướng một đường, dưới đi một nẻo”. Hiện nay, một số địa phương có đưa ra quy hoạch phát triển nhưng phần lớn chồng chéo với quy hoạch của Trung ương. Ngoài ra, bên cạnh các nhà máy quy mô lớn, công nghệ tiên tiến thì phần lớn các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đều có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu tốn nhiều năng lượng, tiêu hao nhiều nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đổi mới sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, giá cả chưa cạnh tranh với hàng nhập khẩu… ngành công nghiệp VLXD muốn tồn tại và phát triển bền vững cần đầu tư phát triển theo quy hoạch trên cơ sở cân đối cung cầu thị trường trong nước và thế giới.