Nhà ở tư nhân: Làm thế nào để chọn được cty thiết tốt, cty xây dựng uy tín

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Chào các bác đang muốn xây dựng nhà, sửa nhà. E mạo muội lập thớt này nhằm giải đáp câu hỏi “làm thế nào để chọn được kts tốt, cty xây dựng uy tín để giao căn nhà tâm huyết của mình?”
Đầu tiên các bác phải tham khảo một số ý kiến của người trong gia đình (cha, mẹ, vợ, con…) trước, sau đó đi tham khảo những mẫu nhà theo ý mình (tốt nhất là có cả bà xã) ở một số khu quy hoạch đang xây dựng (cái này thì rất nhiều như Phú Mỹ Hưng, Trung Sơn, Tên Lửa… chẳn hạn) hoặc lên google (cái này thì khỏi phải lang thang nắng mưa), chọn mẫu khối, kiểu (cổ điển, hiện đại). Bàn bạc với gia đình mình về nhu cầu ở của mỗi người, tổng hợp ý kiến xong là đã xong được một phần.
Kế tiếp xin được gặp chủ nhà có kiểu dáng như mình mong muốn để hỏi xem cty nào thiết kế, đơn vị thiết kế có nhiệt tình cho kts đến công trình trong thời gian thi công ko? Đơn vị nào thi công, nhà ở có thoải mái ko, nhà thầu có thiện chí ko? Bảo hành của đơn vị thi công như thế nào? Đơn vị nào thiết kế nội thất, đơn vị nào thi công nội thất, giá cả, chất lượng ra sao?... việc này quyết định chất lượng công trình của mình về sau nên các bác phải tìm hiểu ít nhất 3 công trình của cùng một đơn vị mà chủ nhà củ đưa ra (mình ngầm chọn), thậm chí đến công trình của đơn vị đó thiết kế, thi công, đến tham quan xưởng sản xuất đồ trang trí nội thất để tìm hiểu xem năng lực, về máy móc, dụng cụ, con người của họ ra sao? Đến đây các bác đã có nhận xét tổng quan về đơn vị mình chọn.
Sau khi chọn được đơn vị như mình mong muốn thì các bác phải thể hiện với kts những điều mình và gia đình mình mong muốn (cái này đối với một số người hơi khó vì ko biết thể hiện như thế nào), hoặc tập hợp một số hình ảnh (ảnh tự chụp hay load trên mạng tùy) để kts hiểu và giao thoa được với mình. Kts càng hiểu rõ thì càng dễ đi đến thống nhất về quan điểm thiết kế để thỏa mãn nhu cầu ở cũng như nhu cầu thể hiện cái tôi của mình.
Trên đây là một số ý kiến tổng quan cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp của e, tuy nhiên cũng còn nhiều thiếu sót, mời các cao thủ cho thêm ý kiến.


 
Không như ca sĩ nghiệp dư, ai hát nhạc sến hay thì khó hát nhạc rock, kiến trúc sư đào tạo chánh quy giống như ca sĩ học nhạc viện ra dzậy, giao bản nhạc nào hát nghe cũng trúng nốt, trúng nhịp hết nên các chủ nhà khỏi lo vụ style, lo mần kiếm đủ tiền mà trả cho kts đi.
Nguyên tắc chọn tư vấn thiết kế đối với công trình quy mô cấp nhà ở:
1- Kiến trúc sư phải ở cự ly gần - dễ trao đổi khi thiết kế.
2- Cách làm việc là phải trực tiếp f2f - không qua lính lác hay thư ký.
3- Đã từng có công trình tk được đem ra xây dựng ở mức độ đầu tư tương đương.
4- Kts vừa thiết kế vừa thi công thì càng tốt.
5- Kts biết thiết kế đúng quy cách để được cấp phép xd (Khâu này nhiều người bị, giao kts non tay vẽ từa lưa sảng khoái xong xin phép xd ứ được, quay về cái máng lợn đau khổ vô cùng)
Nguyên tắc chọn nhà thầu xây lắp:
1- Tốt nhất nhà thầu phải là kiến trúc sư tự biết tinh chỉnh chi tiết khi thực hiện xây lắp. (Bén hay ko là do ông này)
2- Nhà thầu có đủ trang thiết bị, đồ chơi xây dựng. (xây nhà tiền tỉ mà giao cho ông ở nhà trọ, trên răng dưới d.á.i, tay xách cái bay thì chỉ có chết)
3- Tìm và hỏi 1 số nhà cung cấp về uy tín về tài chính của nhà thầu. (tránh tình trạng bóc ngắn cắn dài, lấy tiền công trình này đắp qua công trình khác, nợ nần vật tư vật liệu sẽ kéo dài tiến độ thi công)

Thiết kế kiến trúc thì ông nào cũng dùng neufertt (của bọn tư bổn giãy chết) chứ chả ai dùng TCVN làm gì. Áp dụng tiêu chuẩn trong neufertt thì về kiến trúc, chiếu sáng, thông gió nó đảm bảo bao trùm luôn toàn bộ tcvn trong đó luôn.
Các công trình bự bự cần có thuyết minh thiết kế cơ sở hay bcktkt thì bê đại căn cứ 1 đống TCVN mới nhứt vào cho xong, mấy ông thẩm định cũng có biết đếch cái chi tiết của tcvn để mà xem.
Còn kết cấu, điện,nước, chữa cháy v..v.. thì kỹ sư ME họ tính chán chê rôì mới ra bộ hồ sơ thi công cho bác. Đặc biệt kết cấu thì kts phải thuê ks để làm rồi, vớ vẩn là chết ngay.
Đối với quy mô nhà ở dân dụng thì biện pháp thi công thế nào, nối thép ra sao ông kỹ sư hay ông kts đều có học qua và ông nào kinh nghiệm càng nhiều thì càng làm tốt khâu này cho bác.
Với vai trò chủ nhà, thay vì thắc mắc tcvn, chủ nhà nên thắc mắc cái khác hay hơn, ví dụ như :
- Sao không dịch mảng tường này vô 20 phân,làm cái kệ chỗ này.
- Sao không đưa vòi nước ra đây dễ xài hơn
- Sao không thay ban công này từ sắt thành kính để dzòm ra vườn cho đẹp
- Sao không hạ thêm bệ cửa sổ sâu xuống.....
Mấy cái linh tinh vụn vặt đó, nếu nhà thầu là kts họ nhìn thấy trước mà điều chỉnh cho chủ nhà vì tự ái nghề nghiệp. Còn nhà thầu ks thì cứ phang bản vẽ tính khối lượng thôi, hiếm ai là ks thầu nhà mà tự binh thêm phần mỹ thuật trong công trình lắm
 
Sửa lần cuối:
Thường các chủ nhà nhận được sản phẩm thiết kế chưa hoàn chỉnh, sẵn nói luôn cái sản phẩm hoàn chỉnh của ông kiến trúc sư nó "ra nàm sao"?

Sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh thường gồm các mục:

Phần kiến trúc
Gồm các mặt bằng, đứng, cắt
Phóng to chi tiết + kích thước chi tiết: gở chỉ ban công, đầu cột, cửa đi cửa sổ, lan can tay vịn
Mặt bằng, đứng phần ốp lát loại gạch, kích thước hoàn thiện, màu sắc đề nghị.
Các lỗ thông tầng, lõm trang trí, bố trí vật dụng
Phần kết cấu
Các mặt bằng, đứng cắt từng cấu kiện kết cấu từ móng tới mái, kể cả lanh tô, kết cấu cho các chi tiết trang trí cần có. (ví dụ bác đắp gờ chỉ vươn ra 30cm thì phải bố trí thép chờ hoặc đổ bê tông khuôn ra sao)
Các quy định kỹ thuật, biện pháp thi công đặc biệt (nếu có)
Thống kê số lượng, chủng loại cấu kiện thép.
Phần điện
Các mặt bằng/đứng bố trí công tắc ổ cắm, thiết bị điện
Mạch điện toàn nhà, thống kê thiết bị, kích thước dây dẫn.
Phần nước
Các mặt bằng/đứng bố trí thiết bị dùng nước, cấp thoát các tầng
Phóng to chi tiết các nhà wc, biện pháp chống thấm, thoát thải, ngăn mùi.
Mạch nước toàn nhà, thống kê thiết bị nước, kích thước ống nước
Các yêu cầu cấp thoát đặc biệt (hồ bơi, xông hơi v..v..) thì cần có bản vẽ riêng phần này nữa.
Phần trang trí nội thất.
Phối cảnh nội thất,
triển khai chi tiết đồ cố định (tủ, kệ, mảng trang trí.... )
Triển khai chi tiết đồ rời. (chi tiết này là chi tiết kích thước hoàn thiện chứ ko phải chi tiết mộng mị, chốt, dán :D - đấy là chuyện của bên mộc lúc thi công)
Mã màu, loại sơn tường.
Mã giấy dán tường (nếu có)
 
Làm thế nào để chọn được cty thiết tốt, cty xây dựng uy tín để giao căn nhà tâm huyết của mình?
Đây rõ ràng là một câu hỏi của chủ nhà (Chủ đầu tư). Đối với công trình có quy mô lớn, quy trình của nó rất rõ ràng, từng bước. Về nguyên tắc để trả lời câu hỏi này, đối với các công trình lớn phải có Ban quản lý dự án lên kế hoạch, sắp xếp theo một trình tự nhất định và tư vấn lại cho Chủ đầu tư.
Ở đây, chủ đề này hỏi vấn đề này chỉ liên quan tới công trình nhà ở cá nhân, quy mô nhỏ. Và nội dung câu hỏi cũng chỉ liên quan tới hai vấn đề: chọn cty thiết kế tốt (chọn nhà thầu tư vấn thiết kế) và chọn cty xây dựng uy tín (chọn nhà thầu thi công). Về hai vấn đề này, em xin mạo muội trả lời như sau (chỉ dành cho các bác chủ nhà, còn các bác trong nghề thì em không dám múa rìu qua mắt thợ):

Vấn đề chọn nhà thầu tư vấn thiết kế:

Để trả lời câu hỏi này, chủ nhà cần quan tâm tới những vấn đề sau:
- Chuẩn bị tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan tới lô đất mình chuẩn bị xây dựng.
- Hình dung ra tất cả những yêu cầu đối với căn nhà mà mình dự định xây dựng (người ta gọi là : nhiệm vụ thiết kế).
- Tìm kiếm những công ty tư vấn thiết kế phù hợp với nhu cầu của mình (cái này thì qua internet, sách báo, mối quan hệ bản thân…). Tất nhiên khi tìm kiếm các cty này, chủ nhà phải đánh giá, phân tích tới những điểm như: hồ sơ năng lực, tình trạng pháp lý, đơn giá tu vấn thiết kế…
- Rút gọn xuống còn khoảng 2 nhà thầu tư vấn thiết kế. Lên kế hoạch, hẹn lịch gặp.
- Cùng cty thiết kế thảo luận lại nhiệm vụ thiết kế, chốt lại (gọi là phê duyệt nhiệm vụ thiết kế). Ở đây khi gặp cty thiết kế, người ta sẽ tư vấn ban đầu cho chủ nhà biết là những yêu cầu có phù hợp, đơn giá xây dựng có thỏa mãn yêu cầu (tổng giá trị đầu tư).
- Chốt lại chọn nhà thầu tư vấn, ký hợp đồng.
- Hẹn ngày thống nhất phương án thiết kế sơ bộ. Quyết định phương án để triển khai hồ sơ bản vẽ thi công. Đẹp hay xấu, tốt hay không tốt giai đoạn này rất quan trọng.
- Nhận bản vẽ thiết kế thi công, thuyết minh thiết kế thi công (nên yêu cầu có là tốt, đây gọi là các tiêu chuẩn kỹ thuật – SPEC. Khi đã có cái này thì chủ nhà khỏi phải lo những vấn đề kỹ thuật trong quá trình xây dựng).
- Gửi 1 đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công. Nếu ý kiến thẩm tra có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung thì cty tu vấn thiết kế phải điều chỉnh lại cho đúng (nếu ý kiến thẩm tra là đúng). Bước này cũng nên có, vì chi phí cho nó thì rất ít nhưng lợi ích mang lại rất cao với điều kiện đơn vị thẩm tra này chuẩn.
- Có hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công (bao gồm các bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện, điện nhẹ, hệ thống cấp thoát nước, tổng dự toán và cuốn SPEC). Bác chủ nhà sang tập 2 chọn nhà thầu thi công (ở đây em không bàn tới hồ sơ XPXD).
Trên đây, theo em là các bước mà một chủ nhà không có một mối quan hệ thân quen nào về lĩnh vực xây dựng cần để xây căn nhà mơ ước. Có thể các bước này rất lý thuyết, tuy nhiên nếu áp dụng theo nó, có lẽ bác chủ nhà sẽ dần tìm tới được cty tu vấn thiết kế tốt.
 
Em chứng kiến cái này không ít nè. Nói cho các chủ nhà đang muốn tìm hiểu năng lực Kiến trúc sư qua khách hàng cũ.
Em có anh bạn ku này học chung, nó thì chuyên thiết kế, và chỉ làm thiết kế không thôi, nó khá giàu và bẻm mép.
Khách hàng của nó khá nhiều, hỏi ại sao nó có nhiều thế thật ra một câu rất dễ, nó chỉ tới các chủ nhà cũ của nó đã làm.
Hỏi nó tại sao nhà mày thiết kế cho chủ nhà muốn ói quá vậy. Nó cười bảo: Họ thích kiểu nào tao vẽ kiểu đó, chủ nhà luôn muốn tự thể hiện trình độ, nên tao cứ thế mà bơm vá thôi. Bởi vậy mấy tay chủ mới tưởng bở thật tìm chủ cũ hỏi luôn luôn khen bởi Tao làm họ Vừa ý. Cái chết của chủ nhà nằm ở chỗ thuê một thằng Kiến Trúc Sư vẽ đúng ý mình, mà đang lẽ phải thuê thằng họa viên mới đúng
Bởi vậy rất nhiều sự ngộ nhận đối với lĩnh vực kiến trúc, mà góc nhìn đối với một Kiến trúc sư nó nhiều trạng thái lắm. Nhớ tiết học đầu tiên khi em bước chân vào trường là học môn Kiến Trúc Cơ Sở, bà cô H.. viết lên bảng 4 chữ Kiến Trúc là gì? bà mẹ đám sinh viên ngày đầu đi học tranh nhau trả lời hết 2 tiết - kết quả là có rất nhiều định nghĩa. ....
Cho tới lúc bảo vệ đồ án cũng cái bà cô H... này hỏi em 4 chữ Kiến trúc là gì? mịa - em trả lời là cho tới lúc này em cũng chưa định nghĩa được bởi em mới bắt đầu làm ra làm nghề, em hẹn sẽ trả lời sau. Potay chưa
Do đó với chừng đó năm đi làm em cũng chưa định nghĩa nổi. Nói không định nghĩa nổi thì xem ra quá kém so với ngày đầu tiên đi học sao. Thật ra những gì em thấy được là đối với Kiến Trúc nó mang tính trừu tượng nhiều lắm, những người không trong cuộc không thể nào hiểu hết được, thậm chí chỉ là một ngách nhỏ của Kiến trúc thôi ví dụ là Mảng tư vấn Thiết kế do Kiến trúc sư chủ trì.
Nói thế thì ngành nào nó cũng rộng và dàn trải phải không? Đúng, nhưng Kiến trúc thì nó quá Rộng. Các bác có hiểu tại sao từ Kiến Trúc - Kiến trúc sư lại thường gắn cho những đối tượng, công việc mà nó chả liên quan tới Xây Dựng không?
ví dụ:
Kiến trúc Máy tính, Kiến trúc thượng tầng Chính trị.
hay những danh hiệu Kiến trúc sư của cuộc chiến tranh, Kinh tế,.....
Các ngành nghề khác có lẽ không được vinh dự như thế đâu.
Do đó em đã thấy rất nhiều người đã đánh đồng Kiến trúc sư chỉ là người vẽ thiết kế, mà cái này đúng ra là do Họa viên họ thể hiện, Kiến trúc sư không làm những việc đó. Công việc của Kiến trúc sư quan trọng hơn, cái này có lẽ chỉ anh em trong nghề là hiểu rõ hơn ai hết.
Tuy nhiên trách nhiệm hiện nay của Kiến Trúc Sư đối với các công việc mà anh em đang làm là làm sao Quản lý Kỹ thuật TỐT, đúng thời hạn.
Còn cái Tâm thì KTS ai cũng có hết thôi các bác chớ phải lo, có điều mấy cha KTS thường mắc bệnh Chảnh, thôi kệ ông nào càng chảnh càng tốt giống mấy con gơ con nào càng đẹp càng chảnh mà, con nào xấu quắc thì ma nó thèm….
Bởi thế các bác cứ chiều tụi nó đi, “nịnh” nó 1 chút “bơm” nó lên nó rút ruột rút gan ra làm nhà cho các bác. Xong công trình, nhà các bác các bác ở nó có tới thì mời nó nó nhậu, nhậu xong đuổi nó về, nó về mà nó cười phe phé vì Sướng, sướng thật đấy
 
1. Quan trọng nhất là phần thiết kế:

Nên tìm kiếm 1 người thiết kế đủ năng lực để hiểu chủ nhà muốn gì, cho chủ nhà nhiều option và phân tích lợi hại từng mặt của các option để chủ nhà có cơ sở chọn lựa (về công năng, thẩm mỹ, các yếu tố về kỹ thuật, kinh tế), giúp chủ nhà gỡ rối, cân đối khi có nhiều nhu cầu đặt ra bị trái ngược nhau...
khi nào cái sườn đã ổn thì mới tiếp đến các việc khác.
nội thất, cũng có thể kts đó làm luôn, hoặc mời thêm đơn vị khác cộng tác, trên cở sở là thiết kế nội thất đi theo hướng mà ban đầu thiết kế tổng thể đã đặt ra.
tương tự với sân vườn...
giống như là chơi ban nhạc vậy, luôn phải có nhạc trưởng.

2. đến khi thi công cũng vậy, luôn phải có 1 nhà thầu chính, là người mà chủ nhà có thể tin tưởng và làm việc trực tiếp, người đó phải nắm vững thiết kế của chủ nhà và có trách nhiệm phân bổ tiếp xuống các nhà thầu phụ về nội thất, sân vườn... miễn làm sau làm đúng với thiết kế.

3. điều phối công việc: ngồi lại 3 bên, thì chủ nhà là Chủ đầu tư - to nhất
bên phải chủ nhà là đơn vị thiết kế - to nhì. bên trái là nhà thầu chính hoặc quản lý dự án - to thứ ba.

bất kì việc gì liên quan đến thiết kế, hoặc ra thi công chủ nhà thấy chưa ổn cần chỉnh... thì chủ nhà tham vấn lại ý kiến của ông thiết kế - vì ổng có chuyên môn.
ông thi công làm có vướng thì tham vấn ông thiết kế, hoặc muốn làm cho dể hơn cần thay đổi biện pháp thi công thì cũng đưa vấn đề ra cho ông thiết kế phản biện, xem có ảnh hưởng gì đến tổng thể hay không ... bác chủ nhà chủ trì và là người quyết sau cùng.

các ông thầu phụ do bác chủ nhà kêu vào hay ông thầu chính kêu, thì đều phân quyền ở mức thứ tư, khi có việc cần quyết:
- chọn mẩu vật liệu, màu sơn kiểu dáng... liên quan đến thiết kế thì họp 3 bên thầu phụ-thiết kế-chủ nhà. thầu phụ cung cấp mẩu, thiết kế kiểm lại có đúng với thiết kế hay không, có hài hòa với những vật liệu đã chọn hay không và có ý kiến tư vấn nên chọn cái gì theo mắt thẩm mỹ... để có cơ sở chủ nhà quyết, vừa đúng theo sở thích cá nhân nhưng vẫn an tâm không sợ bị phô, vênh...
(cuối buổi họp nên tổ chức lưu mẫu có chử ký 3 bên, chủ nhà giữ)
- thời gian thi công, hổ trợ kỹ thuật, cấp nguồn điện nước hay chừa ô chờ theo kích thước sản phẩm... thì họp 3 bên thầu chính - thầu phụ - chủ nhà. Thầu chính toàn quyền sắp xếp để đảm bảo tiến độ chung, tránh dẩm đạp lên nhau, yêu cầu thời gian vào - thời gian hoàn thành của từng thầu phụ. biện pháp thi công hay cần hổ trợ gì thì thầu phụ đều phải đưa ra trao đổi để thầu chính sắp xếp, tránh việc họp riêng sau này có sự cố thì đổ thừa vòng quanh không có người để khắc phục.
(tương tự nên ghi lại nội dung cuộc họp vào nhật ký công trình, sau này trể tiến độ hoặc làm sai khớp không ráp được thì có chổ để qui trách nhiệm).

4.về chọn thầu - tài chính dự án -nghiệm thu quyết toán:
đương nhiên chủ nhà sẽ là người quyết về số tiền, tuy nhiên chủ nhà cũng có cơ sở để chọn lựa:
4.1 đầu tiên là chọn nhà thầu chính, trên cơ sở giá tốt và chất lượng tốt
giá tốt thì chủ nhà căn cứ theo dự toán thiết kế của ông thiết kế và giá thị trường, đại để thì giá thành xây nhà của chủ nhà loanh quanh trong khoảng đấy.
chất lượng tốt thì chủ nhà đi xem người ta đang làm, và trước đây...
4.2 thầu phụ: thường thầu chính sẽ đi kèm 1 hệ thống surplier của họ, trừ trường hợp thầu phụ đó quá tệ hoặc làm không đúng gu chủ nhà, hoặc chủ nhà có nguồn cung cấp khác thật sự tốt hơn (về giá + chất lượng) ... còn không thì chủ nhà nên giao hẳn cho thầu chính, sẽ đảm bảo được khoảng lời của nhà thầu cũng như thuận tiện cho việc điều động sắp xếp, chủ nhà thì cũng gọn khi qui về 1 đầu mối bảo hành -trách nhiệm.
4.3 nghiệm thu - quyết toán:
với những công việc cần chuyên môn - phần thô: nghiệm thu sắt sàn trước khi cho đổ BT, nghiệm thu BT sàn để làm cơ sở thanh toán, nghiệm thu ống điện nước... chủ nhà nên thuê thêm Giám sát bên ngoài, hoặc thuê ngay anh thiết kế.
với những công việc hoàn thiện, cần nghiệm thu về chất lượng: đúng với mẩu, đúng với thiết kế... chủ nhà nên nhờ thiết kế. cần nghiệm thu về số lượng: m2 giấy dán tường... thì chủ nhà nên tự đi đo chung với thầu chính và thầu phụ, hoặc nếu không có phát sinh thì chỉ cần nghiệm thu chất lượng là được.

5.trọn gói từ thiết kế - thi công, tại sao không?
trên đâu là mô hình chuẩn, chuyên nghiệp.
nhưng thực tế những người làm thiết kế, theo kiểu thương hiệu hoành tráng như Nhà Buồn, thì không rảnh cũng như tâm huyết để theo công trình mình vẽ bao giờ, vì có tâm huyết đâu mà theo...
những KTS làm tâm huyết, thì cũng chưa chắc đủ thời gian để chăm chút, chưa kể gặp ngay ông nhà thầu không hợp tác thì cũng chán nản bỏ về, kiếm mối khác vẽ lấy tiền, lâu lâu ghé công trình đại khái xem coi mặt mủi đứa con mình người ta nặn ra sao.
bác thầu chuyên nghiệp, cũng không nhiều người có tâm huyết, hoặc nếu có thì cũng không thể dành nhiều thời gian cho 1 công trình được khi bác còn phải làm nhiều công trình, trừ trường hợp bác thầu trọn gói. (chưa kể nếu bác thầu chính không làm thiết kế, những lúc chờ đợi điều chỉnh thiết kế sẽ rất nản, lỗ nhân công... nên xu thế bác thầu chỉ muốn làm gọn, nhanh, quyết đại cho có việc công nhân làm chứ không thể chờ đợi được)
vậy nên có con đường thứ ba, đó là các KTS thiết kế bước ra làm thi công.
ra làm thi công, lợi nhuận từ thi công =10% công trình so với thiết kế <3% công trình là đủ sống, không cần vẽ nhiều, làm ít vừa đủ với sức mình, có nhiều thời gian chăm chút trọn vẹn cho công trình đó, biết đâu rảnh rỗi lại có lúc xuất thần làm ra công trình để đời

còn cái được của chủ nhà là cái nhà, đúng ý bác, đẹp, với chi phí hợp lý... và điều quan trọng nhất là chủ nhà luôn có người đồng hành trong suốt quá trình xây nhà.
cái chủ nhà cần là 1 người hiểu ý chủ nhà, và 1 ông giám sát đứng ngoài cho khách quan.
 
Nếu không có kiến thức về xây dựng thì luôn luôn đúng kiếm một người thay mặt mình và truyền cho họ những cái mình cần và mình có để họ làm hộ và trả lương xứng đáng cho họ. Họ là người tiếp xúc với các nhà thầu.
Điều kiện chọn người là: tin tưởng, có kinh nghiệm, hoạt ngôn ... Và phải có thời gian riêng cho ct của mình.
Làm được việc này thì các bác sẽ có một ngôi nhà ưng ý và giá thành hợp lý.
 
Năm 2021 Tư vấn xây nhà với mái gì là đẹp, rẻ, hiện đại và thực sự sang trọng nhất, nào hãy cùng chúng tham khảo và đưa ra sự lựa chọn đầy thú vị này nhé.
Ktshanoi tư vấn thiết kế nhà phố đẹp với mái thái được thiết kế phù hợp với khí hậu nước ta, khả năng giảm nhiệt, chống nóng giúp ngôi nhà luôn thông thoáng hơn, với mái dốc giúp mùa mưa thoát nước nhanh, không bị ngấm nước vào trần hay phả vào nhà, với mái ngói đỏ giúp ngôi nhà luôn đẹp hơn và được nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên khi dùng mái thái nhiều gia chủ lại gặp một số khó khăn như sau:
Để sở hữu ngôi nhà mái thái này bạn phải chi ra một khoản tiền lớn cho thời gian xây dựng, bản thiết kế, nhân công, vì những mẫu nhà này đòi hỏi kĩ thuật cao mới làm được.
Nhà mái thái khi trời mưa bão có thể bị gió lốc làm vỡ mái ngói, hoặc theo thời gian những mái ngói hư hỏng, mục gãy bạn phải chi cho việc cải tạo sữa chữa...
Thiết kế nhà mái bằng đẹp có gì khác nhà mái thái nào. nhà mái bằng là một xu hướng lựa chọn đầy thú vị cho các mẫu nhà thiết kế nhà ống đẹp hay nhà lô , và là mốt chưa bao giờ lỗi thời, với sân thượng bạn có thể trồng trọt những loại cây xanh vừa làm giảm nhiệt lại có được một không gian xanh mát cho những mẫu nhà phố hiện nay, ngoài ra cũng là một không gian thư giãn với những tách trà hay những view tạo ra rất hay, mặt khác có thể dùng để phơi đồ khi đất thành phố khá chật hẹp và thiếu không gian này, một số lợi ích khác được làm một bữa tiệp nhỏ cho các thành viên trong nhà, Chi phí thiết kế thi công rất nhanh gọn, dễ làm, giá rẻ không phức tạp và cầu kì...Nhà mái bằng sở hữu kiến trúc gọn gàng, không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ ngách và những gia đình có diện tích đất nhỏ hẹp. Mặc dù vậy, nhiều ngôi biệt thự đơn giản được xây dựng kiểu này cũng khá chiếm được thiện cảm từ gia chủ. Ưu điểm lớn nhất của nhà mái bằng là sự bền bỉ và khả năng chống chịu trước các tác động từ tự nhiên như mưa bão vì có độ dốc tương đối thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 5 – 8%. Không những thế, khi xây nhà mái bằng bạn có thể tận dụng yếu tố đơn giản sẵn có và phát huy sự tối ưu về mặt không gian sinh hoạt cho gia chủ như tận dụng tầng áp mái để tăng thêm không gian lưu trữ cho ngôi nhà của bạn.
Ktshanoi tự hào có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc
Xem thêm: Lưu ý khi xin giấy cấp phép xây dựng - Những sai lầm khi gia chủ tự xây nhànha-mai-thai-1.jpg